Lũ, đó là khái niệm có thể nói rằng rất xa lạ với
người Sài Gòn, thế nhưng thời gian gần đây, người Sài Gòn bắt đầu tập sống
chung với lũ, khác với việc sống chung với nước ngập như trước đây. Sở dĩ nói
rằng người Sài Gòn đang tập sống chung với lũ bởi vì tình trạng ngập nước hiện
nay ở thành phố Sài Gòn không còn là tình trạng ngập úng như trước đây mà tốc
độ dâng nước của các con sông Sài Gòn tràn vào thành phố còn nhanh hơn cả lũ
lụt miền Trung.
Cứu trợ Sài
Gòn!?
Một cư dân Sài Gòn tên Miên, ở quận Tư, Sài Gòn, chia
sẻ: “Đặc trưng của Sài Gòn là thành phố kênh rạch, xây dựng theo thủy văn
tự nhiên. Nhưng giờ mình lấp kênh, rạch bừa bãi rồi nên dễ ngập úng, rất khó để
cải tạo. Họ sang lấp để mở rộng diện tích theo sự phát triển của đô thị nhưng
không phát triển kèm cơ sở hạ tầng đúng. Cái tên Sài Gòn – Hòn ngọc viễn đông
giờ nghe cũ rồi, hài hướt rồi. Cũng nằm trong lý do dốt nát về địa chất, tham
nhũng thôi. Thì những địa phương đồng bằng đông dân cư thì tình trạng ngập càng
ngày nặng. Nhiều khi ngập cả phường, cả con đường, rất nhiều hệ lụy. Thứ nhất
là vệ sinh phòng bệnh cực kỳ nguy hiểm, lưu thông dẫn đến tai nạn giao thông,
thứ ba nữa là tài sản gia đình, như bàn ghế tủ hư hết. Liều mà sống chứ quá
khổ, quá khổ. Thành phố mà lội giữa sình, đúng là bi kịch.”
Theo ông Miên, nếu như những năm trước 1975, người Sài
Gòn đôi khi còn lãng mạn nghĩ rằng bằng cách này hay cách khác để về thăm quê
miền Trung trong dịp lũ lụt, để được ăn bánh xèo đầu mùa, được bơi ghe đi bắt
dế, bắt cá… Thì hiện tại, những chuyện đó không cần phải đi đâu xa, ngay tại
Sài Gòn vẫn có thể lội bì bõm nước lụt và cũng có bánh xèo, có cá, chuột, đặc
biệt bắt chuột cống ở Sài Gòn thì con nào con nấy nặng cả ký. Nhìn chung, đời
sống ở thành phố Sài Gòn mùa mưa bây giờ tiến xa về mức độ chịu đựng ngập lụt
so với những vùng miền khác.
Để khẳng định cái điều mà ông Miên cho là mức độ chịu
đựng tiến xa ấy, ông Miên làm một phép so sánh, ví dụ như người miền Trung còn
có đám ruộng, khu vườn, nếu lụt lội, ít nhất cũng có chỗ để lội ra lội vào cho
đỡ cúm chân, ở Sài Gòn thì không có, mọi thứ đồ đạt phải chồng chất ngổn ngang
để chạy nước, bước ra đường thì cơ man các loại xe chết máy, không khí ngột
ngạt, không gian chật chội đã khiến Sài Gòn trở thành một chỗ tệ hại nhất mỗi
khi ngập lụt.
Hơn nữa, Sài Gòn là một thành phố chứ không phải thôn
quê, nên mọi thứ lương thực muốn có đều phải đi mua, muốn mua thì phải có tiền.
Những công chức nhà nước, quan chức giàu có thì chuyện mua dự trữ lương thực để
sinh hoạt quá đơn giản. Nhưng đó chỉ là con số nhỏ những kẻ có quyền thế, tiền
bạc, đa phần người Sài Gòn đều là những người tứ xứ đến ngụ cư để tìm tương
lai, công việc kiếm cơm hằng ngày là buôn bán nhỏ lẻ.
Chính vì đặc trưng công việc làm ngày nào lo bữa đó
nên khi có ngập lụt, không buôn bán được, những người nghèo Sài Gòn có nguy cơ
đói rất sớm. Và, nếu như miền Trung ngập lụt trong hai tuần, cần cứu trợ thì
Sài Gòn, chỉ cần ngập lụt trong hai ngày đã có rất nhiều gia đình nghèo cần
được cứu trợ, rất tiếc là ít ai nghĩ đến việc cứu trợ ở một thành phố lớn như
Sài Gòn và cũng ít ai dám tin rằng thành phố Sài Gòn – Hòn Ngọc Viễn Đông một
thời lại có người đói. Nhưng đó là sự thật, Sài Gòn sẽ đói xanh xương với những
lao động nghèo, với giới bình dân nếu như Sài Gòn ngập lụt liên tiếp nhiều ngày
liền.
Và có một chuyện nữa mà có không nghĩ đến cũng sẽ
không được là khả năng ngập lụt Sài Gòn sẽ còn kéo dài chưa có hồi kết. Hàng
loạt các công trình giao thông được xây dựng, trong đó có cầu vượt chỉ giúp cho
lượng lưu thông bớt ngột ngạt, giảm bớt kẹt xe nhưng sẽ không làm giảm được
tình trạng ngập lụt ở thành phố vì một phần do các công trình cao tầng mọc ra
quá nhiều ở Sài Gòn đã khiến cho địa tầng khu vực này bị tổn thương và phần
khác là hệ thống cống thoát nước của Sài Gòn chẳng bao giờ đuổi kịp mức độ xả
ra của cư dân chứ đừng nói gì đến chuyện thoát được mưa ngập.
Một mặt nước sống dâng cao, mặt khác hệ thống thoát
nước vấn vấn đề, hai yếu tố này sẽ giúp người Sài Gòn khỏi cần tưởng tượng cảnh
bắt cá giữa đường hay bơi ghe sang thăm hang xóm mà điều đó nhanh chóng trở
thành hiện thực và lãng mạng vừa đủ để gọi đó là hiện thực xã hội chủ nghĩa!
Nói đến đây, ông Miên lắc đầu, cười buồn.
‘Công cuộc’
lội nước kiếm cơm giữa Sài Gòn
Ông Huỳnh, một cư dân Sài Gòn khác đang ngụ cư tại
quận Bình Thạnh, Sài Gòn, chia sẻ: “Mưa lớn thì nó ngập, thỉnh thoảng
triều cường lên nó cũng ngập, như bên quận 10, quận 6 ngập cao quá thì khó đi
lại, xe thì chết máy.”
Theo ông Huỳnh nhận thấy, những người bán hàng rong
giống như ông kiếm sống bằng những công việc lạo động phổ thông hoặc làm công
nhân ở các khu công nghiệp tại Sài Gòn chiếm số đông trong thành phố Sài Gòn.
Và đây cũng là những người thường xuyên có mặt ở khắp các nẻo đường Sài Gòn,
chén cơm manh áo của họ hoàn toàn phụ thuộc vào bước chân họ đi qua những nẻo
đường thành phố. Chính vì vậy, khi thành phố ngập lụt cũng đồng nghĩa với việc
họ phải treo giò chịu trận. Nếu thành phố ngập lụt lâu ngày, chuyện đói đối với
họ là rất thường tình.
Ông Huỳnh buồn bã nói thêm rằng sống ở Sài Gòn thời
bây giờ là một hệ lụy của sự phóng lao phải theo lao. Như chính gia đình ông,
từng nghĩ rằng Sài Gòn là miền đất hứa, sẽ giúp đổi đời, ông đã bán toàn bộ tài
sản, nhà cửa ở quê Quảng Ngãi để vào mua một mảnh đất nhỏ vùng ven Bình Thạnh
để làm nhà, sinh sống. Cuộc sống bôn tẩu xứ Sài Gòn luôn làm gia đình ông lao
đao vì việc kiếm cơm quá khắc nghiệt và lây lất.
Đã thế, mang tiếng là người sống giữa thành phố lớn
nên mỗi khi quê nhà, dòng tộc có chuyện gì, ông cũng phải chắt mót gửi tiền về
để ủng hộ, xây dựng. Đời sống vốn đã khó lại thêm khó nhưng ông chẳng biết chia
sẻ cùng ai. Mùa mưa năm nay, tuy chưa vào lúc đỉnh điểm nhưng nhà cùa ông Huỳnh
đã bị ngập lụt gần ba tuần nay. Và không biết đến bao giờ sẽ hết ngập lụt, nguy
cơ đói đang cần kề gia đình ông.
Còn
rất nhiều gia đình lao động nghèo ở các quân vùng ven cũng như các xóm nước đen
ở quận Tư, quận Hai, quận Gò Vấp, quận Bình Thạnh và một số quận khác ở Sài Gòn
luôn phải đối diện với ngập lụt, đói khổ.
Nhưng rất tiếc, họ đang sống giữa Sài Gòn, thành phố
mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông một thời, nên có đói rát ruột chăng nữa thì cũng
là người thành phố!
Bao năm , trời Sài Gòn vẫn vậy.
Trả lờiXóaHồ Chí Minh ngập cả, những ao sình.
Hic hic !
lũ mà xa lạ với sài gòn sao, đến hà nội cũng phải ngập lũ mùa mưa nữa là sài gòn vốn là đất ngập lũ mà không quen cái gì, chẳng qua là thời nay sài gòn được quy hoạch rộng rãi, cấp thoát nước đầy đủ hơn xưa, kênh rạnh cũng rộng rãi hơn xưa thì khả năng khó ngập úng hơn, ít hơn chứ không phải là không có, phải khắc phục dần chứ đùng 1 cái làm sao mà hết triệt để được nếu mưa lớn
Trả lờiXóalinh cau não ngắn mồm dài......học hành thế nào mà mở mồm nói nhảm vậy ?
Xóacon linh cau nay noi linh tinh qua...SG nho co DCS VN nen moi co nuoc nhieu de ngap nhu bay gio do.
XóaỪ... Linh cẩu mà cũng nói năng như đại bẩu Cuốc Hậu? Quái lạ hè?!
XóaSài Gòn và cả VN hiện đang nằm trong vùng trũng nhất của của khu vực và của nhân loại về kinh tế, chính trị, văn hóa y tế, giáo dục và quyền con người.
Trả lờiXóaHàng triệu nô lệ người Việt với danh nghĩa XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG đang vật lộn mưu sinh nơi xứ người
Lao động VN giá rẻ, Gái VN giá rẻ, tính mạng người VN cũng rẻ.
Đảng ơi? Tổ quốc ơi?
Gọi Tổ quốc thì nên. Gọi "Đảng" làm chi cho mất thì giờ! "Đảng" có thể xác, hồn phách cụ thể gì đâu?!
XóaGoi " Dang oi" voi y de duoc cuu-giup la cau noi vo-duyen nhat!
XóaCòn thiếu 1 từ nữa mới đủ nhá hehe,... bác ơi
Xóadân lừa quá thông minh cần cù giỏi giang
Trả lờiXóasống chung thoải mái và hạnh phúc với lũ, với cướp, với ô nhiễm
Tôi nhớ lại bài đồng dao : Nghe vẽ nghe ve, nghe vè nói ngước : Xe đua dưới nước, tàu chạy trên bờ....... Chuyện trái ngược nay lại có thật 100% .
Trả lờiXóaNhờ công ơn của Đờ!
Xóa"Người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt "
Trả lờiXóaThành phố Sài Gòn đã được quốc hội nước CHXHCN VN đổi tên từ lâu rồi . Nhưng tôi không hiểu tại sao những cái xấu như cướp giật tràn nam , lũ lụt thì cứ lôi Sài Gòn ra mà nói . Còn thành tích, đẹp đẽ thì cứ gọi là TP "mang tên bác" hay "Hồ Chí Minh" . tại sao , tại sao vậy ???
Tai nho co DCS VN, nen chi co o SG moi co te nan xh thoi, Tp.HCM thi khong co zay.
XóaNgười Sài Gòn có sống chung với lũ lụt đâu? Chỉ có người của thành phố mang tên Bác mới phải sống chung với lũ lụt. Cái thằng giám đốc Công ty Thoát nước "Thành Phố Hồ Chí Minh, ngời ngời rực sáng tương lai!" lương tháng 400 triệu nó đang làm cái chó gì thế nhỉ? Hại dân, hại nước? Lý tưởng của chúng nó đấy à?!
Trả lờiXóaTin vui, rất nạc quan! Hãng Giàmahà Nhựt Bổn đang gấp rút thiết kế và sản xuất loại xe máy dành riêng cho các đô thị ở VNCS: có phao hai bên và một gậy chống, 2 mái chèo. Nếu đặt thêm yêu cầu, sẽ có cả buồm để vượt qua những đoạn đường bị ngập lụt.
Trả lờiXóaCuộc kháng chiến chống ngập lụt của chúng ta nhất định thắng lợi vẻ vang!
(Trọng "Bình", bí danh cũ là "Lú")
Nhìn những tấm ảnh mới thấy nhân dân ta anh hùng biết chừng nào. Ở những nước TB giãy chết, dân không chịu lội nước như thế này, họ quay lại lật đổ thằng nhà nước.
Trả lờiXóa