Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

NHÀ MỚI-NHƯNG QUỐC HỘI CÓ MỚI ?

Thật thú vị khi tòa nhà Quốc hội nằm trên con đường Độc Lập, cửa chính vào từ đường Độc Lập. Xuất phát từ vị thế đại diện cho lợi ích quốc gia, biểu tượng của chủ quyền nhân dân, không gian nghị trường là nơi rất cần đến tính độc lập trong hoạt động của Quốc hội, ĐBQH.
Tòa nhà quốc hội mới dù có đẹp đến đâu, nhưng người làm việc trong đó mới làm nên cái hồn của nó. Cái hồn của không gian nghị trường.
Trước hết, không gian nghị trường là nơi hội tụ ý chí quốc gia, dân tộc, chủ quyền nhân dân. Tòa nhà thì mới nhưng chủ quyền đó tiếp nối từ bao đời nay, trải hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước còn đọng lại ở đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, trên quảng trường Ba Đình hay trong những tầng gạch rêu phong của Hoàng thành Thăng Long.
Ở đâu đó trong không gian xưa thẳm nay dường như vẫn còn “rì rầm tiếng đất” của hàng trăm năm vọng đến Hội nghị quốc dân hôm nay. Nhìn ra các nước, không phải ngẫu nhiên, câu chạm khắc ở cửa chính tòa nhà nghị viện Ấn Độ nhắc nhở về chủ quyền quốc gia mà nghị viện là biểu tượng của nó: “Hãy mở cửa ra cho nhân dân và cho chúng ta thấy chủ quyền ở đó”.
Cũng không phải ngẫu nhiên, công trình nhà Quốc hội CHLB Đức lấy ý tưởng nhân dân quan trọng hơn Quốc hội.
Cũng như vậy, ở Việt Nam, làm sao cho mọi hoạt động ở Quốc hội thực sự “là tiêu biểu cho ý chí thống nhất của dân tộc ta, một ý chí sắt đá không gì lay chuyển nổi” (Hồ Chí Minh).
Nếu môi trường thông tin xung quanh tòa nhà Quốc hội càng phong phú, nếu xã hội càng có tiếng nói mạnh mẽ, nếu đại biểu cảm nhận được độ rung của cuộc sống càng nhiều thì những tâm tư, nguyện vọng, ý chí của nhân dân càng có cơ hội nhiều hơn để nhập vào không gian này,  vào những quyết sách được ra đời từ trong lòng không gian đó.
Không gian nghị trường phải là một không gian dân chủ. Dân chủ như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giải thích một cách giản dị, nghĩa là để cho “dân được mở miệng ra”. Các dự luật, các quyết sách đưa ra bàn và quyết ở Quốc hội cần có tiếng nói của người dân thông qua những kênh góp ý trực tiếp hoặc thông qua tiếng nói của ĐBQH.
Chính vì vậy, không gian dân chủ ở Quốc hội đồng nghĩa với đảm bảo quyền được thể hiện chính kiến của cá nhân ĐBQH đối với các quyết định của Quốc hội về đầu tư công, DN, bảo hiểm xã hội, nhà ở, kinh doanh BĐS, chính quyền địa phương… Đó phải là không gian tạo điều kiện cho ĐBQH- những người được ủy quyền đưa tiếng dân vang khỏe, vang xa. Nhân dân thông qua ĐBQH có thể tác động lên những chính sách, pháp luật ảnh hưởng đến đời sống.
Thời gian gần đây Quốc hội đã có những biểu hiện của một diễn đàn như thế. Cử tri vẫn mong muốn tiếng nói của mình vang to, vang xa hơn từ hội trường toàn thể, từ những phòng họp của các Ủy ban cho đến các cuộc tiếp xúc cử tri, hay trên các trang báo, màn hình, sóng phát thành.
Một tính chất nổi bật của nghị trường là tranh luận. Nghị trường là không gian của một diễn đàn mở toàn quốc gia, nơi mà những khác biệt trong xã hội phải được thể hiện và bàn luận, chính sách công phải được tranh luận từ những góc nhìn khác nhau. Tính chất tranh luận này xuất phát từ các tính chất như đại diện, dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị, quyết định theo đa số. Không gian dân chủ ở Quốc hội cần thấm nhuần tinh thần tự do tranh luận, dù đó là hội trường họp toàn thể với 500 đại biểu, hay là phòng họp Ủy ban với vài chục người, hay một cuộc họp của tiểu ban nào đó.
Không gian như vậy cho phép mỗi bên thể hiện những luận chứng thuyết phục nhất và bảo vệ quan điểm của mình. Quyết định theo đa số, nhưng cần tạo điều kiện, cơ hội cho ý kiến thiểu số được bày tỏ. Khi đã được thảo luận thấu đáo bởi tất cả các bên, quyết định cuối cùng sẽ được lòng đa số.
Thật thú vị khi tòa nhà Quốc hội nằm trên con đường Độc Lập, cửa chính vào từ đường Độc Lập. Xuất phát từ vị thế đại diện cho lợi ích quốc gia, biểu tượng của chủ quyền nhân dân, không gian nghị trường là nơi rất cần đến tính độc lập trong hoạt động của Quốc hội, ĐBQH.
Trước hết, đó là vị thế độc lập của toàn thể Quốc hội trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác. Cần một không gian độc lập để Quốc hội thực thi đúng quyền “gật” và “lắc” trước những vấn đề của quốc gia, nhân dân, từ đường Hồ Chí Minh, thủy điện Sơn La, bô xít Tây Nguyên, mở rộng Hà Nội, đường sắt Bắc – Nam, cho đến những dự luật.
Đó cũng là vị thế độc lập của cá nhân ĐBQH, không chịu áp lực nào, trừ áp lực phải hài hòa giữa lợi ích của cử tri đã bầu ra mình và lợi ích tổng thể quốc gia.
Từ những hàng ghế còn thơm mùi gỗ này, lúc đứng lên nói vào micro còn mới, hay đưa tay bấm chiếc nút điện tử cũng còn mới, cho đến mãi về sau, khi chúng sẽ sờn mòn theo thời gian, mỗi ĐBQH hãy là một tiếng nói độc lập, chủ của một lá phiếu biểu quyết, chủ của việc ấn nút.
Bình đẳng, mỗi đại biểu một phiếu biểu quyết - đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của Quốc hội. Quốc hội là tổ chức do các thành viên bình đẳng hợp thành. Bình đẳng đi liền với dân chủ. Bình đẳng tạo ra sự độc lập trong ứng xử. Bình đẳng cũng tạo tiền đề cho những tranh luận thật sự.
Cuối cùng, tòa nhà Quốc hội cần được tắm mình trong một không gian mở, công khai, minh bạch. Không gian vật lý thoáng mở của tòa nhà không có ý nghĩa nếu thiếu sự công khai, minh bạch của nghị trường. Bởi lẽ Quốc hội nhận sự ủy quyền từ nhân dân để quyết định những vấn đề hết sức hệ trọng với nhân dân, đất nước. Do đó, nhân dân phải được chứng kiến, được biết Quốc hội quyết như thế nào, ai tham gia, theo quy trình, thủ tục nào, những vấn đề đang vướng mắc; hoặc lý do đưa tới việc tại sao lại quyết theo cách này mà không phải theo cách khác…
Người dân có quyền biết các đại biểu Quốc hội giám sát Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác, bảo vệ quyền lợi của cử tri và của quốc gia như thế nào. Diễn đàn công khai và chất lượng tranh luận tại diễn đàn càng làm minh bạch hoá chính sách quốc gia.
Không gian mở của Quốc hội có được phần nhiều nhờ báo chí đưa tin về kỳ họp, các phiên họp, truyền hình, phát thanh trực tiếp, biên bản các phiên họp đăng trên trang web của Quốc hội… Bên cạnh đó, đây phải là nơi gần gũi, dễ đến, dễ vào đối với nhân dân.
Ở nhiều nước, người dân muốn vào xem tòa nhà nghị viện thì chỉ cần đăng ký, thậm chí có nơi như Quốc hội Đức, đăng ký đầu nhiệm kỳ thì cả 4 năm sau đó, người dân đến xem lúc nào cũng được. Có nơi qua máy soi chiếu ở cổng vào, nhưng có nơi chỉ hội trường chính mới cần thủ tục này. Nhịp đời có thể cảm nhận thấy qua những đoàn tham quan của người dân, HS, SV, du khách ra vào liên tục, nhưng không ồn ào, trân trọng ngắm nhìn, lắng nghe lời thuyết minh.
Nhà Quốc hội cần hoà mình với không gian xung quanh và không gian của đất nước, không gian của cả chiều dài lịch sử. Trên những con phố xung quanh, những dòng xe đang ngược xuôi; trong Hoàng thành Thăng Long, các du khách đang thăm quan các tầng lịch sử; trên bãi cỏ quảng trường Ba Đình, từng gia đình đang dạo chơi, hay trên đường Bắc Sơn, dưới hàng hoa ban tím, từng đôi nam nữ đang mải mê trò chuyện, thủ thỉ, bỏ quên mọi chuyện đại sự.
Nhưng trong toà nhà cách đấy chỉ vài chục bước chân, những chuyện quốc kế dân sinh vẫn cần được bàn luận, ra quyết sách bởi các vị ĐBQH đại diện cho họ. “Hãy mở cửa ra cho nhân dân và cho chúng ta thấy chủ quyền ở đó”.
Mỗi khi bước vào và ra khỏi toà nhà, vẫn còn đọng lại trong chúng ta cái hồn ấy của không gian nghị trường, nơi dòng chảy của lịch sử và hơi thở của cuộc đời hiện tại quyện vào nhau.
Nguyễn Đức Lam/VnN
                 (Đầu đề của BVB)
----------------

44 nhận xét:

  1. Thực tình, nhìn bên ngoài giống cái cũi chó, chuồng gà, lồng chuột...! Thằng thiết kế nào chơi đểu thế?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ừ...giống cái cũi c.hó
      nghiêm túc đấy, k phải nói đỉu đâu

      Xóa
    2. Chẳng hiểu sao mà hình thức kiến trúc tòa nhà không gây được một ấn tượng thân thiện nào khi nhìn ngắm nó. QH là đại biểu của dân, do dân tin cậy mà bầu ra, thế mà tòa nhà có hình thức như những hàng rào gỗ cách điệu, phân vị tầng trên để những lỗ hõm (trồng cây xanh với mục đích gia tăng sinh thái cho ngôi nhà) nhưng lại làm cho tổng thể giống một đoạn tường thành cổ. Hình phối cảnh chim bay trông đỡ hơn, song lại chẳng ai nhìn được từ góc này cả ? Ngành kiến trúc Việt Nam với chiều dầy phát triển hơn nửa thế kỷ xem ra còn có vấn đề phải bàn.

      Xóa
    3. Thì mọi người ở đây đều nói nghiêm túc mà, dù có thể bằng giọng hài hước.

      Xóa
    4. Tôi thiết kế đấy. Cứ...là xong thôi, chả cần biết xấu đẹp. Mà các bác phải biết rằng, họ không biết thẩm mỹ là cái gì.

      Xóa
    5. Tôi lại thấy giống mấy cái lô cốt thời Tây các bác ạ, cũng có thể ĐCS đã tính đến phương án xấu nhất và đây là chỗ trú ẩn an toàn nhất của họ cũng nên.

      Xóa
    6. Toi thay giong cai bay chuot ! Noi thiet-tinh chu khong phai mia-mai gi dau, vi may nguoi trong nha cung dong-y nhu vay, sao lai chon kieu nha quoc-hoi nhu the khong biet nua!

      Xóa
    7. Cũng giống cái nơm bắt cá, nhưng hình vuông, các ông các bà nhỉ?

      Xóa
    8. Nhìn từ trên Nhà Quốc hội VN có tượng hình vưông vức,tháp tròn ở giữa ,biểu tượng của sự VUÔNG ,TRÒN khá rõ nét đấy chứ.

      Cổ xưa các cụ ta từng có thơ rằng :Trăm năm tính chuyện vuông tròn,vậy có thể xem vuông tròn là biểu tượng của hy vọng về sự hoàn mỹ chăng?

      Hy vọng là làm việc trong cái trụ sở mới giầu biểu tượng này ,các Đại biểu quyền lực của Nhân dân sẽ toàn tâm tính chuyện VUÔNG TRÒN cho Dân cho Nước chớ để dân do quá nản những sản phẩm lập pháp nghèo nàn lạc lõng của các quý vị Đại biểu mà phải liên tưởng Nhà quốc hội mới này giống cái chuồng nhốt chim,cũi nhốt chó ,lồng giữ gà...thì thật buồn cho quý vị Đại biểu Quốc hội,buồn cho nhân dân Việt nam anh hùng!

      Xóa

  2. Rất chính xác ..hihihi

    Trả lờiXóa
  3. Đổi mới - khó lắm, bởi đảng vẫn lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chuẩn bị khai trương củng là lúc đại tướng quân đội cùng mấy chục tướng lĩnh sang thọ giáo tàu, quân đội hiện giờ chỉ là tay sai cho giặc và quốc hội chỉ là con rối trong cái nhà hát. vậy từ nay đặt tên cho nó là nhà hát chèo trung ương khi đó rối là các nghị gật và đạo diễn là mấy đồng chí trong bộ chính trị. Hy vọng sẽ đắt sô.

      Xóa
  4. Trong qua tuong thoang mo nhung trong ky thi nhu mot phao dai. Tren cung lai cai nut chai con khong bang cai vung.
    Ro chan

    Trả lờiXóa
  5. Ông Trọng nói: "Hiến pháp phải theo Cương lĩnh đảng" ! Lại nói, Điều 4 Hiến pháp phải để trong Hiến pháp, dân nói không nên vậy, mất dân chỉ, là dân suy thoái , vậy QH chẳng là con khỉ mốc gì, đừng lải nhải "Cơ quan quyền lực cao nhất"! . Đảng nói cái gì, Qh phải tăm tắp nghe theo vậy! , Phù ....phù...ọc ọc. ọc ...hắt xì hơi1

    Trả lờiXóa
  6. Bình mới rượu ....

    Trả lờiXóa
  7. Trông xa như lô cốt tiền tiêu.

    Trả lờiXóa
  8. Bên ngoài cố hoành tráng, bên trong thấy ngao ngán. Cơ quan quyền lực cao nhất .... dưới Đ.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi không cổ vũ bạo lực đâu , nhưng đôi khi Việt Nam ta cũng cần cài gì đó để có " Không khí " cho các ông bà nghị đỡ ngủ gật và đỡ nói bừa .

    Cái bà áo trắng hình có cái nốt ruồi giống ai tôi quên rồi . Bà áo đen trông khà giống bà Tòng .

    http://www.youtube.com/watch?v=eIpo_-hWzDc

    Trả lờiXóa
  10. Như cái lồng bát quái!!!

    Trả lờiXóa
  11. bình mới rệu cũ

    Trả lờiXóa
  12. Một chuồng chim cách điệu
    Những chú chim điệu đà
    Những cô chim lượt là
    hoan ca cùng một giọng
    Não lòng Dân xứ ta
    Chỉ là nhà quốc họp
    nguy nga để làm gì
    khi Nước Nhà suy vi?!!!

    Trả lờiXóa
  13. "Vấn đề này bộ chính trị đã quyết rồi"
    Họp quốc hội chỉ cần 1 câu đó là đủ,bày đặt họp hành chi cho dân è cổ ra đóng thuế cho "đại biểu" ăn ở như đi nghỉ mát.Tội nghiệp các mẹ,các chị oằn lưng với mớ rau,con cá mà không biết các "đại biểu" đang hút từng giọt mồ hôi của mình.Đồ vô hậu,trơ trẽn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái gì cũng "BCT đã quyết rồi" thì lập QH làm gì cho tốn tiền. Bây giờ đang nợ xấu , nợ công tăng trưởng nhanh cấp kỳ , chỉ cần tinh giảm bộ máy : giải tán tất ca các CQ dư thừa , không có tác dụng gì (kể cả bên CP) ...là đã có thể góp phần lớn cho bài toán "nợ công-nợ xấu" roài! Bởi vì , đi theo các CQ vô dụng này là biết bao nhiêu chi phí : xe cộ , trụ sở, trang thiết bị ,lương lậu... chết ngân khố và chết cả...dân.

      Xóa
  14. Dân càng khổ,đất nước càng nghèo ! - "xây,xây nữa,xây mãi" !

    Trả lờiXóa
  15. Mới chỉ chiêm ngưỡng nhà QH mới trên hình, xin nói thật cảm nghĩ như sau :
    1- Nhìn tổng thể, nếu không nói sẽ tưởng đây là một cái chợ lồng.
    2- Mấy dẫy nan trang trí dễ làm liên tưởng đến cái cũi.
    3- Phòng họp chính (truyền hình trên TV) kín bưng, lợi cho điều hoà nhưng sẽ bí về thông thoáng. Vị trí đoàn chủ tịch hơi nhỏ không cân đối với phòng họp lớn.
    4- Ông chủ nhiệm VPQH nói hạn chế tiếp xúc báo chí vì hành lang hẹp, hẹp là bao nhiêu, toà nhà lớn vậy mà sao hành lang lại hẹp, lỗi thiết kế hay chủ trương hạn chế nên cho làm hành lang hẹp ?
    5- Không biết nhìn thật tận nơi thế nào, chỉ qua hình thấy không xứng gọi là nhà quốc hội, không ra dáng nhà quốc hội, thừa bề thế nhưng lại thiếu uy nghi, nghiêm túc, Quốc huy để chính giữa nhưng bị thấp gây cảm giác này.

    Trả lờiXóa
  16. Từ nay mấy nghị gật coi như bị nhốt vào chuồng... Thảm thương thay...

    Trả lờiXóa
  17. Nhà QH mới, nhìn bức ảnh chụp từ trên xuống , trông giống cái mồ của Tần Thủy Hoàng bên T.Q . Nhà QH làm mới có thể cần thiết, nhưng cần thiết hơn là bản thân tổ chức QH , đại biểu QH phải có tư cách độc lập tuyệt đối trong lập Hiến lập pháp và đủ quyền năng thực sự giám sát hoạt động của Tư pháp và Hành pháp. " Cái áo không làm nên thầy tu", tôi e nhà QH thì mới nhưng con người và bộ máy QH vẫn cũ thì chỉ tốn tiền , hình thức mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là giống cái lăng? Điềm gở!

      Xóa
  18. Tôi thì thấy giống cái đấu trường la mã cổ đại, chỉ khác là có cái mái che mưa. Việt Nam nên giải tán mấy ông QH, mặt trận...cho đỡ tiền thuế của dân. Đâu có làm được cái con mẹ gì. Toàn là một lũ nói leo. Từ nay về sau tôi nói không với trò hề đi bỏ phiếu mấy vị QH, HĐND các cấp. Mất thời gian.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác vẫn nên đi bầu cử cho khỏi phiền hà nhưng bác có quyền bỏ phiếu trắng nếu bác không ưng ai trong danh sách ứng cử viên.

      Những Đại biểu Quốc hội mà cả khóa chẳng ai biết chính kiến là gì vì chả bao giờ mở miệng ,loại Đại biểu "rau muống?,Đại biểu "Nước IQ làm tầu cao tốc",Đại biểu học Hàn quốc kêu gọi dân góp tiền giải quyết nợ xấu,Đại biểu sợ kỷ luật vì hết hết người làm cán bộ ,Đại biểu chê dân trí thấp,Đại biểu đánh chuột sợ vỡ bình ...thì chỉ phí phiếu bầu của cử tri .

      Tới khi nguy cơ không có đủ Đại biểu Quốc hội được bầu hiện hình,truyền thống Đảng cử dân bầu mới được xóa bỏ,được thay thế bằng những cuộc bầu cử thật sự dân chủ.

      Xóa
    2. gạch chéo bác ơi , chứ bỏ phiếu trắng tụi nó lại điền tên gà nhà nó vào .

      Xóa
    3. Bầu bì gì. Quan trọng là bọn "kiểm" phiếu.

      Xóa
  19. nhà cháu không tường kiến trúc , chẳng thông phong thuỷ . thấy sao nói vậy , chứ nhà cháu trông cái toà nhà lày giông giống cái " ông đầu rau " ớ làng chúng cháu . mà ló cũng hao hao như cái nhà tưởng liệm , bi bí lành lạnh thế lào ấy , các bác nhẩy ?

    Trả lờiXóa
  20. Cụ Giáp khuyên chưa nên làm vì nước còn nghèo...nhưng họ vẫn cố tình làm để ...cơ hội tư lợi... bây giờ xong rồi , tốn kếm quá, đem dùng phải ca ngợi thật om xòm lên chứ sao. Mà Nghị viên thì Nguyễn văn Y , da phần nghị gật...đã có mấy người thương dân oan đâu. Ước gì có thật nhiều bà Sương, ông Ng Lân Dũng, ông Ng Minh Thuyết, ông Dương Trung Quốc, Tạ Đình Đề, Trần Độ ...là nghị viên cho dân Việt nhờ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó biết tỏng - Không trúng cử , làm gì được nhau nào ( Dân không bầu , không ai giới thiệu , tự nhiên có vấn đề phát sinh trước bầu cử ........) Thế đấy . Cộng sản có thể dựng lên nhiều chuyện ngoài sức tưởng tượng .

      Xóa
  21. Như làm bằng tăm? Dễ gẫy đổ...
    Hay là cách điệu con cua bò ngang dọc?
    Nói chung, không hề có vẻ uy nghi. Toà nhà này nói lên bản chất vụn vặt, mỏng manh, rối rắm, và yếu ớt...
    Thua...

    Trả lờiXóa
  22. CO GI DAU BON GIAC THI O THE THOI .LU AN HAI. PHI TIEN CUA DAN. BON DAI BAN CUOC LUI

    Trả lờiXóa
  23. Xây để có cái ăn thôi mà ! - có gì đâu lạ,chuyện bình thường ở đất nước ta,có khác là xây 100 tỷ thì khai 1500 tỷ ( đội lên 15 lần,ai dám nói gì chứ !!! )

    Trả lờiXóa
  24. Hội trường QH cũ đã xây kiên cố. Đất nước còn nghèo, bày đặt phá ra xây mới để có "bên B là chùm khế ngọt" chẳng qua vì tham lợi, phí tiền của dân. Nhiều công trình công cộng còn vững chắc cũng thi nhau đập bỏ xây mới, đó là rút ruột ngan khố quốc gia cho vào túi riêng Nhóm lợi ích! Chống lãng phí ở đâu? Ngay QH đã vậy, nói ai, hô hào ai tiết kiệm, chống lãng phí?

    Trả lờiXóa
  25. Tôi thấy người nhận xét đầu tiên là đúng nhất ! Càng nhìn ảnh càng thấy đúng !

    Trả lờiXóa
  26. Nhà QH cũ mới là uy nghi! Cái nhà này trông còn tệ hơn nhà cấp 4! Sao tình hình càng ngày càng nhếch nhác thế?! Sao cứ để bọn dốt nát lộng hành?!

    Trả lờiXóa
  27. Qua cầu treo nát, trong bọc túi ni non, lớp học phong phanh đổ nát, nghèo đói và thất nghiệp tràn lan...ấy thế mà đã vội hoành tràng nghị viên ! Xây cho thật to thì % lại quả mới lớn. Mặc kệ nợ công cao, đã có khoản tăng thuế, lạm các khoản thu và vay nợ cho đời con cháu lo trả.

    Trả lờiXóa
  28. Nhà QH đẹp quá, hơn 5000 tỷ đấy! giá mà QH bớt cho dân nghèo miền trung chúng tôi 1000 tỷ thì dân đã không khổ huhuhu. Nhân dân còn nghèo quá nhìn các vị bỏ 5000 tỷ xây nhà to quá.

    Trả lờiXóa
  29. Nhà quốc hội mới chi phí 7000 tỷ VNĐ đấy, đừng có tưởng bở. từ ngày thành lập nước 1945 chưa làm được, bây giờ mới làm được. nhưng hãy xem doanh nghiệp thua lỗ phá sản, nợ công tăng vùn vụt, tham nhũng nhất thế giới, người lao động không có công ăn việc làm. Xung quanh thì đào bới lung tung, đứt hết long mạch, xung quanh toàn mồ mả, mà lại không có chỗ ngồi cho cánh báo chí làm việc vạy thì làm sao phản ảnh được nguyện vọng của nhân dân.,

    Trả lờiXóa