Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) bắt tay Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 27 Tháng 10 năm 2014. |
* GIA MINH
Chuyến sang Hà Nội lần thứ hai của ông
này từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa Việt Nam ,
vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
Suốt thời gian qua Hà Nội cũng có những
nỗ lực ngoại giao được nói nhằm bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc
biệt là vùng biển của Việt Nam
trước sự lấn lướt của Trung Quốc. Mức độ thành công của các hoạt động ngoại
giao đó ra sao?
Chuyến sang Việt Nam lần này của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương
Khiết Trì được cho biết nhằm tham gia cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban chỉ đạo hợp
tác song phương Trung Quốc- Việt Nam .
Cuộc họp được đồng chủ trì bởi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và một nội dung chính của cuộc gặp lần này cũng là thảo luận về hợp tác song phương Việt- Trung.
Cuộc họp được đồng chủ trì bởi bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và một nội dung chính của cuộc gặp lần này cũng là thảo luận về hợp tác song phương Việt- Trung.
Nhiều người tại Việt Nam đều nhớ rất rõ
chuyến đến Hà Nội của ông Dương Khiết Trì vào hai ngày 17 và 18 tháng 6 vừa qua
khi mà quan hệ Trung- Việt trở nên căng thẳng do vụ giàn khoan Hải Dương 981.
Ngay sau khi ông Dương Khiết Trì về lại Bắc Kinh, truyền thông Trung Quốc lúc
bấy giờ loan tin là chuyến đi Hà Nội của ông Dương Khiết Trì nhằm ‘khuyến dụ
đứa con hoang đàng trở về’.
Chính các quan chức Việt Nam thừa nhận
sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của
Việt Nam thì Hà Nội đã có mấy chục lần đề nghị được tiếp xúc ngoại giao nhưng
Bắc Kinh từ chối, kể cả việc gặp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng như tin tức nước
ngoài loan đi.
Đến cuối tháng 8, đặc sứ của tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam là ông Lê
Hồng Anh, ủy viên bộ chính trị mới được Bắc Kinh tiếp. Kết quả chuyến đi là hai
phía thống nhất ba nội dung quan trọng có chức năng chỉ đạo quan hệ song phương
Việt- Trung, trong đó có điểm ‘duy trì đại cục quan hệ Việt- Trung và hòa bình,
ổn định trên Biển Đông’.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình
Minh vào trung tuần tháng 9 sang Quảng Tây tham dự hội chợ triển lãm Trung
Quốc- ASEAN và thượng đỉnh đầu tư- thương mại ASEAN- Trung Quốc lần thứ 11. Hà
Nội cho biết chuyến đi này nhằm ‘thể hiện chính sách nhất quán của Việt Nam là
coi trọng quan hệ láng giềng với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác, duy trì tiếp xúc
giữa lãnh đạo hai nước, khôi phục các mặt hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế,
thương mại’.
Cũng trong khuôn khổ quan hệ Việt-
Trung, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, một đoàn 13 vị tướng lĩnh Việt Nam do bộ
trưởng quốc phòng đại tướng Phùng Quang Thanh dẫn đầu sang thăm Trung Quốc. Khi
phát biểu với báo giới bên lề kỳ họp quốc hội khóa 8 sau chuyến đi, ông Phùng
Quang Thanh nói rằng kết quả chuyến đi là hai phía thống nhất giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hai bộ quốc phòng cũng lập đường dây nóng
để giải quyết vấn đề khi có sự kiện xảy ra. Ông này dùng từ ‘bạn’ để chỉ Trung
Quốc
Diễn
tiến trên thực địa
Trong khi các cấp lãnh đạo của hai phía
gặp gỡ nhau tại Hà Nội, Bắc Kinh cũng như những nơi khác như thế, thì ngư dân
Việt Nam làm ăn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa tiếp tục bị tàu phía Trung Quốc
xua đuổi, đánh đập, cướp phá.
Tin mới nhất cho biết tàu cá BĐ 95393 TS
là vào trưa ngày 26 tháng 10 bị ‘tàu lạ’ đâm chìm tại tọa độ 17 độ vĩ bắc,
108,40 độ kinh đông. Trước đó một tháng vào ngày 27 tháng 9 tàu QNg96017-TS của
ngư dân Nguyễn Ngọc Khánh ngụ tại xã An Vĩnh, đảo Lý Sơn bị tàu số hiệu 46106
đến tấn công. Chủ tàu kể lại là tàu 46106 thả ca nô và sáu người xuống truy
đuổi, rồi nhày sang tàu Việt Nam
dùng hung khí uy hiếp, chặt phá dụng cụ hành nghề và đổ toàn bộ rau chân vịt
khai thác được xuống biển.
Trước đó nhiều tàu cá của ngư dân Quảng
Ngãi đánh bắt cá tại khu vực Hoàng Sa cũng gặp những trường hợp tương tự.
Phía Trung Quốc vào ngày 7 tháng 10 vừa
qua loan tin đã hoàn thành xây dựng đường băng dài 2000 mét trên đảo Phú Lâm,
thuộc Hoàng Sa. Các nguồn tin nước ngoài trong thời gian qua cho biết Trung
Quốc đang gấp rút tiến hành cải tạo và xây dựng những đá tại Trường Sa thành
những căn cứ quân sự. Đảo Chữ Thập được tin nói nay được cải tạo trở thành một
đảo nhân tạo lớn nhất tại quần đảo Trường Sa, lớn hơn đảo Ba Bình.
Vào trung tuần tháng 5, tổng giám đốc cơ
quan an ninh quốc gia Đài Loan báo cáo tại cuộc họp của ủy ban ngoại giao- quốc
phòng, Viện Lập pháp nước này là đô đốc Ngô Thắng Lợi, tư lệnh hải quân Trung
Quốc đã dành một tuần lễ đi thị sát hoạt động cải tạo tại năm đảo đá thuộc
Trường Sa. Đây là một hoạt động được nói là chưa có tiền lệ.
Tất cả đều cho thấy Bắc Kinh đang gấp
rút thực hiện mưu đồ của họ tại khu vực Biển Đông là độc chiếm lấy vùng biển
với tài nguyên phong phú và đường hàng hải quan trọng này.
Đánh giá hiệu quả
Chính quyền Hà Nội thì lên tiếng phản
đối như lệ thường lâu nay qua lời của người phát ngôn bộ ngoại giao mà thôi.
Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên đại diện của
Báo Quân đội Nhân dân tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có đánh giá:
- Trước sự xâm lấn, xâm lược trắng trợn
của Trung Quốc vừa rồi, với cách đối phó về ngoại giao của mình không nhạy bén,
không dứt khoát, không rõ ràng và có vẻ hời hợt; vẫn đối phó theo kiểu ‘anh em’
mà không coi là ‘kẻ thù, vẫn ‘tình anh em, tình đồng chí’; rồi vẫn cứ vuốt ve,
nhún nhường, nhịn nhục.
Ông Đặng Xương Hùng, nguyên viên chức
lãnh sự tại đại sứ quán Việt Nam ở Thụy Sĩ, nay đang tỵ nạn chính trị tại đó
cho biết sự thất bại của chính sách ngoại giao mà ông cho rằng là ‘đung đưa’
của Hà Nội lâu nay: “Đối với Trung Quốc thì Việt Nam luôn giữ chính sách 3
không: không tham gia liên minh quân sự với nước nào, không cho nước nào đặt
căn cứ quân sự và không dựa vào nước này để chống nước kia. Cái ba không này
lại nhằm vào hai nước quan trọng nhất trong mối quan hệ của mình đối với bên
ngoài là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Điều này cũng muốn ‘đung đưa, cân bằng’ mối quan
hệ với Trung Quốc và Mỹ. Nếu không thay đổi mà vẫn thụ động với chính sách này
thì làm sao có thể bảo vệ được mình; bởi vì chính chính sách đung đưa này làm
cho đất nước ta vào một cuộc khủng hoảng tức vừa thất bại về kinh tế, vừa bị
Trung Quốc đe dọa về chủ quyền.”
Thiếu tướng Lê Mã Lương, anh hùng lực
lượng vũ trang, nguyên giám đốc Bảo tàng Quân đội Việt Nam , bày tỏ quan ngại của ông như
sau:
- Tôi vẫn có lo ngại rằng với tình tình
như thế này, Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới; nếu Việt Nam không có chiến lược
lâu dài kể cả về mặt ngoại giao, kể cả về mặt quốc phòng; và không có một đối
sách rõ ràng với Trung Quốc thì không cẩn thận rất dễ bị ‘cuốn theo’ Trung Quốc.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng từng
có những phát biểu mạnh mẽ như ‘không đánh đổi chủ quyền để lấy hữu nghị viễn
vông’; tuy nhiên giữa nói và làm của những vị lãnh đạo Việt Nam còn một khoảng
cách quá lớn. Hà Nội không cho người dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước chống
Trung Quốc gây hấn, xâm lược; chưa khởi kiện Trung Quốc về những vi phạm trắng
trợn đối với chủ quyền lãnh hải của Việt Nam; và không biết niềm tin của những
quốc gia đối tác khác đối với Hà Nội được đến đâu, khi mà Hà Nội vẫn kiên định
với chính sách ngoại giao ba không như bấy lâu nay.
G.M/rfa
---------------
Sao mà chán những bộ mặt mẹt này thế!
Trả lờiXóaDương Khiết Trì nhằm ‘khuyến dụ đứa con hoang đàng trở về’.
XóaNghề chính trị là nghề trơ tráo nhất !
Họ có cười bao giờ đâu, mà đơn giản chỉ là cơ mặt giãn ra mà thôi !
DƯƠNG KHIẾT TRÌ SANG VIỆT NAM THÚC ĐẨY GIẢI QUYẾT TRÊN BIỂN CHỈ LÀ CÁI CỚ ĐỂ CÓ CƠ HỘI PHỦ BÓNG CHÍNH TRI NÊN QUỐC HỘI VIỆT NAM
Trả lờiXóaBởi vì Trung Quốc đã hoàn thành thành phố Tam sa trên quần đảo Hoàng sa của Việt Nam , Cắm giàn khoan để lấy cớ đổ cột mốc bê tông gầm dứơi đáy biển để xâm lấn lãnh hải Việt Nam xong rồi , xây đựng đường băng quân sự trên đảo chữ thập thuộc quần đảo Trường sa của Việt Nam xong rồi , Làm đảo nhân tạo trên đảo ngầm ở quần đảo Trường sa Việt Nam thành căn cứ quân sự xong rồi , biến đảo GẠC MA chiếm của Việt Nam năm 1988 thành căn cứ quân sự hiện đại ở quần đảo Trường sa của Việt Nam xong rồi . Gọi ông Phùng Quang Thanh bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam cùng 12 tướng VN ngày 16/10/2014 sang thăm TQ giống như sang công nhận và thừa nhận những vấn đề trên , mà Việt Nam nay ông Thanh thay mặt vẫn nói TRUNG QUỐC – VIỆT NAM vẫn là anh em tốt xong rồi ? Rồi ông bộ trưởng bộ công an Trần Đại Quang sang thăm bắc kinh ngày 26/10/2014 để hợp tác an ninh chung xong rồi ?
Báo TQ đăng tin ông Thanh sang cầu hòa xong rồi : Gioongs như một kịch bản mà người đạo diễn là TQ
THẾ LÀ HIỂU RẰNG VIỆT NAM ĐỒNG THUẬN NHƯ TRÊN RỒI CÒN GÌ NỮA
Hỏi rằng Dương Khiết Trì TQ và Phạm Bình Minh còn Việc gì bàn về tranh chấp biển đông nữa : Đây là vấn đề thất thố và yếu kém của ngành ngoại giao Việt Nam có su hướng không lợi cho Dân tộc ….. LÂU DÀI … chiến lãnh hải và chiếm đảo saong rồi còn sang hợp tác song phương cái gì cái trò ma quỷ này
CHÍNH XÁC DƯƠNG KHIẾT TRÌ LÀ SANG VIỆT NAM ĐỂ PHỦ BÓNG RÂM CHÍNH TRỊ LÊN QUỐC HỘI VIỆT NAM CÒN GÌ PHẢI BÀN CÃI NỮA
CÒN NỮA Bùi Đình Quyên 28/10/2014
Chúng đánh và xoa. Mỗi lần lại lấn thêm . Xoa rồi lại đánh nữa. Cứ thế mà chúng sẽ tiếp tục và đảng CSVN cứ ngặm miệng, đưa mặt ra chúng xoa và đánh!!! Trò này còn kéo dài đến khi chúng vào ngồi ngay trong nhà và lấy hết.
XóaXONG RỒI, thôi thế thì thôi
XóaNỗi niềm chỉ một kêu trời, nhưng xa!
Nghe gì miệng lưỡi ba hoa
Làm tan nát Nước, ắt chẳng là vì Dân.
"Để trong nước lòng dân oán hận..."
Trả lờiXóaBốn phương trời quốc tế cười chê ! (mời các bạn làm tiếp ạ)
XóaQuên nước quên dân khoái 'bóc mề'
XóaThằng Khựa mồi chài nên bán nước
Say tiền, ngớ ngẩn dính bùa mê.
Để trong nước lòng dân oán hận.
XóaBốn phương trời quốc tế cười chê!
Cười chê thì mặc cười chê
Miễn là ta cứ vinh thân già phi được rồi
Ta đây vốn có biệt danh
Nói như Rồng Cuốn làm như Rồng Lộn (Big Vulva)!
(mời các bạn làm tiếp
Việt Nam quan hệ với Trung Quốc chẳng khác gì một cô gái lấy phải thằng chồng phũ phu .Tuy nó đánh nó chửi đấy nhưng không dám ly hôn ,mỗi lần nó đánh chửi xong nó lại vỗ về .Người vợ lại sung sướng cứ tưởng nó vẫn còn yêu quí ,nó không bao giờ bỏ mình .
Trả lờiXóaCam chịu, nhẫn nhục chịu khổ suốt đời!
Xóa"thằng chồng vũ phu" thì đã tốt ! chỉ là kẻ lừa đảo tứ chiếng giang hồ làm cô gái ngây thơ sập bẫy lừa tình lừa tiền mà thôi!
XóaThương cho cô gái hiền lành
Sở khanh nó hiện rành rành vẫn theo !
Tấm thân chuốc phận bọt bèo
Bùa mê thuốc lú làm teo óc rồi ?
...
Đối với TQ thì VN cũng nói 3 không : Không thưa kiện, không đánh lại và cho không đất đai.
Trả lờiXóaBóng ma hội nghị thành đô đã hiện về . Cứ xong rồi đến năm 2020 là xong hết
Trả lờiXóaBạn và Nd 13:43 ơi! Nếu vậy năm 2020 sẽ là năm quyết chiến của nhân dân Việt Nam!
XóaHoan hô, VN sắp thành một tỉnh của TQ rồi. Vỗ tay đi bà con ơi!
Trả lờiXóaNhững động thái này của T.Q và thái độ cầu hòa, xun xue của VN đang diễn ra là màn kịch cuối cùng , trong Chính kịch đến 2020 " VN xin làm một đơn vị hành chính trực thuộc T.Q" của Thỏa hiệp Thành Đô, Tứ Xuyên T.Q ngày 4/9/1990. Thôi rồi còn chi nữa?. Thế là sau gần 70 năm , từ nước VNDCCH, đến CHXHCNVN nay sắp thành "Đặc khu hành chính Việt nam" thuộc T.Q. Như vậy ĐCSVN ngày nay đã hiện nguyên hình kẻ bán nước cho T.Q, nguyện cam tâm làm tay sai , nô lệ cho Tàu. Họ đã phản bội lại Dân tộc VN, đó trọng tội phản quốc, phải bị trừng trị thích đáng?
Trả lờiXóaTôi có cãm tưởng VN đã là một tĩnh của TQ rồi. Lâu lâu mấy ông qua coi em út nó làm ăn ra sao.Rồi dặn nầy dặn kia.
Trả lờiXóa2 diễn viên diễn quá tròn vai
Trả lờiXóaDùng nhân dân làm bình phong và nhân dân cũng là nô lệ cho chính quyền. Tôi dám chắc nếu trưng cầu dân ý hoặc khảo sát trắc nghiệm, thì cũng cỡ 90% phần trăm muốn đánh TQ. Kiện đòi đáo còn không dám, vậy chính quyền sợ cái gì ?.......
Trả lờiXóaNghị quyết ĐH 11 của ĐCSVN đến năm 2020 VN sẽ phấn đấu trở thành một nước công nghiệp cỡ TB . Cứ hoài nghi không biết VN phấn đấu kiểu nào đây vì đến hôm nay (2014) vẫn chưa sản xuất nổi cái đinh vít chuẩn . Bây giờ mới vỡ lẽ con đường trở thành nước CN của VN là "sát nhập" (ít ra là về KT, CT) với TQ . Lúc đó VN tự hào có tàu vũ trụ hằng nga , có giàn khoan 871 , có tàu sân bay liêu ninh và còn nhiều thành tựu khác.
Trả lờiXóa