Theo LS. Lưu
Tiến Dũng – Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc
(Liên đoàn luật sư Việt Nam), gốc của vấn đề là trách nhiệm cá nhân đang bị
“chìm” trong trách nhiệm tập thể và tâm lý sợ trách nhiệm của người thực thi
pháp luật đã tạo ra tình trạng việc gì cũng phải “chạy”, cũng phải tìm người
quen.
Kiện người
thực thi chứ không kiện được cơ quan ban hành
- Ông nghĩ
thế nào về quyền khởi kiện của người dân khi quyền lợi bị ảnh hưởng do việc văn
bản pháp luật (VBPL) được ban hành chậm hoặc sai?
Tuy nhiên, vấn đề có qui định quyền khởi kiện trong
trường hợp này hay không thì nên nhìn nhận theo hướng tăng thêm trách nhiệm của
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ban hành VBPL kịp thời để thi hành luật,
pháp lệnh hơn là qui định việc khởi kiện về việc VBPL ban hành chậm hoặc sai
làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức. Tôi nghĩ khởi kiện sẽ là chế
tài “khá mạnh” đối với hoạt động này bởi nó sẽ dẫn đến một hệ quả khôn
lường.
LS.Lưu Tiến Dũng – Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc
(Liên đoàn luật sư Việt Nam),
luật sư thành viên của Công ty Luật YKVN.
|
- Nghĩa là
người dân không nên được khởi kiện cho dù quyền lợi bị ảnh hưởng do việc ban
hành VBPL chậm hoặc sai?
- Cần có có cách nhìn tổng quát hơn, có tính nguyên
tắc hơn về vấn đề này. Chúng ta không chỉ quan tâm đến giải pháp “chữa cháy”
khi ban hành VBPL chậm hoặc sai mà quan trọng là không để việc VBPL chậm hoặc
sai làm hạn chế quyền của cá nhân, tổ chức.
Vì thế, nếu cơ quan quản lý nhà nước hay người thực
thi pháp luật không cho phép hoặc trì hoãn việc cá nhân, tổ chức được thực hiện
quyền của mình theo luật thì cá nhân, tổ chức có quyền kiện cơ quan, cá nhân đó
chứ không phải kiện cơ quan có trách nhiệm ban hành VBPL. Vì việc thực thi các
VBPL là trách nhiệm cụ thể của các cá nhân tại các cơ quan chức năng thì khởi
kiện mới có chủ thể chịu trách nhiệm, còn việc khởi kiện một cơ quan ban hành
VBPL chậm hoặc sai thì cuối cùng cũng không xử lý được ai bởi ban hành VBPL là
một quá trình, nhiều giai đoạn và có sự tham gia của cả một tập thể.
- Như vậy thì
liệu những người thực thi pháp luật có bị thiệt thòi, bất lợi do không có VBPL
để áp dụng hoặc phải áp dụng một VBPL sai?
- Đây lại là vấn đề khác. Nếu một VBPL sai thì đã có
cơ chế xử theo Luật ban hành VBQPPL. Lúc đó cơ quan ban hành VBPL sai phải chịu
trách nhiệm theo nguyên tắc “ai có lỗi gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì
phải có trách nhiệm phù hợp”.
VBPL sai dẫn đến việc thi hành pháp luật làm hạn chế
quyền của cá nhân, tổ chức thì cơ quan ban hành VBPL đó và cá nhân nào quyết
định việc ban hành VBPL theo hướng sai sẽ phải chịu trách nhiệm. Nếu cố tình
ban hành VBPL sai thì đó lại là tham nhũng chính sách để bảo vệ lợi ích nhóm,
lợi ích cá nhân, sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Còn nếu do trình độ,
nhận thức về vấn đề của người ban hành VBPL dẫn đến VBPL sai thì lại có trách
nhiệm công vụ và các hình thức kỷ luật cán bộ.
Không để cá
nhân “núp bóng” trách nhiệm tập thể
- Vậy muốn
chấm dứt tình trạng VBPL chậm hoặc sai thì theo ông, vấn đề bây giờ là phải có
qui định để làm rõ vấn đề trách nhiệm cá nhân trong việc ban hành và thực thi
pháp luật?
- Chắc chắn là vậy vì phải xác định, chỉ ra được trách
nhiệm cá nhân thì mới khiến người ta làm hết trọng trách. Cần phải phân tích rõ
thế này, nếu một người đã chấp nhận vào làm việc trong các cơ quan nhà nước thì
phải gánh trách nhiệm, trọng trách như pháp luật qui định, không thể lấy lý do
“lương mấy triệu một tháng nên chỉ làm thế”. Làm sao để mỗi người thực thi
quyền hạn trong bộ máy nhà nước phải có trách nhiệm cá nhân thì lúc đó bộ máy
mới vận hành thông suốt. Nếu cứ đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể thì sẽ không ai
chịu trách nhiệm và công việc sẽ vẫn cứ “dậm chân tại chỗ” mà thôi.
Rõ ràng, mỗi người thực thi nhiệm vụ thì phải có trách
nhiệm cá nhân chứ không thể đẩy cho tập thể. Nên xem xét việc khởi kiện nếu văn
bản ban hành sai hoặc chậm làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân, tổ chức thì cần
tiếp cận dưới góc độ là làm sao xác định được trách nhiệm cá nhân trong việc
ban hành và thực thi VB.
- Cuối cùng
vẫn phải quay về vấn đề đạo đức, trách nhiệm công vụ, phải không thưa ông?
- Đúng như vậy. Cán bộ, công chức là những người thực
thi pháp luật nên không thể nói rằng “vì luật chưa qui định, qui định chưa rõ
mà không thực hiện, dẫn đến việc hạn chế quyền của người dân”. Thực ra, hệ
thống pháp luật của nước ta đồ sộ lắm, đủ hết chứ không thiếu như vẫn bị đưa ra
làm lý do cho những hạn chế trong quá trình thực thi. Vấn đề chính là áp dụng
pháp luật như thế nào, người áp dụng pháp luật có tâm sáng, có dám chịu trách
nhiệm khi áp dụng pháp luật hay không.
Tôi cho rằng, bây giờ không còn là thời bao cấp để duy
trì tư duy “chỉ đâu đánh đấy cho lành”, cứ đợi VB hướng dẫn mới thực hiện dù
luật đã có hiệu lực. Cuộc sống luôn biến động, cùng một sự việc nhưng diễn tiễn
mỗi ngày lại có những vấn đề mới phải xử lý nên người thực thi pháp luật cần có
tâm sáng, dám chịu trách nhiệm và có cơ chế “miễn trách” như kinh nghiệm từ
pháp luật ở một số nước. Qui định “miễn trách” được dành cho các cơ quan nhà
nước trong hoạt động điều hành nên không có chuyện cơ quan nhà nước hay Tòa án
phải xin lỗi người dân, mà chỉ người có thẩm quyền làm sai phải chịu trách
nhiệm cá nhân và trách nhiệm bồi thường cho người dân, tổ chức có quyền lợi bị
ảnh hưởng từ quyết định của họ.
Thực tế cho thấy, tâm lý sợ trách nhiệm khiến nhiều
việc dù pháp luật đã qui định rõ ràng rồi vẫn bị làm sai hoặc vin vào qui định
chưa rõ ràng về qui trình để không thực hiện qui định pháp luật. Chính vì thế
đã tạo ra tình trạng việc gì cũng phải “chạy”, cũng phải tìm người quen. Chúng
ta đều biết rằng, không ai có thể đảm bảo không bao giờ sai nên cần có
quyền “miễn trách” để người thi hành pháp luật công tâm thực thi pháp luật. Chứ
nếu chưa gì đã đưa vấn đề trách nhiệm lên thì sẽ khiến người thực thi pháp luật
chùn lại, để mặc cho tập thể quyết và như thế sẽ không giải quyết được việc
gì.
- Hoạt động
tư vấn pháp luật lâu năm, đã bao giờ ông tư vấn cho khách hàng khởi kiện vì
quyền lợi bị ảnh hưởng do VBPL ban hành chậm hoặc sai chưa?
- Tôi chưa bao giờ tư vấn và cũng chưa có khách hàng
nào đưa ra yêu cầu như vậy. Nhưng qua thực tế thì thấy, ngay cả việc khiếu nại
sự chậm chễ trong việc thi hành các quyền đã được pháp luật qui định rõ ràng
rồi mà cá nhân, tổ chức còn e ngại, thì nói gì đến việc khởi kiện khi chưa có
qui định vì ai mà không sợ “bị ghi sổ đen” của người thi hành pháp luật...
ai chả biết các ông Vua tập thể của Việt nam đó là cấp ủy từ xã trở đi. Thật là nực cười pháp luật có để mà làm gì. Muốn thực thi cái gì cũng phải bàn. Có cấp ủy còn phải thống nhất duyệt chi(to hơn cả luật Ngân sách dù đó chỉ là cấp xã)thử hỏi những việc như vậy Đảng đang là cái bình cực to cho lũ chuột nó núp
Trả lờiXóaBác này có ý rất hay. Có đủ thứ luật rồi, cứ thế mà làm, thằng nào làm sai thì "hốt liền hốt hết", cần gì mấy tay "Cấp ủy" vô công rỗi nghề ấy? Dân nuôi 2-3 bộ máy chính quyền đến đứt hơi, nợ công tăng ầm ầm đến mức ngân sách không chịu nổi, tham nhũng ngày một nhiều. Đúng là toàn ăn hại.
XóaThưa các tồng chí luật sư
Trả lờiXóacốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ:
vn là mảnh đất chỉ có các cơ quan bảo vệ quan
không có cơ quan nào bảo vệ dân
Cuộc CCRĐ với bao nhiêu sinh mạng mà chỉ có 1 kẻ bị mất chức ( chứ không mất 1 cái lông chân nào )Vậy thì những việc khác dù tày trời đến đâu chúng cũng phủi trách nhiệm rồi đổ vấy cho dân , cho cơ chế
Trả lờiXóaLuật không bằng lệnh Thông tư không bằng thông lệ. Quyền + Tiền = công lý.
Trả lờiXóa