Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Còn Xin-Cho thì còn BẤT CÔNG và THẤT THOÁT NGÂN SÁCH

"Tôi đi thăm một số nước mà cuối tháng 12 người ta không mời được cơm vì... ngân sách chưa có.Còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ...". 
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) đã tỏ ra khá gay gắt khi thảo luận góp ý dự án Luật ngân sách nhà nước. Theo đó, ông cho rằng lần này sẽ đổi mới căn bản quy trình thiết lập, công bố, kiểm soát ngân sách để đảm bảo kỷ cương trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
        Đại biểu Trần Du Lịch dẫn ví dụ để thấy sự dễ dãi trong việc tiêu tiền ngân sách thời gian qua. Ông kể: "Tôi đi thăm một số nước mà cuối tháng 12 người ta không mời được cơm vì ngân sách chưa có. Còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ rồi vẫn quyết toán được".
"Tôi nói thật sự, tôi không phải nghiên cứu nhiều nước, nhưng tôi không thấy ở đâu xài tiền tùy tiện như nước ta. Trong cuối tháng 12 ta ăn nhậu vô tội vạ, quyết toán còn chậm. Tại sao như vậy, nợ công rồi tăng chi tất cả mọi thứ...?", ông Lịch bức xúc.
Trong khi đó Luật lần này ông lại cho là không có gì đổi mới, không đáng kể so với luật đang có. Vẫn còn tồn tại cơ chế trung ương,địa phương lồng ghép.
Vị đại biểu này cho rằng Quốc hội phải dành thời gian thỏa đáng để thảo luận cho kỹ. Sau khi quyết thì Chính phủ thực hiện. Đến kỳ họp cuối năm thì mới rà lại để xem xét.
“Nếu có "du di" thì phải thuyết minh, lúc đó mới quyết được ngân sách”, ông Lịch nêu ý kiến.
Theo ông Lịch, các nước có đạo luật ngân sách hàng năm, chúng ta không làm vậy thì phải tối thiểu thông qua ngân sách bằng 2 kỳ họp: kỳ giữa năm là ngồi bàn, mổ xẻ từng địa phương, ngành trong năm tới cần hỗ trợ gì 1 cách minh bạch, sau đó Quốc hội quyết. Phải giành thời gian thỏa đáng thảo luận và làm cho kỹ chứ không làm hình thức nữa", ông Lịch gay gắt.
"Tôi cho rằng, luật ngân sách lần này nên thay đổi lại quan điểm chứ còn như bản này thì không đổi mới được gì, không giải quyết được vấn đề nợ công, tài chính công như hiện nay", ông nhấn mạnh.
Cũng chưa yên tâm với cách chi tiêu tiền, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TPHCM) cho rằng: Hiện tượng là thảo luận về phân bổ ngân sách của QH, đánh giá chi tiêu ngân sách cũng không nói nhiều vì tiền đã chi rồi, mang tính chất hợp thức hóa.
"Luật vẫn tiếp tục làm như vậy là Quốc hội không thực quyền. Quyết định ngân sách là nhiệm vụ rất quan trọng, đảm bảo sự cân đối toàn diện hơn cho ngân sách quốc gia, giảm hiện tượng xin – cho. Nếu như hiện nay nếu ở nơi nào cần thì xin, xin sẽ có người cho. Lãnh đạo đi làm việc địa phương thấy nơi nào cũng bức xúc, rồi quyết. Không dám nói là tùy tiện nhưng phân bổ không căn cơ, phân tán nguồn lực. Phải tính sửa đổi cho hiệu quả", bà Tâm nói.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) thì chỉ thẳng sự phân bổ ngân sách còn độc quyền. Theo đó ông Nam cho rằng: Ngân sách quốc gia tập trung vào quyền lực của cơ quan trung ương và theo hướng độc quyền.
"Chúng ta nói về tái cơ cấu đầu tư công để chống đầu tư dàn trải cũng có kết quả. Nhưng khi nào còn việc ngân sách do các Bộ quản lý và phân chia thì lúc đó vẫn còn câu chuyện xin – cho, chắc chắn là thế, vì tiền thì ít mà nhu cầu thì nhiều, tức khắc đẻ ra chuyện ấy. Còn xin cho thì còn bất công, còn tiêu cực, tính cấp thiết của sử dụng vốn, chống thất thoát, tham nhũng tiêu cực", ông Nam thẳng thắn.
Trong một diễn biến khác - cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 cũng diễn ra trong ngày 29/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhắc tới vấn đề nợ công.
Theo đó Thủ tướng cho rằng: Tuyệt đại đa số nợ công (98%) là để chi cho đầu tư phát triển, hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng và cơ cấu trong Chiến lược nợ công. Chính phủ cũng đảm bảo nguồn ngân sách để trả nợ mà theo quy định là không quá 25% tổng chi ngân sách và đến năm 2020 tỷ lệ huy động ngân sách để trả nợ là khoảng 19,5%.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung và dứt khoát kiểm soát nợ công theo Chiến lược đã đề ra, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép; đảm bảo chi, sử dụng tiền vay có hiệu quả; đảm bảo cân đối ngân sách dành cho trả nợ; cơ cấu lại nợ theo hướng lành mạnh hơn, để có các khoản vay với thời hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, không làm thay đổi tổng nợ cũng như nghĩa vụ nợ.
Đồng thời Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong giới hạn cho phép (25% GDP). Thủ tướng cho biết sẽ ban hành chỉ thị của Thủ tướng về kiểm soát nợ công và nợ nước ngoài.
Theo Bộ Tài chính, nợ công có xu hướng tăng là do gia tăng các khoản vay để đầu tư phát triển và chi trả nợ.
Hiện nay, hơn 98% nợ công là để đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, nợ trong nước chiếm tỷ trọng lớn (51%) và có xu hướng tăng. Nợ nước ngoài chiếm khoảng 49%, đa phần là vốn vay ODA. Nợ trong nước thường có thời hạn ngắn và lãi suất cao hơn nên gây áp lực đối với cơ cấu thu chi.
Bích Ngọc/ĐVO
-------------

11 nhận xét:

  1. Cũng giống như người dân đi làm thủ tục giấy tờ nhưng phải nói là đi XIN làm giấy tờ . Vì xin nên PHẢI BÔI TRƠN thì công bộc mới CHO . Nó là vật cản khổng lồ gây bao bức xúc gây thiệt hại cho dân , gây nên sự bất công quá lớn trong xã hội khi CÓ TIỀN LÀ CÓ TẤT CẢ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái tít của bài viết này đã khảng định đúng thực tế,chỉ bình luận thêm là bất công thất thoát ngân sách cơ chế xin cho còn tạo đội ngũ công chức lộng quyền tham nhũng và chính nó,chính cơ chế xin cho đang đào mồ chôn thể chế định hướng XHCN,cha đẻ của cơ chế xin cho đáng nguyền rủa.

      Xóa
  2. Cơ chế xin cho là đặc trừng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nếu Ông Lịch, Bà Lan đòi phải xây dựng luật ngân sách " Giống các nước" để bỏ được cơ chế xin-cho thì khác gì các Ông các Bà đòi bỏ cái đuôi định hướng XHCN, như vậy các vị nói ngược lại với chủ trương của đảng rồi.
    Chúng ta cứ mãi bàn về phòng chống tham nhũng, lãng phí nhưng không ai dám ấn nút bỏ được cái cơ chế xin - cho, có cảm tưởng như chúng ta đang nuôi tham nhũng, cố tình tạo ra chủ trương chính sách để không muốn cũng phải tham nhũng. Thật đáng sợ!
    Sau này con cháu nó chúng nó nghiên cứu lại những điều luật, những con số thống kê, những phát ngôn trên nghị trường, những chém gió trước nhân dân, và đặc biệt là những hành động của các vị lãnh đạo đảng, nhà nước trong giai đoạn hiện nay, không biết chúng nó nghĩ gì nhỉ?
    Xã hội hiện nay đang có tình trạng ăn xổi, ăn lấy được, không cần nghĩ đến tương lai.
    Có vị cứ nghĩ để lại cho con cháu một gia sản đồ sộ, một cơ ngơi hoành tráng, một chức tước cao sang, một địa vị lẫm liệt, một nhà thờ dòng họ to lớn thì sẽ được trọng vọng muôn đời? Có thật vậy không ta?
    Các vị có phát hiện ra điều này không: trong nhà các vị đang tồn tại muôn điều giả dối, vì nếu nói thật lòng, con các vị sẽ nói: Cha cũng chỉ là một thằng ăn cắp hạng sang mà thôi!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ND 05.20 rất chí lý.Trong cơn say quyền tiền có được mấy kẻ tỉnh ngộ ra rằng mình đang là kẻ tội đồ của lịch sử.

      Tuy nhiên con họ ,cháu họ,anh em đồng chí ,đồng hương làng nước ,xóm riềng của họ mà không nói cho họ thấy chân tướng kẻ cắp hạng sang của họ thì rồi chính những người liên quan ấy cũng không tránh được hệ lụy lịch sử rằng cha ông,bạn bè ,đồng chí ,hàng xóm của mình từng là kẻ bất lương trong lịch sử.

      Xóa
    2. Chúng đã "làm cách mạng thành công" khi tạo ra một xã hội trong đó gần như không thấy người, chỉ toàn súc vật ác và hiền đần.

      Xóa
  3. Đình công bãi thị như bà con tiểu thương Chợ Tân Bình là bọn thế lực nhóm phải thua thôi! Bà con tiểu thương Chợ An Đông cũng đang tiếp bước phong trào!
    [♫]
    "Đình công bãi thị đòi áo cơm tự do!"

    Trả lờiXóa
  4. Anh "xin" thì được là chắc rồi; anh "cho" chẳng những không mất mà còn được đậm là khác (một người cho, trăm người xin mà); anh "xin" và anh "cho" cùng dự thảo và biểu quyết thông qua luật cấm xin - cho. Vậy thì làm gì có được cái luật xóa bỏ "cơ chế xin - cho"!
    Này nhé: Ông CP dự thảo Luật. Ông QH bình loạn dăm câu ba sợi rồi biểu quyết (làm gì mà chẳng quá bán). Ông CP thực hiện và tự "thổi còi" bằng hệ thống TTCP và CA. Ông TA xét xử "theo chỉ đạo". Cái chế định "quyền lực NN là thống nhất" (phi kiểm soát chéo) nó đẻ ra cái cơ chế này.
    Ai dám bỏ? - Nói!

    Trả lờiXóa
  5. Khổ quá các ông các bà ĐBQH ơi , lâu nay Quốc hội nước CHXHCNVN làm gì có thực quyền . Cứ nói cho " oai " là : cơ quan quyền lực cao nhất ! Nhất với ai ? nhất với dân đen à thưa các ông ? Các ông các bà có thấy rằng ( Nguyễn phú Trọng đã hùng hồn tuyên bố ) : cương lĩnh của đảng còn " nằm trên " hiến pháp cơ mà . Vì vậy việc chi tiêu của chính phủ theo kiểu " đốt nhà táng " nhưng Quốc hội đâu có nói được , có quyết được , cuối cùng chỉ là cái nơi để " bấm nút " thông qua việc đã rồi đó là : bội chi ngân sách hàng năm . Việc nợ công " khủng " của VN hiện nay , Quốc hội cũng chỉ " dỏng tai " lên nghe mấy ông chính phủ công bố , tỷ lệ nợ công lúc thì là A , rồi lúc thì lại là B , rồi nào là " ngưỡng cho phép " chứ chưa đến ngưỡng CHẾT ... Cứ cái kiểu " nghe rồi bấm nút " thông qua như vậy thì cái Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất hay " cao nhất từ dưới lên " ??? Thưa các ông , kiểu gì thì QH cũng chỉ là một " cánh tay đắc lực của ĐCSVN " mà thôi , nói là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân chỉ là NÓI PHÉT ! Vì vậy việc phát biểu , chất vấn của một số ĐBQH tâm huyết với dân , với nước tại các kỳ họp QH chỉ như " nước đổ đầu vịt " mà thôi !
    QUAN thì vẫn cứ THAM ( sâu xé ngân sách nhà nước ) , DÂN thì vẫn NGÈO ( không ngóc đầu lên được ) ! Chính vì lẽ đó ( nói chẳng ai nghe , muốn nghe nói thật thì chẳng ai nói ) các bạn có thấy không , gần 500 ông bà nghị nhưng đa số lại là " nghị gật , nghị bấm " !!! Thật buồn cho cái thời buổi này , cái thể chế chính trị này .
    ( Xin cảm ơn Đ.tá Bùi văn Bồng đã cho đăng comments của tôi )

    Trả lờiXóa
  6. Mot thang con lo de co bac ca cwoc gai ma tuy...lwa ,lay tien cua bo me noi de lam an ,dau tw..? khi vo no XHD+XHD cwop nha gan no-pha gia chi tu??? 98% no Cong VN la do dau tw... vao GIAO THONG VA MA CHA NHA NO?
    ngluy

    Trả lờiXóa
  7. Trương Minh Tịnhlúc 11:36 31 tháng 10, 2014

    Nhà nước biết làm thế là bậy.Nhưng không cho nó ăn nhậu thì nó đâu có bảo vệ chế độ nữa. Y chang một băng đảng giang hồ.

    Trả lờiXóa
  8. "Tôi đi thăm một số nước mà cuối tháng 12 người ta không mời được cơm vì... ngân sách chưa có.Còn nước ta thì ăn nhậu vô tội vạ...".
    thế nhà ta mới là thiên đường
    nhà chúng nó chấp làm gì? bọn dãy chết bọn c.hó, miếng ăn cũng tranh nhau

    Trả lờiXóa