Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

LÁNG GIỀNG ĐIỂM TIN - Thứ Tư - 29-10-2014

1 - 
Tại sao từ chối Quyền im lặng? (BBC) - Giới tư pháp đang bàn luận sôi nổi về quyền im lặng, nhiều ý kiến tranh cãi xem có nên đưa quy định này vào luật hay không.
'Luật sư VN không chỉ bào chữa vì tiền' (BBC) - Phản ứng từ các luật sư trong nước sau khi một đại biểu Quốc hội nhận xét giới luật sư ở Việt Nam 'chỉ bào chữa cho người có tiền'.
Ấn Độ 'giúp quân đội Việt Nam' (BBC) - Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết giúp đỡ quân đội Việt Nam sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở New Delhi.
‘Nên cảnh báo du khách nhẹ nhàng hơn’ (BBC) - Một người làm trong ngành du lịch nói công an ‘nên có cách làm nhẹ nhàng hơn’ để cảnh báo du khách về an ninh.
Công an Sài Gòn ngưng phát tờ rơi ‘bôi nhọ đất nước’ (VOA) - Một đơn vị công an ở Sài Gòn quyết định ngưng phát tờ rơi cho du khách nước ngoài, cảnh báo về tình trạng cướp giật và trộm cắp sau khi bị chỉ trích là ‘bôi nhọ đất nước’
Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa! (BBC) - Ý kiến cho rằng những ai phải lưu vong vào thời điểm này đều tràn ngập hy vọng trở về cố hương trong không bao lâu nữa.
Chuyến đi của Thủ tướng Dũng và quan hệ Việt-Ấn (BBC) - Chuyên gia Ấn Độ nói quan hệ Ấn – Việt dựa trên một nền tảng vững chắc, được thể hiện qua hợp tác kinh tế và quân sự.
Ấn Độ cam kết hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa quốc phòng, an ninh (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiều 28/10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhấn mạnh, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với Việt Nam là một trong những trụ cột quan trọng nhất.
Thủ tướng Ấn hứa giúp Việt Nam hiện đại hóa quân sự (RFI) - Đến Ấn Độ từ hôm qua, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã được đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pranab Mukherjee nghênh tiếp tại thủ đô New Delhi hôm nay, 28/10/2014. Ngay sau lễ đón tiếp, hai vị Thủ tướng đã hội đàm với nhau, và phía Ấn Độ đã nhấn mạnh cam kết giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng của mình.
Việt Nam - Ấn Độ cam kết tăng cường hợp tác (BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay có cuộc hội đàm chính thức với người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi, tái khảng định cam kết phát triển toàn diện mối quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Việt Nam tiếp tục ra sức kềm chế Trung Quốc (RFI) - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang có chuyến thăm hai ngày tới Ấn Độ theo lời mời của người đồng nhiệm nước này là ông Narendra Modi. Nhật báo Le Monde số ra hôm nay nhân sự kiện này có bài nhận định về chính sách tăng cường hợp tác với các nước khác để kềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực. Bài viết chạy tựa : « Hà Nội chăm chút quan hệ với New Delhi ».
Hồng Kông kỷ niệm một tháng biểu tình (RFI) - Các nhà đấu tranh dân chủ Hồng Kông kêu gọi những người ủng hộ hôm nay 28/10/2014 hãy kỷ niệm một tháng biểu tình quy mô, bằng cách lại trang bị các khẩu trang đã sử dụng để tự bảo vệ trước hơi cay và hơi tiêu của cảnh sát.
Dư luận Mỹ 'hoài nghi' về Afghanistan (BBC) - Người dân Mỹ vẫn chia rẽ quan điểm về hành động can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Afghanistan, theo một khảo sát của BBC.
Mỹ không chủ trương cách ly Ebola (BBC) - Giới chức Hoa Kỳ sẽ theo dõi chặt các nhân viên y tế từng điều trị cho bệnh nhân Ebola ở Tây Phi trở về nước nhưng không buộc cách ly họ.
Bầu cử giữa kỳ tại Hoa Kỳ, các rủi ro cho TT Obama (VOA) - Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào thứ ba tuần tới để bầu một Quốc hội mới, kết quả sẽ ảnh hưởng quan trọng tới 2 năm cuối tại chức của Tổng thống Barack Obama
Bắc Kinh đánh vào thú cờ bạc, mạt chược của quan chức (RFI) - Chiến dịch bài trừ tham nhũng đang được tiến hành rầm rộ tại Trung Quốc vừa có thêm một đối tượng tấn công mới : trò chơi mạt chược truyền thống. Theo báo chí Trung Quốc vào hôm nay, 28/10/2014, tệ nạn đánh bài, chơi mạt chược trong giới cán bộ cần phải bị bài trừ tương tự như hàng loạt những thói hư tật xấu khác.
Trung Quốc: Tướng Từ Tài Hậu nhận tội tham nhũng (RFI) - Một viên tướng Trung Quốc đầy quyền uy trước đây nhưng vừa bị thất sủng đã thú nhận tội danh nhận hối lộ. Theo Tân Hoa Xã vào hôm nay, 29/10/2014, công cuộc điều tra Tướng Từ Tài Hậu đã hoàn tất, và bên công tố quân đội đang chuẩn bị hồ sơ đưa nhân vật này ra xét xử trong thời gian sắp tới đây.
Truy tố, khai trừ đảng tướng Từ Tài-Hậu (RFA) - Tướng Từ Tài-Hậu , cựu Phó Chủ tịch Quân Ủy Trung ương Trung Quốc, bị tòa xét xử hồi tháng 6, thú nhận tội trạng ăn hối lộ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kiểm soát tư pháp (RFI) - Theo kết luận của Hội nghị trung ương Đảng lần thứ tư được công bố hôm nay 28/10/2014, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tái khẳng định quyền kiểm soát hệ thống tư pháp của đất nước. Đảng muốn tập trung quyền lực cho trung ương để tránh sự chi phối của địa phương.
Thuyền trưởng phà Sewol đối mặt án tử (BBC) - Công tố viên Nam Hàn đề nghị án tử hình cho thuyền trưởng phà Sewol vì cho rằng ông ‘nói dối và không hối hận’.
Mỹ: Bầu cử Ukraine là 'sự kiện bước ngoặc' (VOA) - Hoa Kỳ ca ngợi cuộc bầu cử quốc hội Ukraine là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của nước này
Nga sẽ công nhận kết quả bầu cử miền Đông Ukraina (RFI) - Chính quyền Nga tuyên bố sẽ công nhận kết quả cuộc bầu cử do phe ly khai ở miền Đông tổ chức vào Chủ nhật 02/11/2014, làm tiêu tan hy vọng hòa dịu trước một cuộc họp của Liên hiệp châu Âu bàn về các biện pháp trừng phạt kinh tế Matxcơva.
Nhật bắt thuyền trưởng Trung Quốc đánh cắp san hô (RFI) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm qua 27/10/2014 loan báo đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu Trung Quốc bị nghi ngờ là đã khai thác bất hợp pháp san hô trong vùng biển của Nhật.
Người Kurdistan ở Syria là ai ? (RFI) - Người Kurdistan tại Kobane, Syria, đang chống cự quyết liệt, với hy vọng có được chi viện của phương Tây và lực lượng Kurdistan tại Irak, để phá vòng vây của quân thánh chiến. Câu hỏi người Kurdistan ở Syria là ai đã được đặt ra ngay từ lúc nổ ra phong trào nổi dậy tại Syria, bởi vì, theo báo Le Monde, họ có lập trường ngoắt ngoéo và lưỡng lự, giữa một bên là các lời dụ dỗ ngon ngọt của Tổng thống độc tài Bachar Al Assad và bên kia là những hứa hẹn của Hội đồng Dân tộc Syria, phe đối lập.
Việt-Trung cam kết cải thiện quan hệ song phương (RFI) - Trong phiên họp của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc - Việt Nam ngày 27/10/2014 tại Hà Nội, do Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ trì, Hà Nội và Bắc Kinh đã đồng ý sẽ sử dụng cơ chế hiện có để giải quyết các tranh chấp biên giới, trong đó có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vì hai bên đều không muốn tranh chấp này ảnh hưởng đến quan hệ song phương.
Niềm tin mãnh liệt từ Niu Đê-li (BaoMoi) - QĐND - Một tuần sau ngày thủ đô Hà Nội được giải phóng, Thủ tướng Ấn Độ G.Nê-ru (Jawaharlan Nehru) là vị đứng đầu chính phủ nước ngoài đầu tiên tới thăm Việt Nam. Như một sự ngẫu nhiên của lịch sử, 60 năm sau, cũng vào dịp tháng 10, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, người ký Tuyên bố chung chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ hồi năm 2007, sang thăm chính thức Ấn Độ. Quả thực, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã không ngừng vun đắp mối quan hệ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng G. Nê-ru đặt nền móng, để quan hệ Việt Nam-Ấn Độ nồng ấm như ngày hôm nay.
Trung Quốc cảnh báo Việt Nam và Ấn Độ về thỏa thuận dầu khí (VOA) - Bắc Kinh cảnh báo Việt Nam và Ấn Độ không nên gây tổn hại tới chủ quyền của TQ ở biển Đông, trong lúc Hà Nội và New Delhi ký kết các thỏa thuận thăm dò dầu khí
Hoàn Cầu: "Ấn Độ - Việt Nam khai thác dầu Biển Đông, không để ý TQ" (BaoMoi)- (GDVN) - Những lô dầu khí ở duyên hải Việt Nam vẫn bị Trung Quốc nhận là của mình, học giả TQ nhắc nhở Việt-Ấn rằng họ cũng muốn "cùng khai thác"...
Bloomberg: Ông Dương Khiết Trì sang VN là để xoa dịu (BaoMoi) - Trong bài viết Top China diplomat soothes Vietnam - Tạm dịch: Quan chức ngoại giao Trung Quốc xoa dịu Việt Nam, hãng tin Bloomberg, Mỹ nhận định chuyến thăm của ông Dương nhằm hàn gắn mối quan hệ bị rạn nứt trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang. Bản tin này sau đó đã được nhiều tờ báo trong khu vực đăng lại.
Ông Dương Khiết Trì dọn đường cho hội nghị thượng đỉnh Việt - Trung?(BaoMoi) - (GDVN) - Shannon Tiezzi bình luận, chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì chẳng đại diện cho một thiện chí nào, và thực tế cũng không cung cấp bất kỳ giải pháp nào mới.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Việt Nam mang ý nghĩa chiến lược(BaoMoi) - Trong chuyến thăm Việt Nam kéo dài hai ngày (26-27/10) của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã cùng bàn luận về giải pháp xóa bỏ căng thẳng trên biển Đông cải thiện quan hệ song phương giữa hai nước. Nhiều chuyên gia thế giới nhận định đây là một chuyến thăm mang ý nghĩa rất quan trọng.
Vũ khí bành trướng bí mật của Bắc Kinh trên biển Đông (BaoMoi) - Tình báo Mỹ và các nước châu Á đang theo dõi rất sát sao di chuyển của tàu nạo vét cỡ lớn của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự nạo vét này ở nghĩa đen của từ này đang vẽ lại bản đồ và các đường biên giới. Hơn nữa, việc này đang được thực hiện liên tục không nghỉ, 24/24 giờ trong ngày.
Báo TQ kích động Đài Loan:Việt Nam đã sớm bao vây đảo Ba Bình (BaoMoi) - (GDVN) - Quan chức Đài Loan muốn tăng quân trên đảo Ba Bình, lấy cớ là Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp và bao vây, hiện TQ chưa lập Khu phòng không...
Việt Nam mua 4 tàu tuần tra của Ấn Độ (RFA) - Bản tin AFP đánh đi ngày hôm nay cho biết VN mua 4 tàu tuần tra ngoài khơi của Ấn Độ với mức hạn tín dụng 100 triệu đô la trong chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Việt Nam kêu gọi Ấn Độ ủng hộ giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông(BaoMoi) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm qua kêu gọi Ấn Độ ủng hộ tích cực các bên liên quan để giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình, và tuyên bố sẽ tiếp tục cho phép tàu Ấn Độ tới thăm các cảng.
Trung Quốc theo dõi sát quan hệ Việt-Ấn (VOA) - Mối quan hệ ngày càng tăng giữa Ấn Độ và VN có phần chắc sẽ được theo dõi sát bởi TQ, nước đã bày tỏ bất bình trước hoạt động thăm dò dầu khí của Ấn ở Biển Đông
Mỹ tung máy bay đi săn tàu ngầm Trung Quốc (BaoMoi) - Sà xuống độ cao 500 feet trên Thái Bình Dương, trung tá hải quân Bill Pennington lái chiếc máy bay trinh sát tối tân P-8 của hải quân Mỹ về phía một con tàu khả nghi ở phía nam Nhật Bản.
Trung Quốc vẫn là nước có khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất (BaoMoi) - (NDH) Tổng cục Thống kê cho biết lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 giảm nhẹ so với tháng trước do dịch bệnh Ebola khiến cư dân các nước hạn chế đi du lịch nước ngoài.
Viết cho ai? (VOA) - Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản. Tưởng không ai có thể nói điều gì khác
Đại sứ Bắc Triều Tiên gặp nhà điều tra nhân quyền LHQ (RFI) - Đại sứ Bắc Triều Tiên tại Liên hiệp quốc gặp nhà điều tra của LHQ đặc trách nhân quyền, vào lúc mà nhà ngoại giao này muốn đưa chế độ Bình Nhưỡng ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế vì những tội ác chống nhân loại.
Bắc Triều Tiên mời giới chức nhân quyền LHQ tới thăm (VOA) - Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết Bắc Triều Tiên đã đề nghị một nhà điều tra nhân quyền Liên Hiệp Quốc tới thăm quốc gia cộng sản bị cô lập này
Tình báo Hàn: Kim Jong Un giải phẫu mắt cá chân (RFI) - Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, từng gây nhiều thắc mắc khi biến mất trong sáu tuần lễ và mới tái xuất hiện gần đây, đã trải qua một cuộc phẫu thuật nhằm lấy đi một khối u nang ở mắt cá chân. Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin từ tình báo Hàn Quốc hôm nay 28/10/2014 cho biết như trên.
Rút ngắn khoảng cách giới toàn cầu (BBC) - Phụ nữ tham gia chính trị và lực lượng lao động đã giúp rút ngắn khoảng cách toàn cầu về giới, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Phó Chủ tịch TQ tiếp phái đoàn thống đốc Nhật Bản (RFA) - Lần gặp gỡ cấp cao hiếm hoi này được kỳ vọng cho một cuộc họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Shinzo Abe tại hội nghị APEC vào tháng tới.
Phó chủ tịch TQ hy vọng cải thiện quan hệ với Nhật Bản (VOA) - Phó chủ tịch nước Trung Quốc bày tỏ hy vọng có thể cải thiện quan hệ với Nhật Bản, giữa lúc ông gặp một phái đoàn của các thống đốc Nhật Bản tại Bắc Kinh
Pháp điều tra về cái chết của một người biểu tình vì môi trường (RFI) - Tại Pháp, một cuộc điều tra được mở ra sau cái chết của một sinh viên trong cuộc biểu tình phản đối công trình xây dựng đập nước Sivens ở vùng Tarn. Tổng thống và Thủ tướng Pháp hôm nay 28/10/2014 cùng đưa ra lời kêu gọi giữ bình tĩnh.
Cư dân Thái Lan quyết chống việc xây đập Xayaburi (RFA) - Những cộng đồng cư dân Thái Lan sống dọc theo sông Me kong lâu nay tích cực lên tiếng phản đối việc xây đập thủy điện trên dòng chính con sông này vì họ nhận thức được cuộc sống của họ bị tác động dữ dội một khi dòng chảy bị chặn lại và môi trường bị tàn phá bởi những dự án như thế.
LHQ tố cáo việc kỳ thị người chăm sóc bệnh nhân Ebola (RFI) - Sau khi một loạt tiểu bang Mỹ ban hành biện pháp cách ly bắt buộc nhắm vào tất cả những ai đã tiếp cận với những bệnh nhân bị Ebola, tranh cãi đã bùng lên. Tổng thư ký Ban Ki Moon vào hôm qua đã chính thức lên tiếng kêu gọi đình chỉ các biện pháp « xoi mói » nhắm vào những người này, chủ yếu là nhân viên y tế tình nguyện đã không ngại hiểm nguy qua Tây Phi tham gia công tác ngăn chặn dịch bệnh.
Giao tranh vẫn tiếp diễn tại Kobani (VOA) - Giao tranh vẫn tiếp diễn tại Kobani với những âm thanh quen thuộc của tiếng súng và máy bay phản lực bay trên đầu báo hiệu những nỗ lực để ngăn chặn
Thổ Nhĩ kỳ không thể đưa quân vào Iraq: Thủ tướng Davutoglu (RFA) - Thủ tướng Davutoglu tuyên bố nếu quân định đồng minh đứng ngoài cuộc chiến thì không lý do gì Thổ lại gửi quân của mình sang biên giới Syria để giải thoát cho Kobani.
Tổng thống Brazil tái đắc cử (BBC) - Bà Dilma Rousseff tái đắc cử tổng thống Brazil trong cuộc đua sít sao nhất trong nhiều năm qua.
Tổng thống Aquino không tranh cử nhiệm kỳ II (RFA) - Tổng thống Benigno Aquino bác bỏ việc ông có thể vận động sửa hiến pháp Phi để tiếp tục ứng cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa.
Đặc sứ Mỹ: Cần đáp ứng mạnh mẽ hơn đối với dịch Ebola (VOA) - Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power nêu bật sự cần thiết phải có một đáp ứng mạnh mẽ hơn để ứng phó với dịch Ebola đã giết chết gần 5.000 người ở Tây Phi
Australia không cấp visa cho công dân các nước có dịch Ebola (VOA) - Các tổ chức nhân đạo ở Úc đang chỉ trích chính sách không cấp visa cho công dân ba nước Tây Phi có dịch Ebola
Nhiều lo ngại về số phận của hàng ngàn người Rohingya (VOA) - Một nhà tranh đấu cho quyền lợi của người Rohingya ở Myanmar cho biết có một làn sóng vượt biên qui mô kỷ lục của những người thiểu số rời khỏi nước này
Tân Tổng thống Afghanistan công du Trung Quốc (VOA) - Tân Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chính thức viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên, nơi ông sẽ có những cuộc thảo luận với Chủ tịch Tập Cận Bình
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Đan Mạch căng thẳng vì vụ trao đổi với IS (VOA) - Vụ tranh chấp ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Đan Mạch đang gia tăng vì việc phóng thích một người Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi bắn một nhà văn Đan Mạch
Truyền thông quốc tế nói gì về chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? (BaoMoi) - (PetroTimes) - Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ qua chuyến thăm New Dehli của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 27-29/10 là chủ đề được truyền thông quốc tế dành quan tâm đặc biệt.
Reuters: Ấn Độ sắp giao 4 tàu tuần tra cho VN để phòng thủ trên biển Đông(BaoMoi) - Các cuộc đàm phán đang tăng tốc, về việc giao tàu tuần tra hải quân Ấn Độ cho Việt Nam. Một quan chức Ấn nói đây là cuộc chuyển giao quân sự đầu tiên có ý nghĩa cho Việt Nam cải thiện khả năng phòng thủ trên biển Đông, nơi mà Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc (TQ).
Việt Nam vào chung kết bóng đá bãi biển Đông Nam Á 2014 (BaoMoi) - Hat-trick của tiền đạo Tuấn Anh mang lại chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước tuyển Lào, đồng thời đưa tuyển Việt Nam vào chung kết bóng đá bãi biển Đông Nam Á lần thứ nhất.
Hơn 6,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng (BaoMoi) - Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 10 ước tính đạt 559 nghìn lượt người, giảm 3,3% so với tháng trước. Nguyên nhân, theo Tổng cục Thống kê, chủ yếu do dịch bệnh Ebola nên cư dân các nước hạn chế đi du lịch nước ngoài.
Hợp tác sâu rộng Việt Nam - Tanzania (BaoMoi) - Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, hôm qua (27-10), Tổng thống nước Cộng hòa Tanzania Thống nhất Jakaya Mrisho Kikwete cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Tanzania đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước Việt Nam từ 27 đến 28-10. Lễ đón trọng thể đã được tổ chức tại Phủ Chủ tịch.
Biển Đông lặng sóng có lợi cho ai? (BaoMoi) - Biển Đông cần sự an bình để cùng nhau phát triển
Việt-Trung nhất trí kiểm soát bất đồng tiến tới phân định vùng biển (BaoMoi) - Trong cuộc gặp gỡ của ông Dương Khiết Trì với các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam hôm qua, hai bên thống nhất kiểm soát các bất đồng trên biển và thúc đẩy việc khảo sát phân định vùng biển bên ngoài vịnh Bắc Bộ.
Thủ tướng chào đón tàu Ấn Độ thăm Việt Nam, mặc Trung Quốc ngăn cản(BaoMoi) - (GDVN) - Khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra 1 tháng sau vụ tàu hải quân Ấn Độ INS Airavat đã bị phía Trung Quốc yêu cầu (vô lý) rời khỏi Biển Đông.
Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm biện pháp quản lý tranh chấp biển(BaoMoi) - Trong lần thứ 2 quay lại Việt Nam, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đã có cuộc hội đàm với Phó thủ tướng Việt Nam ông Phạm Bình Minh.
VN ưu tiên dùng biện pháp hòa bình giải quyết vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Ngày 27.10, tại Hà Nội, Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì chủ trì Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương VN - Trung Quốc (TQ).
Tin vắn quốc tế tối ngày 28/10 (BaoMoi) - * Nhật Bản và Trung Quốc ngày 27/10 đã nhất trí sẽ tiến hành một cuộc đối thoại dân sự với chủ đề phòng tránh xung đột quân sự song phương trong bối cảnh hai bên căng thẳng về các vấn đề chủ quyền ở biển Hoa Đông. Cuộc đối thoại sẽ diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) trong hai ngày 29 – 30/10.
----------------
2 - BA SÀM 
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Điều tra vụ ‘tàu lạ’ đâm chìm tàu cá trên biển (VNN). – Điều tra vụ tàu 13 ngư dân bị tàu nước ngoài đâm chìm (VNE). – Xác minh tàu gây tai nạn với tàu cá Bình Định (ANTV). “Chủ tàu hiện tại là Công ty tàu biển Makro của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại treo cờ Liberia. Con tàu này đã đổi tên tới 4 lần. Tàu này xuất phát ngày 24/10 vừa qua, chạy theo hải trình từ cảng Tieshan (Trung Quốc) đi Singapore“. –Ước tính thiệt hại hơn 6 tỉ đồng (BP).
Chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo chí Ấn Độ: Hợp tác quốc phòng với Việt Nam rất quan trọng với Ấn Độ (LĐ).  – Ấn Độ ‘giúp quân đội Việt Nam’ (BBC). – Ấn Độ giúp VN hiện đại hóa quốc phòng (VNN). – Thủ tướng Ấn hứa giúp Việt Nam hiện đại hóa quân sự (RFI). – Việt – Ấn đẩy mạnh hợp tác kinh tế – an ninh (BBC). – Chuyến đi của Thủ tướng Dũng và quan hệ Việt-Ấn (BBC). TS Rahul Mishra: “Việt Nam gần đây đã chào mời năm lô dầu khí cho Ấn Độ. Trong vấn đề này, công ty ONGC Videsh Limited (OVL) của Ấn Độ và PetroVietnam đã ký Thư Bày tỏ Quan tâm trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Ấn Độ Mukherjee hồi tháng Chín 2014“.
Việt Nam mua các tàu tuần tra mới từ Ấn Độ (KP). – Reuters: Ấn Độ sắp giao 4 tàu tuần tra cho VN để phòng thủ trên biển Đông (MTG). – Việt Nam mong Ấn Độ ‘hỗ trợ’ giải quyết tranh chấp Biển Đông (Infonet). – Niềm tin mãnh liệt từ Niu Đê-li(QĐND). Dữ hông?! Có “bạn vàng, bạn tốt” làm chi mà hổng dám tin, lại tin mãnh liệt vào những người không phải là “bạn vàng” của mình?
 – Báo TQ tức vô lối vì Thủ tướng đi Ấn khi Dương Khiết Trì đến Việt Nam (GDVN). – Trung Quốc cảnh báo Việt Nam và Ấn Độ về thỏa thuận dầu khí (VOA). Ông Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam trân trọng và đánh giá cao lập trường của Ấn Độ về vấn đề biển Đông và về việc Ấn Độ tiếp tục hợp tác với Việt Nam thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông”.
Việt Nam, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm (QĐND). Việt Nam cần hợp tác, nhờ “bạn” giúp chống bọn cướp biển, nhất là những “tàu lạ” thường xuyên tấn công ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa.
- Nhà báo Vũ Quí Hạo Nhiên phỏng vấn Blogger Điếu Cày: Hãy giúp đỡ người dân Việt Nam được cất lên tiếng nói! (Ba Sàm). “Thì cái hữu hiệu nhất là bà con hỗ trợ mạnh mẽ về dư luận hơn nữa và kết nối cộng đồng trong ngoài nước để chúng ta cùng thông hiểu nhau, cùng chung tay góp sức để tương lại của đất nước để tiến đến một cái đất nước mà ở đó mỗi người dân đều có quyền thực hiện tất cả mọi cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, những cái quyền con người cơ bản nhất để rồi bà con chúng ta có quyền trở về sống ngay trên đất nước của mình mà không sợ bị đàn áp khi mà cất lên tiếng nói trái với ý của nhà cầm quyền“.
- TS Phạm Chí Dũng: Điếu Cày, hẹn gặp anh ba năm nữa! (BBC). “Điều an ủi lớn hơn dành cho giới hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam là khi chính quyền và ngành công an buộc phải thả người tù quan trọng nhất và cũng mang tính thách thức nhất như Điếu Cày, đó không phải là một tinh thần “toàn thắng” từ phía họ như hệ thống tuyên truyền một chiều vẫn thường tự an ủi và cũng bị ngộ nhận từ một số người khác“.
- Về Chị Dương Thị Tân: Người phụ nữ đằng sau ánh hào quang ở Los Angeles (Blog RFA). “Chị chẳng bao giờ lên mạng giãi bày tư tưởng, quan điểm, trưng ảnh, khoe có mối quan hệ với ai. Cũng chẳng bao giờ tuyên bố này nọ, có chăng chỉ là những câu trả lời phỏng vấn mang đầy bức xúc khi bị làm khó dễ, đày ải. Người ta biết đến chị bởi những hoạt động của chị liên quan đến một người nổi tiếng mà tôi vừa nhắc đến: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải“.
Nhân bài “Tránh độc quyền chân lí” (BVN). GS Nguyễn Văn Tuấn: “Đọc cái tựa đề trên làm tôi hơi giật mình! Giật mình vì tưởng là có ai bật đèn xanh cho thảo luận về một “ism” khác ở VN. Nhưng không phải. Bài báo này hơi khó đọc, vì những lí giải không theo mạch logic, và phải đến cuối bài mới biết tác giả nói gì. Hoá ra, tác giả mong muốn có những cơ chế để các nhà khoa học phản biện, chứ không phải chuyện to tát như kêu gọi có cái nhìn khác ngoài chủ nghĩa Mác Lê Mao“.
LS Ngô Ngọc Trai: Tại sao từ chối Quyền im lặng? (Ba Sàm). “Sự ngụy biện trong quyền im lặng cũng giống như trong vấn đề dân chủ. Người ta cho rằng dân trí thấp nên chưa thể cho thực thi các quyền dân chủ.  Nhưng đúng ra cần phải khai triển các quyền tự do dân chủ như quyền tự do báo chí, quyền tự do xuất bản, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do học thuật… sẽ giúp nâng cao trình độ dân trí và thăng tiến các giá trị con người… Theo thế giới quan nhận thức của các cán bộ tư pháp hiện nay thì luật hình sự hay luật pháp nói chung, cũng giống như nhà nước chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị“.
‘Luật sư VN không chỉ bào chữa vì tiền’ (BBC). LS Trần Đình Triển: “Ông Đương rất biết cách đây mấy năm tôi bảo vệ cho một cháu bé 3 tuổi bị hiếp dâm ở Ninh Bình, khi đó ông Đương còn ở viện kiểm sát Ninh Bình. Ông biết thừa tôi đã làm vụ đó rất tốn kém thời gian, đi lại vì vụ án kéo dài 2 năm“. – ĐB Đỗ Văn Đương: “Tôi không nói luật sư bào chữa vì tiền” (KP).
- Hạ Đình Nguyên: BƠI TRONG HỒ RÁC…! (Tễu). “Thật hãi hùng mà nghĩ đến một cơn đột quỵ bất ngờ xuất hiện, dù là đột quỵ của chuột, của bình, hay của xã hội.  Có lẽ vì thế mà các đại biểu đã phát biểu, đã nêu lên những bức xúc, lo lắng, và hồ hỡi: ‘Đã đến lúc đáng báo động’.  Từ độ xuân qua xuân lại lại, vẫn vang lên như một bài ca cũ với điệp khúc hầu như không chán: ‘Đã đến lúc đáng báo động’!  Không thể có cái gì mới dù muốn, ngoài cái “hội trường mới” hoành tráng, xem ra cũng chẳng giúp ích được gì!
Đại biểu Quốc hội đề xuất có quy định về đặt tên cho con (LĐ). – Đề xuất quy định không đặt tên xấu cho con (KP).  – Đề xuất đưa nhóm máu vào thẻ căn cước công dân (KP). Nghe những điều các vị ĐBQH nói, thảo luận, bàn bạc, người dân có thể biết được trình độ, nhận thức, tư duy… của những người đại diện cho dân. Qua đó, có thể đánh giá được cái tầm của họ ở mức độ nào và đất nước đang ở đâu trong bảng xếp hạng toàn cầu.
Báo Tuổi trẻ: CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT ! (Tễu). “Là cử tri, điều tôi muốn biết ở các vị đại biểu mà tôi đã bầu vào Quốc hội là trong hai kỳ họp hằng năm, mỗi kỳ hơn một tháng, các vị có phản ảnh và phản ảnh có đúng, đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri lên Quốc hội hay không?   Tôi cũng muốn biết quan điểm, chính kiến mà các vị đại biểu thể hiện tại Quốc hội có thật sự đại diện cho ý chí, yêu cầu của đông đảo cử tri hay không?
HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 182 – Cái đuôi sao vẫy được…cái đầu ?  (Nhật Tuấn). Dân có lòng tin đâu mà đòi lấy lại…Để thử coi tuần này họp quốc hội có dám bác dự án xây sân bay Long Thành không nào ?/ Đúng rồi, nếu quốc hội thông qua, lập tức nó móc công quỹ ra 142 triệu đôla gọi là tư vấn thiết kế…tất nhiên có phần trăm chia chác trong đó…/ Tiền to thế quốc hội nhất định phải thông qua thôi…cái đuôi sao vẫy được cái đầu ?”
Cảnh báo cho du khách là cần thiết (LĐ).  – Công an Sài Gòn ngưng phát tờ rơi ‘bôi nhọ đất nước’ (VOA). – ‘Nên cảnh báo du khách nhẹ nhàng hơn’ (BBC). “Họ thấy mình được đối xử chu đáo chứ không cho rằng việc phát tờ rơi chứng tỏ an ninh không tốt“. – Vụ phát tờ rơi của CA TpHCM – Việc cần làm ngay! (Hiệu Minh).  – Chuyện cảnh sát phát tờ rơi cảnh giác ở xứ người (VNN).
Biểu tình Hong Kong đánh dấu tròn tháng (BBC). – Hồng Kông kỷ niệm một tháng biểu tình (RFI). “Vào lúc 17giờ 57 (9 giờ 57 GMT) sẽ diễn ra 87 giây im lặng, tượng trưng cho 87 loạt hơi cay do cảnh sát bắn vào những người biểu tình đòi dân chủ – hôm 28/9 đã tràn ngập một đại lộ gần Hội đồng Lập pháp“. – Hong Kong: Biểu tình để kỷ niệm… biểu tình (VTV).
Hồng Kông: Cảnh sát sẵn sàng bắt người biểu tình (TBKTSG). – Hong Kong âm thầm mua hàng tỷ USD vũ khí từ Anh(Infonet). “Nhiều nhà phê bình từ Anh thúc giục chính phủ cần chấm dứt việc bán vũ khí cho Hong Kong ngay lập tức“.
Trung Quốc sẽ cách chức Ủy viên Chính hiệp Hong Kong (TTXVN). “… một trong những nội dung làm việc trong ngày 29/10 của Thường vụ Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc là bãi miễn chức vụ Ủy viên Chính hiệp Toàn quốc của ông Điền Bắc Tuấn, người trước đó đã kêu gọi Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lương Chấn Anh từ chức“.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kiểm soát tư pháp (RFI). “Việc kiện toàn Nhà nước pháp quyền chỉ có thể thực hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng“.
KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hoài niệm trên cao (Da Màu).
Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng (TCTP). “Chúng tôi muốn nhắc lại điều này với Báo Giáo dục Việt Nam. Đồng thời đề nghị Báo đưa ra lời giải thích việc P/v Hồng Nhung của quý Báo đã ‘khảo sát’ Blog Tuấn Công thư phòng để viết bài “Từ điển tiếng Việt ‘Đền là Chỗ vua ở’ có ai tin được không?”. Làm như vậy, liệu có ‘cho qua’ được không, thưa bạn đọc?
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Tổ chức Công đoàn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá: “Mỗi người phải cân nhắc khi mua thuốc lá” (LĐ).
LHQ tố cáo việc kỳ thị người chăm sóc bệnh nhân Ebola (RFI). Ông Ban Ki Moon: “Họ là những con người phi thường, dám hy sinh thân mình để giúp đỡ nhân loại. Họ không thể bị áp đặt những hạn chế mà không có cơ sở khoa học“. – Mỹ không chủ trương cách ly Ebola(BBC).
Cộng đồng cư dân Thái Lan đẩy mạnh việc chống xây đập Xayaburi (RFA). “Ở Việt Nam cũng vậy: những người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long hằng ngày đi đánh cá, trồng lúa có biết mình bị tổn hại hay không. Tôi nghĩ rằng còn một khoảng cách rất lớn giữa các bên liên quan mà nếu không lấp đầy thì đây vẫn còn là câu chuyện dài và họ vẫn cứ tiến hành xây dựng những con đập đó, dòng sông vẫn bị triệt tiêu và xung đột về nguồn nước có thể xảy ra trong tương lai gần“.
QUỐC TẾ
Sốc: 70 sĩ quan cao cấp Syria bị IS chặt đầu (LĐ).  – Nga chờ xác thực thông tin công dân bị IS chặt đầu (PNTP). – Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Đan Mạch căng thẳng vì vụ trao đổi với IS (VOA). – Con tin người Anh đưa tin cho Nhà nước Hồi giáo (PLTP). “Sử dụng con tin để dẫn chương trình đả kích phương Tây là chiến thuật tuyên truyền mới của Nhà nước Hồi giáo“.  – IS buộc nhà báo Anh ‘diễn lại’ chiến sự tại Kobani (TP).
Mỹ: Bầu cử Ukraine là ‘sự kiện bước ngoặc’ (VOA). Tổng thống Poroshenko: “Tôi cho rằng cuộc bầu cử này là một cuộc trắc nghiệm khác nữa để cho thấy Ukraine thành công trong mục tiêu hướng đến một nền dân chủ, cởi mở và tự do“. – Nga sẽ công nhận kết quả bầu cử miền Đông Ukraina (RFI). – Nga sẽ công nhận kết quả bầu cử tại 2 khu vực ly khai ở miền đông Ukraine (VOA).
----------------

1 nhận xét:

  1. [- Phóng viên Báo GDVN “đột nhập” Tuấn Công thư phòng (TCTP)]
    Trong mấy thập niên qua, từ "đổi mới tư duy", "đi tắt đón đầu", "cải cách giáo dục" đến ...nhằm chấn hưng "toàn diện" trong đa lĩnh vực, nền Giáo dục "Tiền ơi" đã cho ra hàng loạt "sản phẩm" làm kinh thiên động địa đến 3 cõi. Các sản phẩm đó gồm: nói "lời nói để đời", viết "đón lõng" hay nhặt nhạnh của người khác cả trong báo chí cũng như trong nghiên cứu khoa học, hành "mấy nghề" cùng lúc đến nỗi camera nước ngoài quay chụp được, học thì người này học người kia nhận bằng (học hộ, thi hộ chỉ không nhận bằng hộ). Những sản phẩm loại này đang có chiều hướng ngày càng tinh vi, ở diện rộng, ở mọi tầng cấp, mọi trình độ, mọi ngành nghề, mọi giai tầng, mọi lĩnh vực và có chiều hướng "tăng trưởng" ổn định và tịnh tiến theo mức độ cần thiết của đồng tiền. Đất nước sẽ đi đến đâu khi mà hàng ngàn tiến sĩ không hành đúng chuyên ngành mình nghiên cứu, mình nhận bằng để nhận lương và ghi bia trong gia phả dòng tộc!

    Trả lờiXóa