Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

'Đã đến lúc công bố mật ước Thành Đô?'

Việc công bố các văn bản như mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ về trước là điều Việt Nam nên làm hiện nay, theo một sử gia về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên, sự kiện cuộc gặp cấp cao đó đã diễn ra 'quá lâu' và nay giới nghiên cứu 'không còn quan tâm' nữa, theo một chuyên gia khác về lịch sử Đảng từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
        Song nếu cần tìm hiểu về hội nghị này, thì những ai quan tâm nên tiếp cận với Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn theo chuyên gia này.
Trong khi đó, Hội nghị Thành đô là một sự kiện vẫn còn tác động tới đường lối và cán bộ của bộ máy lãnh đạo của Việt Nam ngày nay, điều được gọi là 'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch', theo một cựu lãnh đạo cấp Vụ ngành ngoại giao Việt Nam.
Trước hết, trao đổi với BBC hôm 17/10/2014, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nêu quan điểm về mức độ quan tâm của giới nghiên cứu tới cuộc gặp cấp cao từng xảy ra từ năm 1990 vốn đang được dư luận Việt Nam 'quan tâm' trở lại gần đây: "Quan tâm là quan tâm từ cái thời ấy thôi, chứ bây giờ giới nghiên cứu cũng không quan tâm nhiều lắm, chủ yếu là bên chính trị thôi," Phó Giáo sư Nguyễn Trọng Phúc nói.
'Hỏi Văn phòng TƯ Đảng'
Khi được hỏi Hội nghị được cho là có vai trò mở ra bình thường hóa quan hệ giữa Việt - Trung sau nhiều năm xung đột, chiến tranh căng thẳng, tại sao lại không được giới nghiên cứu quan tâm, giáo sư Phúc đáp: "Bởi vì đấy là thuộc về lĩnh vực quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, còn chúng tôi về lịch sử không được am tường những vấn đề đó.
"Cứ liên lạc với chỗ Văn phòng Trung ương Đảng thì may ra người ta biết."
Hôm thứ Sáu, khi được hỏi về việc có nên giải mật để công bố hay bạch hóa trước công luận và tại Quốc hội các văn kiện liên quan 'mật nghị', hay 'mật ước Thành Đô 1990 hay không, kể cả các văn bản, văn kiện chỉ đạo đường lối, sách lược, chính sách liên quan 'chịu tác động' từ Hội nghị này, một sử gia khác về lịch sử Đảng nói: "Tôi nghĩ rằng văn bản nào chăng nữa thì độ mật, độ bí mật gì đó, nếu có, thì nó chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định.
"Và nếu có những văn bản như thế, thì tôi nghĩ cũng nên hoàn toàn công khai. Hoàn toàn nên công khai, chứ không có gì phải giữ bí mật quá lâu," Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
"Nhưng chỉ có điều Việt Nam cầm văn bản đó, thì Việt Nam công khai đến đâu, đến cấp nào, đấy là một câu chuyện.
"Phía Trung Quốc thì nói thật là có những tài liệu đến nay đã hơn nửa thế kỷ rồi, bây giờ người ta cũng chẳng công khai. Phía Trung Quốc thì rõ ràng rất khó lấy được tài liệu chính thức từ phía họ.
"Còn phía Việt Nam, các tài liệu đã công khai rất nhiều, nhưng tôi nghĩ không phải là đã hết. Mà chắc chắn là vẫn còn những điều gì đó mà chưa công khai, thì văn bản đó tôi nghĩ, nếu có, thì nên công khai.
"Để cho nhân dân, để cho cán bộ, để cho tất cả mọi người có thể hiểu được thực sự, thực hư lúc bấy giờ, trong bối cảnh như vậy, với tư cách là những cá nhân, không phải với tư cách là một tập thể, đương nhiên những cá nhân có trọng trách và trách nhiệm, thì đã có những thỏa hiệp như thế nào với phía Trung Quốc về câu chuyện này. Đấy tôi nghĩ là điều nên làm."
Hôm 15/10/2014, một cựu cán bộ ngoại giao của Việt Nam, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, nói với BBC một số nguyên tắc về ngoại giao và thể thức (protocol) ngoại giao có thể đã bị Trung Quốc vượt qua và đem lại lợi thế cho mình trong cuộc mật đàm.
Ông Dương Danh Dy nói: "Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người."
"Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.
"Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau...?"
Cũng hôm thứ Tư, một cựu quan chức khác ở Bộ Ngoại giao Việt Nam, người không muốn tiết lộ danh tính, nói với BBC:
"Một số cán bộ ngoại giao cấp cao có thể đã tiếp cận được văn bản và các tài liệu, nhưng việc được phép phổ biến, công bố tới đâu, có những nguyên tắc hạn chế."
Theo cựu nhân viên ngoại giao này, phía Trung Quốc đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung đàm phán, ký kết, kể cả những điều được cho là 'phụ lục' nhưng lại có vai trò như những nguyên tắc chỉ đạo cho bình thường hóa và cả 'hậu bình thường hóa' lẫn 'tái cấu trúc' quan hệ và chiến lược 'quan hệ, hợp tác' giữa hai nước dài hạn, điều mà Việt Nam lâu nay vẫn gọi là 'các thỏa thuận cấp cao' và 'sự kế tục'.
Trong đó cụ thể có các nguyên tắc 'chỉ đạo' đàm phán không chỉ liên quan tình hình chính trị và điều kiện tái lập quan hệ nhất thời mà còn các phương châm 'chỉ đạo chiến lược và lâu dài' về giải quyết tranh chấp, xung đột trong quá khứ và thực tế khi đó để lại và một số ràng buộc chính trị dưới danh nghĩa 'quan hệ về ý thức hệ' liên Đảng v.v...
'Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch'
Hôm 17/10, một cựu lãnh đạo cấp Vụ phó ở Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng hậu quả của Hội nghị Thành Đô vẫn còn 'đang tác động' tới tâm lý của lãnh đạo, cán bộ và đường lối của Việt Nam hiện nay trong quan hệ liên quan Trung Quốc.
Theo ý kiến này, việc ông Nguyễn Cơ Thạch, khi đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao, bị Trung Quốc 'gây áp lực' với Việt Nam và đặt điều kiện phải 'loại bỏ' để bình thường hóa quan hệ, đã gây ra một 'nỗi sợ' với giới chức không chỉ trong ngạch ngoại giao của Việt Nam, suốt từ đó đến nay, trong các quan hệ, công việc của nhà nước liên quan Trung Quốc.
"Hội chứng Nguyễn Cơ Thạch là việc Trung Quốc đã khống chế toàn bộ lãnh đạo Việt Nam để dần dần thực hiện những chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam," cựu Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ, nguyên Vụ Phó Bộ Ngoại giao, ông Đặng Xương Hùng nói.
"Trong đó không chế về mặt đối ngoại, khống chế về mặt tổ chức nhân sự cũng như cơ cấu nhà nước của Việt Nam, làm sao có lợi nhất đối với Trung Quốc."
Lê Đức Anh, 9-1990 là Bộ trưởng QP, ít nhắc đến,
nhưng cùng Đỗ Mười có vai trò quan trọng 'thiết kế' Hội nghị Thành Đô;
sau HN Thành Đô làm Chủ tịch nước
Theo cựu quan chức ngoại giao nay đang tị nạn chính trị ở Thụy Sỹ, việc này tạo thành một hội chứng đáng kể mà theo ông: "Bất cứ nhân vật nào lên đều không dám đụng tới Trung Quốc và không dám nói nhiều, không dám đứng ra như dạng ông Nguyễn Cơ Thạch đã đứng ra công khai chống lại việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (đặt dưới các điều kiện bất lợi cho Việt Nam) thì sẽ bị 'xử lý'.
"Nhiều nhân vật sau này, khi đụng chạm đến vấn đề Trung Quốc, khi đụng chạm giải quyết vấn đề biên giới cũng như vấn đề biên giới, cũng như những vấn đề về tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cũng như thế, đều có những dấu hiệu của hội chứng Nguyễn Cơ Thạch.
"Tức là rất sợ những ý kiến cả nhân của mình về vấn đề quan hệ với Trung Quốc... rất sợ Trung Quốc sẽ xử lý qua việc khống chế lãnh đạo cao nhất của Việt Nam và làm ảnh hưởng đến chức vụ của mình với những quyền lợi và lợi ích của mình trong cơ cấu nhà nước."
'Can thiệp nhân sự?'
Cũng hôm 17/10, khi được hỏi có thể có một khả năng tác động sâu và cao như vậy từ phía Trung Quốc vào nhân sự lãnh đạo của Việt Nam hay không, thông qua trường hợp được cho là đã xảy ra với cố Ngoại trưởng Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch, PGS Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội bình luận thêm: "Cách gây sức ép của Trung Quốc trên tất cả các mặt, kể cả về mặt nhân sự nếu như Trung Quốc có thủ đoạn như vậy, tôi nghĩ là hoàn toàn có thể có.
"Nhưng vấn đề đặt ra là ví dụ nhân sự như ông Nguyễn Cơ Thạch mà Trung Quốc không thích bởi vì sao? Nguyễn Cơ Thạch có thể có quan niệm đối ngoại khác, nó rộng mở hơn, nó thoáng hơn, mà người Trung Quốc không muốn Việt Nam có một nhân vật như vậy ở trong giới lãnh đạo cao cấp.
"Có thể họ gây sức ép đòi hỏi không nên như vậy, không nên thế nọ, không nên thế kia, cái điều đó người Trung Quốc có thể làm lắm, tôi cũng tin là người Trung Quốc có thể làm các điều này.
"Tức là về mặt nào đấy có thể nói là họ muốn can thiệp vào vấn đề nhân sự của riêng Việt Nam.
"Nhưng về phía Việt Nam, ai là người thay ông Nguyễn Cơ Thạch, và người đó có làm theo ý đồ của Trung Quốc hay không, đấy lại là một việc khác và người Trung Quốc không thể lãnh đạo, không thể chỉ đạo việc đó được," sử gia chuyên về lịch sử Đảng từ Đại học Quốc gia nêu quan điểm.
Hôm 15/10, một quan chức Vụ phó, thuộc Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói đang có yêu cầu công khai ra Quốc hội Việt Nam về Hội nghị Thành Đô, ngay cả trước khi có một tài liệu được cho là của Ban tuyên huấn Trung ương của Đảng về Hội nghị được loan truyền trên mạng Internet.
"Văn bản của Ban Tuyên giáo... thì nó có thật đấy. Họ đưa ra để giải thích vấn đề Thành Đô.
"Nhưng chúng tôi hoài nghi sự giải thích đấy ở chỗ không biết là có đến nơi, đến chốn không, và chúng tôi đang muốn là Quốc hội phải thành lập một Ủy ban nghiên cứu và bạch hóa vấn đề này," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC từ Hà Nội.
(BBC)
---------------

24 nhận xét:

  1. Ông Đỗ Mười nay trong trạng tái như 'thực vật' rồi. Hình như ông Dương Danh Y nói vậy, lấp lửng, hơi ấp úng, chần chừ là còn sợ nhân vật "thái thượng hoàng" khác. He...he...

    Trả lờiXóa
  2. Công bố hay không công bố, chỉ cần xét xem nó có lợi hay có hại cho ĐCSVN. Nếu có lợi, chả cần các vị nhắc, nó đã được công bố từ khuya rồi. Nếu có hại thì cứ xin chờ đến tết Công-Gô nhé.
    Các vị cứ nghĩ mà coi, giả dụ cái đề nghị để VN sáp nhập thành một tỉnh của TQ mà có thật thì biết ăn nói thế nào với Dân, cái đuôi bán nước cầu vinh, dựa dẫm của đảng biết dấu vào đâu, dân nó không cào mặt ra mới là lạ. Nhưng nếu chuyện đó không có, chỉ là truyền thông TQ dựng chuyện sao không thấy cấp nào của VN cực lực phản bác, cái đó mới lạ, không phản bác tức là công nhận, công nhận tức là có, có thì biết ăn nói ra sao. Suy đi tính lại, thượng sách là đánh bài lờ. Đơn giản vậy mà sao các vị không hiểu, cứ móc ra, cứ đòi minh bạch. Khổ lắm, làm lãnh đạo, minh bạch cũng phải tuỳ cái chớ. Bao gái, có bao giờ các vị đi minh bạch với vợ con không, tự phê bình đi, đòi hỏi gì cũng phải nghĩ đến đại cục, đánh chuột cũng đừng làm vỡ bình chứ. (chỉ đạo mới cập nhật, sốt dẻo).

    Trả lờiXóa
  3. CẢ MỘT LŨ BÙ NHÌN , MUỐN NÓI MUỐN LÀM THEO DÂN CỦA MÌNH ĐỀU KHÔNG ĐƯỢC .
    CHO NÊN BẮT BUỘC PHẢI THOÁT TRUNG .

    Trả lờiXóa
  4. Trương Minh Tịnhlúc 10:18 18 tháng 10, 2014

    1/-Ông nào "thấm nhuần CNXH" thì tin TQ và VN là một.Bạn "giử dùm Hoàng Sa cho mình".
    2/-Ông nào không tin như vậy thì cũng sợ bị TQ áp lực hất ra khỏi ghế.
    Tóm lại : Chế độ CS không ra gì.

    Trả lờiXóa
  5. Cái ông có tiểu sử làm hoạn lợn ( Đỗ Mười) mà nhảy lên TBT ĐCSVN chắc bụng đầy mưu ma chước quỷ, thần sầu. Nhắc đến ông 10, chỉ cần nhớ thành tích "cải tạo tư sản " năm 1975 - 1974 ở miền Bắc và " cải tạo công - thương " ở miền Nam , sau 1975 là đủ hiểu tài, tâm của ông ta đến đâu. Ai thích tìm hiểu thì đến thăm nhà ông ở Hà Nội ngắm cô vợ trẻ ( Osin) và đứa con thơ , khi ông ta đã hơn 80 tuổi., thì biết đạo đức, nhân cách ( vĩ đại - vãi đĩ) đến mô?

    Trả lờiXóa
  6. Đảng nhà chúng nó cả ,ra rả nói chống tham nhũng,có làm được gì đâu
    Toàn mỵ dân thôi,
    Dân tố giác tham nhũng ở huyện thủy nguyên HP bài ,phạm thủy ,đơn bà đồng thị Bích lan,nét nẹt như vậy mà không giải quyết,để chúng lộng hành dùng công an và xã hội đen bắt xe ném bom xăng vào nhà khủng bố mọi hình thức ,khốn nạn lắm không tin chúng được

    Trả lờiXóa
  7. Xin hỏi bác Dương Danh Dy là bác sợ đụng đến nhiều
    người,chứ bác không sợ nước mất hay sao ?
    Sợ việc nhỏ mà không sợ việc lớn là sự NGỤY BIỆN,
    không hơn không kém..

    Trả lờiXóa
  8. Công bố cái hồ sơ hội nghị thành đô là điều không tưởng ! Công bố hồ sơ cải cách ruộng đất là điều không thể có ! Công bố tổng tài sản thu được sau khi chiếm miền nam , tổng tài sản đánh tư sản ở miền nam ? Tổng số quân miền bắc + tổng số quân LLGPMN + tổng số quân thanh niên xung phong đã thiệt mạng trong cuộc chiến bắc nam ? Các bạn đang hỏi khó cho đảng đấy ! Vì những hồ sơ đó chính là tử huyệt của đảng cộng sản việt nam ! Nó nguy hiểm ngay chính trong nội bộ của đảng chứ không cần tới quần chúng nhân dân việt nam ! Kính .

    Trả lờiXóa
  9. Chúng chả cần công bố đâu! Dân là cái đinh gì với chúng? Nhưng dân cũng chả quan tâm. Nếu là mật ước bán nước, thử ngon "thực hiện" coi? Cái chết chóng đến!

    Trả lờiXóa
  10. Công bố???
    Để làm gì?
    mọi việc đã bị đẩy đi quá ngưỡng rồi, công bố hay tư bố đều không giải quyết bất cứ điều gì
    V+ tồn tại được đến ngày này, có công rất lớn của trung+

    Trả lờiXóa
  11. Hỏi Đỗ Mười trước cái đã, sau đó yêu cầu bct công bố các văn bản ra, rồi sang thằng hán tàu xác minh văn bản đã ký kết xem thực hư thế nào? nếu những người trong bct cố tình dấu thì chờ ngày nhân dân lôi cổ chúng ra treo lên cùng dòng họ chúng-vì chúng được hưởng lợi quá nhiều từ xương máu của nhân dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin bác ND13:19 đọc tài liệu năm 2002 của viên
      thư ký trợ lý Nguyễn Chí Trung cho Lê Khà Phiêu
      để biết chính LKP.đã thành công trong việc đi đầu
      bảo vệ CNXH.vì đã thuyết phục được một số người
      như Đổ Mười và từ đó là Hội nghị Thành Đô.

      Xóa
  12. Bạch háo, hay không bạch hóa cũng chẳng cần thiết nữa; Thái đọ của các ông lãnh đạo đảng đã quá rõ rồi. Ông Nguyễn Tấn Dũng đi châu âu; Ông Phùng quang Thanh với lũ lĩ tướng tá đi Trung quốc. Về tư tưởng, không phải bàn cãi. Lê chiêu thống muốn bảo vệ ngai vàng cầu cứu quân Thanh; 20 vạn quân thanh vẫn bị Quang Trung Đánh bại. Hiệp ước Thành đô chỉ do mấy ông Cộng sản ký, còn nhân dân vẫn quyết tâm bảo vệ nước non này.
    Nước là của dân, mất còn là do dân.

    Trả lờiXóa
  13. 1-Bạch hóa các văn bản đã ký ở Thành đô là một trong những cách cưu ĐCSVN
    2-Người ta đến nhà mình chơi, ký kết những hợp đồng tày trời đi chăng nữa với điều kiện mình phải coi đứa em ruột dang rất ngoan và được việc là người dưng nước lã, nếu mình chiều họ thì họ chỉ có khinh mình. Ngược lại nếu mình thẳng thắn nói: Không! Đấy là máu mủ của tôi, không thể chia lìa được... họ sẽ buộc phải tôn trọng mình. Sợ bạn, nịnh bạn mà chối bỏ ruốt thịt của mình thì chỉ đáng để thiên hạ ... khinh bỉ!

    Trả lờiXóa
  14. Nước VN là của 90 triệu dân Vn chứ tuyệt đối không phải là của riêng của đảng cộng sản VN - đó là một chân lý tuyệt đối đúng ,xuyên thời gian và không gian !

    Trả lờiXóa
  15. Chế độ cộng sản mỗi nước mỗi khác,lãnh đạo được đưa lên mỗi thời mỗi khác,các nước tư bản cũng thế thôi,ngay như nay mà có nhà tỷ phú nói ông Ma gì đó là tổng thống mà như tâm thần,bà Tơn thì coi tổng thống chả ra gì nên nghỉ quách về chơi với cháu ngoại còn hơn...
    CS cũng là con người trí thức mà thôi chứ thánh thần gì đâu mà hi sinh tất cả trong thời bình.Họ giải phóng giai cấp từ vô sản lên thành tư sản nhỏ và họ cũng thành tư sản chứ.Ai lại giải phóng giai cấp từ vô sản thành nô lệ,hay vô sản kiểu này sang vô sản kiểu tệ hơn đâu.
    Về vụ Thành Đô thì đúng là phải công khai cho rồi,trong đảng ai mà chả biết,nhân dân thì cũng biết nhưng chưa rõ.Mình đã nói nhiều lần mà lì quá không công khai,chuyện gì thì nó cũng qua rồi.Đám học ở Tàu về thì cho làm việc lại từ lâu,bác Thạch nghỉ thì cũng tự nguyện thôi,còn nay cứ nghe theo mà đè và vu xấu cho con các cụ xưa thì chỉ mang họa.Bề nào chả nghỉ hưu rồi chết,khi đó thì sao nào.
    Ngày nay có vụ này là chuẩn bị đại hội,mà hể cứ có đại hội là chúng thọc cả người họ vào,chúng ngu như bò và dã man hết chịu nổi mà nghe theo chúng là dại.Khi anh nghe theo chúng thì toàn đảng chả nghe theo anh,đảng chả nghe thì dân còn lâu mới nghe....do vậy nói huyên thuyên vô ích.
    Đã như thế thì đất nước xập xình,nước nào và nhà đầu tư nào đến họ cũng dè dặt.Ai đời trải thảm đủ màu,nó ném chỉ 2 tỷ,còn đến xứ bông vải sợi nó ném 32 tỷ chẳn.
    Thế mà còn dốt,đến mức nó chả cho vay nặng lãi 2 tỷ để làm cái sân bóng đá bê tông,có phun nhựa,chứ đừng nói nó cho mượn vậy mà nói khống lên ,nó bác ngay,
    Anh có quyền phá hoại nước anh cho tận mạt,nhưng tôi là nước ngoài không thể bỏ tiền ra cho anh phá đất nước của anh,vì đó là tội ác của chúng tôi với dân tộc của anh.Trước đây lộn xộn tôi lỡ làm chết vài ba triệu người của anh,tôi ân hận lắm rồi.Đây là kiểu văn minh đấy.Không như nước anh em gì đâu mà cứ xỏ lá kém văn minh ,y chang thứ đồ tể bắt Hàn Tín chui qua.
    Khóa này không vào ủy viên thì khóa sau,khóa này là ủy viên thì khóa sau cũng ra vì hết hạn rồi.Bác dạy rồi Dân ta làm chủ mà,ai ăn cắp chút ít thì tha nó cho rồi,xưa nay thầy tớ ở đâu chả nói xấu làm điều xấu với chủ sau lưng.
    Công Sơn tham gia cùng thiên hạ cho vui nhà log.

    Trả lờiXóa
  16. Lịch sử ngàn đời ....

    Trả lờiXóa
  17. Ở thời điểm ( 1989 – 1990 ) , Theo Thứ trưởng Trần Quang Cơ : Ông Nguyễn Văn Linh rất sợ mất CNXH , và sợ TQ đi với Mỹ , nên đã nêu ra “ Giải Pháp đỏ “ , với quan điểm : “ Phải Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vững chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa ” .

    Sự kiện sụp đổ tại Đông Âu , đã gây nên Sự hoảng loạn của lãnh đạo VN , và những lời nói của họ đã thể hiện tâm trạng đó :
    “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”.
    “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.( Nguyễn Văn Linh ).

    Giới lãnh đạo VN thời điểm đó vừa sợ bị Mỹ “ Diễn biến “ , vừa sợ “ mất “ Trung Quốc , sẵn sàng làm mọi điều để được che chở nhằm “ Giữ bằng được CNXH “ .

    Vì nắm được ý định này , nên TQ đã dùng sách “ Tiện tay dắt dê “ , khiến Việt Nam vừa phải quỵ lụy , vừa hàm ơn , vừa mất chủ quyền , nhưng vẫn đinh ninh rằng mình đã “ Tóm “ được TQ trong tầm tay .

    Sự thiển cận đến tối tăm của lãnh đạo VN không chỉ làm tiêu tan danh dự cá nhân của họ , mà còn gây hệ lụy lâu dài với đất nước – Đuổi theo quả bóng , để rồi chết đuối trong ao , đuổi theo sự viển vông trong tưởng tượng , để mất cái có thật – Quyền lợi Quốc gia .

    Sự sụp đổ ở Đông Âu và nguy cơ “ mất CNXH là mất đảng “ đã ám ảnh Nguyễn Văn Linh , và người góp công đầu tạo ra sự ám ảnh mơ hồ ấy , phải kể đên Đặng Tiểu Bình ( Thông qua cố vấn cho Giang Trạch Dân và Lý Bằng ) – Kẻ thù số 1 của nhân dân Việt Nam , kẻ đã phát động chiến tranh 1979 , dù thất bại về quân sự , nhưng đã thắng bằng âm mưu . thông qua thôn tính VN bằng thủ đoạn chính trị - Một chiến thắng quá dễ dàng với TQ nhưng quá đau đớn với nhân dân VN .

    Thật là : “ Trời đã sinh ra Linh – Sao còn sinh ra Đặng “


    Hàng vạn đồng bào , chiến sỹ đã ngã xuống nơi biên giới từ 1979 – 1989 đã uổng phí xương máu chỉ vì những suy luận hoang tưởng của lãnh đạo đất nước . Những chiến công gìn giữ biên ải thoắt chốc trở thành vô nghĩa chỉ vì những suy nghĩ hạn hẹp , thiếu cân nhắc .

    Dù giải thích thế nào , thì Hội nghị TĐ cũng đã diễn ra , các mật ước đã được ký . Mặc dù toàn văn bản Mật ước đang bị chính quyền dấu nhẹm nhằm bưng bít thông tin , nhưng quyền của mỗi người dân là phải được biết về nó .Ngày nay Người dân đã có những phương tiện để kiểm chứng lời nói và việc làm của chính quyền , ngoài ra cần đấu tranh để biết những gì họ không nói , và những gì họ đã nói nhưng không thực hiện .

    Để gió cuốn đi


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu quả đúng như bác nói thì chúng là bè lũ Lê Chiêu Thống thời nay rồi, thật căm hận lũ bán nước đê hèn!

      Xóa
  18. Hai mươi năm rồi. Một dự án đầu tư sau 10 năm khai thác thì cũng đã thu đủ vốn. Hai mươi năm rồi, dự án Thành Đô đến nay đến nay đã hai mươi năm rồi, tức là đã hai lần thu vốn rồi. Một số người bây giờ mới đòi công khai dự án đó. Để làm gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
  19. Bàn gì lắm cho mệt các bác? Chỉ cần nói rõ CÓ VIỆC HỨA VỚI TQ LÀ SẼ THÀNH KHU TỰ TRỊ CỦA HỌ KHÔNG THÔ! Ngoài ra các việc khác có sai tí chút vì ngu dốt cũng thể tất cho qua..
    Nếu có việc thỏa thuận để Việt nam là khu tự trị của TQ là bán nước rồi. Nếu sự thật như vậy thì người Việt nam cần phải dẹp bon Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc đi. Thôi thì anh tham nhũng, độc tài , xử ác với dân nhưng anh vẫn giữ độc lập chủ quyền đất nước cho toàn dân còn có đường để nói chuyện với nhau. Nếu anh bán nước thì nhân dân sẽ không tha liệu mà cút xéo. Dù có phải hi sinh nhân dân Việt nam cũng phải bảo vệ giang sơn của ngàn năm cha ông để lại.

    Trả lờiXóa
  20. Thiên nan vạn nan là hoàn toàn không có ai
    đủ sức bát bọn cướp nhận là chúng đã cướp
    bác ạ ! Trừ ra đông đảo nhân dân đồng thanh
    hiệp lực thì chúng mới nhận mà thôi !
    Hơn nữa,đó không phải chỉ là tội ăn cướp mà
    là tội thuộc loại "trởi tru đất diệt" nên chúng lại
    càng không đời nào thú nhận cả !

    Trả lờiXóa
  21. Có lẽ chẳng cần bạch hay hắng bố về thỏa hiệp thành đô 9/1990 của ông Linh, Mười, Đồng. Nếu bộ sậu lãnh đạo hiện nay cũng cam tâm bán nước cho Tàu thì Nhân dân phải đứng lên tự bảo vệ Tổ quốc .Để coi, họ có dám bán nướckhông?. Còn Dân còn Nước!

    Trả lờiXóa