'Gần
đây, người ta có khái niệm kiểu chúng tôi đã làm đúng quy trình (dù có gây oan
sai hay chết người). Không có nhà nước pháp quyền nào làm đúng pháp luật mà
chết người cả. Nếu không thì không thể cho là làm đúng được, họ chỉ bao biện
thôi'.
Theo
GS Nguyễn Đăng Dung, việc có những văn bản “trên trời” là nhiều khi người ta
làm luật chỉ để chiều ý cấp trên, chứ không vì đa số dân chúng.
Đến tôi còn bức xúc nữa là!
- Khi đọc được những thông tin
về các loại văn bản mà khi ban hành bị cho là xa rời thực tế, thậm chí vô cảm
như quy định giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực trong một ngày ở Lào
Cai, hay dự thảo quy định nơi bán bia không được vượt quá 30 độ C của Bộ Công
Thương... ông thấy thế nào?
- GS Nguyễn Đăng Dung: Việc có những văn bản xa rời
thực tế đang là vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối hiện nay, dù đã có những hội
thảo, hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình này nhưng nó vẫn không hề thuyên
giảm.
Với quy định kiểu giấy phép vận chuyển trứng chỉ có
hiệu lực trong một ngày, tôi biết Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ
đạo Cục Thú y lên Lào Cai để kiểm tra thông tin. Quy định như thế không chỉ
khiến những chủ trang trại mà đến tôi còn bức xúc nữa là.
- Nhưng hình như, khi đưa ra
những văn bản quy định như thế, người ta cũng xuất phát từ mục đích tốt là bảo
vệ sức khoẻ nhân dân?
- Tôi cũng có nhận thấy điều đó.
- Theo ông, vì sao người ta có
mục đích, động cơ tốt song lại không thể chuyển hóa vào trong những văn bản
mang tính thuyết phục?
- Là bởi họ không cân bằng được giữa trạng thái nôn
nóng, vội vàng, muốn cho ra hiệu quả tức thì với việc phải cân nhắc thấu đáo
trước khi ra quyết định. Văn bản quy phạm pháp luật phải được tính toán cẩn
trọng. Tiếc là ở ta chưa làm được.
Đừng có đổ hết cho năng lực
- Đây không phải là lần đầu
tiên chúng ta có những văn bản bị cho là “trên trời” như thế. Thử “bắt bệnh”
cho nó, theo ông là do đâu?
- Dễ dàng nhận thấy rằng việc ban hành văn bản ở ta
không bắt nguồn từ thực tiễn. Cái xưa nay chúng ta vẫn nói là đưa pháp luật vào
cuộc sống chỉ đúng một phần. Bây giờ phải là đưa cuộc sống vào pháp luật, nhưng
ta vẫn giữ tư duy cũ thành thử các văn bản pháp luật xưa nay không có hiệu lực
thực thi hoặc kém hiệu lực.
- Thú thực, đôi khi đọc những
văn bản đó, tôi tự hỏi: Không hiểu người ta nghĩ cái gì mà quy định như thế?
- Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi đó. Nó có vấn đề về
trình độ, năng lực. Nhưng nó cũng có lý do mang tính hệ thống mà chúng ta không
nên chỉ chăm chăm trách bản thân người ra quyết định.
- Ông đang biện hộ cho những
người ra văn bản “trên trời” dù chính ông cũng thấy bức xúc với những văn bản
đấy?
- Không phải, mà đó là thực tế. Ở ta hiện nay, bản
thân người quản lý ra quyết định còn phải hướng về phía trên, giữa người dân và
cấp trên thì họ chiều cấp trên hơn vì họ ăn lương từ cấp trên, ngồi ở vị trí đó
là do cấp trên chứ không phải từ lá phiếu của người dân. Thậm chí, nếu làm đúng
ý chí của dân thì họ mất chức, mất lương vì nhiều khi ý chí của trên nhưng cũng
là ý chí của con người, chiều được người nọ thì lại mất lòng người kia. Do vậy,
đừng có đổ hết cho năng lực!
- Nghĩa là, những người ra văn
bản “trên trời” cũng cần được thông cảm?
- (Cười) Đó là sự thật mà. Họ cũng có cái khó khi đưa
ra quyết định chứ. Dĩ nhiên, cũng tùy từng văn bản nhưng đúng là đang tồn tại
thực tế như vậy.
Không thể lu loa “đã lấy ý
kiến”, nếu…
- Ông đánh giá thế nào về việc
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở ta hiện nay?
- Tôi rất đồng ý với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng cũng như Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi đánh giá rằng, ở ta có cả
một rừng luật nhưng hành xử lại áp dụng luật rừng. Đó là câu ví von rất hay và
cũng cực chuẩn.
Hiện
nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi như có nên gọi là văn bản quy phạm pháp
luật hay bỏ chữ quy phạm đi. Chúng ta phân biệt như thế hóa ra chúng ta chỉ chú
trọng khâu văn bản chứa đựng quy phạm còn những văn bản là nghị quyết, quyết
định, chỉ thị của một người đứng đầu hành pháp lại không ban hành đúng quy
trình, trong khi đáng ra quy trình chuẩn phải áp dụng cho mọi văn bản.
- Vậy thế nào mới là quy trình
chuẩn trong ban hành văn bản?
- Nó tùy từng mức độ và từng loại văn bản. Nhưng tựu
trung lại, trước hết cần căn cứ xem cơ quan ra văn bản đó là gì. Nếu là Quốc
hội thì phải có biểu quyết đa số, muốn vậy phải tranh luận. Nhưng trước đó, để
đưa ra một dự thảo luật thì cần những người làm công tác chuyên môn soạn thảo,
không được duy cảm, duy lý.
Còn với cơ quan hành pháp, việc ban hành ra các quyết
định là quyền của anh nhưng phải đúng luật. Muốn vậy, trước hết phải đúng thẩm
quyền, thứ hai là đúng quy trình mà một trong những quy trình là khi ban hành
quyết định liên quan đến quyền lợi của một nhóm xã hội nào đó thì phải hỏi ý
kiến của họ như thế nào. Người Pháp có câu “Quyền của tôi phải được bảo vệ”,
người Anh và Mỹ có câu “Phải lắng nghe phía bên kia”. Những cái như thế tiếc là
chúng ta không có.
- Sao ông lại bảo không có, vì
người ta vẫn lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật rồi
đấy chứ?
- Đúng là người ta có lấy ý kiến góp ý cho các dự
thảo, thông thường là trên các website. Vậy nhưng, nên nhớ, thứ nhất không phải
ai cũng có điều kiện sử dụng internet. Thứ hai, ngay với bản thân tôi có khi
còn phải lăn lộn, vướng bận nhiều thứ trong cuộc sống cũng chẳng biết đến cái
việc lấy ý kiến ấy. Thứ nữa, khi những văn bản ấy chưa động chạm đến quyền lợi
của người ta thì họ chẳng quan tâm đâu.
- Thế thì còn trách gì được
những người ra văn bản nữa, vì họ sẽ bảo “chúng tôi đã lấy ý kiến rồi đấy, quý
vị không góp ý thì khi ban hành quyết định, quý vị đừng kêu ca”!
- Không thể mang cái lý do đó ra để nại được. Anh
không thể tung một cái dự thảo dài ngoằng ra để bắt người dân phải đọc rồi cho
ý kiến. Không phải cứ tung dự thảo lên mạng rồi lu loa “chúng tôi đã lấy ý kiến
rồi đấy” là xong đâu.
- Vậy theo ông, làm gì để đưa
ra được những văn bản khiến người dân tâm phục khẩu phục?
- Muốn vậy, với những dự thảo luật dài tới hàng trăm
trang, người soạn thảo nên làm bản tóm lược những ý chính để người ta tiện theo
dõi, góp ý. Còn với những dự thảo văn bản hành chính có tác động trực tiếp tới
quyền lợi của người dân thì cần phải trực tiếp hỏi ý kiến của họ thông qua
những buổi tiếp xúc. Biết là như thế sẽ làm khó nhà quản lý, nhưng đó là việc
buộc phải làm để tránh những văn bản “trên trời”.
- Tôi e sẽ là chưa đủ nếu chính
bản thân những người làm công tác điều hành, quản lý cũng phải bớt vô cảm?
- Dĩ nhiên rồi. Bản thân họ cũng cần phải học để hiểu
về quyền hạn, trách nhiệm của mình, nâng cao năng lực, trình độ thì mới đưa ra
văn bản có tính khả thi. Ngoài ra, họ cũng cần nhận thức được rằng mình phải
công tâm, vì dân. Muốn vậy thì việc tuyển chọn, bầu cử phải hoàn toàn từ lá
phiếu của nhân dân.
- Trân trọng cảm ơn ông!
/*** GS Nguyễn Đăng Dung: “Luật phải là công lý, là bình đẳng, bác ái. Gần
đây, người ta có khái niệm kiểu chúng tôi đã làm đúng quy trình (dù có gây oan
sai hay chết người). Không có nhà nước pháp quyền nào làm đúng pháp luật mà
chết người cả. Nếu không thì không thể cho là làm đúng được, họ chỉ bao biện
thôi”./
(Red.vn)
------------------
quy trinh dung , thuc hien dung quy trinh ma van chet nguoi, van hau qua xau thi tai sao khong xoa so cai quy trinh do, kiem tra lai con nguoi do, de thay doi cai quy trinh, cai cach van hanh quy trinh cua con nguoi do.cai quy trinh khong co hieu qua, con nguoi thuc hien khong tot, qua may chuc nam thuc tien chung minh. thi ha co gi nhan dan phai chiu trong vao dau vao co minh cai quy trinh do, va cu de nhung con nguoi voi cach van hanh do lam viec van hanh quy trinh. thay doi het thoi.dung co u me mong moi hoi nhan dan. cung nhu ong tham tham phan toa an toi cao xu oan ong chan, danh rang ong liem khiet, chi cong vo tu, nhung ong da khong du su doc lap, minh man sang suot de vach ra cai sai, chong lai cai quy trinh, hau qua lam oan nguoi vo toi. la boi vi ong khong du su minh man nhin ra cai khuat tat.
Trả lờiXóaTòa án VN xử theo : nén bạc đâm toạc tờ giấy , theo án bỏ túi , theo nghị định thông tư có lợi cho nhà cầm quyền chứ không có lợi cho dân . Bất hạnh cho dân tộc là ở chỗ đó
Trả lờiXóaLuật Rừng - đầy đủ là Quy Luật Rừng Xanh. Thú dữ ăn thịt thú lành; chém giết vô tội vạ! Nhưng vẫn có đàn trâu mạnh mẽ đánh đuổi lũ cọp beo!
Trả lờiXóaNói như đài tiếng nói vn và loa phường vẫn phát
Trả lờiXóabức xúc nhất vẫn là mấy ông nguyên
Trả lờiXóadân đen ăn còn không đủ, hơi đâu mà kịp bức xúc
Anh Đăng Dung ạ Em tưởng là vì rừng xanh bị phá hết nên không còn thú nữa cho nên người quay ra ăn thịt người??? dưng mà có Tam quyền thống nhất thế thì người làm ra luật là ai ? Cán bộ chớ ai nhỉ ??? chỉ đạo là ai chỉ tranh công đổ lỗi, nói lừa hứa hão là giỏi
Trả lờiXóaTừ phim cổ trang Hàn Quốc:
Trả lờiXóa"Khi ngân khố quốc gia đã cạn kiệt mà vẫn chỉ biết tham lam vô độ - đó là loài cầm thú!"
Bác ND 04.39 nói cũng chí lý nhưng chưa đủ rõ,nếu làm đúng quy trình mà vẫn chết người ,vẫn oan khiên thì nguyên nhân đương nhiên là do cái quy trình bất hợp lý nhưng TỘI ÁC NÀY PHẢI THUỘC VỀ NGƯỜI VIẾT RA ,NGƯỜI PHÊ DUYỆT CÁI QUY TRÌNH,PHÁP LUẬT BẤT CẬP ẤY MỚI LÀ ĐẦY ĐỦ.
Trả lờiXóaGiáo điều,bảo thủ trì trệ ,lộng quyền ,tham nhũng ,lãng phí , cục bộ lợi ích... đang gây thói quen vô trách nhiệm,đẻ ra nợ xấu,đang bấn loạn băng hoại xã hội nhưng từ cấp vĩ mô,những người tạo ra cơ chế ,luật pháp ,quy trình pháp lý lạc hậu bất cập thì vẫn vô tư xem mình như vô can.Càng ngày khoảng cách giữa nhân dân và cơ quan công quyền càng doãng ra.DÂN XEM CÁN BỘ ,CHÍNH QUYỀN CHỈ CHĂM LO GIỮ GHẾ CẦU LỢI LÀM GIẦU CÒN CHÍNH QUYỀN NHÌN DÂN LÀ THOÁI HÓA , CHỐNG ĐỐI THẬM CHÍ LÀ THÙ ĐỊCH VÀ ĐÂY CHÍNH LÀ CÁI HỌA THỜI ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC NÀY,RẤT CẦN SỰ CẢI TỔ XÃ HỘI ĐỂ TRÁNH BI NẠN .