Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể
thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm
khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày
hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn
bạn.
Một cây có thể làm được hàng
triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể
thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những
điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người
một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không sử
dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1- Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng
trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để
chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.
2- Ngài đặt hai tai chúng ta ở
hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ
không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc
êm tai.
3- Ngài tạo cho chúng ta chỉ một
cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều
và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe
và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.
4- Ngài đặt bộ não chúng ta
trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức,
những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của
cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.
5- Ngài đặt trái tim chúng ta nằm
trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người
phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở
một nơi hời hợt bên ngoài. ,_._
Dễ mà khó đấy. Luật tạo
hoá Thuyết nhà Phật đã dạy sắc sắc không không. Rất ngắn gọn nhưng vô bờ vô bến
!
(From: dang quang Nguyen dangquang42@gmail.com)
------------------
Có bác nào muốn tìm hiểu một chút về Đạo Phật, hãy gõ từ Tu Là Chuyển Nghiệp , gồm 7 bài do Hòa thượng Thích Thanh Từ giảng, rất hay. Kính mời.
Trả lờiXóachuyển còm này cho sâu lú hói dê
XóaĐạo Chúa không bị lợi dụng và bóp méo như Phật Giáo. Ở Hàn Quốc, đa số dân chúng theo Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc Giáo, Đạo Tin Lành.
Trả lờiXóaTôn giáo là vấn đề tế nhị , chúng ta nên tôn trọng bản thể của mỗi tôn giáo .Và quyền của mỗi cá nhân về cơ duyên của họ dù đó là Lương hay giáo .
XóaChỉ với chủ trương vô thần của chủ Nghĩa Mác đã quá nguy hiểm với thế giới và dân tộc Việt này rồi . Biết bao nhà thờ , chùa chiền , đền , miếu bị chiếm dụng và đập phá không thương tiếc bởi quan niệm và tầm nhìn thiên lệch và hạn hẹp của chính quyền trong quá khứ và hiện tại . Không nên quá lạm bàn và chỉ trích lẫn nhau , dễ làm chính quyền lợi dụng chia rẽ , khoét sâu mâu thuẫn dân tộc .
Xứ Bhutan là nơi người ta sống hạnh phúc nhất.
XóaVì Phật giáo bị "biến đổi" ở VN (có lợi cho CS), phải nên bàn về vấn đề này. Đừng "mũ ni che tai".
XóaĐạo Phật "của" Việt Kiều Mỹ rất đúng theo tôn chỉ: Cho chứ không nhận "Sống là cho; chết cũng là cho". Các thầy trụ trì chùa cũng ra ngoài xã hội kiếm sống, rất hạn chế việc nhận cúng dường. Nên không bị tuyên truyền bậy kiểu "Đấy, Phật cũng đòi hối lộ mới đưa Kinh! Cho nên tham nhũng ở ta... thuờng thôi"?
XóaBạn Nặc danh21:41 ơi, bạn nhầm thần thánh với tôn giáo rồi. Không biết CN Mác có nói gì đến vô thần không, nhưng Duy vật biện chứng và Lê nin thì thừa nhận có thần đấy. Hãy tìm đọc đi! Còn tôn giáo là thờ ma chứ không phải thần đâu!
XóaND 07:05-21-10 cũng nhầm rồi. Tại sao bạn nói "Còn tôn giáo thì thờ ma chứ không phải thờ thần đâu!". Vậy là bạn chưa hiểu hết khái niệm căn bản về Tôn giáo.
XóaThực chất, Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: religion - xuất phát từ tiếng Latinh religio mang nghĩa "tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh" hay "bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh") - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.
Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).
Nói như bạn Lê An Nhiên là chính xác, ngoài ra, phải hiểu:
XóaNhững tôn giáo là những hệ thống tín ngưỡng thường tìm câu trả lời cho những khái niệm sau:
Thượng đế - Siêu việt tính hay bản chất của tồn tại (hoặc cái được loài người nhận thức là tồn tại) trong mối tương quan với con người;
Con người;
Tạo hóa, những tín ngưỡng về nguồn gốc của vũ trụ, Trái Đất, sự sống, và nhân loại;
Thần thánh, những tín ngưỡng về sự tồn tại (hay không tồn tại) và bản chất của thần thánh (hay Ông Trời), những gì linh thiêng hay siêu phàm;
Những tín ngưỡng về cách liên lạc với thần thánh, vật linh thiêng, những người khác, loài vật, thế giới tự nhiên xung quanh ta và với chúng ta;
Những tín ngưỡng về bản chất đạo lý và đạo đức, như đạo đức khách quan và đạo đức tương đối;
Những cách để nhận dạng và ca tụng những kinh nghiệm giá trị;
Việc tìm ra trọn vẹn về lĩnh vực nhu cầu và thèm muốn;
Sự tìm ra mục đích của sự sống, và nhận dạng các mục tiêu trong đời;
Tìm ra một cơ cấu đạo lý, và định nghĩa những hành vi "thiện" (tốt) và "ác" (xấu);
Những tín ngưỡng về những trạng thái tồn tại khác như thiên đàng, địa ngục, hay Niết bàn và cách chuẩn bị vào những cõi này;
Những giải thích và sự hiểu biết về điều ác và đau khổ, và viết về thiện ác.
Thông thường, những tôn giáo khác nhau và những phe không tôn giáo đều có câu trả lời khác nhau về các khái niệm trên, và nhiều tôn giáo có nhiều trả lời cho mỗi khái niệm.
Cãi nhau về tôn giáo có mà cả đời. Nhưng từ lâu, nhiều người dân VN hay nói "Có mà tu... hú!", chứng tỏ đạo Phật bị lũng đoạn. Có vẻ như việc Đạo Phật (nguyên bản) mạnh lên sẽ làm "ai đó" lo lắng, nên nó bị tấn công và biến đổi gene. Đạo Phật VN bị cài người và theo dõi rất kinh khủng. Các sư chân chính bị cô lập.
XóaBuồn...
Xem ra bạn Lê An NHiên rất thuộc lí thuyết! Người thuộc lí thuyết mà quên nhìn nhận thực tế là rất hại cho mình và cho người nghe. Tôn giáo (TG) nói đên Thánh Thần làm nhằm mê hoặc dân chúng chứ họ hoàn toàn không hiểu Thánh Thần. Nếu coi các TG có Thánh Thần là sai. Từ xa xưa loài người đã dùng binh đao để tự vệ, để thôn tính nhau, nhưng kể từ khi có TG lại càng lạm dụng hơn. Nếu TG là Thánh Thần sao Thánh Thần lại không dẹp nổi binh đao?
XóaMê hoặc lòng người thì chỉ mê hoặc được người tham lam thôi. Ví dụ: phật chỉ cho mà không nhận hoặc "kính phật một phật ban mười" - Đấy chẳng phải là mồi câu những kẻ tham lam hay sao!
Hay "đọc, nghe kinh cấm biện giải, cấm hỏi lại" là cấm dân chủ bàn bạc...
Còn nhiều chuyện không có tg bàn ở đây. Nhưng tôi xin nói lại câu "Chưa thấy quan tài chưa rơi nước mắt" - con người cứ tham lam đi, đến khi sắp cho vào áo quan mà được cứu khỏi cái chết mới thấy sự độc hại mà mình "tưởng bở"!
Có một "đạo" đưa "Đ" ra làm bia đỡ đạn. Cái gì xấu xa cứ nói "Sai lầm của Đ. Không phải của tui" là có thể ngồi đó phá tiếp.
Xóa"Đ" đưa tôi lên. Tôi không từ chức! Ai dám chống "Đ", một thứ vô hình?
XóaChết mòn...
Hay...!
Trả lờiXóaĐạo là tâm không có tâm đừng nói đến đạo!!!
Trả lờiXóaCS theo đạo ghế
Trả lờiXóaHay!
Trả lờiXóaTôi thấy hai bạn : Lê An NHiên07:14 và Mai Thành Diễn07:20 phân tích có chiều sâu và hợp lý .
Trả lờiXóa