Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

BÀ THATCHER ĐÃ MẤT HONG KONG NHƯ THẾ NÀO?

* MẠNH KIM
Chuyến công du Bắc Kinh tháng 9-1982 của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những cột mốc quan trọng đưa đến việc Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. Trong chuyến đi này, khi hai bên còn thương thảo, Đặng Tiểu Bình đã dọa rằng nếu Anh không chấp nhận điều kiện Bắc Kinh, Trung Quốc có thể chiếm Hong Kong bằng vũ lực… 
Tại sao phải trả Hong Kong cho Trung Quốc?
Vương quốc Anh sở hữu Hong Kong bằng ba hiệp ước, liên quan ba vùng đất trên lãnh thổ Hong Kong: Hiệp ước Nam Kinh 1842; Hiệp ước Bắc Kinh 1860 và Hiệp định mở rộng lãnh thổ Hong Kong 1898. “Nam Kinh Điều Ước” nói đến việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn (“thường viễn”) đảo Hong Kong (hòn đảo phía Nam Đặc khu Hong Kong hiện tại) – như một “chiến lợi phẩm” đối với Anh sau Cuộc Chiến Nha phiến lần thứ nhất; “Bắc Kinh Điều Ước” liên quan việc nhà Thanh chấp nhận nhượng vĩnh viễn bán đảo Cửu Long (sau Cuộc Chiến Nha phiến lần hai); và Hiệp định 1898 liên quan việc cho thuê khu Tân Giới trong 99 năm (hết hạn ngày 30-6-1997). 
Hiệp định 1898 trở thành nguồn gốc của mọi rắc rối. Đầu thập niên 1980, khi lãnh thổ Hong Kong phát triển thành khu kinh tế nổi trội, giới doanh nghiệp Hong Kong bắt đầu lo lắng về tương lai Hong Kong sau cột mốc 1997. Chiếu theo nội dung ba hiệp ước, chỉ khu Tân Giới là được trả cho Trung Quốc sau thời hạn 99 năm; trong khi đảo Hong Kong lẫn Cửu Long vẫn thuộc về Anh. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển, cả ba khu đã hợp nhất thành một, xét về mặt kinh tế. Vấn đề gây lo ngại là, ba khu - đảo Hong Kong, Cửu Long và Tân Giới - sẽ thuộc về Anh hay Trung Quốc? Nếu thuộc về Trung Quốc, các hợp đồng thuê đất của giới doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào? Và còn các dự án đầu tư đan xen giữa ba khu vực vốn không hề được tách biệt bằng ranh giới địa lý cụ thể…? Tháng 9-1982, Thủ tướng Thatcher sang Bắc Kinh trong bối cảnh như vậy. Viết trên The Independent, tác giả Robert Cottrell đã thuật nhiều chi tiết hậu trường về chuyến đi trên…
Chuyến công du của bà Thatcher, lần đầu tiên với một Thủ tướng Anh đương nhiệm, đã được báo chí Trung Quốc cố tình dìm thấp, như một sự kiện chính trị không đáng quan tâm. Trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, sự kiện Thatcher đến Bắc Kinh được “xếp” ở bản tin thứ tư, sau bản tin về chương trình làm việc Quốc hội, sau bản tin về công nhân mỏ Hà Nam; sau bản tin Kim Nhật Thành đến Tây An. Tháp tùng Thatcher là thư ký riêng Robin Butler; tùy viên báo chí Bernard Ingham; tân Toàn quyền Hong Kong Sir Edward Youde; và trợ lý thứ trưởng ngoại giao đặc trách châu Á-Thái Bình Dương Alan Donald (do bất đồng với Ngoại trưởng Francis Pym trong vấn đề Falklands nên bà Thatcher để ông ở nhà). Thatcher được tư vấn trước đó là nên đề cập tách bạch giữa vấn đề “chủ quyền” với “quản lý hành chính”, cụ thể: Vương quốc Anh có thể giao lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong nếu Bắc Kinh đồng ý để Anh quản lý hành chính sau thời điểm 1997. 
Gặp Đặng Tiểu Bình
Từ phi trường, Thatcher được đưa đến Nhà khách Điếu Ngư Đài rồi dự lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân Dân, nơi bà có cuộc hội đàm ngắn với đồng cấp Triệu Tử Dương. Trong tiệc tối, Triệu bắt đầu làm nóng vấn đề Hong Kong, dù cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ chưa chính thức diễn ra: “Trong quan hệ song phương của chúng ta, có những vấn đề để lại từ lịch sử cần phải được giải quyết thông qua con đường thương nghị”. Thatcher trả lời: “Chúng ta chưa bắt đầu bàn đến vấn đề Hong Kong. Tôi sẽ theo đuổi vấn đề quan trọng này với ông vào ngày mai”. Tuy nhiên, “vào ngày mai”, Bắc Kinh đã gây sức ép tâm lý trước. Sáng hôm đó, tại hành lang Đại lễ đường Nhân Dân, ngay trước căn phòng mà Thatcher chờ bên trong, họ Triệu đứng với một nhóm phóng viên Hong Kong và bất ngờ tuyên bố: “Trung Quốc chắc chắn sẽ lấy lại chủ quyền Hong Kong”! Bắc Kinh muốn đánh tiếng rằng chuyến đi của bà Thatcher sẽ chẳng có ý nghĩa gì. 
Thatcher đến Bắc Kinh trong tình trạng không được khỏe. Bà đã tỏ ra mệt trong chuyến công du bốn ngày tại Nhật trước đó. Vào thứ năm 23-9, sau cuộc gặp với họ Triệu, bà gần như không thể tỉnh trong suốt chương trình hòa nhạc Beethoven do sinh viên Học viện âm nhạc Bắc Kinh biểu diễn. Bà còn phải đến Học viện nghệ thuật trung ương; dự chương trình ra mắt sách của Hội đồng Anh; và có mặt trong tiệc tối với giới doanh nghiệp Anh tại khách sạn Kiến Quốc (“Bắc Kinh Kiến Quốc phạn điếm”) trước khi trở về phòng nghỉ lúc tối mịt. 
Sáng hôm sau, thứ sáu 24-9, Thatcher bắt đầu gặp Đặng Tiểu Bình. Tại Đại lễ đường Nhân Dân, Đặng ngồi cùng Ngoại trưởng Hoàng Hoa, Phó Thủ tướng Chương Văn Tấn và đại sứ Trung Quốc tại Anh, Kha Hoa. Gặp Thatcher, Đặng đốp: Trung Quốc không thể làm gì khác hơn là lấy lại chủ quyền toàn bộ Hong Kong vào năm 1997; và Bắc Kinh sẽ làm điều đó, bất luận Anh muốn hay không. Hong Kong - bà Thatcher trả lời – phải hiểu là thuộc về Anh, với sự ràng buộc của ba hiệp ước có giá trị pháp lý quốc tế, trong đó có hai hiệp ước liên quan vấn đề nhượng vĩnh viễn. Trung Quốc không thể bác bỏ thực tế này. Nếu muốn lấy lại toàn bộ Hong Kong, cách duy nhất là phải làm theo luật, thông qua việc thay đổi các điều khoản của ba hiệp ước, với sự đồng ý của Anh… Thatcher nói thêm, bà hiểu “sự quan trọng” của “vấn đề chủ quyền” đối với Trung Quốc, nhưng điều mà Chính phủ Anh quan tâm chủ yếu là phải có một bộ máy quản trị hành chính Anh duy trì tại Hong Kong sau năm 1997, để bảo đảm “sự ổn định và thịnh vượng” của lãnh thổ. Thatcher hàm ý, một Hong Kong mà Anh đã giúp xây dựng thành trung tâm thương mại mậu dịch quốc tế không thể phút chốc bị tuột mất về tay Trung Quốc.
Đây là điều mà Đặng không muốn nghe. Chưa lần nào kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hóa năm 1972 mà một thủ tướng Anh dám trực tiếp lên tiếng phản đối việc trao trả Hong Kong. Thế mà bây giờ, một thủ tướng Anh muốn quay ngược đồng hồ và nói với Trung Quốc bằng thứ ngôn ngữ của thực dân thế kỷ 19, biện bạch những sự sai trái trong hai Cuộc chiến Nha phiến, buộc Trung Quốc phải một lần nữa mất mặt thừa nhận sự yếu đuối và nỗi nhục năm nào. Nếu đồng ý để Anh ở lại Hong Kong sau năm 1997, Đặng nói, ông chẳng khác bọn bán nước nhà Thanh đã trao đất Trung Quốc cho Anh bằng các hiệp ước phi pháp và vô giá trị. Bắc Kinh không thể chấp nhận điều đó. Cờ Anh phải biến mất. Toàn quyền Anh phải biến mất. Và chỉ Trung Quốc mới có thể quyết định chính sách nào thích hợp cho tương lai Hong Kong. Vương quốc Anh chỉ có thể “hợp tác” trong tiến trình chuyển giao. Mà nếu không cùng Trung Quốc thỏa thuận chuyển giao trong vòng hai năm, Bắc Kinh sẽ đơn phương tuyên bố chính sách riêng về số phận Hong Kong… Cuối cùng, để thêm phần nặng cân, Đặng dọa sẽ dùng vũ lực nếu cần: “Tôi có thể bước vào (Hong Kong) và lấy lại tất, ngay trong chiều nay”! 
Cuộc gặp kết thúc. Không có kết quả cụ thể. Bản tuyên bố chung sau đó ghi: “Lãnh đạo hai nước đã tiến hành các buổi nói chuyện sâu rộng trong một bầu không khí hữu nghị về tương lai Hong Kong. Cả hai nguyên thủ đã thể hiện quan điểm rõ ràng về vấn đề. Hai nguyên thủ đồng ý tổ chức các cuộc đàm phán thông qua các kênh ngoại giao sau chuyến công du này nhằm đạt được mục đích chung là duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho Hong Kong”. 3g chiều cùng ngày, Tân Hoa Xã đã xỏ lá khi thuật: bản tuyên bố chung nêu rõ “quan điểm Chính phủ Trung Quốc về việc lấy lại toàn bộ Hong Kong là trước sau như một”! Bản tin này xuất hiện ngay thời điểm Thatcher tổ chức cuộc họp báo riêng. Khi được phóng viên hỏi về nội dung bản tin Tân Hoa Xã, bà Thatcher vẫn duy trì quan điểm riêng: “Có ba hiệp ước đang tồn tại. Chúng tôi sẽ bám chặt vào các hiệp ước trừ khi chúng tôi quyết định khác đi. Ở thời điểm này, chúng tôi bám chặt vào các hiệp ước”. Trước thái độ của Thatcher, Bắc Kinh tức giận. Chỉ một mình Triệu Tử Dương đến dự tiệc chia tay bà Thủ tướng tổ chức tại Đại lễ đường Nhân Dân. 
Tháng 10-1983, khi các cuộc đàm phán bế tắc và thậm chí có thể đổ vỡ, thị trường Hong Kong bắt đầu hỗn loạn. Đồng đôla HK tụt dốc không phanh. Cuối cùng, London nhân nhượng và Bắc Kinh cũng lùi một bước. Công thức “nhất quốc, lưỡng chế” kéo dài 50 năm đã giúp cả hai cùng đỡ mất mặt. Ngày 19-12-1984, hai bên ký tuyên bố chung về việc Anh trao trả Hong Kong… Một số ý kiến nói rằng Anh đã trong tình thế rất yếu khi đàm phán. Cách trở địa lý khiến Anh không thể bảo vệ Hong Kong bằng quân sự là một vấn đề. Còn có nhiều yếu tố khách quan, chẳng hạn Hong Kong lệ thuộc gần như hoàn toàn nguồn nước từ Quảng Đông.
Bất luận thế nào, người ta vẫn chỉ trích và cho rằng bà Thatcher thất bại khiến Hong Kong bị tuột mất khỏi Anh. 10 năm sau sự kiện chuyển giao 1997, trả lời báo chí, cá nhân Thatcher cũng thừa nhận bà cảm thấy tiếc về “tình huống bất khả kháng” mà bà đối mặt khi đàm phán; bà thấy “thất vọng” và “buồn” khi không thể thuyết phục Bắc Kinh để Anh tiếp tục hiện diện ở Hong Kong, dù với tư cách người thuê đất.

M.K
------------

13 nhận xét:

  1. nhìn mặt cha ĐTBinh thấy ghét cay,ghét đắng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thát chơ não ngắn quá, sao bằng CS nòi

      Xóa
  2. Nghe tin 13 tướng VC phải lết qua hầu TC sao mà nhục quá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại phải quay về cái máng lợn
      tàu+ khinh hơn c.hó

      Xóa
  3. Có ba hiệp định pháp lý trong tay mà bà Thatcher còn phải chịu bó tay với thằng cùn, mấy cái "bằng chứng lịch sử" về HS, TS liệu nhằm nhò gì, nếu VN không tỉnh thì Trung cộng nuốt HS,TS, biển Đông chỉ là vấn đề thời gian, đối xử với anh Tàu, không thể dùng lý lẽ thông thường. Không vỗ mặt, chắc không xong.

    Trả lờiXóa
  4. Với chính sách bất nhất , nửa vời , hèn yếu như hiện nay của giới lãnh đạo nhà nước Việt nam hiện nay thì có đến đời cháu , chắt , chút , chít của chúng ta cũng thể đòi lại được Hoàng sa , một phần Trường sa từ tay bọn " bành trướng bá quyền " Trung quốc ! Thôi tốt nhất là hãy " ngậm miệng " lại cho đỡ nhục , rồi hàng năm cử các phái đoàn dân sự , quân sự sang Bắc kinh mà lĩnh hội ý kiến rồi về mà lãnh đạo đất nước ! Vấn đề biển Đông , cứ thằng này phát biểu kiểu này , thằng khác lại phát biểu kiểu khác ... cứ như kiểu " rung cây nhát khỉ " ! Rồi lại lũ lượt kéo nhau sang " thăm hữu nghị " ông bạn vàng , mà thực chất là sang để nghe chỉ thị , lĩnh hội ý kiến kiểu " 16 chữ vàng , 4 tốt " đầy nhục nhã ! Tại sao TQ xâm chiếm trái phép Hoàng sa , biển Đông ( như các ông lãnh đạo thiên tài đang lu loa ) , lùa hàng vạn lính sang xâm lược nước ta một cách trắng trợn như thế , tại sao cái lũ lãnh đạo TQ không " sắp hàng " sang thăm " hữu nghị " Việt nam mà chỉ thấy cha con các ông đảng CSVN lũ lượt kéo sang Bắc kinh ? Sao vậy nhỉ ? Muốn nhờ cậy " ông bạn vàng " giữ dùm cái chế độ " độc đảng , toàn trị " này à ? Hay cùng nhau xây dựng cái CNXH không tưởng này ? Một mình các ông không giữ nổi cái chế độ này , cái đảng CS này hay sao ? Thật là ô nhục cho thân phận các ông . Thật đúng là cái lý tưởng " còn đảng còn ta " của lũ sâu mọt !
    ( Xin lỗi bác Bồng vì tôi dùng từ ngữ hơi nặng nề , nhưng với những cái ngữ này phải " vạch mặt chỉ tên " như vậy mới đúng phải không bác ? )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " từ ngữ hơi nặng nề , nhưng với những cái ngữ này phải " vạch mặt chỉ tên " như vậy mới đúng "
      đúng

      Xóa
  5. Rất có thể Khựa sẽ dùng kiểu này đòi xem lại Hiệp ước Pháp - Thanh để quấy phá VN & Lào!

    Trả lờiXóa
  6. Một bên muốn giữ một Hồng Kong, còn bên kia sẵn sàng san bằng nó. Không thể chơi với Chí Phèo, dân nó nó còn xử huống chi dân người. Ngay xưa Khổng Tử gọi tứ phương là man di, TQ bây giờ thai độ không khác gì một tên lưu manh.

    Trả lờiXóa
  7. Nhưng dù sao tâp đoàn nãnh đạo CS BK cũng hơn hẳn tập đoàn nãnh đạo CS HN mấy cái đầu?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  8. Nãnh đạo bây giờ thân Khựa cũng là học tập Hồ chí Minh thôi, cho lên thành" thánh" để lừa mị dân.

    Trả lờiXóa
  9. Bà đầm thép thuộc hàng cao cơ rồi, chính bà đã trao quả bom cho cs tq và bây giờ ta thấy quả bom đã được kích hoạt, tc sẽ banh xác thành it nhất 5 mảnh,

    Ta nên nhớ Bà, tt Rê- Gân, DTC Gio-an 2 đã góp phần giải thể cs đông âu và bây giờ là giờ phút cuối cùng tiễn bọn quỷ đỏ xót lại về với diêm vương.

    Trả lờiXóa
  10. CSVN đã ăn bã của CSTQ rồi. Trước sau gì VN cũng là một tỉnh của TQ thôi. CS với nhau là anh em một nhà mà! Phải đoàn kết chống lại bọn tư bản giãy chết mới được chư!

    Trả lờiXóa