* NAM NGUYÊN
Sau nhiều lần khẳng định không lấy tiền thuế của dân đi cứu ngân hàng, Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lãnh đạo bất ngờ kiến nghị Quốc hội về việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.
Báo điện tử VnEconomy ngày 6/10/2014 đưa tin kiến nghị này được Chính phủ đề cập tại bản báo cáo dài 70 trang về tái cơ cấu nền kinh tế trong ba lĩnh vực trọng tâm. Bản báo cáo này hiện đang nằm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 8 sắp tới.
Giới chuyên gia phản đốiChuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, hiện sống và làm việc ở Hà Nội phản ứng khá mạnh mẽ đối với thông tin vừa nêu. Ông nói:
“Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại Việt Nam ham vấn đề lợi nhuận lãi suất cao đã cho vay không đúng tiêu chuẩn đầy rủi ro. Ngân hàng cứ cho nhau vay thay vì cho người khác vay. Tất cả những bất cập của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì không thể nào bắt dân chúng phải gánh chịu được.”
Nếu tôi là đại biểu Quốc Hội tôi sẽ kịch liệt phản đối đề nghị ấy, không có lý do gì dùng ngân sách Nhà nước đi trả nợ xấu cho các ngân hàng.
-Bùi Kiến Thành
Theo sự ghi nhận chung nợ xấu ở Việt Nam là một con số mù mờ, được che dấu ngụy trang và ngay giới lãnh đạo nhà nước từ Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng cho tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những con số không khớp với nhau ở trong những thời điểm không cách xa nhau là mấy. Số liệu mới nhất được Thống đốc Nguyễn Văn Bình tiết lộ với Quốc hội vào cuối tháng 9 vừa qua thì tổng nợ xấu đã có lúc lên tới 500.000 tỷ đồng. Theo SaigonTimes Online, ông Thống đốc không đề cập đến thời điểm của số nợ này, tuy vậy theo lời ông đã có 240.000 tỷ đồng đã được xử lý cho đến nay. Được biết khoảng 70% nợ xấu thuộc về các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước với chủ nợ chính các ngân hàng thương mại Nhà nước.
Trong dịp trả lời chúng tôi Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long từng nhận định:
“Nợ xấu của Việt Nam có rất nhiều việc đáng bàn. Ở đây thực chất là cục máu đông này cũng chưa được giải quyết đến nơi đến chốn. Mặc dầu có thành lập công ty quản lý tài sản VAMC, nhưng công ty này thực chất mới chỉ là chỗ gom nợ lại thôi, còn để xử lý giải tỏa vấn đề này thì cũng chưa có hướng cụ thể….”
Thời báo Kinh tế Viet Nam đưa tin, trong buổi chất vấn chiều 29/9/2014 các Đại biểu Quốc hội đã xoay quanh các câu hỏi về vấn đề VAMC và hậu xử lý nợ, sau khi cơ chế này đã hoạt động một thời gian theo nguyên tắc không dùng vốn nhà nước. Theo tờ báo, sau khi chất vấn Thống đốc Nguyễn Văn Bình, một vị đại biểu nhận xét: “Cách xử lý nợ xấu hiện nay còn xấu hơn cả nợ xấu.”
Trả lời chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nhận định về sự hoạt động của Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC. Ông nói:
“VAMC chỉ là phương tiện để “quét nhà” thôi nghĩa là quét nhà giùm cho ngân hàng thương mại, quét nợ xấu của ngân hàng thương mại qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi. Đồng thời VAMC trả cho ngân hàng thương mại đó bằng trái phiếu đặc biệt; với trái phiếu này ngân hàng thương mại đang bí thế không có tiền không thanh khoản vì nợ xấu nhiều, ngân hàng đem trái phiếu đặc biệt tới Ngân hàng Nhà nước để vay với tỷ lệ 70% vay tiền mới về để tiếp tục hoạt động. Đó không phải là giải pháp để giải quyết nợ xấu. VAMC gọi là mua nhưng không mua không trả tiền chỉ là trả trái phiếu ấy tạm thời thế thôi. Hơn nữa các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu gọi là đã bán cho VAMC và trong 5 năm ngân hàng thương mại đã bán phải có đủ tiền tự giải quyết nợ xấu ấy. Đây cũng không là phương pháp để giải quyết nợ xấu, cho nên giải pháp của VAMC không có gì khác hơn là tạm thời làm sạch các báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại dính vào trong nợ xấu, tạo điều kiện cho những ngân hàng thương mại yếu kém có thể tiếp tục làm việc.”
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh:
“Nhà nước không muốn ngân hàng nào bị phá sản bị đổ vỡ hay bị xử lý, đấy là một chính sách mà đối với tôi hoàn toàn không hợp lý. Tại sao lại tạo điều kiện cho những ngân hàng yếu kém tiếp tục hoạt động để làm gì, trong khi đấy không giải quyết được vấn đề nợ xấu. Cho nên việc này nhà nước cần phải suy nghĩ cho kỹ để có giải pháp thật sự khả thi, giải pháp của VAMC chỉ là quét nhà dọn nợ xấu qua kho của VAMC và tạm thời để đấy thôi chứ không giải quyết vấn đề gì cả.”
VAMC không hiệu quả
Cách xử lý nợ xấu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình bằng giải pháp VAMC cho thấy không hiệu quả và một cách làm chưa có nơi nào áp dụng. Để giải quyết cục máu đông của nền kinh tế, cũng có những ý kiến táo bạo và mới mẻ đối với Việt Nam. Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời ông Phạm Hải Âu, Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt nói xử lý nợ xấu bằng trích lập dự phòng của các ngân hàng chẳng khác gì hình thức ngân hàng xé chỗ này đắp sang chỗ khác, việc này không giải quyết tận gốc vấn đề nợ xấu. Ông Phạm Hải Âu nhấn mạnh, xử lý nợ xấu dựa vào tư nhân và hãy đánh thức họ. Theo lời ông, Việt Nam có một lực lượng tư nhân lớn, có nguồn tiền mạnh và sạch. Khu vực tư cũng muốn tham gia mua bán nợ xấu trước hết vì lợi ích kinh doanh. Tuy vậy theo lời ông Phó tổng giám đốc Ngân hang Bưu điện Liên Việt, Việt Nam vướng mắc môi trường pháp lý liên quan cộng thêm vấn đề thủ tục hành chính.
Không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ.
-Bùi Kiến Thành
Theo Vn Economy, ông Phạm Hải Âu đưa ra ví dụ rất đặc biệt cho trường hợp của Việt Nam, nôm na là phải tạo ra cái chợ. Người nào muốn vào thì phải biết cái chợ đó là bình đẳng, nhanh nhạy để mua bán tốt, được bảo vệ và hỗ trợ, chứ không phải vào rồi kiểu gì anh cũng chết. Ý kiến của ông Phạm Hải Âu trên VnEconomy cho thấy, khó thay đổi cả một hệ thống để đáp ứng việc xử lý nợ xấu trong một sớm một chiều. Tuy nhiên Chính phủ có thể khoanh vùng từng lãnh vực để có thể chọn lọc những khoản nợ xấu bán ra thị trường. Theo lời ông Âu, cơ sở pháp lý của Việt Nam hiện nay có thể đảm bảo áp dụng cho những phạm vi nhỏ rồi mở rộng ra.
Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, chuyên gia Bùi Kiến Thành có nhìn nhận khác về cách giải quyết nợ xấu và những ưu tiên cần làm. Ông nói:
“Cái ưu tiên không phải nợ xấu mà là làm sao cho doanh nghiệp phục hồi phát triển. Nếu doanh nghiệp phục hồi phát triển thì mới có tiền trả nợ, nợ bây giờ và nợ trước kia nợ xấu. Còn doanh nghiệp không phục hồi và phat triển được thì nợ trước cũng không trả được mà nợ nay và nợ sau này cũng không trả được. Các doanh nghiệp không phát triển thì ai trả nợ. Cho nên vấn đề đấy phải hiểu ai là người trả nợ, doanh nghiệp phải sống thì mới trả nợ được. Những nợ xấu cũ rồi tạm thời gác qua một bên, nhưng phải làm sao cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế mà mỗi năm hàng chục ngàn doanh nghiệp chết, mấy năm qua hàng trăm ngàn doanh nghiệp chết thì làm sao mà không có nợ xấu. Nếu nợ xấu đó mà còn do ngân hàng cho doanh nghiệp vay với lãi suất gọi là lãi suất chết, không có doanh nghiệp nào có thể sống với lãi suất 15%-20% cả. Đó là cái lỗi của hệ thống ngân hàng thương mại và cũng là cái lỗi của nhà nước, lỗi của ban điều hành tiền tệ… cái đó rõ ràng là không thể chấp nhận được.”
Trở lại câu chuyện Chính phủ bất ngờ đề nghị dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp nhà nước, mà chủ nợ chủ yếu là các ngân hàng thương mại quốc doanh. Trước đây Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình được cho là cha đẻ của giải pháp VAMC xử lý nợ xấu không dùng tiền ngân sách, cũng không có tiền tươi thóc thật và cũng bị dư luận “ném đá” rất nhiều về tính bất khả thi. Hiện nay Ông Bình lại biện minh cho yêu cầu “tiền tươi thóc thật” và dẫn chứng là đa số các quốc gia trên thế giới đều sử dụng ngân sách để giải quyết nợ xấu.
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, một số vị chuyên gia kinh tế độc lập được tham vấn có chung phân tích rằng: “Nhiều nước chi ngân sách để xử lý nợ xấu, đây là điều được coi là khác với Việt Nam. Song doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng rất khác với doanh nghiệp ở các nước, đó là không phải “lời ăn lỗ chịu”, mà là “lời ăn lỗ dân chịu”.
N.G/rfa
Ngân sách là cái hũ gạo, cơ chế quản lý trời ơi chuột tha hồ ăn. Hết gạo lại huy động dân góp vào. Đó là CNXH.
Trả lờiXóaTôi đi lính từ năm.19 67 tới 1975 về không được chế độ gì
XóaGiờ về đi làm thuê nay sức yếu khong ai mướn ở nhà trông cháu
Kiếm bát cơm,đảng chính phủ muốn bán nước cho ai cũng mặc
Bắt đóng góp có thì đóng không ,co đéo lấy gì đóng mặc mẹ nó
cnxh = dân biết dân bàn dân quyết dân làm dân kiểm tra => dân chịu
XóaCác nhóm lợi ích đua nhau "ăn đủ mọi cách" , đầy túi tham vẫn ham đầy thêm nữa, làm rỗng ngân khó quốc gia, nay lại bắt dân è cổ tả nợ..xấu, đúng là quá xấu! Xấu tệ chưa từng có trên thế giới, tham đâu mà tham đến vô biên!
Trả lờiXóaBạn nầy nói hơi quá.
XóaCán bộ dầu phải LÀM THÚI MÓNG TAY (lời cán bộ) mới có đuọc cái BIỆT THỰ to đùng hứ bộ.
Còn cán bộ khác phải CẠO MŨ CAO SU suốt ngày đêm mới có mấy trăm hecta đất va biệt thu.
Tội nghiệp cán bộ CS lắm mấy người ơi, đừng chủi nữa, đâp chết mịa hết chúng nó đi.
Híc, híc.
Cái loại vô học thì biết làm kinh tế sao nổi? Đa phần vô học chì còn biết... phá. Nhất là có "guyền" thì phá còn kinh khủng nữa! Vừa phá vừa chôm!
Trả lờiXóaĐúng đấy cứ lấy tiền của dân mà trả vì dân là chủ cơ mà ?các vị đầy tớ làm sai thì ông chủ phải chịu chứ ai chịu vào đây nữa? thôi thì cũng đành con dại cái mang.Âu cũng là cái liễn-m.kiếp thằng ăn ốc thằng đổ vỏ! thối quá không ngửi được. người vô cảm
Trả lờiXóaLấy tiền thuế của dân để cứu ngân hàng
Trả lờiXóa* NAM NGUYÊN:
ỨNG với MỘT GIA ĐÌNH thì đây là HÀNH VI TRỘM CẮP LỪA ĐẢO CỦA GIA CHỦ VỚI CHÍNH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ!.
Nó là thế đấy người giỏi bị trượt tiêu con ông cháu cha ngu len lãnh đạo
XóaChỉ có thế thôi,lợ nhiều lại cắt đất quốc gia đi gán
Con dại cái mang,dân là cha là me,nay con cái làm ăn thất bát quay về đẽo lưng mẹ,ôi mẹ ơi mẹ,mẹ có qua được đận này không,các con bất hiếu đang bắt mẹ làm con tin đấy.
Trả lờiXóaỦa không phải chúng là CHA MẸ sao.
XóaMụ Tôn nữ Mặt Ngựa thị Ninh đã phát biểu năn xưa.
Không nhớ sao!?
Tốt nhất là đuổi hết đầy tớ về quê, Dân là chủ cơ mà
Trả lờiXóa“Toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu, phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay tàn phá môi trường ...
Trả lờiXóaChủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản, các bác lãnh đạo thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người khi giao mọi quyền sở hữu cho toàn dân còn kho bạc là của các bác.
Chuẩn bị đóng thuế thân là vừa.
Trả lờiXóaNặc danh 14/39 ông khong phải thách
XóaRồi đảng và chính quyền thu cả thuế hố xí nữa
Còn cái quần xi líp của vợ ông nghe đâu cũng của thái ông liệu mà gữi
Giời đất ah! Dân lấy đâu ra tiền mà bảo NN "lấy của dân".
Trả lờiXóaHiệp 1: NH được "lệnh" cho vay có NN "hỗ trợ LS", thì là ngay lập tức các DN (sân sau) đang đói vốn "vồ" được mớ tiền (chã biết có được ăn cả không) > ắt nhiên món đó phải biến thành nợ xấu (làm sao KD được với LS 17 -18% cơ chứ).
Hiệp 2: NH giảm LSHĐ nhưng chỉ giảm nhỏ giọt LS cho vay > các DN đã "lâm trận" và SX thì tiếp tục không thể phát triển - mặc kệ mày, (XK vẫn tăng nhưng chỉ ở các DN ĐTNN không "dính" tới NHVN).
Hiệp 3: Dùng NSNN (chủ yếu là nguồn thu thuế từ các DN) để "giải quyết nợ xấu" (CP đang đề nghị).
Quá trình luân chuyển của đồng tiền từ "sạch" sang "bẩn" rồi trở thành "sạch" nó tài tình như vậy. Dùng "Định luật bảo toàn vật chất" có thể giải thích rõ hiện tượng này!
Còn hậu quả của nó: từ đó mà suy ra thôi.
Ngày nay,nước nào trên thế giới cũng có DNNN chứ đâu riêng Việt Nam mà chửi cho lắm vào CNXH.
Trả lờiXóa7 năm qua,cả thế giới chết đứng,Mỹ chết trước kéo châu Âu chết theo rồi Nhật cũng bị nhào theo....Đứng bánh cả.Riêng Hàn Quốc quá khôn lanh họ vớ bẩm và giàu lên xôi xổi.
Xứ ta,thì bị mắc mưu quá đậm,họ cứ khen lấy khen đẻ chỉ Việt Nam là ổn định vĩ vĩ vĩ mô mô nhờ xử lí lãi suất cực cao,nên không ai có thể " tồn tại " mà chỉ nằm cả đống sống thực vật mà thôi .Nay đâu chỉ DNNN chết đứng đâu,Doanh nghiệp nào cũng chết cả đấy,nhưng còn thở thì chưa nói là chết hẳn.
Để cứu cả nền kinh tế thì quá giản đơn,không phải ngân hàng phá sản đâu,chỉ một ngân hàng phá sản thì Nhà Nước ôm gọn vụ trả nợ tiền vay của nhân dân không thì các ông chủ cạo không còn cộng tóc.
Từ đây đến cuối năm hạ lãi suất xuống 5 %,sang năm hạ lãi suất như Hàn Quốc hiện nay thì các doanh nghiệp sống bật lên đấy chứ.
Cái vụ ai đó trong CP đề nghị Nhà nước trả nợ,sẽ xem lại tư cách và nhan thân anh này.Các bạn chứ lo chuyện hổng có,Ngân sách quóc gia chưa đủ ăn và phòng bị thì còn đau mà trả nợ trời ơi.Doanh nghiệp nào lỗ thì tự phá sản đó là luật rồi,ngân hàng cứ đến đó nhặt ve chai như án đã tuyên.
Đến như ông MA tổng thống của các tổng thống mà nợ siết cổ,thì trách chi chú Ba chưa qua tại chức,các chú kia có bằng thật nhưng toàn mua cả,cả mua ở nước ngoài,ra nước ngoài chỉ ghi danh có học đâu,toàn đi buôn mánh,ví ở xứ Trầm hương có 2 ông tiến sĩ học ở Nga mà học đến 8 năm.thì biết là học gì....?
Thời buổi này ai ngu mà đi đổ vỏ không khống đâu bạn.
Trong cái khó sẽ làm rõ cái khôn,tương lai không đến nỗi.Mỗi hộ gia đình nay đều là tư sản cả nên khó mà diệt được nước ta bằng các chiêu tiền tệ,hay đánh sập tiệm kinh tế Việt Nam .
Tay nào ngu mà để kinh tế Việt Nam đứng bánh như hiện nay,hay bày trò chống bán phá giá tôm cá,vệ sinh thực phẩm gì đó thì cùng kéo theo đứng cả mà thôi.
Anh hại tôi thì anh cũng chết theo thôi,xưa nay đều thế cả mà.
Lấy của dân trả nợ cho ngân hàng, nó lại "ăn" tiếp, ăn hết. Lại lấy của dân đổ vào. Nó lại ăn. Cứ thế . Dân teo đi. Nó phềnh lên. Dân chết. Nó sống...hì hì
Trả lờiXóaNó tưởng sống được a? Nòng tin chiến nược của nó đó a?
XóaNợ xấu, nợ công suy cho cùng cũng từ nhà nước mà ra, tức từ đường lối chính sách, cách quản lý, quản trị của đảng, chính phủ mà ra. Xin lỗi phải nói thẳng, nói thật như vậy.
Trả lờiXóaLỗi do đảng, nhà nước thì Đ, NN hãy tự cứu mình trước.
- Ngân hàng huy động lãi cao, cho vay càng cao. NHNN không bật đèn xanh, ngân hàng nào dám. Lời các vị bỏ túi, giờ đẻ nợ xấu không lẽ các vị, và NHNN vô can ?
- Chi tiêu công kiểu vung tay quá trán ( tâm lý tiền chùa ). Bộ tài chính đâu, bộ KH-ĐT đâu, ban cán sự đảng đâu, Quốc hội đâu, mặt trận đâu sao không ý kiến để bây giờ trụ sở công quyền hoành tráng mọc như nấm, xe con quá tiêu chuẩn hàng ngàn chiếc, đầu tư dàn trải không hiệu quả, lãng phí, đi nước ngoài từng đoàn như đi hội... Để rồi bội chi, thu không đủ chi, sinh nợ công ?
Hãy chỉ ra ai, bộ phận, địa phương nào gây ra nợ xấu, nợ công khủng nhất, bắt bồi hoàn, không đủ nhưng không thể để hoà cả làng. Ai gây ra phải chịu trách nhiệm, đó không chỉ là luật pháp mà luật đời cũng thế dám làm, dám chịu.
Chuyện nợ xấu, nợ công rõ ràng không phải lỗi do dân. Nếu có lỗi thì chỉ là dân quá tin việc Đ, NN trông coi, quản lý, điều phối toàn bộ ngân sách để bây giơ xảy ra cơ sự này.
Trước khi ra chiếu chỉ bắt dân đóng góp giải quyết nợ xấu, nợ công, xin hãy có giải pháp thu hồi từ quan trước, Còn hơn để lũ sâu mọt được ăn lại còn cười vào mặt đảng, mặt dân. Làm tốt, hiệu quả sẽ cao.
Giải quyết vụ này không khó nếu dám làm và biết cách, miễn đừng sợ vỡ bình.
Bác ND 17.33 và nhiều bác khác còm quá đúng luôn .
XóaĐúng là giải quyết vụ này không khó nhưng mà nó không phải là dễ mà ,mà là QUÁ KHÓ đó bác .
Các bác nói đến trách nhiệm của Đảng,Nhà nước,Ngân hàng NN về nợ xấu thì đúng địa chỉ rồi nhưng ở VN ta hiện nay Nhà nước đang vận hành không phải theo Hiến Pháp mà là theo Điều lệ Đảng CSVN,cái này bác TBT nói rõ rồi còn gì,Hiến pháp đứng sau Điều lệ Đảng !
Đảng hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ tức Nhà nước cũng dzậy thôi,không có Nghị quyết của Chính phủ ,của hội đồng này nọ thì ông Thủ tướng nào quyết được gì.
Làm lãnh đạo ông nào cũng sợ trách nhiệm nhưng những ông càng dốt càng ham làm lãnh đạo mới chết dân chứ !
Và thế là lại phải dở lại bài cũ ,lại tiếp tục ca bài ca CNXH cha chung không ai khóc rồi,toàn tấu nhạc tập thể cả ,cần gì tài đức ,chỉ cần giỏi nịnh giỏi luồn là được trao ấn tín, trao đàn sáo nhị ngay.
Trong cái âm thanh hỗn độn biết sao được ai sai ai đúng .
Bây giờ để nợ xấu nặng nề như thế biết bắt ông nào ra tòa ,bắt hết thì lấy ai thổi sáo,ai ca tiếp bài ca định hướng XHCN nữa đây?????
Có bác sẽ nói Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện Nhà nước thì Đảng phải chụi trách nhiệm.Đúng quá rồi ,nhưng theo Điều lệ Đảng ,kỷ luật cao nhất là khai trừ ,mà khai trừ từng ông chứ ai mà khai trừ được cả cái tổ chức Đảng CS ở VN này cho được?
Vậy vấn đề đặt ra lại theo hướng khác ,không phải cứ làm theo Ban chỉ đạo chống tham nhũng cứ bắt hết hốt liền là được vì đã lãnh đạo tập thể thì biết bắt ai hốt liền ai?
Ban chỉ đạo chống tham nhũng không chống được tham nhũng rồi mà cứ ngồi đó ngó lơ thì khác chi Ban này bỏ mất chữ "chống" tự diễn biến thành "Ban chỉ đạo tham nhũng" !Nợ xẫu cũng vẫn cứ từ đây mà ra,hôm nay lấy tiền thuế dân xóa được cái nợ xấu này ,mai nó lại phình lên .Xóa nợ xấu kiểu này như gió vào nhà trống thì sức dân có hạn,theo sao kịp !
Muốn xoa nợ xấu Đảng CS,Nhà nước VN phải xóa bằng được , xóa ngay cái đuôi định hướng XHCN vô chính phủ ,cha chung không ai khóc ,theo đó Đảng CSVN muốn lãnh đạo trực tiếp Nhà nước VN ,TỨC Đảng csvn NẰM TRONG MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC VN thì QUỐC HỘI VN PHẢI ban hành LUẬT TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG CẦM QUYỀN , Điều lệ Đảng CSVN phải tuân thủ LUẬT NÀY.
Tiếp theo là phải dân chủ hóa xã hội thì VN mới có thể phát triển bền vững ,mới xóa được NHỮNG CÁI XẤU,TRONG ĐÓ CÓ NỢ XẤU.
Vì thế,các đỉnh cao trí tuệ mới đẻ ra được khái niệm "kinh tế thị trường định hướng xhcn".Ăn chia,phung phí cho đã,đến khi nợ nần thì bắt "toàn dân" trả.Ai mà có ý kiến là...phản động
XóaDân đã phải è cổ đóng đủ các loại thuế phí- 'Ông CHủ' cũng phải tằn tiện bớt chi tiêu những thứ tối thiểu để nuôi con cái ăn học trăm thứ bà chằng? Nay tự bọn NỢ XẤU đồn thổi- Bố chúng nó có 450 ngàn tấn vàng tích trữ trong DÂN phòng lúc ốm đau bệnh tật tuổi già??? Bọn ĐÀY TỚ nghĩ ai cũng cướp được như chúng nên tìm mọi cách moi cho bằng hết bắt DÂN trả NỢ XẤU?
Trả lờiXóaNGLUY
Luc kiem an duoc thi an mot minh, huong giau sang phu quy vinh hoa, dan ngheo mac ke, den luc het tien lai bat dan chiu, khon nan qua di thoi.nhung dan bay gio khon roi.chung may cho chet di,
Trả lờiXóaĐằng nào chúng cũng chết! Dân bây giờ căm thù lắm! Sát khí (dù mới chỉ ở trong tâm can) đã nổi lên đằng đằng, chờ có dịp là bung ra!
Trả lờiXóaGiống đang ở thời kỳ mà nhà Tây Sơn bắt đầu bị dân kêu là "Giặc"!
Mình là người dân,nói nó để ngoài tai,nó " là đảng " thích nghe lịnh nghe lời đường mật
Trả lờiXóaTức chửi chúng mấy câu cho đỡ bức súc,bọn này nói khác gì đàn bầu gẩy tai châu
Này này chú Dũng chú Bình,
Trả lờiXóaHai chú định hại dân mình đó sao.
Ngân hàng tiền cứ đổ vào,
Cổng nhà hai chú xây cao ngất trời,
Vậy mà hai chú nói nhời,
Lấy tiền ngân sách kiếm "HỜI"nợ công!
Nợ công ai cũng bất đồng,
Thủ tướng,thống đốc một lòng tham ô!
Đầu tư chẳng lãi vẫn hoan hô,
Doanh nghiệp nhà nước"nổi cơ đồ"
Vốn vay Bình "RÓT",Dũng "Tô" cho hồng.
Để rồi NỢ XẤU thật viển vông,
Ai chịu trách nhiệm ? chắc không thằng nào?
Kỳ này Quốc hội lại tào nao,
Tụ tập trên tháng tiền nào chi đây?
Nợ công cứ mãi thêm dầy!
Đảng và nhà nước mãi đầy người dân.
Hỏi rằng như thế ai cần?
Chung sống với đảng hại dân ích gì?
Lần này chú Dũng nói chi?
Giải pháp xóa nợ chú vì ai đây?
Chớ nghe thống đốc mặt dầy!
"Noben"một nửa,đá đấy ghế cao!