Người ta vẫn rỉ tai nhau lời dặn dò mỗi khi tới Australia :
“Dân Úc trọng nhất là trẻ em, tới đó là người già và phụ nữ rồi... sau nữa nữa
mới đến đàn ông”.
Nghe có vẻ buồn cười, nhưng suy cho cùng thì nước Úc
đã dành sự coi trọng cho quảng đại quần chúng, bởi tương lai của mỗi cá nhân,
mỗi dân tộc đều bắt đầu từ trẻ em, sự nghiệp trồng người cũng bắt đầu từ đối
tượng này.
Mặc dù mỗi bang ở Australia có quy định và phương thức
hoạt động riêng trong sự nghiệp trồng người, song mô hình giáo dục tổng quan
của Australia được phân chia thành ba cấp: Tiểu học (từ lớp chuẩn bị vào lớp 1
cho đến lớp 6), Trung học (từ lớp 7-12) và Cấp ba (Đại học hoặc cao đẳng, dạy
nghề).
Mỗi cấp đều có những mốc quan trọng để kiểm tra và cấp
chứng nhận dựa trên kết quả kiểm tra và thời gian học tập. Ở bậc đại học, nếu
học 3 năm thì nhận bằng cử nhân, học thêm năm nữa thì được bằng danh dự. Để
tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học vấn, sinh viên sẽ phải mất thêm từ 2-6 năm.
Nói sự nghiệp học hành cũng mất thời gian, tốn công
tốn của như vậy, nhưng thực tế học sinh, sinh viên theo học ở Australia không
đến nỗi phải vất vả, nếu không muốn nói là rất thoải mái. Học sinh ở đây không
phải đi học thêm, cũng chẳng bị sức ép về điểm số.
Giáo viên đứng lớp thường tạo ra không khí học tập rất
thoải mái, gần gũi, sôi nổi. Các buổi học ngoài trời giáo viên và học sinh như
hòa làm một, nhưng sự tôn trọng giáo viên vẫn được đảm bảo.
Với phương châm học- vui, vui- học, cách giáo dục của Australia chủ
yếu là nhằm tạo sự tự tin, năng động, sáng tạo và hòa nhập cho học sinh ngay từ
những ngày đầu đến trường. Kết quả học tập được giáo viên trao đổi trực tiếp
với từng phụ huynh, vì vậy chẳng ai lo bị “mất mặt”.
Sự liên kết giữa giáo viên, nhà trường với học sinh,
phụ huynh học sinh luôn được chú trọng. Mỗi ngày giáo viên đều niềm nở chờ đón
phản hồi từ phía phụ huynh.
Mỗi tuần nhà trường lại có bản thông báo gửi tới các
gia đình học sinh nhằm thông tin về tình hình hoạt động của trường trong tuần,
trong tháng. Có khi trong đó là một lời cảm ơn chân thành dành cho một phụ
huynh học sinh đã hỗ trợ trường trong một số hoạt động công ích.
Khu vui chơi rèn luyện sức khỏe cho học sinh tiểu học |
Có lúc đó là một lời nhắc nhở về thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của trường, hay kêu gọi tình nguyện hỗ trợ ban phụ huynh để
tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, hay mời tham dự hội thảo về sức khỏe,
tâm sinh lý trẻ em...
Điều đó giúp duy trì tuyến thông tin giữa nhà trường
với gia đình học sinh, tạo ra sự gần gũi vô cùng mà không phải nền giáo dục nào
cũng có thể làm được.
Bài tập về nhà cho học sinh tại Australia là có
nhưng không nhiều. Có lẽ việc giao bài tập về nhà cho học sinh chỉ là nhằm rèn
luyện tính cẩn thận, cách lên kế hoạch cho bản thân. Mỗi cuối tuần hay các đợt
nghỉ giữa học kỳ hầu như không có bài tập về nhà để học sinh có thể thoải mái
thư giãn.
Báo chí Australia thậm chí còn đưa tin rầm
rộ về một nghiên cứu cho rằng bài tập về nhà không giúp nhiều cho thành tích học
tập, đặc biệt là ở học sinh bậc tiểu học. Các chuyên gia khẳng định đối với trẻ
em, chơi để học bao giờ cũng có hiệu quả hơn là nhồi nhét.
Sinh viên Australia (kể cả sinh viên quốc tế)
vẫn có thừa thời gian rảnh rỗi để vui chơi, nghỉ ngơi hay đi làm thêm. Chương
trình giáo dục của Australia
chú trọng ý thức tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, vì vậy sinh viên có thể bố
trí thời gian hợp lý để cân đối giữa việc học và các hoạt động khác.
Thực tế cho thấy đa phần sinh viên đều tranh thủ đi
làm để kiếm thêm thu nhập và tích lũy kinh nghiệm. Một số sinh viên lại tích
cực tham gia công tác cộng đồng hay đi làm từ thiện. Đây cũng là các yếu tố
được tính đến khi xem xét đánh giá “Sinh viên quốc tế của năm” hay các lợi ích
khác ở các bang, bên cạnh thành tích học tập.
* * *
'Trồng
người' tại Australia :
Nỗ lực là vô biên
Đặt ra mục tiêu và phấn đấu đạt được mục tiêu, đó là
hướng đi khá hiệu quả mà bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng cần thực hiện.
Với Australia, Chính phủ nước này đã quyết tâm lấy lại
ngôi vị hàng đầu cho học sinh, với mục tiêu là đến năm 2025, học sinh
Australia phải đứng trong năm hạng đầu tiên về cả ba lĩnh vực đọc sách, làm
toán và khoa học (theo Chương trình trắc nghiệm Đánh giá sinh viên quốc tế
(PISA) được các nước phát triển áp dụng 3 năm một lần từ năm 2000).
Nỗ lực đó được đặt ra sau khi ngành giáo dục Australia
nhận được một hồi chuông báo động mới đây và các nhà giáo dục đồng loạt kêu gọi
cải cách.
PISA năm 2000 cho thấy Australia đứng hạng tư về
đọc sách, năm 2003 đứng thứ tám về toán, năm 2006 giành hạng năm về khoa
học. Nhưng đến năm 2009 thì không tìm thấy Australia trong “top ten”, rồi năm
2012 thì tụt xuống thứ 27 trong số 50 nước tham gia trắc nghiệm. Trong các nước
nói tiếng Anh, học sinh Australia
có kết quả tồi nhất.
Trong khi đó, phụ huynh Australia phát hiện nhiều giáo viên
sử dụng sai ngữ pháp, chính tả khi giao bài tập về nhà cho con họ. Theo kết quả
một cuộc khảo sát về kỹ năng tiêu chuẩn quốc gia của giáo viên Australia ,
có tới một nửa số người được hỏi cho rằng chất lượng giáo viên kém.
40% số người tham gia khảo sát lưu ý tới những lỗi ngữ
pháp và đánh vần trong các bài tập về nhà của giáo viên; 35% chỉ ra lỗi chính
tả trong các bài tập cho điểm trên lớp. Các bậc phụ huynh bắt đầu lo ngại rằng
một số giáo viên dường như không tâm huyết với nghề và thiếu kỹ năng giảng dạy
cũng như kiến thức cơ bản.
Một số giáo viên thậm chí giảng cho trẻ các từ ngữ
theo kiểu tin nhắn, chẳng hạn 18r (later-lát nữa), coz (because-bởi vì)… Đây
chính là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều phụ huynh yêu cầu ngành giáo dục
phải kiểm tra, đánh giá kỹ năng của các sinh viên sư phạm vừa tốt nghiệp trước
khi chính thức để những sinh viên này đứng trên bục giảng, hay tăng giờ thực
hành trên lớp với sự kèm cặp của các giáo viên có kinh nghiệm.
Biện pháp trả lương hậu hĩnh hơn để ngành sư phạm thu
hút các sinh viên giỏi nhất cũng được nêu ra. Australia đang bắt đầu nỗ lực cải
cách giáo dục từ chủ thể là con người.
Đỗ Vân (P/v TTXVN
tại Australia )
>(Kỳ tiếp: "Trồng
người" tại Australia :
Giáo dục tự thân)
--------------
Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu loại bỏ được cái gọi là "tính đảng" trong giáo dục. Vn loay hoay với cải cách giáo dục chỉ vì vướng vào cái tính đảng này. Còn coi trọng tính đảng CS thì mọi bài học, kinh nghiệm, góp ý từ các nước tiên tiến đều không thể vận dụng vào GD Việt Nam.
Trả lờiXóaTính đảng có thể cần ở lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quốc phòng, nhưng ở nhiều lĩnh vực khác, nhất là GD, tính đảng chỉ làm mọi việc trở nên méo mó, trì trệ, bất bình thường.
VN cũng trồng người đấy thây
Trả lờiXóa"Vì lợi ích 10 năm tròng cây
vì lợi ích 100 năm trồng người"
Ở đâu cũng có khẩu hiệu nầy
trồng người kiểu trồng cây chuối!
XóaĐầu óc các ông lãnh đạo vn chỉ tính chuyện gữi nghế với tham nhũng
Trả lờiXóaCó chỗ nào nghĩ cho dân đâu,bọn này nói lắm mỏi mồm