Chính phủ Việt Nam vừa loan báo đã kết thúc đàm phán
Hiệp định thương mại tự do với EU cũng như hoàn tất đàm phán song phương với
tất cả 11 đối tác tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hội
nhập quá nhanh trong khi nội lực doanh nghiệp còn yếu kém có thể tạo ra nhiều
rủi ro và cũng được cho là một cuộc chơi quá liều lĩnh.
Những điều
đáng lo ngại
Câu chuyện Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đòi kiện chống bán phá giá đùi gà cánh gà
đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ, có vẻ báo trước một tình trạng khó khăn hơn rất
nhiều đối với ngành chăn nuôi nói chung và những ngành kém lợi thế cạnh tranh
khác của Việt Nam .
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể
là gã khổng lồ đến chậm, mà Việt Nam kỳ vọng vào lúc đó sẽ tăng tổng sản
phẩm nội địa GDP mỗi năm từ 1,4 đến 2,9 tỷ USD, theo tính toán của các chuyên
gia nhà nước. Nhưng ngược lại 10 triệu hộ chăn nuôi gia đình sẽ mất kế sinh
nhai nếu không chuyển sang lĩnh vực khác. Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng
Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nói với báo chí rằng,
ngành chăn nuôi gần như là vật hy sinh cho TPP.
Trao đổi với Nam Nguyên, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du giảng
viên Chuơng trình kinh tế Fulbright TP.HCM nhận định rằng, lẽ tất nhiên những
ngành không có lợi thế cạnh tranh sẽ bị thiệt hại. Đó là bản chất của quá trình
hội nhập nhưng về tổng thể hội nhập mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. TS
Huỳnh Thế Du nhấn mạnh: “Câu chuyện đặt
ra là có một khía cạnh quan trọng nữa, làm sao quá trình chuyển dịch việc làm,
chuyển dịch cơ cấu có thể nhanh chóng chuyển qua những lĩnh vực hiệu quả. Thí
về nông nghiệp chẳng hạn, những cây trồng, vật nuôi mà không có lợi thế
cạnh tranh có thể chuyển ngay sang những cây trồng vật nuôi có lợi thế cạnh
tranh. Như thế phần lợi ích sẽ được nhiều, ngược lại nếu quá trình chuyển đổi
không diễn ra nhanh chóng mà để chậm trễ, thì số người bị ảnh hưởng sẽ nhiều
hơn, lúc đó nó sẽ gây ra những trục trặc trong xã hội".
Các chuyên gia cho rằng FTA của Việt Nam với EU sẽ nhanh chân hơn TPP.
Cả hai Hiệp định quan trọng này sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam, như
miễn thuế hàng hóa xuất khẩu vào khu vực Liên minh Châu Âu EU và các nước tham
gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trải dài từ Úc tới một phần
Châu Á sang Trung Mỹ và Bắc Mỹ. Nhưng cả hai hiệp định lớn vừa nói đòi hỏi Việt
Nam phải hội đủ những tiêu chuẩn cao về nhiều lĩnh vực. Thí dụ môi trường đầu
tư và kinh doanh minh bạch và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cũng như các
tiêu chuẩn cao về lao động. Thí dụ, công đoàn độc lập, tự do hội họp, cấm sử
dụng lao động trẻ em v..v…
Ngoài những vấn đề liên quan tới cải cách thể chế,
điều quan trọng nhất trên sân chơi hội nhập chính là khả năng cạnh tranh. Đây
là một điều đáng lo ngại cho Việt Nam . TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện
trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội từng nhận định: “Hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân những
doanh nghiệp có đăng ký tức là hoạt động hợp pháp chỉ chiếm khoảng 12% GDP
thôi, còn nền kinh tế hộ gia đình thì chiếm đến 52%. Kinh tế hộ gia đình thì
quá bé không có tiền vốn cho nên họ không có năng lực cạnh tranh gì cả. Cho nên
nếu Việt Nam
cạnh tranh quốc tế mà lại cạnh tranh với các hộ gia đình quá nhỏ thì điều ấy là
một nguy cơ quá lớn.”
Thiếu chuẩn
bị
Chỉ trong nội bộ các nước ASEAN mà Việt Nam sớm tham
gia khu mậu dịch tự do, hàng tiêu dùng Việt Nam đã yếu thế rất nhiều so với các
nước láng giềng. Ở lĩnh vực dịch vụ, hàng loạt đại gia bán lẻ thâu tóm các công
ty siêu thị và trong tương lai gần, khi lộ trình cắt giảm thuế đã hết ân hạn
cho Việt Nam thì chắc chắn các quầy hàng sẽ tràn ngập hàng hóa vừa rẻ vừa tốt
hơn sản phẩm cùng loại của Việt Nam.
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban tư vấn kinh tế
của Thủ tướng Chính phủ cũng từng dóng tiếng chuông báo động về việc hội nhập
nhanh mà thiếu chuẩn bị: “Tôi cũng có mối
lo ngại như vậy, không phải chỉ những cam kết sâu và mạnh như TPP hoặc là FTA
với EU không thôi, mà ngay sự việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN. Các
doanh nghiệp Việt Nam
cho đến nay có vẻ thiếu sự chuẩn bị cần thiết cho nên rất có thể họ sẽ gặp khó
khăn. Ngoài ra khu vực RCEP cũng đang được bàn thảo và hình thành giữa 10 nước
ASEAN và 6 nước ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ cũng sẽ đặt sức ép cạnh tranh rất
lớn cho doanh nghiệp.”
Sau đổi mới cuối thập niên 1980, Việt Nam đã đẩy mạnh
tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Ngoài việc chính thức tham gia
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới, cho đến nay Việt Nam đã ký kết gần một chục Hiệp
định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Mới nhất vào ngày
3/8/2015 chính phủ Việt Nam cùng lúc loan báo đã kết thúc đàm phán FTA với Liên
minh Châu Âu EU, cũng như hoàn tất đàm phán song phương với tất cả các nước
thành viên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Việt Nam theo cơ chế chính trị một đảng độc quyền cai
trị, Hiến pháp 2013 khẳng định đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và toàn
xã hội. Theo các chuyên gia, đây chính là nguyên nhân của tình trạng thiếu giám
sát, thiếu trách nhiệm giải trình và thiếu công khai minh bạch nói chung. Nền
chính trị của Việt Nam
cho đến nay không có sự cạnh tranh hoặc giám sát của các đảng đối lập.
Dẫu sao thì hội nhập khởi sự sau giai đoạn đổi mới
1986, cũng đã giúp Việt Nam tăng thu nhập bình quân đầu người gấp 10 lần từ hơn
200 USD năm 1977 lên mức 2.000 USD hiện nay. Mặt tích cực của hội nhập được
nhìn nhận, cho dù xã hội hình thành hố sâu giàu nghèo càng ngày càng lớn.
Và theo một số nhà hoạt động xã hội dân sự, nếu một
thể chế chính trị độc tài sắp tới phải công nhận công đoàn độc lập, tự do hội
họp, phải công khai minh bạch hơn trong điều hành kinh tế, thì hội nhập cũng
thể hiện những mặt tích cực.
N.Ng/RFA
------------
Một gã què đòi chơi sân World Cup? Kết quả xấu đã thấy rõ.
Trả lờiXóaDDoofngys với bác.
XóaTrích "Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn nói với báo chí rằng, ngành chăn nuôi gần như là vật hy sinh cho TPP."
Ông là thành viên của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", tôi chờ ông chỉ tay, tôi làm theo.
Nếu ông và cái "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội" của ông, không làm được, thi theo quyền của các ông, các ông ra lệnh 91% đại biểu quốc hội, là thành viên của "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", xóa bỏ điều 4 đi! Có chơi đẹp được không hay là sợ mất quyền lợi, mất ghế?
Một bên là TQ đang uy hiếp hàng ngày, một bên là Mỹ và 11 nước hỗ trợ qua hiệp định TPP.
Trả lờiXóaLiều cũng phải cố mà làm để THOÁT TRUNG
Đã vào sân đá bóng thì phải theo luật của FIFA. chạy chậm thì chẳng ăn được ai, chạy nhanh quá thì việt vị. đá rắn thì thẻ đỏ thẻ vàng.
Trả lờiXóaNgồi chung bàn với 11 ông kia rất hào phóng về mặt dân chủ, Việt Nam không thể độc tài bủn xỉn keo kiệt mãi được. Sẽ có thay đổi nhưng là chuyển biến từ từ. TPP sẽ đem lại những yếu tố tích cực nhiều hơn tiêu cực. Chắc chắn là như vậy.
Trình độ của VN, kinh nghiệm của VN và Tình hình chính trị nhân quyền cùng nhận thức của VN có rất nhiều bất cập chưa đạt ngưỡng tiêu chuẩn quốc tễ.
Trả lờiXóaNhưng để thoát khỏi vòng cương tỏa của TQ, Mỹ và các nước đã có đôi chút chiếu cô nhân nhượng.
Người VN phải cố gắng lên để có cơ hội hòa nhập quốc tế và để thoát Trung
TPP là lưỡi gươm Damocles đối với VN...
Trả lờiXóakhi dựa vào lưng tường thì sẽ có sức bật, yên tâm đi, dân Việt Nam! không ngu đâu
Trả lờiXóaCứ làm sao thoát Trung , thân Mỹ, Nhật,...thì mới có cơ hội đưa đất nước chuyển hướng chiến lược được. Qua TPP dân sẽ được hưởng lợi nhiều điều hơn , vả lại toàn dân (các DN) cũng phải đổi mới tư duy chứ chỉ trông mong mỗi CP đổi mới sao được ? Các ông DN lại cứ "trăm năm lối cũ ta về" chỉ đòi người khác phải thay đổi thì cũng không công bằng ! Có "liều" thì mới vượt thác được , bằng không thì còn chết nữa.
Trả lờiXóaCCB đánh Tàu!
VN đã là nước nghèo và lạc hậu nhất trong các nước tham gia TPP, EU thử hỏi các đối tác có muốn cho VN nghèo nữa đi để tràn qua gây rối họ (như dân châu Phi tràn sang châu Âu) hay ko?
Trả lờiXóaHàng hóa các nước có giá rẻ là do NSLĐ của họ cao, khi tràn vào VN thì dân mình được hưởng lợi (không phải mua cái xe hơi đắt gấp 3 - 4 lần ở Mỹ, trẻ em không phải mua sữa đắt gấp đôi ở Úc, ... chẳng hạn); còn khi phải cạnh tranh thì các "đỉnh cao trí tuệ VN" hãy tìm lối thoát cho dân, chứ cứ ngồi mà bàn ngang là sao?
Không hiểu tác giả cái bài này "sáng tạo" làm sao cho ra ở Vn có tới 10 triệu hộ dân nuôi gà?
Miềng thì thấy rằng: riêng cái vụ quyết tâm hoàn thành đàm phán WTO rồi tới FTA với EC và TPP hiện nay là sự đổi mới về thực chất của ĐCSVN để chuyển hẳn sang nền KTTT, (teo cái đuôi XHCN).
TQ nó đâu có thích mình tham gia mấy cái vụ ni! - Có nghĩa là việc làm có lợi cho dân tộc.
Xin nhiệt liệt ủng hộ!
Con lợn, con gà Việt Nam ở nhà lầu, đi xe hơi; ăn toàn cao lương mỹ vị hay sao mà giá lại đắt hơn con lợn con gà bên Hoa Kỳ? Làm một Km đường ở VN giá cao gần gáp đôi và chất lượng lại chỉ bằng một nửa so với Hoa Kỳ thì vì lý do gì? Do trả lương công nhân cao gấp đôi so với công nhân Hoa Kỳ chăng? Nói thẳng ra về mặt vi mô và kỹ thuật hai việc chăn nuôi và làm đường ở hai nước chẳng khác nhau là mấy.Vậy vấn đề nằm ở vĩ mô. Miếng cám khi đến miệng con gà con lợn, các quan đã xơi trước rồi. Một thí dụ gần đay nhất: muốn có mã (code) xuất khẩu tôm sang Nga phải chi 170.000 US$ thì làm sao mà cạnh tranh. Nói thẳng ra là bộ máy nhà nước VN hiện nay là cái cản trở lớn nhất cho sự phát triển kinh tế. Nói rõ hơn là người dân VN đang là con tin để lũ chúng nó mặc cả với bên ngoài. Ngay ở tại một xã, mọi trợ giúp cho dân nghèo phải qua UBND vì thế nên con gà, con dê để giúp dân xóa đói giảm ngheo mới đi lạc vào nhà quan xã, quan huyện. Bài này nói rằng vào TPP là liều. Chưa và không chỉ ra ai đang liều. Chỉ biết rằng vào đó GDP sẽ tăng 1-2 tỷ Mỹ kim/năm. Vấn đề là số tiền đó vào túi ai và người làm ra sản phẩm có được hưởng không hay sẽ bị bóc lột thậm tệ hơn. Nói về bình quân đầu người tăng xin thưa câu chuyện đã cũ: một người ăn chín con gà và chín người ăn một con gà, bình quân mỗi người một con gà. Chuyện đang thời sự: VN có số lượng xe hơi cao cấp (sang trọng) vượt hẳn Singapore !(?). Càng nói càng thấy tức...mình.
Trả lờiXóadù sao VN được các nước phát triển hơn đẳng cấp hơn cho gia nhập sân chơi đó là (( niềm ao ước bấy lâu nay đã thỏa nỗi chờ mong)) của con dân VN. còn(( trời BA ĐÌNH có xanh trong để đón gió lành kg thì mới là quan trọng)) nguồn gốc của mọi nguồn gốc vẫn nằm ở ĐIỀU 4 hp. hỡi công dân VN ai gỡ được nút thắt này??? !!! ...
Trả lờiXóaCòn bọn ngu làm nãnh đạo thì có cho vào xứ Sông Sữa Bờ Kẹo, VN vẫn đì đẹt.
Trả lờiXóaCứ hội nhập đi,để mọi sự vô lý trong kinh tế, chính trị nó phơi bày ra,khi sự thật đã rõ như ban ngày, thì sẽ là lúc các lãnh đạo buộc phải có biện pháp sử lý,nếu không thì búa rìu dư luận sẽ giáng xuống đầu họ.Trong một cái chợ có đủ các loại thành phần bán hàng,từ người chủ cửa hàng vàng đến người bán 5 lạng tép,nếu không có sự bất công vô lý nào xảy ra thì họ sẽ vẫn tồn tại bình thường.Thử hỏi khi xóa bỏ bao cấp thực hiện kinh tế thị trường,hàng loạt nhà máy,xí nghiệp,hợp tác xã( lúc đó là xương sống của nền kinh tế quốc gia) không thể tự đứng vững, có thể nói gần như phá sản. vậy mà kết quả thế nào chúng ta đều thấy rõ. những năm từ 1985 đến 1995 nếu không có xe máy giá rẻ của Trung Quốc thì Việt Nam vẫn là vương quốc của xe đạp.nếu không có máy nổ công nông của Trung Quốc thì đồng ruộng Việt Nam vần cày bằng trâu,các loại thuyền vẫn chạy bằng buồm, đó chỉ mới là hội nhập với Trung Quốc thôi đấy(ở đây tôi không nói những mặt trái )còn khi vào WTO,lúc đầu,và đến tận bây giờ một số nghành nghề bị điêu đứng,làm cho họ hoặc phá sản hoặc tìm cách để tồ tại,nhìn chung cái lợi nhiều hơn cái hại,cái tốt nhiều hơn cái xấu,mặt bằng xã hội được nâng lên về mọi phương diện.
Trả lờiXóa