Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

Dự án ‘trên mây’, moi tiền Nhà nước

Quảng Bình đang "vẽ" dự án 10 sân golf, mỗi sân 18 lỗ,
trên diện tích 1.000 ha đất. (Ảnh: TTO)
Tình trạng vẽ dự án hoành tráng của một số địa phương không những gây lãng phí nguồn lực quốc gia mà còn bị dư luận phản ứng gay gắt.
Thông tin về các dự án đầu tư có kinh phí hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng được đưa ra không hợp thời, không hợp lòng dân ở các địa phương thời gian qua đã gây bức xúc dư luận.
Tình trạng đua nhau vẽ dự án đầu tư để xin tiền Trung ương hoặc nấp dưới chủ trương xã hội hóa nhằm có công trình bằng mọi giá đang khiến người ta nghĩ đến một kiểu tư duy… ở trên trời của lãnh đạo các địa phương này. Hậu quả là làm phân tán nguồn lực quốc gia, gây nghi hoặc, bất bình trong cán bộ nhân dân.
“Lãng phí nhiều nhất là từ chủ trương đầu tư. Thủ tướng Chính phủ đã từng rất bức xúc về những con đường ở miền núi rộng 60 -70 mét. Chủ tịch tỉnh không biết trong túi có bao nhiêu tiền, cứ làm cho hoành tráng, thiếu tiền thì xin Trung ương. Nhiều nơi cứ vẽ ra dự án, sau đó đi chạy”. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh tại một kỳ họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cách đây 2 năm, khi trả lời chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về công tác quản lý đầu tư công, chống tham nhũng lãng phí. 
Tưởng rằng sau những lời cảnh báo mạnh mẽ như vậy, lãnh đạo các địa phương sẽ ý thức hơn trước khi chỉ đạo lập dự án và hạ bút phê duyệt các dự án đầu tư. 
Tuy nhiên, từ chuyện xây dựng Văn miếu gần 300 tỉ đồng ở Vĩnh Phúc; Văn miếu ở Hà Tĩnh ngót nghét trăm tỉ đồng đến chuyện sân vận động, nhà hát ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) kinh phí khoảng 200 tỉ đồng bỏ dở dang; rồi mới đây là Dự án tượng đài - quảng trường của tỉnh Sơn La với kinh phí 1.400 tỉ đồng gây sốt trong dư luận, rồi Hà Tĩnh muốn xây dựng Trung tâm hành chính 1.500 tỉ đồng, Quảng Bình định xây dựng 10 sân golf, mỗi sân 18 lỗ, trên diện tích 1.000 ha đất… đã khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng có một cuộc chạy đua giữa các địa phương trong việc lập dự án để có công trình mang dấu ấn lãnh đạo?    
Để tăng tính thuyết phục của dự án, các địa phương đưa ra những viễn cảnh rất hấp dẫn như: “Đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa của người dân, giáo dục truyền thống, tạo bộ mặt hiện đại cho không gian kiến trúc đô thị và cuối cùng là thu hút khách, phát triển du lịch…”. 
Nhưng thử hỏi, khách du lịch nào sẽ vào Văn Miếu ở Vĩnh Phúc, khi nó cũng na ná như Văn Miếu Hà Nội, mà lại mỏng manh về ý nghĩa văn hóa, lịch sử, lại chỉ mang tầm địa phương! Sơn La mơ gì về khả năng thu hút khách du lịch của công trình Quảng trường và Tượng đài Bác Hồ, khi tiềm năng du lịch của Công trình thủy điện Sơn La, cao nguyên Mộc Châu… vẫn chưa được khai thác hết!  
Trong 2 triệu khách du lịch đến Quảng Bình từ đầu năm đến nay, chỉ có 40.000 khách quốc tế, chiếm 2,5%. Thử hỏi, Quảng Bình kỳ vọng gì về nguồn thu từ dòng khách này, đặc biệt là từ khách chơi golf!?
Thế nhưng, trả lời báo chí về dự án 10 sân golf của Quảng Bình, lãnh đạo tỉnh này vẫn khẳng định: “Sẽ thu hút các golf thủ khắp thế giới đến Quảng Bình. Thay vì họ phải bỏ tiền của, thời gian đi khắp thế giới để được chơi những sân golf đẳng cấp, thì họ chỉ cần đến một điểm như Quảng Bình là có thể được chơi nhiều sân. Tiết kiệm tiền bạc, thời gian đi lại”.
Liệu đây có là một sự lạc quan tếu không, khi golf là môn thể thao quý tộc. Nhiều sân golf trong số khoảng 90 sân golf của cả nước vẫn đang vắng khách. Lấy đâu ra đủ số golf thủ thừa tiền và thừa thời gian để 10 sân golf kia của Quảng Bình khỏi cảnh đìu hiu!?
Ngoài những viễn cảnh hết sức tốt đẹp về công năng của các công trình cố tình vẽ ra, để tăng tính thuyết phục, các dự án thường rất lập lờ về kinh phí gồm: “Ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, vốn xã hội hóa, vốn doanh nghiệp….”
Nhưng tiền nào chẳng là tiền. Dù là Ngân sách Trung ương, địa phương, hay do doanh nghiệp đóng góp thì đều là tiền của quốc gia. Có ai chắc rằng, khi đã nhận tiền đóng góp của doanh nghiệp, địa phương lại không phải ưu ái cho họ dự án nọ, miếng đất kia! Đất nước còn khó khăn. Lãng phí đầu tư là lãng phí kép. Bởi số tiền chi không đúng chỗ, không đúng cách ấy đã tước mất cơ hội để chúng ta có những công trình dự án thiết thực, đẻ ra tiền cho quốc gia.
Tình trạng vẽ dự án hoành tráng của một số địa phương cho thấy, vấn đề không còn ở tầm nhìn của người lãnh đạo nữa, mà là hậu quả của tính cục bộ, tư duy theo kiểu… ở trên trời của một số cán bộ lãnh đạo. Kiểu tư duy này không những gây lãng phí nguồn lực quốc gia mà còn bị dư luận phản ứng gay gắt, gây nghi ngờ, làm mất niềm tin của người dân đối với hình ảnh của lãnh đạo và chính quyền các địa phương đó.
Vân Thiêng/VOV
-----------

14 nhận xét:

  1. Lại moi để ăn đây.

    Trả lờiXóa
  2. tư duy Ngân khố quốc gia là "tiền chùa", không tranh thủ xin sẽ thiệt thòi so với các địa phương khác, cần phải chấm dứt. Chỉ khi biết giá trị của từng đồng bạc nhỏ mọn mà người dân đóng góp nên, thì mới có những dự án đầu tư đúng đắn và hiệu quả ?

    Trả lờiXóa
  3. Dân oan thời đạilúc 10:57 14 tháng 8, 2015

    Một cái tỉnh "Chó ăn đá, gà ăn sỏi" mà định xây dựng 10 san Golf?
    Đã có dự án là phải có bảng phân tích tài chính: 1000 ha đất công với mấy nghì tỷ đồng, thu hút bao nhiêu khách hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.... bao giờ thì thu hôi vốn?
    Hay là thằng vẽ thì nịnh thằng duyệt, có san Golf để đưa đón các quan cho oai?
    Đúng là SỐNG CHẾT MẶC BAY

    Trả lờiXóa
  4. Tôi biết ông Hoài, CT tỉnh Quảng Bình. Dân QB nói rằng ông ta là yếu tố cản đường phát triển của Tỉnh. Năng lục kém, bảo thủ, dốt nên luôn bị các nhóm lợi ích điều khiển. Người dân QB chịu nhiều đau khổ qua nhiều cuộc chiến bây giờ lại chịu khổ thêm vì cái loại lãnh đạo như vậy. Hãy nhìn vào ngành giáo dục, các trường bây giờ các giáo viên giỏi đào tạo chính thống bị đẩy ra rìa, con ông cháu cha, những người nhiều tiền vào hết. Các phòng giáo dục các huyện khuấy động thông tin về thuyên chuyển Giáo viên mỗi dịp vào năm hoc mới để giáo viên phải chay trước khi bị chuyển. Tuyển giáo viên nhưng các hiệu trưởng không có quyền mà do phòng giáo dục, phòng nội vụ nhận tiền ví dụ để được nhận vào một trường tiểu học phải chung chi từ 150-170 triệu. Kêu trời...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì chết học sinh chúng cháu rồi!
      Wa! Wa!

      Xóa
  5. Người Quảng Bìnhlúc 11:27 14 tháng 8, 2015

    Ối ông Võ Đại tướng ơi
    Sau bao năm ra đi cứu nước, bay giờ về quê nhà rồi mà chúng nó vẫn tiêu tiền bậy bạ vậy sao?
    Xin hỏi ông, một đời đi làm cách mạng, ông có biết Sân Golf là cái gì không?

    Trả lờiXóa
  6. Bọn quan lại của ĐCS Việt Nam từ dưới trở lên trung ươn chúng tìm mọi cách để ăn từ cái quần si líp của nhân dân , không từ một thứ gì .

    Trả lờiXóa
  7. Một nước nông nghiệp không có ngành sản xuất nông nghiệp nhưng rất tự hào những con số tăng trưởng là một quốc gia ... không chịu phát triển.

    Trả lờiXóa
  8. Chúng tôi không biết phải nói sao cho hết sự khôi hài đến chua chát của cái kiểu Lãnh đạo của Đảng CSVN. Tiếp Bộ trưởng Nông Lâm của Nhật Bản, thì hết Chủ tịch Nước, đến Phó Thủ tướng, có lẽ sợi dây thần kinh mắc cỡ của 2 vị ấy đã bị liệt hay bị đứt nên đã không hề ngại ngùng " xin " Nhật giúp đỡ xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá cho Phú Yên và Bình Định. Thay vì " xin " như vậy thì bớt hoặc bỏ đi cái quy hoạch xây dựng Tượng Đài hàng ngàn tỷ thì đỡ nhục biết chừng nào.

    Nhìn thấy Cờ xí treo rợp trời mừng Đại Hội Đãng, mà lòng người dân thấy ngao ngán đến tận cùng.

    Tín đồ các Tôn giáo, họ mừng Sinh nhật giáo chủ của họ, hoặc bất kỳ Đại Lễ nào của họ, thì ngoài tiền bạc tự tâm, gọi là tịnh tài hỹ cúng. Họ còn xắn tay áo lên lao vào làm từ việc nhỏ đến việc lớn, ngõ hầu kiếm tí phước đức để dành cho mai hậu.

    Còn Đảng viên Đảng CS thì, cứ mỗi lần có việc gì của Đảng, thì xem như đó là một cơ hội để cào cấu vơ vét, từ tấm lá cờ nheo đến băng rôn khẩu hiệu, từ bông hoa trang hoàng bàn thờ Đảng trưởng, đến cọng kẽm cột tấm bảng WC, tất tần tật đều từ xương sống của dân. Và các tín đồ của Đảng thì áo bỏ vào quần, chắp tay sau đít, đi lui đi tới Niệm Nam Mô Hồ Chủ Tịch cho con được vào Thường vụ, còn mọi việc thì đã có đám dân phòng chịu trận.

    Trước kia Nhân dân vì yêu Nước mà treo Cờ Tổ Quốc, còn bây giờ thì UBND Phường đã thay dân yêu Nước rồi, nên Cờ Tổ quốc dân không phải nhọc công treo làm gì, và Cờ Tổ quốc bây giờ đã đứng đường chứ không còn của riêng ai nửa cả.

    Thật bệnh hoạn cho một triều đại không tưởng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cờ của ai người đấy treo ! Cờ Đảng Đảng treo -cờ chế độ dân phòng treo! Nhưng tiền của Dân Đảng tiêu chi vô tội vạ???
      NL

      Xóa
  9. Đoạn đường 33 km quốc lộ 1 mới được xây dựng xong chạy ngay trên vùng đồi cát Quảng bình là một dự án sai lầm tiếc rằng chưa thấy người nhận ra sự nguy hại của nó để phản biện.
    Đây là việc làm thiếu tầm nhìn của chính phủ, bộ giao thông và lãnh đạo tỉnh Quảng bình. Người ta nhìn đồi cát ven biển miền Trung nói chung trong đó có Quảng bình chỉ là thứ đồi cát khô hạn và hầu như không có mấy ý nghĩa!
    Chỉ có người dân sống ven đồi cát từ khi khai sinh lập địa mới hiểu mới biết ơn vùng đồi cát đã thực sự đem lại nguồn sống cho họ bằng nguồn nước được chắt lọc trong lòng cát chảy ra. Nuôi sống ho qua bao đời nay từ nước dùng cho đến cây trồng, đồng thời cung cấp nước cho hệ sinh thái ven đồi cát này.
    Con đường quốc lộ 1 mới chạy trên đồi cát nghĩa là chạy ngay trên “hồ” nước ngọt mà người dân đang trực tiếp sử dụng. Con đường quốc lộ 1 trên cát này trong quá trình sử dụng sẻ bị tích tụ ô nhiểm từ những gọt dầu rơi vãi từ xe cho đến các điểm dịch vụ bán xăng dầu, sửa chửa xe... Những thứ chất lỏng dầu này dể dàng cùng nước mưa ngấm hết xuống cát hòa lẩn với nước ngầm trong lòng cát. Đây chính là nguy cơ về lâu về dài cho hàng chục ngàn người dân và hệ sinh thái sống ven đồi cát có con đường quốc lộ đi qua sẻ bị nước nhiễm dầu!
    Đó là chưa nói đến có con đường rồi thì các doanh nghiệp ăn theo ăn theo sẻ tha hồ mà thác cát dùng để san lấp. Mất cát cũng đồng nghĩa với không còn nơi để lưu trở nước qua mổi mùa mưa. Lãnh đạo tỉnh Quảng bình đã không nhận thức ra tiềm ẩn nguy hại cho người dân lại còn vẻ ra dự án 10 sân gôn chủ yếu là trên vùng đồi cát dọc theo con đường quốc lộ này, tưởng là ngon ăn!
    Đồi cát trắng ở Quảng bình một cảnh quan nổi tiếng từ ngàn xưa liệu nó có còn là đồi cát trắng nửa không hay đang bị xà xẻo chia chác làm biến thái toàn bộ vùng đồi cát vốn có này!?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước cần những lãnh đq̣o có tầm nhìn như thế này.

      Xóa
  10. Các ngài cứ phá hoại đất nước như thế này thì đất nước chữ S tồn tại bao lâu nữa? Tự các ngài phá chứ không có kẻ xấu nào và cũng không có lực lượng thù địch nào ra tay đâu nhé!!!

    Trả lờiXóa
  11. Tỉnh Quảng Bình , nhiều cát thế mà lắm '' chuột'' phết

    Trả lờiXóa