Bà Ruth Bader Ginsburg, người phụ nữ thứ hai được bổ
nhiệm là thẩm phán tòa án tối cao của Mỹ, đã đến Hà Nội, trao đổi với các lãnh
đạo cấp cao về sở hữu trí tuệ, phần quan trọng trong hoàn tất Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thảo luận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, bà Ginsburg trao
đổi về vấn đề pháp quyền. Bà cũng gặp gỡ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Trương Hòa Bình và Hội đồng Thẩm phán mới được bổ nhiệm.
"Việt Nam
đang có những thay đổi tích cực, công cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam đang được
tiến hành một cách sâu rộng trên nhiều khía cạnh khác nhau. Việt Nam có
Hiến pháp mới năm 2013, luật Tổ chức tòa án nhân dân mới 2014, đồng thời một số
bộ luật của Bộ luật tố tụng của Việt Nam hiện nay cũng đã được sửa đổi. Vì vậy
tôi cho rằng đây là thời điểm rất thú vị và cũng nhiều thách thức với Việt Nam ", bà
Ginsburg nói khi gặp gỡ một nhóm phóng viên tại Hà Nội hôm qua.
Phó chánh án tòa án tối cao Mỹ Ruth Bader Ginsburg, trái, cùng Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius trong buổi gặp gỡ báo chí hôm 11-8. Ảnh: Việt Anh |
Theo Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, bà
Ginsburg là người phụ nữ thứ hai từng được bổ nhiệm vào Toà án Tối cao Mỹ
và là thẩm phán Toà án Tối cao đầu tiên tới thăm Việt Nam . Bà
Ginsburg được Tổng thống Clinton
bổ nhiệm vào Toà án Tối cao vào năm 1993. Bà đã xóa bỏ rất nhiều rào cản
về luật pháp và nghề nghiệp cho phụ nữ. Con gái bà Ginsburg là giáo sư
Jane Ginsburg, đi cùng mẹ đến Việt Nam
để chia sẻ chuyên môn về Luật Sở hữu Trí tuệ mà bà giảng dạy tại trường Đại học
Luật Columbia ở New York .
"Chuyến thăm Việt Nam lần này của phó chánh án
Ginsburg là một trong số rất nhiều chuyến thăm thể hiện việc làm sâu sắc quan
hệ giữa Mỹ và Việt Nam cũng như sự hỗ trợ của Chính phủ Mỹ khi Việt Nam thực
hiện việc cải tổ pháp luật quan trọng", ông Osius cho hay.
Hiến pháp là
cuốn Kinh thánh
"Với cá nhân tôi Hiến pháp Mỹ giống như cuốn Kinh
thánh, cho dù đi tới đâu tôi cũng mang theo. Hiến pháp bắt đầu bằng câu
"Chúng ta - những người dân" (We the people), và kết thúc là làm thế
nào xây dựng một chính phủ liên bang Mỹ ngày càng phát triển và bền vững
hơn", bà Ginsburg chia sẻ sau khi trích dẫn một số đoạn trong
Hiến pháp khi trả lời câu hỏi liên quan đến luật.
Theo nữ thẩm phán nổi tiếng Mỹ, trong suốt lịch sử
phát triển 200 năm, Mỹ không ngừng phát triển hệ thống các quy tắc chung nhằm
bảo đảm quyền của con người được quy định trong bản Hiến pháp có từ năm 1787. Ý
tưởng chính của Hiến pháp là duy trì sự công bằng của pháp luật, bảo vệ công lý
và bảo vệ quyền cơ bản của con người.
Nhìn lại cột mốc hồi tháng 6 khi Mỹ chính thức công
nhận hôn nhân đồng giới (HNĐG) trên toàn bộ các bang, bà Ginsburg cho hay
quá trình đấu tranh để công nhận HNĐG ở Mỹ là một quá trình chuẩn bị lâu dài,
không phải ngày một ngày hai.
"Tất cả quá trình này có bước chuẩn bị ở cấp tiểu
bang và Tòa án tối cao Mỹ chỉ làm một công việc, tất nhiên là rất quan trọng
nhưng rất rút gọn, công nhận bằng một phán quyết chính thức của mình. Với tổ
chức bộ máy nhà nước là Nhà nước liên bang và có các tiểu bang thì chúng ta
thấy những thay đổi về mặt xã hội ở Mỹ thường là xuất phát từ các tiểu
bang", bà nói.
Trả lời câu hỏi làm thế nào cân bằng cuộc sống cá nhân
với lượng công việc khổng lồ, bà Ginsburg nói mình có một người bạn đời
rất ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm trong gia đình. Bà kết hôn khi còn rất trẻ,
khoảng 21-22 tuổi, khi học trường luật thì bà đã có con.
"Tôi phải sử dụng thời gian một cách hiệu quả
nhất, hoàn thành công việc của người mẹ và của một sinh viên nhanh hơn so với
những người khác. Cuộc đời tôi có hai phần, một là chăm sóc gia đình và phần
kia là học hành và sự nghiệp. Mỗi một phần có tác động lẫn nhau, tạo cảm hứng
để tôi tiếp tục công việc còn lại", bà cho hay.
Đề cập tới thời điểm Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam cách đây 20 năm, bà Ginsburg miêu tả đó là "cảm giác
choáng ngợp", vì cuối cùng thì thì hai nước có thể có quan hệ bình thường.
Thời kỳ chiến tranh, ở Mỹ có nhiều người biểu tình phản đối, và khi Việt - Mỹ
nối lại quan hệ thì giống như "đóng lại cánh cửa của một chương không tốt
đẹp trong lịch sử Mỹ".
"Tôi hy vọng hai nước sẽ có mối quan hệ chặt chẽ
hơn trên cơ sở những gì chúng ta đã đạt được. Người dân Việt Nam tới Mỹ để
thăm viếng, và ở cấp chính phủ, doanh nhân, sinh viên hai nước trao đổi với
nhau. Nền tảng vẫn là giao lưu nhân dân", bà trả lời câu hỏi của VnExpress.
Trong tháng sau, một số thẩm phán của Tòa án Liên bang
Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam . Hôm
nay bà Ginsburg rời Hà Nội tới thăm TP HCM.
Việt Anh/VnEx
-----------
"Bà Ginsburg miêu tả đó là "cảm giác choáng ngợp", vì cuối cùng thì thì hai nước có thể có quan hệ bình thường"...
Trả lờiXóaNhưng, oái oăm thay, Tổng Trọng sang Mỹ nói khác, về VN phát biểu khác, là cũng làm cho thiên hạ 'choáng ngợp' và quả nhiên không bình thường!! He..he...
Bạn nói hay quá! Ha ha!
XóaHạng người thấy cơm nói với cơm thấy rượu nói với rượu là hạng người he he - Chỉ có Đảng mới có hạng người đó -
XóaBạn nhìn kỷ tướng mạo của Tổng Trọng là biết - Ngồi trên ngai vàng mà khuông mặt u lụng quá - Thôi mong thời gia qua mau để cuốn trôi cho khuất mắt .
Bà này lại bị làm mà mắt. Những người như bà ta đâu có ngờ mình bị che mắt, lừa dối đâu. Họ cứ thấy người khác cười toe toét, ưu ái là tin ngay, mà không biết mình gặp "thợ thứ dữ về việc biến 1/2 ổ bánh mì thành một ổ bánh mì nguyên vẹn".
Trả lờiXóaBà Ginsburg sang với nhân dân VN chứ không sang với ông Tổng Trọng.
Trả lờiXóaCho Tổng nói quàng nói xiên mấy bữa nữa, đường ta, ta cứ đi
Đúng thế, Tổng Trọng sang Mỹ nói theo nội dung, biểu đạt và đọc văn bản của người khác. Về nước, Tổng Trọng tự phát biểu vẫn nguyên hình Tổng Trọng, không khá lên được! Cũng là họa cho Nhân dân VN!!
XóaCS nói chung vào cuộc họp thì nói theo giáo điều; về nhà với vợ con thì nói theo cách khác; chỗ thân tín thì nói khác... Nói chung, CS tạo ra hàng loạt tắc kè hoa (caméléons) đổi màu theo hoàn cảnh và TBT là con trùm sỏ.
XóaVới bọn mafia CS thì không nên nói chuyện "luật" dù là luật SHTT.
Trả lờiXóa