Tranh chấp Trung-Nhật tại quần đảo Senkakư của Nhật Bản mà TQ gọi là Điếu Ngư |
* NGUYỄN THÁI NGUYÊN
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang chào mời lãnh đạo các nước
đến Bắc Kinh để “xem” Trung Quốc duyệt binh quy mô lớn vào ngày 3 tháng 9 năm
2015, gọi là nhân dịp kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. Ông Phạm Trường
Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ còn có lời mời ông Sergei Shoigu, Bộ
trưởng Quốc phòng Nga rằng: “Trung Quốc nhiệt liệt chào đón các lãnh đạo và đội
hình quân đội Nga tham gia sự kiện tháng 9 ở Bắc Kinh”. Ông Putin hay lãnh đạo
Việt Nam thì đương nhiên rồi, còn ông Obama cũng được mời và nhiều người khác nữa.
Chỉ riêng ông Thủ tướng Nhật Bản thì không biết Trung Quốc có “nhã ý” mời hay
không?
Nhiều người biết Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (Hồng
quân trước đây) không hề là đội quân góp phần đáng kể gì trong việc đánh thắng
Phát xít Nhật trong thế chiến II ngay trên đất nước Trung Quốc của họ, mà nay Tập
Cận Bình long trọng làm lễ duyệt binh kỷ niệm chiến thắng Phát xit? Chuyện đại
sự quốc gia mà nghe ra, cứ như chuyện của “những người thích đùa”. Vậy Bắc Kinh
tổ chức duyệt binh quy mô lớn rất tốn kém nhằm mục đích gì? Để trả lời câu hỏi
này, xin điểm qua một số sự kiện lớn xẩy ra trước và trong thế chiến thứ II
liên quan đến chủ đề này.
Năm 1921, dưới sự giúp sức của Liên Xô, đảng Cộng sản
Trung Quốc ra đời với 300 đảng viên ban đầu. Thực tế lúc đó, vì lực lượng của đảng
CSTQ rất non trẻ và yếu ớt nên Liên Xô ủng hộ cả lực lượng của Cộng sản và lực
lượng của Quốc Dân đảng bởi vì tại thời điểm đó, lực lượng của Quốc Dân đảng đã
có 150.000 thành viên. (Sau này, trong
thành phần của đảng Cộng sản thì số đảng viên xuất thân từ Quốc dân đảng khá
nhiều. Nếu chúng ta chú ý sẽ thấy một số bài báo gần đây bắt đầu nhắc tới “lý lịch
khó hiểu” của ông Giang Trạch Dân là từ những hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ,
nhưng vì mục đích chính trị, người ta có thể đưa ông này lên Tổng Bí thư và
cũng vì mục đích ấy, người ta có thể đấu tố và bỏ tù ông vì những khuất tất như
thế).
>> Vì sao TQ tổ chức duyệt binh lớn ?
>> Trung Quốc “không khó chịu”….?!
>> Vì sao TQ tổ chức duyệt binh lớn ?
>> Trung Quốc “không khó chịu”….?!
Chính Liên Xô đã giúp Quốc dân đảng thành lập Học viện
Chính trị để đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc dân đảng. Bản thân Tưởng Giới Thạch
lúc đó được đưa sang Liên Xô đào tạo về quân sự và năm 1923, Tưởng Giới Thạch về
nước thành lập trường Võ bị Hoàng Phố. Dù vậy, Tưởng Giới Thạch không hề nể mặt
“thầy” Liên Xô mà luôn coi Cộng sản là thù địch.
Máy bay Trung Quốc thám sát quần đảo Senkaku của Nhật Bản |
Trong các năm 1926-1928, Quốc dân đảng đã tiến hành cuộc
chiến tranh “Bắc phạt” quy mô lớn nhằm quét sạch các thế lực quân phiệt ở các địa
phương phía Bắc Trung Quốc, kết thúc “Chính phủ Bắc Dương” và các lực lượng còn
lại của Viên Thế Khải, hoàn toàn thống
nhất Trung Quốc vào cuối năm 1928. Trên thực tế thì vào thời kỳ đó, lực lượng của
Cộng sản hết sức nhỏ yếu, về quân sự chủ yếu là lực lượng du kích chỉ được
trang bị vũ khí thô sơ và hoạt động phân tán.
Năm 1932, người Nhật xâm chiếm và thành lập “Mãn Châu quốc”
với ý định thôn tính Trung Quốc lâu dài. Cũng từ đây, Quốc dân đảng cùng lúc tiến
hành hai cuộc chiến: cuộc chiến tranh chống người Nhật và cuộc chiến với cộng sản.
Tưởng Giới Thạch đã từng tuyên bố trước các tướng lĩnh rằng: “Nhật Bản chỉ là bệnh ngoài da. Cộng sản mới
là Tâm bệnh”! Và do đó, trong một chừng mức nhất định, Tưởng Giới Thạch tìm
cách kiềm chế không để người Nhật mở rộng vùng chiếm đóng đồng thời ưu tiên giệt
“giặc trong”. Vị thế của Trung Hoa Dân Quốc lúc đó đã được coi như một cường quốc
quân sự và so sánh lực lượng giữa Quốc Dân và Cộng Sản là hết sức chênh lệch.
Nguy cơ lực lượng cộng sản non trẻ bị tiêu diệt là hết sức rõ ràng.
Trong bối cảnh ấy, ngày 12 tháng 12 năm 1936 đã xảy ra “Sự biến Tây
An”. Tưởng Giới Thạch bị thuộc tướng của mình là Trương Học Lương bắt cóc.
Họ Trương nguyên là Thống soái phụ trách Mãn Châu, nhưng được Tưởng Giới Thạch
giao toàn quyền cho Trương chỉ huy Tập đoàn quân Đông Bắc đánh dẹp lực lượng Hồng
quân của đảng CSTQ tại Thiểm Tây sau cuộc “Vạn lý trường chinh”. Vạn lý trường
chinh thực chất là một cuộc rút quân quy mô khoảng 10 vạn người khỏi sự truy diệt
của Quốc dân đảng đi lên vùng núi cao hiểm trở của tỉnh Thiểm Tây. Khi đến Thiểm
Tây, lực lượng chỉ còn lại khoảng 8-9 ngàn người và đương nhiên là riêng lực lượng
Hồng quân cũng bị tổn thất nặng nề. Người ta dự đoán rằng trước tình thế bị bao
vây và nguy cơ bị tiêu diệt như vậy, thông qua công tác tình báo, phía đảng
CSTQ và các cố vấn Liên Xô đã tìm mọi cách mua chuộc và mua chuộc được tướng
Trương Học Lương nên Trương đã bắt tay với cộng sản, bắt cóc Tưởng Giới Thạch,
ép Tưởng và Quốc Dân đảng ký thỏa thuận “không chống lại quân cộng sản” vào
ngày 24/12/1936 để “cùng chống Nhật”. Cái gọi là “Quốc Cộng hợp tác” ra đời như
thế và kéo dài chỉ được 2 năm trên danh nghĩa, kết thúc vào năm 1938. Dù sao
thì thỏa thuận này cũng đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho phía Cộng sản vừa
tránh được hiểm họa diệt vong khi phải tiếp tục giao tranh với quân Quốc dân đảng
vừa có thời gian xây dựng cơ sở, phát triển lực lượng. Ngoài lực lượng du kích
tham chiến tại các địa bàn do người Nhật chiếm đóng thì suốt thời gian “hợp
tác”, quân Cộng sản cũng hầu như tránh né mọi cuộc đối đầu trực tiếp với quân
Nhật mà chú tâm xây dựng cơ sở của họ ở nông thôn gắn với “Cải cách ruộng đất”
nên càng được nông dân ủng hộ. Ngược lại, Trung Hoa Dân quốc từ chỗ xuất hiện
như một cường quốc quân sự thì ngày càng kiệt quệ do chiến tranh với quân đội
Nhật, do thiên tai, do nội chiến và cả do chia rẽ nội bộ.
Cho đến tháng 11/1937, Quốc dân đảng đã tiến hành 22 trận
đánh quy mô lớn nhằm vào lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, trong đó trận lớn nhất
là “trận chiến Thượng Hải” từ tháng 8-11/1937 với 70 vạn quân của Tưởng Giới Thạch
và hơn 20 vạn quân của Nhật Bản tham chiến. Ngoài ra còn có sự tham gia của cả
Hải, Lục, Không quân (Riêng phía Trung Quốc của Tưởng lúc đó chưa có lực lượng
Hải quân). Nhưng cuối cùng thất bại vẫn thuộc về phía quân Quốc dân đảng. Trong
số 32 vạn người thương vong chủ yếu là dân thường và quân đội của Quốc dân đảng.
Cũng vào năm 1937, nhờ “thượng sơn quan hổ đấu” là chủ yếu nên thế và lực của Cộng
sản tăng lên một cách nhanh chóng: Chỉ sau 15 năm, quân đội chính quy của CSTQ
đã đạt con số 1,2 triệu người gắn với gần 2 triệu dân quân du kích địa phương.
Chính quyền Cộng sản đã kiểm soát 1/4 lãnh thổ và 1/3 dân số.
Năm 1937, Nhật không những đã chiếm được Thượng Hải trong
trận chiến Thượng Hải nói trên mà còn tấn công vào Vũ Hán, trung tâm chính trị,
kinh tế và quân sự của Quốc dân đảng và chiếm được Vũ Hán vào 10/1938 buộc Quốc
dân đảng phải rút về Trùng Khánh lập “Thủ đô lâm thời”. Dù chiến thắng nhưng Nhật
cũng bị tổn thất khá nặng nề và gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý các
vùng đất chiếm đóng nên Nhật đề nghị đàm phán với chính phủ Tưởng Giới Thạch,
nhưng Tưởng Giới Thạch từ chối vì ông đòi hỏi người Nhật “hãy rút về giới tuyến
trước năm 1937” mới đàm phán. Nhật lại tiếp tục tấn công vào Trùng Khánh gây tổn
thất lớn cho Quốc dân đảng. Đến năm 1939, quân Nhật bắt đầu bị thất bại nặng nề
ở Trường Sa (Thủ phủ tỉnh Hồ Nam) và Quảng Tây, tạo ra thế phản công có lợi cho
Quốc dân đảng. Nhưng do phạm phải những sai lầm về chiến lược, do phải đương đầu
cùng lúc với hai trận tuyến (ngay trong năm 1939, quân của Hạ Long đã xóa sổ cả
lữ đoàn quân Tưởng Giới Thạch) và những khó khăn trong chính nội bộ đảng Quốc
dân, nên Tưởng Giới Thạch không những không giữ được vị thế của “cường quốc
quân sự” ban đầu mà dần dần suy yếu cả về
thế và lực.
Năm 1941, Ngoài các địa bàn đã chiếm được những năm trước,
Nhật đã chiếm hầu hết vùng duyên hải phía Đông Trung Quốc và Việt Nam. Sau vụ
Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941, Chính phủ của Tưởng Giới Thạch
chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, cuộc chiến Trung Nhật (lần thứ 2) trở
thành một phần của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II. Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô
tiếp tục giúp đỡ quân Tưởng trong cuộc chiến này. Nhưng phần do đã kiệt sức
trong những năm trước bởi cuộc chiến với Nhật, với phiến quân của Bắc Dương, một
phần lại còn phải tiếp tục đánh nhau với
quân của Cộng sản nên khả năng tác chiến của quân của Chính phủ Tưởng giới
Thach bị nhiều hạn chế. Trước tình hình này, tại hội nghị quân Đồng minh họp ở
Yalta (Crimea) từ 04-11 tháng 2 năm 1945, gồm Tổng thống Mỹ Franklin D
Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng Bí thư kiêm Tổng Tư lệnh Hồng
Quân Liên Xô Joseph Stalin, không có đại diện của Trung Quốc tham dự đã quyết định
cho phép quân đội Liên Xô tiến vào Mãn Châu tiêu diệt quân Nhật Bản. (Trên thực tế thì nghị trình của hội nghi
Yalta chủ yếu là bàn việc thỏa thuận phân chia ảnh hưởng của “hai phe” sau khi
cuộc chiến kết thúc, chủ yếu là ở châu Âu. Riêng châu Á, Liên Xô đồng ý nhận
lãnh tuyên chiến với Nhật, nhưng với điều kiện trước hết Hội Quốc liên (LHQ sau
này) phải cho tách Mông Cổ (Ngoại Mông) khỏi Trung Quốc và công nhận nền độc lập
của Mông Cổ). Sau khi đập tan đạo quân Nhật ở Mãn Châu, toàn bộ kho vũ khí,
khí tài quân sự, kể cả vũ khí hạng nặng như xe tăng, đại bác và các phương tiện
chiến tranh cũng như khối lượng rất lớn lương thực thực phẩm thu được của Nhật,
Liên Xô đã quyết định “viện trợ tại chỗ” cho người anh em đồng chí là quân đội
của đảng CSTQ, tạo ra bước đột biến về sức mạnh quân sự cho quân đội của CSTQ
chứ không phải từ thiên tài nào của Mao Trạch Đông cả.
Không những thế, Liên Xô mà đại diện là tướng Malinovsky
không bàn giao lại vùng đất Mãn Châu cho Chính phủ hợp pháp của Trung Quốc lúc
đó là Chính phủ Quốc dân đảng mà đã trì hoãn việc chuyển giao và ngầm tạo điều
kiện cho Hồng quân Trung Quốc tiến vào tiếp quản, càng tạo điều kiện và thanh
thế cho phe Cộng sản sau khi Đồng minh rút đi.
Sau khi Nhật buộc đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện
ngày 2/9/1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ II trên toàn vùng châu Á thì
bên trong nước Trung Hoa, cuộc chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản vẫn tiếp tục
khi so sánh lực lượng thay đổi nhanh chóng như đã nói ở trên. Kết cục là Chính
phủ Tưởng Giới Thạch phải chạy ra đảo Đài Loan như chúng ta đã biết.
Hai tàu tuần tra của
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản ngày 15-8-2012 “khóa” tàu chở các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ đảo Uotsuri thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Yomiuri Shimbun. |
Như vậy thì chúng ta đã rõ ông Tập Cận Bình bày ra cuộc
Duyệt binh quy mô lớn và mời khách khắp cả năm Châu đến dự lễ Duyệt binh ngày
3/9 này là để làm gì rồi. Nói như một số phóng viên phương Tây, chắc chắn ông
ta muốn nhân dịp này khoe với thiên hạ nhiều loại vũ khí mới như xe tăng Type
99 A2, tên lửa HQ-101, thậm chí có thể có cả tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31
hay tên lửa JL-2 mới tinh phóng từ tàu ngầm cùng nhiều loại tàu bay và vũ khí
xâm lược khác ... Cũng là dịp để “rung cây” dọa những kẻ yếu bóng vía, trong
đó có chủ đích nhằm mục tiêu vào chủ quyền biển-đảo của Nhật Bản chăng? Mời các anh chị em theo dõi những diễn biến trước
và sau cuộc duyệt binh này để xem Trung Quốc định làm gì và sẽ làm được gì.
Đây là lễ
kỷ niệm chiến thắng Phát xít, kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ
II hay là để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới với tham vọng độc chiếm Biển
Đông của Tập Cận Bình?
Vào năm 1955, với cuồng vọng vô hạn độ của mình về mọi
phương diện, Mao đã hơn một lần muốn dựng lại chủ thuyết “Biển lịch sử” bằng cách nêu lại “đường lưỡi bò” (lưỡi Rồng)
mà Tưởng Giới Thạch bịa ra vào năm 1947. Ngày nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc
một lần nữa khẳng định lại “đường lưỡi
bò”, chiếm khoảng 75-80% diện tích biển Đông là “biển lịch sử” của Trung Quốc, là việc “bất khả tranh nghị”! Thái độ
ngạo mạn này làm chúng ta nhớ lại lịch sử 2 ngàn năm trước khi Đế quốc La Mã (Đế
quốc Roma) không chỉ thiết lập ra một đường biên giới trên bộ dài tới 56.000 dặm
(trên dưới 100.000 km) bao trùm lên lãnh thổ khoảng 40 quốc gia ngày nay, mà
còn tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Địa Trung hải chạy từ Tây Ban Nha qua
Pháp, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ đến Trung Đông, Vịnh Ba Tư cho tới Bắc Phi. Thủa
đó, các nhà độc tài La Mã cũng gọi Địa Trung hải là “Biển của chúng ta” hoặc “Biển lịch sử của chúng tôi” (!?).
Giọng lưỡi của các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đối với
biển Đông nghe ra cũng na ná với những gì mà những kẻ xâm lược cổ đại đã nói,
đã làm và đã thất bại thảm hại. Với cách chiếm biển, xây đảo nổi và lập các căn
cứ quân sự trên vùng biển không hề là chủ quyền của mình, tập đoàn lãnh đạo
Trung Nam Hải đang quyết liệt xây dựng Trung Quốc thành một “Đế chế biển”. Và với
tham vọng và hành động như đã từng xẩy ra trong những năm gần đây, không dẫn đến
chiến tranh trên quy mô lớn mới là chuyện lạ. Không ngẫu nhiên, trong chuyến
thăm Nhật Bản gần đây, ông Thủ tướng Úc đã ví thái độ và hành động vô trách nhiệm
của Tập Cận Bình ở biển Đông giống với cách mà Hitler đã làm ngay trước khi cuộc
chiến tranh thế giới thứ II nổ ra.
NTNg (Tác giả gửi BVB)
-----------
Ông tướng họ Phùng của nhà ta chắc khấp khởi mừng thầm lắm. Thế nào ông ta chẳng được Thường Vạn Toàn đích thân mời. Còn cụ Tổng? Liệu có sang đó "mục sở thị" sức mạnh của thằng "đồng chí" đểu cáng không?
Trả lờiXóaViệc giặc Tầu phô trương súc mạnh là động tác "rung cây dọa khỉ", ra oai với láng giềng là Nhật và các nước ASEAN, đặc biệt là "thằng em" nhát gan VN.
Trên Facebook, có "Quang Thanh Phùng" đòi "kết bạn" với tôi? Lạnh lẽo, âm u quá...
XóaKhông phải "thằng em" nhát gan mà là "thằng em khiếp nhược" mới chuẩn.
XóaTài liệu thật là quý. Thế mới thấy ĐCS TQ thật điêu toa xảo quyệt, đổi trắng thay đen.
Trả lờiXóaNói hơi thô thiển một chút:
"LẤY C.... NGƯỜI TA BÔI VÀO MŨI MÌNH"
he he.... he he....
Tôi đề nghị tác giả gửi bài này cho các báo quốc tế để họ đăng lên cho bẽ mặt thằng Tàu cộng
Trả lờiXóaThằng cướp khoe có súng chứ còn gì nữa, kẻ khoe có súng chưa hẳn là kẻ mạnh, mà là kẻ đang lo sợ.
Trả lờiXóaTQ có 1,3 tỷ người mà phần lớn chỉ biết đến khoảng một ngàn chữ. Kẻ học xong ĐH thì biết đến 4 ngàn chữ; có bằng TS thì biết đến khoảng 6 ngàn chữ. Đối với bọn cầm đầu Trung Nam Hải (TNH), dư luận quốc tế chẳng có ý nghĩa gì khi 1,3 tỷ người này nghe theo chúng. Để làm việc đó chúng ra sức tuyên truyền rằng thì là a,b,c... và cấm ngặt các tin tức từ bên ngoài (Học trò bắc Triều Tiên của TNH cũng vậy. Nhiều người TT vẫn nghĩ rằng VN đang bị Mỹ chia cắt làm hai miền giống như TT). Ngay cả khi đánh Việt Nam (1979), chúng cũng tuyên truyền rằng đó là đánh Lê Duẩn (kẻ xét lại theo đuôi LX) để cứu ông HCM đang bị cầm tù tại HN. Khi chúng nói Biển Đông là của TQ và VN đã "ăn cắp?" các đảo của TQ thì toàn bộ dân TQ đều tin răm rắp. Nguy hiểm khi sống cạnh 1,3 tỷ người bị TNH nhồi sọ là ở chỗ đó. Vũ khí chỉ là phần nhỏ, 1,3 tỷ người bị nhồi sọ mới là chuyện cần phải lo.
Trả lờiXóaLoài người mà không giết được thằng chó Tập cận Bình thì còn khổ dài dài !
Trả lờiXóaThế giới ngày nay đã khác xưa. Không phải lúc nào cũng "mạnh được, yếu thua"; không phải lúc nào nước lớn cũng "có quyền" ăn hiếp nước nhỏ.
Trả lờiXóaAi cũng biết ở khu vực Trung Đông, Kuwait là nước nhỏ, diện tích gần 18 Km2, dân số khoảng 3 triệu; Iraq là nước lớn, diện tích hơn 437Km2 (gấp 24 lần), dân số hơn 31 triệu (gấp hơn 10 lần). Iraq cậy vừa to, vừa mạnh nên Saddam Hussein đã phát động chiến tranh thôn tính Kuwait vào năm 1990, với lý do Kuwait trong lịch sử từng là 'phiên thuộc' của Irraq, nên Iraq có quyền đòi lại quyền sở hữu "tỉnh thứ 19 này". Kết cuộc thế nào ai cũng rõ: chỉ một năm sau (1991) Kuwait được giải phóng đúng nghĩa nhờ liên minh đa quốc gia dẫn đầu là Mỹ, còn Iraq thì rơi vào hỗn loạn triền miên, Saddam Husein cùng với chính quyền độc tài của ông đã bị sụp đỗ, một kết cục thảm hại.
Trung Quốc có muốn như Iraq không? Có dám dùng vũ lực đánh chiếm nước khác không? Vậy diễu binh để làm gì?
Người ta dự đoán rằng Trung Quốc chơi bài diễu binh để mua bán vũ khí, để xúi dục các nước gây rối nhau; mặt khác là để hù dọa nước khác, hù dọa những vị yếu tim hoặc những vị u mê, lú lẫn... để thần phục và hưởng lợi bất chính mà thôi.
Khựa Tập muốn "rung cây dọa khỉ" hay là tự lột mặt nạ để trêu ngươi và thách thức thiên hạ?
Trả lờiXóaCho nên, hành động ngổ ngáo này cũng sẽ có hai tác động đối nghịch.
Cách đây 3/4 thế kỷ, người phương Tây ( trong đó có Mỹ ) thường có cụm từ " hiểm họa da vàng" để nói đến những gì liên quan đến bọn Tàu khựa,mọi người nghe cũng chỉ để nghe thôi,không để ý lắm và cũng không quan tâm lắm,tưởng rằng đó chỉ là những phát biểu của những người kỳ thị chủng tộc // té ra,giờ đây mới thấy,đúng 100% - bọn Tàu khựa là hiểm họa của cả nhân loại,ngày nào mà loài người chưa tiêu diệt được chúng ( bọn giặc Tàu ),thì ngày đó ĐỪNG MONG SỐNG YÊN BÌNH VÀ HẠNH PHÚC !
Trả lờiXóaVới bản chất hiếu chiến và bá quyền đi ngược lại tính yêu chuộng hoà bình của nhân loại , chủ nghĩa CS đã trên đường đi vào tàn rụi .
Trả lờiXóaMột thất bại tiếp tục cho Liên Xô và sắp tới cho TQ , khi phô diễn sức mạnh Quân sự hiện đại chỉ làm cho thế giới lo ngại và kinh sợ , cũng chính là lúc không cần kêu gọi tất cả nhân loại tự kết hợp phòng ngừa , ngăn chận .
Một Putin và một Tập cận Bình đang bị cả thế giới bao vây về kinh tế khi đối nội đang đối diện với nội loạn , khiến cho LX lẫn TQ phải suy yếu tiến dần đến đỗ vỡ cả ba mặt : khinh tế , quân sự và chính trị .
TQ giờ đây như một quái vật khủng long , cố vẫy vùng trước giờ chết . Mồm ác thú hướng về Mỹ , đuôi quất xuống VN và các nước Đông Nam Á , phần thân khổng lồ đang đè nặng lên Châu Âu . Những giây phút cuối cùng trong cái giãy chết của TQ , sẽ mang lại một tai hoạ khôn lường cho nhân loại .
Chính quyền VN và nhân dân cần phải chuẩn bị để chống đỡ một tai hoạ khủng khiếp bên con quái vật TQ đang ở thời điểm cuối cùng với nanh vuốt Mác Lê Mao . Không chuẩn bị , chủ quan khi địch , tiếp tục lơ là ăn tiêu phung phí , phá của xa hoa , mê muội bám chân TQ , không tìm cách tránh xa TQ , hẳn nhiên sẽ bị chà nát , tiêu tùng chết theo TQ .
Thức tỉnh .
Tớ đồng ý 100% với lời bình của Nặc danh 00:25 / 18.08.2015 => đúng như vậy,phải lo liệu ngay từ bây giờ,nếu không thi trể lắm đấy,người VN ,những ai còn mê muội thì hãy tỉnh lại đi ( đăc biệt là những lãnh đạo cao cấp cộng sản VN ) !xóa ngay việc làm của bọn dư luận viên,bọn này ăn nói sái quấy,làm mếch lòng quần chúng nhân dân quá mức,chia rẽ dân tộc,kích động hận thù trong xã hội vốn dĩ đã không có sự đoàn kết rồi ! việc làm của chúng rất nguy hiểm cho đất nước vào lúc đang khó khăn này !
Trả lờiXóa