Kho vũ khí
hiện đại của Mỹ có thể nghiền nát xứ Tàu không khó, (nếu 'kéo quân' đánh Mỹ) Tàu chỉ có thể tấn công 5
tiểu bang phía tây Hoa Kỳ bằng vũ khí chiến lược của họ. Quan trọng hơn cả khi
chiến tranh 2 nước xảy ra nền kinh tế và tài chánh của Tàu sẽ suy sụp nhanh hơn
của Mỹ. Để giải quyết hiểm họa xứ Tàu, cần tế phân hay phanh thây nước Tàu, cắt
nước Tàu ra nhiều phần đất nhỏ giao cho quốc tế kiểm soát là thượng sách.
Báo Mỹ: Nếu phải giao tranh, tiền đồn TC ‘không chịu nổi một ngày’
Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm
21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền
đồn của Tàu Cộng trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.
Theo ông Mizokami, năm vừa qua Tàu cộng đã có những
thái độ "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang
xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ
quân sự, trong đó có sân bay.
Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Tàu cộng xây
dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết
bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo
vệ. Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác
định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như hàng không
mẫu hạm, và nếu cần thiết có thể đánh chìm.
Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một hàng không mẫu hạm di động.
Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một hàng không mẫu hạm di động.
Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Tàu cộng chiếm
đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền
Việt Nam ).
Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân
nhất của Bắc Kinh.
Năm 2011, Tàu cộng xác định Đá Chữ Thập là "trung
tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành
một căn cứ quân sự đích thực. Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể
lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kỳ loại máy
bay nào của quân đội Trung Quốc.
Theo ông Mizokami, Tàu cộng có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy. Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông,
nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Tàu Cộng (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn
lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó. Thứ hai, Tàu cộng lại muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay
không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy
động nhiều sức người.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan lớp Ohio,
Hải quân Mỹ tại cảng Busan, Hàn Quốc (Ảnh tư liệu) |
"Không
ăn thua"
Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu
dụng với Tàu cộng trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra
giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy
mấy tác dụng.
Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell:
“Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ-Tàu là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ
tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Tàu cộng
không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình. Vấn đề lớn nhất của các đảo
đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các hàng không mẫu hạm. Tọa độ
cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ
dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.
Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình
Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Tàu công trên Đá
Chữ Thập chỉ trong vài phút.
"Một đợt tấn công với 10 hỏa tiển hành trình
Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu,
và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo
tới 154 hỏa tiễn hành trình Tomahawk" – ông Mizokami cho biết thêm.
"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan
trọng với Tàu cộng, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong
thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu
không muốn nói là giờ" -ông nhận định.
Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại,
ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Tàu cộng vẫn tương đối hữu dụng
trong việc tuần tra trên Biển Đông.
"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là
một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng
với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không
cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".
Ai sẽ thắng
nếu xảy ra chiến tranh Tàu-Mỹ?
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những
thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn và dài hạn nếu nổ ra chiến
tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa
hoặc trên tầm với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong một
sớm một chiều.
Cựu Giám đốc CIA
Mỹ Michael Morell
|
Nói trắng ra: một cuộc chiến Mỹ – Tàu cộng sẽ là địa
ngục trần gian. Nhiều khả năng Thế chiến thứ ba sẽ bắt đầu trong thời gian tới
đây. Nhiều người đã tiên đoán như thế. Sẽ có hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ
người, chết bởi vũ khí hạt nhân. Những người may mắn sống sót sẽ phải đối mặt
với tình trạng nền kinh tế toàn cầu bị sụp đổ. Đó là tất cả những gì mà thế
giới sẽ phải chứng kiến khi giữa hai cường quốc của thể giới xảy ra xung đột vũ
trang.
Nhưng may mắn là, cũng có thể tương lai đen tối ấy sẽ
không bao giờ xảy ra. Nói vậy không có nghĩa là thế giới có thể hoàn toàn an
tâm. Bởi vì những nguy cơ nổ ra chiến tranh vẫn còn tiềm ẩn bên trong mối quan
hệ căng thẳng giữa Tàu cộng và Hoa Kỳ. Bỏ qua những vấn đề gây nhức nhối hiện
tại như ISIS, Ukraine, Syria hay bất cứ điều gì đang trở thành tâm điểm hiện
nay, mối quan hệ giữa Mỹ và Tàu cộng mới là mối quan tâm lớn nhất của thời đại
này. Vậy bằng cách nào mà Tàu cộng có thể trở thành mối đe doạ đối với Mỹ và
các lực lượng đồng minh?
Nhờ vào quãng thời gian đầu tư qui mô lớn kéo dài suốt
hơn 20 năm qua, quân đội Tàu cộng đã không còn là một quân đội hạng ba yếu ớt
mà đã trở thành bộ máy quân sự mạnh thứ hai trên hành tinh này. Và với trọng
tâm là các hệ thống vũ khí quân sự hiện đại, Tàu cộng dường như đang phát triển
những công cụ chiến tranh cần thiết để chuẩn bị cho cuộc chiến (nếu có) với Mỹ.
Có thể nói phương châm hiện nay của Bắc Kinh: chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ.
Bài viết này sẽ xem xét những thách thức mà Tàu cộng
sẽ đối mặt khi chống lại Hoa Kỳ nếu xung đột thực sự xảy ra. Trong khi Bắc Kinh
chắc chắn đã có những thứ cần thiết để "nói chuyện" với Washington
khi chiến tranh nổ ra, những thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt cũng không
phải là ít. Quân đội nhân dân Trung Hoa sẽ phải đối mặt trực diện với lực lượng
quân sự mạnh hàng đầu của hành tinh này – hay một số người còn gọi là đầu máy
chiến đấu nguy hiểm nhất mọi thời đại. Vậy những nhân tố nào sẽ giúp cho Hoa Kỳ
đánh bại Tàu cộng?
Bắc Kinh vẫn đang tiếp tục sản xuất ra những loại vũ
khí kỹ thuật cao mới. Tàu cộng cũng sở hữu những hỏa tiễn diệt hàng không mẫu
hạm – điều luôn khiến nhiều người băn khoăn. Tàu cộng cũng đang cho xây dựng
hàng không mẫu hạm, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhiều loại hỏa tiễn
hành trình, hạt nhân và tàu ngầm diesel siêu yên tĩnh, hay máy bay không người
lái… Có thể nói Tàu cộng cũng đang sở hữu rất nhiều vũ khí hiện đại, ít nhất là
trên lý thuyết.
Những căn cứ nổi của Hoa Kỳ
|
Nhưng khi chiến tranh thực sự nổ ra, liệu Bắc Kinh có
thể sử dụng hiệu quả tất cả những vũ khí tối tân ấy? Làm thế nào để Bắc Kinh có
thể đưa vào hoạt động một lúc tất cả các trang thiết bị trong tình huống thật?
Chắc chắn Bắc Kinh đang phát triển quân đội theo tầm cỡ thế giới, nhưng những
người lính của nó liệu có thể điều hành tất cả các thiết bị thành thạo? Bắc
Kinh có thể huấn luyện binh lính của họ một cách hiệu quả hay không? Câu trả
lời là: bạn có thể nắm trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế
giới, nhưng nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì tất cả chỉ là một mớ hỗn
độn, tạp quân mà thôi.
Theo Ian Easton, một chuyên gia của dự án Project
2049, một nhánh của The Diplomat, nhận định: "Vai trò của phần mềm
‘software’ (huấn luyện quân sự và sự sẵn sàng của quân đội) là rất quan trọng.
Trong một cuộc tập trận mùa hè vào năm 2012, một đơn vị chiến lược của quân đội
Tàu cộng đã bị căng thẳng cao độ vì gặp phải khó khăn khi đối phó với các đầu
đạn trong một hầm ngầm phức tạp. Họ đã phải dùng thời gian trong cuộc tập trận
15 ngày chiến tranh mô phỏng để chiếu phim và tổ chức hát karaoke cho các binh
sĩ. Trên thực tế, đến ngày thứ chín của cuộc tập trận, một đoàn nghệ thuật dân
tộc đã được đưa vào trong một cơ sở kín khác để giúp những người lính đang nhớ
nhà giải toả tâm trạng."
Easton tiếp tục: "Trong khi những năm gần đây,
thế giới đã được chứng kiến một nỗ lực tuyên truyền to lớn của Tàu cộng, nhằm
mục đích thuyết phục thế giới rằng Tàu cộng đang nắm giữ một lực lượng quân sự
hùng mạnh mà thế giới cần phải kính phục, thế giới đôi khi quên mất rằng Trung
Quốc thậm chí còn không có một quân đội chuyên nghiệp. Quân đội nhân dân Trung
Hoa – không giống như quân đội Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, hay các đối
thủ nặng ký khác trong khu vực – thực chất không phải là một lực lượng chiến
đấu chuyên nghiệp. Thay vào đó, nó chỉ là một tay sai, một cánh vũ trang của
Đảng Cộng sản Tàu cộng CCP. Thật vậy, tất cả các sĩ quan của quân đội Trung
cộng (Bắc kinh) đều là thành viên của CCP và tất cả các đơn vị từ nhỏ đến
lớn đều có một quan chức chính trị được bổ nhiệm vào để kiểm soát, giữ cho quân
đội luôn ‘đi theo đường lối của đảng’. Vì vậy, tất cả các quyết định quan trọng
trong quân đội đều được đưa ra bởi đảng Cộng sản – vốn thống trị bởi các cán bộ
chính trị, chứ không phải là các chuyên gia quân sự."
Vậy, trong những tình huống khẩn cấp, cần phải có
những phản ứng nhanh chóng để đưa ra các quyết định kịp thời khi mà những quả
bom bắt đầu rơi ở Tàu cộng, Bắc Kinh có thể phản ứng kịp hay không? Nếu cho rằng
trường hợp cuộc tập trận năm 2012 được nêu trên chỉ là một trường hợp cá biệt,
thì nhân tố quân đội Tàu cộng chỉ là tay sai của đảng Cộng sản cầm quyền thực
sự đóng một vai trò then chốt.
Không có cách nào tốt hơn để một quân đội hiện đại đạt đến mức độ nguy hiểm
trong chiến đấu bằng cách ‘cùng nhau chiến đấu’. Chia sẻ thông tin tình báo và
phối hợp các lực lượng của mình (không quân, hải quân…) là cách tốt nhất để
chiến đấu chống lại những mục tiêu quân sự khó nhằn. Đó là điều mà quân đội Hoa
Kỳ và nhiều cường quốc khác đang tiêu tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và
tài nguyên vào để phát triển.
Tàu cộng cũng đang hướng tới một mục tiêu như vậy.
Nhưng cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ về khả năng tham chiến của quân đội Tàu
cộng. Trong một báo cáo mới đây của RAND Corporation – một viện nghiên cứu
chính sách bất vụ lợi – có tựa đề "Hiện đại hoá quân sự của quân đội Tàu
cộng không đầy đủ", các tác giả đã chỉ ra một số điểm nghi ngờ quan trọng
khi nói đến khả năng phối hợp tham chiến của quân đội Tàu cộng:
"Nhiều nhà chiến lược Tàu cộng đã xác định rằng
việc quân đội nước này không có khả năng tiến hành các hoạt động tích hợp ở mức
độ mong muốn chính là khó khăn lớn nhất mà Bắc Kinh đang phải đối mặt khi nó
muốn triển khai sức mạnh quân sự bên ngoài biên giới. Chính các chuyên gia quân
sự của Tàu cộng cũng phải thừa nhận rằng giữa quân đội Tàu cộng và các nước
khác, đặc biệt là Hoa Kỳ, vẫn còn có một khoảng cách khá xa."
Khi nói đến công nghệ quân sự, đi đầu và sáng tạo luôn
là chìa khoá quan trọng. Hoa Kỳ có vẻ như luôn nắm giữ vị trí đi đầu trong việc
sáng tạo các kỹ nghệ quốc phòng mới. Câu hỏi được đặt ra trong dài hạn đối với
Tàu cộng: liệu quân đội nước này có thể bắt kịp xu hướng trong trò chơi công
nghệ này hay không? Đây có lẽ là một khó khăn to lớn khác đối với Tàu cộng
trong thời gian dài 10 – 20 năm trong tương lai.
Chúng ta đều biết Tàu cộng có một hồ sơ quy mô về khả
năng theo dõi, sao chép, ăn cắp hay nói một cách lịch sự là ‘mượn’ các thiết kế
của nhiều hệ thống chiến đấu hiện đại nhất thế giới. Tuy nhiên, những bản sao
sẽ không bao giờ hoàn hảo được như bản chính. Thậm chí, sử dụng một bản thiết
kế sao chép đôi khi còn khó nhằn hơn là tự mình thiết kế. Chỉ cần một sơ sẩy
trong quá trình sao chép cũng sẽ dẫn đến việc Trung Quốc bị bại trận trên chiến
trường. Trong những thập niên tiếp theo, Bắc Kinh sẽ cần phải trau dồi và phát
triển nhiều hơn nữa các nhân tài để có thể đọc được các bản thiết kế tinh vi
của các hệ thống quân sự phức tạp mà Tàu cộng sao chép được từ các lực lượng
quân sự khác. Tàu cộng cũng sẽ cần phải liên tục cập nhật những kỹ thuật mới để
duy trì và cải thiện các trang thiết bị đẳng cấp thế giới mà nó đã mượn hay ăn
cắp thiết kế. Thời gian sẽ cho cả thế giới thấy được liệu Tàu cộng có phải là
một mối họa hay không.
Cách tốt nhất để làm tốt đẹp bất cứ một việc gì chính
là phải thực hành nó thường xuyên, nguyên tắc này cũng áp dụng cho quân sự.
Hiển nhiên là quân đội Tàu cộng có thể tham gia vào bất cứ cuộc chiến nào mà nó
muốn, nhưng giành được chiến thắng hay không lại là một chuyện khác. Chỉ trừ
khi một lực lượng đã có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, ngoài ra lực lượng đó sẽ
chỉ mãi trong giai đoạn học tập. Trên thực tế, Bắc Kinh đã không tham gia vào
bất kỳ một cuộc chiến quy mô lớn nào từ sau cuộc chiến kéo dài gần một tháng với
Việt Nam
vào năm 1979.
Những kinh nghiệm từ một cuộc xung đột hơn ba mươi lăm
năm trước không thể áp dụng thành công vào một cuộc chiến đầy vũ khí tối tân
với Hoa Kỳ. Thiếu hoặc không có kinh nghiệm chiến đấu sẽ là một rào cản lớn đối
với Tàu cộng. Đối với Bắc Kinh ,
Washington đã trở thành một lão
làng trong chiến tranh khi liên tục tham chiến ở nhiều chiến trường trên thế
giới. Những cuộc chiến mới mà quân đội Mỹ tham gia trong vài thập niên gần đây
đã mang lại những cơ hội cho quân đội nước này thử nghiệm các thiết bị quân sự
mới, những chiến thuật mới. Sửa chữa những gì chưa phù hợp và điều chỉnh chiến
thuật cho tương lai.
Những minh chứng trên đây không chỉ để chỉ ra những
thách thức mà Tàu cộng phải đối mặt trong ngắn hạn hay dài hạn nếu nổ ra chiến
tranh với Hoa Kỳ, mà còn cho thấy rõ ràng để tạo ra một quân đội ngang ngửa
hoặc trên cơ so với Hoa Kỳ không phải là điều dễ dàng có thể thực hiện trong
một sớm một chiều. Không chắc chắn rằng Tàu cộng không thể làm điều đó, vì thực
tế Bắc Kinh có thể gây nên những thiệt hại đáng kinh ngạc đối với lực lượng Mỹ
và đồng minh trong một cuộc chiến. Thậm chí Bắc Kinh còn có thể giành được
chiến thắng nếu nó gặp được điều kiện thuận lợi.
Nhưng trước mắt, trong trò chơi chạy đua vũ trang thì
rõ ràng Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu. Bắc Kinh có thể nhận sự thạm bại nặng nề ngay
trong cuộc so găng quân sự với Hoa Kỳ!
Nếu Mỹ không
cứng rắn, TC sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ
Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy
một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.
Chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế
và chiến lược (CSIS) tại Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc
Mỹ cho biết đang xem xét việc đưa tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà
Tàu cộng đang bồi đắp ở Biển Đông. Theo đó Gregory Poling cho rằng, Tàu cộng đã
tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh
có thể làm thế bất kỳ lúc nào.
"Rõ ràng là, việc tăng cường tuần tra và các khả
năng ngăn chặn – có thể được hỗ trợ bởi một đường băng ở bãi Chữ Thập và có thể
cả tại bãi Xu Bi – cũng như việc tăng cường radar và các khả năng nhận thức chủ
quyền hàng hải khác có thể giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông",
Gregory Poling nói.
Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các
vật liệu xây dựng tới cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành
động đó có thể đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại
nghiêm trọng vẻ bề ngoài mà Tàu cộng cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán
một cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử
trên Biển Đông (COC).
Thực thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất.
Hiện chưa nước nào thực sự kiểm soát bãi đá này. Theo đó Gregory Poling cho
biết Mỹ đang cân nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung
Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông. Một hoạt động như vậy không phải là sự phô
trương lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc
tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế giới mỗi
năm, trong đó có các vùng biển mà Tàu cộng, Indonesia ,
Malaysia , Philippines và
Việt cộng tuyên bố chủ quyền. Rõ ràng là nếu Tàu cộng xem một hoạt động hợp
pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung đột có thể xảy ra.
Tình hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì
vậy một cuộc xung đột giữa Tàu cộng và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu
Mỹ không bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm
rõ các tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối
với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục tồi tệ thêm", chuyên gia
Gregory Poling cảnh giác.
Úc không
ngồi im
Không riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc
có thể điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên
bố chủ quyền phi pháp của Tàu cộng.
Việc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được
Peter Jennings, Chủ tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo.
Khuyến nghị từ Jennings
phản ánh một chiến lược chiến tranh với Tàu cộng đã từng được đặt ra trong một
chương bí mật trong bạch thư quốc phòng Úc năm 2009. Chi tiết này được tiết lộ
năm 2012 trong cuốn sách của nhà báo Úc David Uren.
Ngay từ trong kế hoạch 2009 Jennings đã đưa ra là Úc
điều động máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Tàu cộng kiểm
soát tuyến hàng hải quan trọng này.
Theo Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp
đặt vùng nhận diện phòng không của Tàu cộng bằng việc điều tàu chiến, máy bay
đi qua nó và Úc cần phải làm theo. Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản
có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức
trong khu vực khi Tàu cộng quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
VHLA (From: "jthaison.nguyen@gmail.com" jthaison.nguyen@gmail.com; Minh
Pham Gia <phamgiaminhvn@gmail.com>;KimchiNguyen nguoichanthanh1943.rg@gmail.com)
-----------
>http://fr.sputniknews.com/french.ruvr.ru/2014_07_03/La-guerre-entre-la-Chine-et-les-Etats-Unis-est-elle-inevitable-8935/
>http://allainjules.com/2014/06/13/la-fin-des-etats-unis-paul-craig-roberts-la-chine-menace-daneantir-les-etats-unis/
--------------
Tôi có hỏi Tom Cruise cũng câu hỏi này. Ông đáp:
Trả lờiXóa- Khả năng cao là không có chiến tranh Mỹ-Trung. Mỹ lại sợ sa lầy như cuộc chiến Việt Nam, thậm chí mang tiếng "xâm lược Trung Quốc"?!
Bay gio ma My danh VN lan nua cung se 'sa lay' trong su don tiep han hoan cua nguoi dan VN
Trả lờiXóaDe Tomahow cuon di
Đúng vậy!
Xóahiện nay TRUNG QUỐC chưa mạnh lắm ,nếu MĨ và các đồng minh của MĨ đánh TRUNG QUỐC ngay từ bây giờ thì chắc thắng , nhưng nếu để lâu hơn nữa thì khó ăn đấy
Trả lờiXóaTrung Quốc và Mỹ là hai thế lực đối kháng trên thế giới ngày nay, trong đó TQ đang thể hiện lòng tham bành trướng muốn nuốt gọn thế giới.
Trả lờiXóaMỹ thì ngược lại, đang giúp nhân loại tiến bộ chống lại TQ.
Chiến tranh thì khó xẩy ra, nhưng lò lửa chiến tranh thì đang tự bùng phát đốt cháy bọn hiếu chiến .
Tiếng nổ THIÊN TÂN là một thí dụ hùng hồn
Chỉ có xé TQ thành những nước nhỏ thì thế giới hòa bình yên ổn được.
Trả lờiXóaABC nói đúng.
XóaChỉ vài vụ nổ Thiên Tân
Chỉ vài cuộc nổi dậy ở Tân Cương Tây Tạng.
Trung Quốc bị xe ra thành 5 bảy mảnh là xong
tui cũng nghĩ vậy mà phải làm thật nhanh,càng nhanh giải pháp xé nhỏ anh cộng tàu này thế giới sẽ sớm trở lại thanh bình và ổn định
Xóacác nước lớn không dại gì phải đánh nhau.
Trả lờiXóaChúng chỉ xúi dục và kích động chiến tranh để chúng bán vũ khí và làm trọng tài hoà giải quốc tế,
Kiểu "quan thấy kiện như kiến thấy mỡ"
Nhung chung lai danh cac nuoc nho bac a. Vay ta cung cha dai danh lai no lam gi cho mac muu chung no phai khong bac
Trả lờiXóaHay la ta phai biet dua vao nhung ai ung ho ta de chong ke lam hai ta
Bac tra loi ro xem sao
mỹ- tàu đánh nhau việt nam thắng giống như cách mạng tháng 8 nhật đánh thắng pháp sau đó nhật đầu hàng mỹ lúc đó pháp nhật chẳng làm gì cộng sản nhảy vào cướp chính quyền không mất một phát đạn
Trả lờiXóaTôi khảng định Mỹ giám đối đầu với TQ, còn ngược lại TQ không giám, nếu để Nhật bản tấn công chỉ 1 tuần giải phóng xong TQ.Hiện nay nếu VN từ bỏ sự lệ thuộc vào TQ độc lập tự chủ theo đúng nghĩa,hợp tác quân sự chiến lược với Mỹ thì TQ không bao giờ giám bắt nạt VN nữa, Thời VN thuộc Pháp quân Thanh có giám đánh đâu mặc dù thời đó TQ CŨNG VẪN LÀ NƯỚC GIÀU CÓ.
Trả lờiXóaCCB chống Tàu F313
Năc danh 21:25 ( CCB chống Tàu F313) nói chính xác quá ! bạn phát biểu nữa nhen !
Trả lờiXóaNăc danh 21:25 ( CCB chống Tàu F313) nói chính xác quá ! bạn phát biểu nữa nhen !
Trả lờiXóa