Bản đồ thời Pháp thuộc |
Nếu các vị sử dụng mảnh bản đồ đó, chúng ta sẽ có
tranh chấp có thể gây ra chiến tranh với Việt Nam .
Kiến nghị sửa Điều 2 Hiến pháp về bản đồ biên giới
The Phnom Penh Post ngày 14/8 đưa tin, Sok Touch,
người đứng đầu nhóm nghiên cứu bản đồ phân giới cắm mốc đường biên giới
Campuchia - Việt Nam từ Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia hôm 13-8 kêu gọi sửa
đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia quy định về bản đồ biên giới để "tránh bị
mất đất cho Việt Nam"?!
Chính phủ Campuchia đã giao cho nhóm học giả do Sok
Touch dẫn đầu nghiên cứu, đối chiếu các mảnh bản đồ boone do chính phủ dùng đàm
phán, phân giới với Việt Nam và bản đồ của phe đối lập CNRP, bản đồ từ Thư viện
Quốc hội Mỹ, Pháp để bác bỏ những vu cáo của CNRP rằng chính phủ "nhượng
đất cho Việt Nam".
Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Sok Touch nói
rằng 26 mảnh bản đồ bonne của chính phủ và 24 trong số 26 mảnh bản đồ của CNRP
cung cấp "cơ bản giống nhau". Ông này cũng xác nhận, 26 mảnh bản đồ
của chính phủ và 24 mảnh bản đồ của CNRP là do Sở Địa dư Đông dương Pháp xuất
bản giai đoạn 1951 - 1954. Hai mảnh bản đồ còn lại của CNRP là "không liên
quan".
Tiến sĩ Sok Touch trong buổi họp báo công bố kết quả đối chiếu bản đồ biên giới Việt Hoàng gia Campuchia hôm qua. Ảnh: The |
"Bây giờ chúng ta đã thấy rằng tất cả các bản đồ
mà chúng tôi nhận được từ Chính phủ, CNRP, Thư viện Quốc hội Mỹ, Pháp là như
nhau. Tuy nhiên để ngăn chặn việc mất đất của Campuchia cho các nước láng
giềng, tôi xin đề nghị các nhà lãnh đạo Chính phủ Hoàng gia Campuchia xem xét
sửa đổi Điều 2 của Hiến pháp Campuchia" (?!), ông Sok Touch nói.
Theo học giả này, nếu sử dụng bản đồ bonne do Sở Địa
dư Đông dương phát hành để phân giới cắm mốc theo quy định của Điều 2 Hiến pháp
thì Campuchia sẽ mất khoảng 50 km vuông đất ở tỉnh Mondulkiri (giáp biên với
tỉnh Đắc Lắc, Việt Nam )".
Người phát ngôn phe đối lập Ou Chanrith từ chối bình luận về đề xuất này.
CNRP
sử dụng một mảnh bản đồ của tỉnh Lâm Đồng
Còn theo tường thuật của The Cambodia Daily ngày 15/8
thì 24 mảnh bản đồ của CNRP và 26 mảnh bản đồ của chính phủ Campuhia là
"giống hệt nhau" chứ không phải "cơ bản giống nhau". Phát
biểu trước khoảng 100 khách mời tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, ông Sok
Touch nói: "Chúng tôi sẽ dành thêm thời gian cho CNRP tìm tiếp 2 mảnh
còn thiếu. Nếu họ không thể tìm thấy, chúng tôi sẽ từ chối bản đồ của CNRP."
Sok Touch được The Cambodia Daily dẫn lời nói rằng: "Một
mảnh bản đồ mà CNRP đưa ra là một bản đồ không chính thức của tỉnh Lâm Đồng,
Việt Nam .
Nếu các vị sử dụng mảnh bản đồ đó, chúng ta sẽ có tranh chấp có thể gây ra
chiến tranh với Việt Nam ".
Ông Touch cũng nêu ra kế hoạch 3 bước đánh giá công
việc phân định biên giới với Việt Nam, bắt đầu từ việc xem xét các bản đồ được
sử dụng bởi các bên khác nhau, tiếp theo là phân tích các điều ước đã ký giữa 2
nước và cuối cùng là ra thực địa xem xét các cột mốc biên giới xem chúng có
được đặt đúng vị trí hay không.
Đáp lại những chỉ trích về tính độc lập của nhóm
nghiên cứu do chính phủ Campuchia chỉ định, ông Sok Touch nói rằng nhóm này sẽ
sử dụng bằng chứng để chứng minh phát hiện của mình. "Chúng tôi sẽ
không nói bất cứ điều gì nếu không có tài liệu để tham khảo. Chúng tôi nói trên
những tài liệu dõ ràng, bởi vì chúng tôi có thể bị gọi là thày bói nếu nói mà
không có bằng chứng".
Trong 3 tháng qua CNRP đã kích động một chiến dịch
tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ làm mất uy tín của chính phủ đảng cầm quyền CPP
trong việc đàm phán, phân định biên giới với Việt Nam . Đảng này tuyên truyền xuyên
tạc rằng Việt Nam
"lấn đất" Campuchia. Ou Chanrith, người phát ngôn CNRP đã không lập
tức có phản ứng nào về phát ngôn của ông Sok Touch mà phải chờ họp lại với các
nhà lãnh đạo của mình.
Xung quanh phát ngôn của Tiến sĩ Sok Touch về việc
kiến nghị sửa Điều 2 Hiến pháp Campuchia về bản đồ biên giới, Tiến sĩ Trần Công
Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã phân tích, Hiến pháp Campuchia
chỉ có giá trị đối với công dân Campuchia, còn các Hiệp ước, Hiệp định về biên
giới Việt Nam - Campuchia là những Điều ước quốc tế có giá trị pháp lý và được
quốc tế thừa nhận.
Việc sửa Hiến pháp hay không là việc nội bộ của
Campuchia, nhưng chắc chắn rằng các hiệp ước, hiệp định biên giới giữa 2 nước
không thể bị bất kỳ thế lực nào đơn phương đòi xóa bỏ. Quý vị độc giả quan tâm
có thể đọc lại phần phân tích, bình luận của Tiến sĩ Trần Công Trục về quan hệ
giữa Hiến pháp một nước với Điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết, phê chuẩn TẠI ĐÂY.
Hồng Thủy/GDVN
----------
* Bài
liên quan:
csVN lại sắp tự hào "đánh thắng đế quốc Khmer"!?
Trả lờiXóa