Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc đứng sau vụ đánh bom ở trung tâm Bangkok?

Người Duy Ngô Nhĩ
Đây là một khả năng được chuyên gia của hãng tin Anh BBC đưa ra khi nói về thủ phạm vụ đánh bom tại trung tâm BangkokViệc chưa có ai đứng lên nhận trách nhiệm vụ đánh bom tại khu vực đền thờ Erawan (Thái Lan) khiến 100 người thương vong đã làm dấy lên nhiều giả thuyết về động cơ cũng như thủ phạm.
Nhà phân tích David Blair của báo Anh Telegraph đã đưa ra 3 khả năng lớn khi nói về hung thủ của vụ đánh bom.
“Khả năng đầu tiên là những kẻ khủng bố của al-Qaeda hoặc xa hơn nữa là IS có thể kích nổ quả bom”.
                      >>  Các giả thuyết về vu đánh bom Bangkok    
Ông Blair cho rằng, Bangkok nằm xa vùng hoạt động thông thường của những kẻ này, nhưng nếu thực sự chúng gây ra vụ việc thì điều này sẽ giúp “phóng đại tác động về tâm lý rằng cuộc tấn công nào cũng sẽ thành công.
Hơn nữa, “nếu chỉ đơn thuần là nhằm vào người phương Tây, thì thủ đô của Thái Lan có thể là một mục tiêu mềm”.
Tuy vậy, ông này cũng lập luận, nếu đúng là al-Qaeda hoặc IS thì chúng có lý do để lên tiếng nhận trách nhiệm, bởi cả 2 nhóm này đều sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tán tụng vụ việc mà chúng cho là thành công vang dội của mình.
“Khả năng thứ 2 chỉ tới Hồi giáo cực đoan tại Thái Lan, những kẻ trong suốt nhiều năm đã tiến hành cuộc chiến du kích ở các bang miền nam nước này”.
Ông này cho rằng nếu khả năng này đúng thì đây là một sự thay đổi đáng kể trong cách thức hành động của chúng và như vậy, chúng hẳn là cũng sẽ lên tiếng.
Thứ trưởng Quốc phòng nước này, Tướng Udomdej Sitabutr cũng cùng chung quan điểm khi cho rằng phương thức “gây án” này không giống những gì mà lực lượng nổi dậy ở miền nam thường hay sử dụng.
“Sự việc này không giống như những vụ việc xảy ra tại miền nam Thái Lan. Loại bom được sử dụng cũng không giống ở miền nam”.
Khả năng thứ ba được chuyên gia Blair nêu ra là các phe phái đối lập chính trị ở Thái Lan.
Dù vậy, ông Blair vẫn chưa tìm được lời giải thích rõ ràng vì sao chúng lại nhằm vào du khách nước ngoài, đặc biệt là khi du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước nhà.
“Tôi nghĩ vụ việc này nhằm vào chính trị quốc gia.
Nếu các bạn để ý các vụ đánh bom xảy ra trong quá khứ, thì sẽ thấy nó luôn diễn ra trong bối cảnh rạn nứt giữa phe áo vàng và áo đỏ”, Tiến sĩ Michael Buehler, chuyên gia về chính trị châu Á tại Đại học SOAS (Anh) nhận định.
Lee Jones, chuyên gia các vấn đề châu Á tại Đại học Queen Mary cũng cho rằng  “có yếu tố chính trị ở đây và thủ phạm sẽ cố gắng thu hút sự chú ý cũng như giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để đạt được mục đích của mình”.
Trong khi đó, Ông Jonathan Marcus, một chuyên gia phân tích của hãng tin Anh BBC nhận định đền thờ Erawan, nơi xảy ra vụ đánh bom là một địa điểm yêu thích của du khách Trung Quốc.
“Điều này làm dấy lên một khả năng là vụ việc có liên quan tới người Duy Ngô Nhĩ tại vùng viễn tây Trung Quốc”.
Ông Marcus cho biết thêm, hồi tháng trước, hơn 100 người Duy Ngô Nhĩ đã bị Thái Lan cho hương.
Tuy nhiên, theo ông này, một vụ tấn công của người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô ngoài Trung Quốc là một điều bất thường.
(Theo Trí Thức Trẻ/TTHN)
-----------
            *** BVB - Theo WKP-vn: Người Duy Ngô Nhĩ (chữ Hán: 維吾爾), còn gọi là Uyghur (tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئۇيغۇر), là một dân tộc Trung Á sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Các cộng đồng tha hương người Duy Ngô Nhĩ có mặt tại Siberi (Nga), Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á như Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ,Uzbekistan. Họ cũng sống tại huyện Đào Nguyên trong địa cấp thị Thường Đức tỉnh Hồ Nam và các khu phố của người Duy Ngô Nhĩ cũng có mặt tại các một số thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Tiếng Việt còn gọi dân tộc này là Hồi Ngột.
            Trong lịch sử, tên gọi "Uyghur" được dùng để chỉ các bộ lạc nói tiếng Turk sống tại khu vực dãy núi Altay. Cùng với người Göktürk (Kokturk), người Uyghur là một trong các nhóm gốc Turk lớn nhất và tồn tại lâu nhất tại vùng Trung Á.
Người Uyghur mang trong mình dòng máu pha trộn giữa đại chủng Á và đại chủng Âu. Tổ tiên của họ là người Hồi Hột từng là một thế lực đáng kể ở phía bắc Trung Quốc từ thời Đường tới thời Tống. Tôn giáo chính hiện nay của họ là Hồi giáo. Người Uyghur giỏi sản xuất nông nghiệp, làm đồ thủ công và buôn bán.
Tàn tích văn hóa Uyghur được tập trung trong những bộ sưu tập lớn tại các bảo tàng ở BerlinLondonParisTokyo, Sankt Peterburg và New Delhi. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, các chuyến thám hiểm khoa học và khảo cổ được tiến hành tại khu vực Uyghurstan (Tân Cương) trên Con đường tơ lụa khám phá ra rất nhiều đền thờ trong hang động, di tích tu viện, tranh tường, cũng như tượng nhỏ quý báu, sách vở, tài liệu. Những nhà thám hiểm từ châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản tỏ ra kinh ngạc trước những tác phẩm nghệ thuật có giá trị tìm thấy ở đây. Các bản thảo và tài liệu tìm thấy ở Tân Cương (hay Uyghurstan/Đông Turkestan) cho thấy một nền văn minh phát triển cao của người Uyghur. Quyền lực, cũng như uy danh, văn hóa của người Uyghur, vốn thống trị vùng Trung Á trong hơn một ngàn năm, tuột dốc nhanh chóng sau khi nhà Thanh xâm lăng vùng đất của họ.
Trong suốt quá trình lịch sử vùng Trung Á, họ để lại dấu ấn sâu sắc về cả văn hóa và truyền thống trong các dân tộc sinh sống tại đây. Nhằm ngăn ngừa sự trỗi dậy của một nền văn hóa có sức sống mãnh liệt Uyghur, chính quyền nước Trung Hoa hiện đại gồm Vương triều nhà Thanh, nhà Hán luôn muốn triêt để tiêu bỏ những dấu ấn của Uyghur. Sự xung đột sắc tộc, tôn giáo để đòi trở thành một nhà nước độc lập Uyghur luôn bị Nhà nước Trung Hoa nhiều lần tiêu diệt đẫm máu…
                … Năm 1920, chủ nghĩa dân tộc của người Uyghur đã trở nên một thách thức đáng kể cho nhà Thanh, và sau đó là các lãnh chúa quân phiệt Trung Quốc thời kỳ Cộng hòa kiểm soát Tân Cương. Nhà thơ Abdulhaliq xứ Turpan, sau khi sống thời tuổi trẻ tại các trung tâm tri thức Semey (Semipalatinsk) và Jadid tại Uzbekistan, trở về Tân Cương với bút danh Uyghur. Ông viết bài thơ yêu nước Oyghan, mở đầu bằng dòng "Ey pekir Uyghur, oyghan!" (hỡi những người Uyghur khốn cùng, hãy tỉnh dậy!). Ông bị lãnh chúa người Hán là Thịnh Thế Tài xử tử tại Turpan tháng 3 năm 1933 vì tội làm dấy lên tư tưởng dân tộc của người Uyghur qua các tác phẩm của mình.
Những người đấu tranh cho nền độc lập của người Uyghur tiến hành vài cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hậu Thanh của lãnh chúa quân phiệt Thịnh Thế Tài và Quốc dân đảng. Hai lần liền, trong các năm 1933 và 1944, người Uyghur nổi dậy nhưng đều bị thất bại trong nỗ lực thiết lập các quốc gia độc lập: Cộng hòa Đông Turkestan, và Cộng hòa Uyghurstan, hoặc là Cộng hòa Hồi giáo Đông Turkestan.
Cộng hòa Đông Turkestan có tính thế tục, xã hội chủ nghĩa và đa sắc tộc, với những người sáng lập bao gồm người Kazakh, Uzbek, Hán, Kyrgyz, Nga, cũng như Uyghur, và được Joseph Stalin ủng hộ.
Năm 1949, sau khi phe Quốc gia tại Trung Quốc thất trận, các nhà lãnh đạo Đông Turkestan chấp thuận hình thức hợp bang với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, một vụ tai nạn máy bay khiến cho phần lớn ban lãnh đạo Cộng hòa Đông Turkestan tử nạn trên đường tới Bắc Kinh đàm phán điều kiện thành lập hợp bang. Vụ rơi máy bay này có lúc được cho là âm mưu của Mao Trạch Đông, vì ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, tướng Vương Chấn nhanh chóng hành quân vượt sa mạc vào Tân Cương, đàn áp lực lượng thân Quốc dân đảng và các cuộc nổi dậy của người thiểu số.
Bộ phận lãnh đạo còn lại của Cộng hòa Đông Turkestan dưới quyền tướng Saifuddin Azizi nhanh chóng qui thuận các điều kiện Mao Trạch Đông đặt ra, biến Tân Cương thành Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, quân đội thì sáp nhập vào Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Saifuddin Azizi thì nắm chức vụ bí thư đảng cộng sản tại đây. Rất nhiều người trung thành với Cộng hòa Đông Turkestan, bất mãn với sự phản bội của Saifuddin, đi tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên nhiều người khác ở lại, tổ chức các hoạt động chống đối nhằm tái lập một quốc gia độc lập tại Tân Cương. Không bao lâu sau đó, tên gọi Đông Turkestan bị xóa bỏ bởi sự kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc...
             Gần đây, theo đài VOA hồi giữa tháng 3-2014: Bộ Ngoại giao Mỹ lên tiếng thúc giục Thái Lan bảo vệ khoảng 200 người Hồi giáo được phát giác mới đây tại một khu trại trong rừng.
Cảnh sát đã tìm thấy nhóm người, trong đó có 82 trẻ em, tại một khu trại trong rừng trồng cao su ở tỉnh Songkhla. Giới hữu trách đang tìm cách xác định quốc tịch của những người này, nhưng họ tin rằng nhóm người này là người Uighur ở khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.
Các giới chức Sở di trú Thái Lan cho biết sẽ truy tố nhóm người này về tội nhập cảnh bất hợp pháp và yêu cầu trục xuất họ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết chính phủ Mỹ quan tâm tới nhóm người này và đề nghị Thái Lan cung cấp sự bảo vệ đầy đủ cho họ và bảo đảm là những nhu cầu nhân đạo của họ được đáp ứng.
Ông Sunai Pasuk, một nhà nghiên cứu của Human Rights Watch, cho biết tổ chức nhân quyền này yêu cầu Thái Lan đừng trả nhóm người Uighur về Trung Quốc.
Người Uighur theo đạo Hồi ở Tân Cương lâu nay vẫn thường than phiền về sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc. Đây là nơi đang có một cuộc nổi dậy với cường độ thấp của những người Uighur muốn thành lập một quốc gia riêng.
Cảnh sát Thái Lan cho hay những người Uighur này đáp máy bay từ Tân Cương tới thành phố Côn Minh ở miền nam Trung Quốc, rồi vượt biên tới Thái Lan thông qua Miến Điện, Lào, hoặc Việt Nam. Những người này định tới Malaysia để đáp máy bay tới Thổ Nhĩ Kỳ…
---------------

2 nhận xét:

  1. Trước kia tôi rất có cảm tình với nước Thái và người Thái,nhưng kể từ ngày tên thủ tướng quân phiệt tùy tiện làm cuộc đảo chánh,lật đổ nữ thủ tướng tiền nhiệm - tôi bắt đầu ghét nước Thái và người Thái / thằng thủ tướng quân phiệt này trông man rợ lắm,việc trước tiên nó làm là ban hành lệnh thiết quân luật,bắt bớ một số sinh viên,truy sát những viên chức chế độ hợp pháp cũ,nó cho sửa hiến pháp có vẻ cưỡng ép,đi thăm TQ có vẽ như thân thiện lắm ( giống như Đại Tướng Phùng quang Thanh của VN vậy !),tuyên bố tổng tuyển cử để rồi trả quyền điều hành đất nước lại cho chính phủ dân sự - nhưng bây giờ thì im re,có vẽ như muốn nuốt lời hứa rồi,rồi bổ nhiệm thằng em ruột nó làm tổng tư lệnh quân đội ! vậy là,chắc KHÔNG CÓ TỔNG TUYỂN CỬ RỒI ! anh em thằng mất dạy này muốn đưa nước Thái văn minh và tiến bộ hiện giờ vào thời kỳ đồ đá rồi ! nò bắt người Duy ngô Nhĩ trả về cho TQ để TQ mổ bụng lấy nội tạng những người này,thì phải biết thằng này tâm đầu ý hiệp với Tàu khựa khốn kiếp rồi, cho nên nếu người Duy ngô Nhỉ đặt bom thì thông cảm cho được !

    Trả lờiXóa