Bên cạnh "ông lớn" Trung Quốc, một cái
"hắt hơi" của nền kinh tế này cũng khiến kinh tế thế giới ảnh hưởng,
Việt Nam
chọn giải pháp nào để phát triển bên cạnh Trung Quốc?
"Ôm
Trung Quốc là ôm bất ổn"
(PGS.TS Trần
Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ).
Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ, Việt Nam nên
tận dụng việc hưởng lợi về giá nhưng cũng cần cảnh báo là lợi về giá là lợi
ngắn hạn, thích hàng rẻ chứa đựng nguy cơ cấu trúc công nghiệp dựa vào đầu vào
Trung Quốc. Ta cứ ôm mãi cơ cấu như vậy sẽ không tốt.
Cũng như sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan từng là
cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường nhưng ngược lại chúng ta vẫn ôm chặt lấy
cơ cấu cũ mà nền kinh tế Trung Quốc tương lai vẫn bất ổn, ham rẻ và ôm lấy
Trung Quốc tức là ôm lấy cái bất ổn.
Kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ xấu đi, chứng khoán hay tỷ giá là bằng chứng rất rõ
đó là biểu hiện ra bên ngoài của một nền kinh tế đang có vấn đề, chưa chuyển
sang cấu trúc khác được. Cho nên việc thay đổi cách tiếp cận cấu trúc kinh tế
của Trung Quốc là chuyện không dễ dàng nhưng rõ ràng Trung Quốc đang quyết tâm
làm và Trung Quốc đang phải trả giá rất đắt vì điều đó.
Giả sử kinh tế Trung Quốc sụp đổ ảnh hưởng vô cùng
mạnh đến Việt Nam do tính lệ
thuộc cao vào kinh tế Trung Quốc, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc chưa có vấn
đề gì Việt Nam
đã có chuyện.
Ví dụ Trung Quốc thay đổi cấu trúc kinh tế, cấu trúc
kinh tế đó sẽ di đi đâu? Ít nhất họ phải đào hố chôn nó đi, vậy cái hố đó ở
đâu? Họ sẽ chuyển sang Việt Nam .
Ngay như bây giờ khi Trung Quốc có vấn đề nhu cầu xả
càng nhanh, tiêu thụ của Trung Quốc giảm đi, ứ đọng càng phải xả sang bên ngoài
và bằng chứng sắt thép Trung Quốc đang tràn ngập thị trường.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (bên trái), ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (bên phải) |
"Phát
triển giống Trung Quốc, Việt Nam
sẽ thất bại"
(Ông Trương
Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại)
Nếu Trung Quốc phát triển trong hoà bình, ổn định, hữu
hảo và đóng góp tích cực với thế giới thì việc phát triển của Trung Quốc rất có
lợi cho Việt Nam và Việt Nam cần khai thác lợi thế đó.
Thực tế, trong một thời gian đủ dài Việt Nam có thể
lợi dụng được sự dịch chuyển của Trung Quốc, sự phát triển của ngành dệt may,
da giày Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn của Trung Quốc là một dẫn
chứng. Tuy nhiên, không lấy gì đảm bảo được về cách thức phát triển tích cực,
hoà hảo hay không của quốc gia này.
"Không
tính yếu tố Trung Quốc, Việt Nam
còn phụ thuộc"
(Ông Nguyễn
Văn Thuấn, chuyên gia kinh tế)
Thế giới đang biến đổi rất nhanh, thay đổi không ngừng
mà yếu tố đầu tiên thay đổi ghê gớm chính là Trung Quốc.
Trung Quốc sau 40 năm cải cách, mọi chính sách hiện
giờ đang tập trung để thực hiện giấc mộng Trung Hoa và với tiềm lực kinh tế
mạnh như hiện tại, mục tiêu tham gia và điều tiết cuộc chơi của Trung Quốc với
toàn thế giới là hiện thực.
Trung Quốc đang từng bước thực hiện chiến lược đó, từ
việc quốc tế hoá đồng Nhân dân tệ, chiến lược chiếm lĩnh, thống trị các vùng
biển, thiết lập một hành lang - một con đường…
Trong mối quan hệ với Trung Quốc, quan hệ phát triển
rất nhanh đi liền với thâm hụt thương mại cũng tăng nhanh, đi liền với việc phụ
thuộc, lệ thuộc vào kinh tế của Trung Quốc. Từ đó, mỗi biến động của Trung Quốc
đều làm hoạt động điều hành của Việt Nam
bị động chẳng hạn việc điều chỉnh tỷ giá và việc thị trường chứng khoán chao
đảo tạo áp lực lớn cho Việt Nam .
Nếu không tính đầu đủ yếu tố Trung Quốc Việt Nam còn phụ thuộc và bị động nhiều.
Tâm An (Bizlive)
-------------
Trung quốc sẽ sụp đổ.
Trả lờiXóaNền Kinh tế Trung Quốc sẽ hỗn loạn.
Ôm Trung Quốc là ôm cái gì?
Hay là đang bị cô gái Tàu Đỏ xấu xí mặt mụn hôi thối bự tổ chảng ôm xiết chặt?
XóaTôi cho rằng mấy ông này chỉ nói tinh tướng, chẳng làm gì ra hồn!
Trả lờiXóa