"Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn"
|
Giáo sư Nguyễn Văn Huyên
trao
phần thưởng cho cán bộ miền núi
trong Hội nghị Chiến sĩ thi đua ngành Giáo dục
(1961). Ảnh: Tư liệu
|
Trong các kỷ vật của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, vẫn còn lá đơn xin vào Đảng cùng bản lý lịch tự thuật úa màu thời gian.
Danh phận ở ngoài Đảng của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên, nhà giáo dục, nhà dân tộc học, nhà nghiên cứu văn hóa lớn của VN, vị Bộ trưởng Giáo dục trong 28 năm 350 ngày, từng là điều bí ẩn lạ lùng.
Đóng góp quan trọng của tầng lớp trí thức trong cuộc Cách mạng tháng 8/1945, trong đó có Nguyễn Văn Huyên từng tham gia “Nhóm bốn người đánh điện” đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh, có thể khiến bất cứ ai giở lại sử liệu đều phải đặt câu hỏi về điều bí ẩn này.
Thành phần đặc biệt
Con trai út của ông, PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhắc lại một giai đoạn lịch sử quan trọng trong đời hoạt động cách mạng của cha.
Phòng trưng bày tư liệu về GS.TS Nguyễn Văn Huyên thời kỳ 1945 - 1975 tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên |
Năm 1960, khi đó tròn 30 năm thành lập Đảng Lao động VN, Đảng có chủ trương kết nạp “lớp đảng viên 6 tháng Giêng", Đảng ủy Bộ Giáo dục muốn giới thiệu GS Huyên vào Đảng. Giữa lúc đất nước đang bị chia cắt thành 2 miền, công cuộc đấu tranh thống nhất còn khó khăn, trong một động thái cân nhắc thận trọng, Đảng ủy Bộ Giáo dục đem quyết định hỏi ý kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị.
Trong một bữa trưa mời riêng Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, Bác Hồ thẳng thắn gợi ý: "Chú ở ngoài Đảng có lợi cho cách mạng hơn". Nhìn lại việc này, PGS.TS Nguyễn Văn Huy đánh giá quyết định của Cụ Hồ có ý nghĩa rất quan trọng.
“Đất nước chia cắt hai miền, rất cần người trong Đảng, ngoài Đảng, các đảng phái khác cùng tham gia chính quyền để thành một mặt trận thống nhất, đoàn kết cả nước”, phân tích của ông Huy.
Và mãi gần đây, ông Huy và một số ít người mới được biết vào thời điểm đó, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết 10 về việc này. Trong đó có quyết định không kết nạp một số trí thức cao cấp không thuộc đảng phái nào, để "ở ngoài có lợi hơn".
Mang danh phận ở ngoài Đảng nhưng mọi sinh hoạt của Đảng, chi bộ, Đảng ủy Bộ, Đảng Đoàn, ông đều được mời tham dự. Đại hội Đảng toàn quốc ông là đại biểu mời. Có nghĩa ông chẳng khác nào đảng viên của Đảng, chỉ khác biệt không đóng đảng phí và tham gia biểu quyết. Chính do sự “bí ẩn” này, nhiều năm về sau các con của ông dù đi bộ đội, phấn đấu nhiều năm nhưng chưa thể vào Đảng.
“Vì họ thấy trong gia đình tôi không có ai là đảng viên, thành phần giai cấp lại rất đặc biệt”, ông Huy lý giải.
Nhưng đó cũng không phải chuyện bất biến. Năm 1972, ông Huy công tác tại Ủy ban Khoa học xã hội VN. Khi cân nhắc quyết định kết nạp ông vào Đảng, tổ chức đã cẩn thận đến Bộ Giáo dục hỏi rõ chuyện “Bộ trưởng ngoài Đảng” của cha ông và được giải thích rõ việc này.
Hai chị gái của ông sau đó cũng lần lượt trở thành đảng viên Đảng Cộng sản VN.
Lý lịch tự khai và đơn xin vào Đảng của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên |
Hiện lá đơn xin vào Đảng và bản lý lịch tự thuật của GS Nguyễn Văn Huyên vẫn được lưu giữ cẩn thận tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên do chính ông Huy lập ra.
Lá thư từ Fontainebleau
Trở lại lịch sử. Năm 1935, trở về từ Pháp sau nhiều năm dùi mài kinh sử từ cấp cử nhân đến tiến sĩ, Nguyễn Văn Huyên bắt đầu sự nghiệp là một anh giáo ở trường Bưởi, rồi làm nghiên cứu khoa học, giáo dục.
Ông dấn thân vào con đường chính trị với hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ - tổ chức do Đảng Cộng sản Đông Dương sáng lập, từ năm 1938, cùng với Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai…
GS.TS Nguyễn Văn Huyên (người thắt cà vạt đen ở giữa) cùng với các trí thức trẻ người Việt học tại Pháp năm 1928 |
Trong cuộc mít tinh ngày 23/8/1945 của trí thức và sinh viên ở VN học xá Hà Nội (nay là Đại học Bách khoa), Nguyễn Văn Huyên đã kêu gọi sinh viên ủng hộ Việt Minh.
Ông cùng Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum và Hồ Hữu Tường, đại diện trí thức ba miền gửi điện đề nghị vua Bảo Đại thoái vị, trao chính quyền cho Việt Minh. “Nhóm bốn người đánh điện” đã tạo nên một sự kiện lịch sử của cuộc cách mạng.
Tháng 12/1945, Chính phủ lâm thời quyết định thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước) nhằm soạn thảo các đề án kiến thiết quốc gia. Nguyễn Văn Huyên cùng hơn 40 bộ trưởng, thứ trưởng, nhân sỹ, trí thức trở thành ủy viên ủy ban này.
Cho đến tháng 9/1946 ở Pháp, sự trải nghiệm cách mạng đã mang đầy những cảm xúc trưởng thành hơn với nhân sĩ trí thức yêu nước. Kể từ sau hội nghị Đà Lạt với vai trò cố vấn, Nguyễn Văn Huyên trở lại Pháp trên cương vị thành viên đoàn đại biểu VN Dân chủ Cộng hòa đàm phán tại hội nghị Fontainebleau. Từ Fontainebleau, ông viết thư cho vợ, bà Vi Kim Ngọc.
Thư viết: “Đây là dịp để Huyên thay mặt cả nhà mà đền nợ nước. Huyên cũng như bao nhiêu anh em sinh trưởng ở một nước nô lệ từ ngày hiểu biết tới nay ngoài 20 năm thở vắn than dài, cố sức sửa mình để thoát khỏi vòng áp chế... Ngọc ạ, lúc này mà chúng ta không tự hy sinh một chút riêng thì còn lúc nào nữa nhỉ? Ngọc hiểu biết lắm nên Huyên mới nhảy vào vòng mà gỡ mối tơ vương. 20 năm lăn lộn sách đèn, một chục năm phiêu lưu chân giời góc bể mới có dịp giơ thẳng cánh tay”.
Con trai út, PGS.TS Nguyễn Văn Huy giới thiệu về các công trình nghiên cứu khoa học của Bộ trưởng Huyên trong những năm 1930 |
Bức cũng thư nhắc lại sự ra đời của người con trai út Nguyễn Văn Huy vào những ngày cận kề Cách mạng Tháng 8 (3/8/1945) như một luồng ánh sáng mới bắt đầu.
“Huy ra đời trong thời buổi tuy cái nguy đầy rẫy nhưng ánh sáng huy hoàng đã bắt đầu bao phủ cả một góc trời Nam. Chúng ta muốn ánh sáng ấy đầy hạnh phúc và hòa bình trong thế hệ tương lai này nên gọi chú Huy là Văn Huy. Bố là Văn Huyên một ánh sáng nhẹ nhàng, mẹ là Kim Ngọc một vật quý không vết, con Văn Huy phải tiến một bước dài trong các nguồn hạnh phúc của các chị lớn”, thư gửi từ Paris.
Bài và ảnh: Thu Hằng/VnN
-------------
--------------
--------------
Chúng ta đều là con của Trời. Không phụ thộc đảng đủng nào cả!
Trả lờiXóaỞ ngoài đảng nhưng cụ Huyên vẫn tận tụy với CM vì ngày đó ĐCS chưa phơi ra sự thối nát như bây giờ..
Trả lờiXóaBất kể ai đã một thời theo CM đều không thể hình dung được cuộc đời lại có lúc trở nên đê tiện xấu xa như hôm nay.
Đồng ý. Mọi người (trừ bọn tham nhũng) đang điên cái đầu:
Xóa- CHUYỆN GÌ QUÁI ĐẢN ĐANG XẢY RA Ở VN VẬY NHỈ?!
Thời đó khác, đảng chưa 'tự chui vào Hiến pháp' để độc đoán, chuyên quyền, toàn trị. Nay không là đảng viên đến trưởng thôn cũng đừng hòng, nói gì đến chức Bộ trưởng!!
Trả lờiXóaKinh thật, tự cho mình cái quyền "Lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện. Thời Lê Duẩn, Lê Đức thọ còn kèm câu: Về mọi mặt".
XóaTrên thế giới không có đảng nào độc đoán, chuyên quyền, toàn trị như thế cả.
Chủ tịch QH (được gọi là Cơ quan quyền lực cao nhất) mà chuyện gì cũng cắp cặp đến xin chỉ thị của BCT, Ban BT TW đảng!
Kinh thật, tự cho mình cái quyền "Lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện. Thời Lê Duẩn, Lê Đức thọ còn kèm câu: Về mọi mặt".
XóaTrên thế giới không có đảng nào độc đoán, chuyên quyền, toàn trị như thế cả.
Chủ tịch QH (được gọi là Cơ quan quyền lực cao nhất) mà chuyện gì cũng cắp cặp đến xin chỉ thị của BCT, Ban BT TW đảng!
Thời đó khác , vì thời đó chính quyền chưa thực mạnh nên vẫn phải "giấu mình chờ thời" . Sau , đã thống soái được quyền lực liền trở mặt , tống giam bất kỳ ai có sơ xíu ngược lại với đảng . Bắt đầu từ Nhân văn GP cho đến tận giờ.
XóaĐảng bây giờ chẳng qua là cái cớ để leo cao chui sâu hòng kiếm chác của đa số cán bộ công chức
Trả lờiXóaĐảng nay khác đảng xưa, cấp nhỏ ăn nhỏ, cấp càng to ăn càng đậm đà bản sắc 'Cộng tài Sản lại'.
Trả lờiXóa- " Ăn hết của dân không từ một thứ gì" (Phó Doan).
Nếu "phải" bình luận, người ta sẽ nói Cụ Huyên là có số may mắn vô cùng. Những người hồ hởi nhất, nhiệt tình nhất tham gia vào khời nghĩa tháng 8/45 chính là những người trí thức (xin miễn kể tên vì quá đông) chỉ vì mong muốn độc lập thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Tiếp theo là các nhà tư sản vì mong muốn kinh doanh không bị bọn Pháp ngang nhiên chèn ép. Nông dân và công nhân lúc đó đang đói khổ vả lại cũng không biết phải làm gì. Nhưng hậu quả của sự nhiệt tình đó là gì, số phận những người nhiệt tính nhất ấy ra sao thì đã có quá nhiều câu chuyện đau lòng. Xét như vậy để thấy Cụ Huyên là người vô cùng may mắn trong số họ.
Trả lờiXóaPháp là tư bản giãy chết hạng nặng mà sao đào tạo ra nhiều trí thức ưu tú cho nước Việt thế nhỉ . Bây giờ dưới mái trường XHCN toàn cho ra GSTS giấy , đại loại như GSTS triết Mác - Lê toàn ăn hại chẳng làm ra đồng kẽm nào .
Trả lờiXóaXin phép góp ý với bác ND 11:27
XóaGiáo dục tư bản nhắm đào tạo ra những người
tự do,biết suy luận đúng - sai và phải - trái theo
đạo lý và pháp luật,chứ không như CS.cốt đào
tạo ra những kẻ nô lê,chỉ biết ngoan ngoãn như
đàn cừu,làm công cụ cho đảng thống trị.
Những con người tài giỏi nhất là những trí thức yêu nước luôn luôn có tấm lòng vì Dân - Bọn CS luôn luôn ganh tị không muốn cho vào vì lễ sợ những người đó hơn và sợ luôn cái chỉ trích thẳng thừng - Ông Hồ cũng không ngoại lệ - Điểm lai trên Đất Nước VN - Trước đây có rất nhiều người muốn vào Đảng để hoạt đông cứu quốc đa số người tài người giỏi thường bị hiềm khích tìm mọi lý do để gạc ra - Nay Không ai muốn vào cái Đảng xôi thịt thoái hoá này trừ bọn cơ hội tiểu nhân đắc chí mà thôi - Hiện nay người dân đả thấy rỏ bộ mặt bịp bợm muốn vất vào xọt rác càng sớm càng tốt - Dân đang chờ mong ngóng từng ngày các bạn có chờ như Dân không ?
Trả lờiXóamái trường XHCN tạo ra con người máy CNXH
Trả lờiXóaCụ Huyên làm bộ trưởng nhưng chẳng có thực quyền vì thứ trưởng bí thư đảng đoàn quyết hết mọi thứ. Với trí tuệ như Cụ, tôi tin rằng Cụ đã nhận ra cộng sản chỉ dùng Cụ như vật trang trí để lừa mị dân và quốc tế. Câu nói của ông Hồ đã nói lên điều đó.
Trả lờiXóaTúm lại là trí thức VN bị quả lừa xuyên thế kỷ. Các trí thức SG tham gia MTDTGPMN là một ví dụ.
Trả lờiXóaĐây cũng là một bài học cho hậu thế HIỂU rõ Bản chất CS hơn .Thế nào là Qua cầu rút ván.
Trả lờiXóa