Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Tiền đồng đi về đâu?

* NAM NGUYÊN
Đúng như tiên đoán của các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/8 đã tiếp tục hạ giá tiền đồng 1% và nới biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%. Trước đó vào ngày 12/8 Ngân hàng Nhà nước đã nới biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%. Như vậy Việt Nam đã nhanh chóng giảm giá tiền đồng theo sau Trung Quốc. Mức độ hạ giá đồng tiền Việt Nam, theo ước tính của chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh  là 5,07% so với USD tính từ đầu năm tới nay.

Tiền đồng hạ giá...
Trả lời Nam Nguyên vào tối 20/8, TS Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia đã đánh giá về hai lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ của Ngân hàng Nhà nước mới đây. Ông nói: “Lần thứ nhất để phản ứng với việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, còn lần thứ hai họ tính Mỹ chuẩn bị điều chỉnh tăng lãi suất cho nên mình phải có biện pháp phòng vệ trước. Đồng thời lần điều chỉnh đầu nó cũng dẫn đến chuyện dân chúng và các ngân hàng thương mại mua ngooại tệ vào quá trời! Nó có sự chuyển dịch tài sản từ đồng Việt Nam sang đồng đô la, cho nên để ngăn ngừa chuyện đó ngân hàng trung ương điều chỉnh với cường độ tương đối mạnh và họ dự kiến duy trì tỷ giá này ổn định cho đến hết quý 1 năm sau, để tránh tình trạng dân chúng găm giữ ngoại tệ và các ngân hàng thương mại thì mua ngoại tệ vào.”
Báo chí Việt Nam trong đó có tờ Thời báo kinh tế Việt Nam cho rằng, sự điều chỉnh hạ giá tiền đồng của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là không còn đường nào khác. Lập luận này dựa vào sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc của Việt Nam với mức nhập siêu quá lớn. Mặc dù Tổng Cục Hải quan dự báo  năm 2015 nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc khoảng 35 tỷ USD. Thực tế trong 7 tháng vừa qua Việt Nam đã nhập siêu 19,3 tỷ USD từ Trung Quốc và diễn biến trên thị trường cho thấy, mức nhập siêu này có thể vượt xa các dự báo.
Khi Ngân hàng Nhà nước tăng gấp đôi biên độ tỷ giá lên 2% vào ngày 12/8/2015 như một hình thức hạ giá tiền đồng, các chuyên gia kinh tế trong đó có bà Phạm Chi Lan đã khuyến cáo Ngân hàng Nhà nước nên mạnh dạn hạ giá đồng tiền Việt Nam. Thậm chí TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách thuộc Đại học Quốc gia Hà nội còn khuyến nghị, là Việt nam nên chủ động phá giá tiền đồng, nếu Trung Quốc phá giá 5% thì Việt Nam nên phá giá cao hơn như 6%-7%.  Lúc đó Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội đã nói với chúng tôi: “Đây là một bài toán, nếu tư duy điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường mà không điều chỉnh cho nó tương xứng đến một mức độ nào đó, không phải nhất thiết họ 4,6% mình cũng phải 4,6%. Nhưng nếu với biên độ quá hẹp thì cũng không có tác dụng lớn lắm và cái đó sẽ gây hệ lụy đặc biệt cho khả năng cạnh tranh cũng như ảnh hưởng xuất khẩu và vấn đề nhập siêu của Việt Nam.”
Việt Nam không áp dụng chính sách thả nổi đồng tiền, như nhiều quốc gia khác theo nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quyết định tỷ giá ngoại hối và trong nhiều năm qua, nhà điều hành đã chỉ điều chỉnh cầm chừng, mức độ hạ giá tiền đồng trong khoảng 1%-2% một năm. Năm 2015 này, Ngân hàng Nhà nước đã tỏ ra đáp ứng nhiều hơn đối với tín hiệu thị trường trong điều hành chính sách tiền tệ.
... Lợi hay hại?
Liên quan tới các tác động tích cực của việc phá giá đồng tiền Việt Nam, TS Lê Xuân Nghĩa nói với Ban Việt ngữ RFA: “Trước hết các nhà xuất khẩu người ta cảm thấy có lợi, bởi vì lâu nay đồng đô la tăng giá và đồng Việt Nam vẫn giữ nguyên. Cho nên đồng Việt Nam trên thực tế tăng giá đối với các đồng tiền khác như đồng Yên, đồng Euro và đồng đô la.
“Để hỗ trợ cho xuất khẩu mình phá giá thêm vài ba phần trăm thì các hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài được cạnh tranh tốt hơn. Với lại Trung Quốc phá giá như vậy mà hàng hóa Việt Nam xuất ra nước ngoài phần lớn giống như của Trung Quốc. Nếu như mình không phá giá tương ứng thì hàng hóa cạnh tranh với hàng Trung Quốc ở nước ngoài cũng yếu đi.
“Điểm thứ ba hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam rất là mạnh nếu mình không phá giá đồng tiền một chút thì sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường nội địa cũng mạnh và cũng cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.”
Ngày 12/8 trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi TS lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ở Hà Nội tuy đồng thuận về chủ trương hạ giá tiền Việt để khuyến khích xuất khẩu và giảm bớt làn sóng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đã và đang tràn ngập thị trường nội địa. Tuy vậy ông đã lên tiếng cảnh báo về tác dụng không mong muốn đó là gánh nợ công của Việt Nam sẽ tăng lên. TS Lê Đăng Doanh nhận định: “Tôi cũng xin lưu ý rằng biện pháp này chắc chắn sẽ làm cho tăng thêm chi phí để trả nợ công vì nợ công của Việt Nam được trả bằng đồng Đô La và nếu như điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ như thế này thì nợ công sẽ tăng thêm nữa.”
Đáp câu hỏi của chúng tôi là không những nợ công sẽ tăng lên mà doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí trả nợ vay ngân hàng bằng ngoại tệ. TS Lê Xuân Nghĩa phát biểu: “Nợ công, rồi doanh nghiệp phải trả nợ bằng đô la sẽ tốn nhiều tiền Việt Nam hơn thì đúng là như vậy. Nhưng dù sao tổng số tiền đi vào Việt Nam mà trừ đi tổng số tiền đi ra Việt Nam thì nó vẫn dương khoảng 5 tỉ đô la, cái dương đấy là có lợi.”
Tuy TS Lê Xuân Nghĩa không đi vào chi tiết, nhưng nhiều chuyên gia khác đã phát biểu trên báo chí là lượng kiều hối hàng năm mười mấy tỷ USD là một nguồn ngoại tệ quan trọng, một thứ viện trợ không hoàn lại.
VnExpress bản tin trên mạng ngày 19/8/2015 cho biết Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp thị trường. Trước đó trên hệ thống truyền thông nhà nước, ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết dự trữ ngoại hối quốc gia tính đến cuối tháng 7/2015 là 37 tỷ USD  và 10 tấn vàng. Ông Bình từng nhấn mạnh đây là số ngoại tệ tiền tươi thóc thật, sẵn sàng sử dụng bất cứ lúc nào. Tuy vậy Ngân hàng đa quốc gia HSBC nhận xét rằng, mức dự trữ ngoại tệ 37 tỷ USD của Việt Nam chẳng nhiều nhặn gì và Bộ Tài chính còn đề nghị cho ngân sách vay từ quỹ dự trữ này. Điều này khiến Ngân hàng Nhà nước thiếu cơ sở để thực hiện cam kết của mình.
Thực tế giá trị tiền Việt Nam hiện nay ra sao. Sau quyết định mới nhất ngày 19/8, phá giá tiền đồng 1% và nới biên độ tỷ giá lên 3%, về nguyên tắc các ngân hàng được phép giao dịch tiền Việt và đô la Mỹ không thấp hơn 21.233 đồng và không cao hơn 22.547 đồng ăn 1 đô la Mỹ.
Ngân hàng ANZ là tổ chức quốc tế sớm tiên đoán, nếu Việt Nam không hạ giá tiền đồng thêm nữa thì từ nay đến cuối năm, tiền đồng Việt Nam vẫn có thể mất giá tối đa 5,1%. ANZ tức Ngân hàng Australia-New Zealand đánh giá dè đặt hơn các chuyên gia Việt Nam, tổ chức này cho rằng sau ba lần điều chỉnh tỷ giá và nới biên độ, đến nay trên thực tế tiền đồng Việt Nam hạ giá 4,5%, ít hơn mức 5,07% mà TS Vũ Đình Ánh phát biểu trên báo mạng VnEconomy hôm 19/8/2015.
Ngân hàng đa quốc gia HSBC dự báo tỷ giá cuối năm 2015 sẽ lên mức 22.800 đồng/USD. Nhìn lại tỷ giá cách đây 5 năm, tháng 1/2010 một đô la Mỹ đổi được khoảng 18.479 đồng mà nay đã lên tới 22.547 đồng. Đồng tiền Việt Nam sẽ đi về đâu trong tương lai là điều mà những người làm công ăn lương phải âu lo.
N.Ng/rfa
------------

12 nhận xét:

  1. đồng tiền VN (tiền hồ) sẽ đi về đâu Ư? nó đi về phía Bắc, về bắc kinh nhà nó. và dân rỗng túi, đi ăn mày. để cho đảng csVN giàu sụ ăn chơi trác táng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói có lý , tiền VN có bị ảnh hưởng bởi yếu tố TQ .
      Khi xưa VN không liên hệ với ai , muốn đổi tiền 500 hay 10 đồng ăn 1 đồng lúc nào cũng được . Nay không thể tự ý đổi được cho nên số tiền đổi theo USD cứ tăng con số lên mãi , mai mốt cho dù tăng lên 3, 40.000 ăn 1 đô thì cũng phải giử như thế chứ không tự ý đổi tiền được như xưa .
      Tiền VN đổi ra đô thì tăng rất chậm , nhưng đi chợ thì giá cã cứ tăng hoài , ngán ngẩm lắm .
      Hiện nay giống như đang có chiến tranh tiền bạc , các nước cứ thi nhau hạ giá trị tiền để cạnh tranh buôn bán , nên tiền VN cũng phải theo “ Thời “ chứ làm sao cố định được .
      Trong thời kỳ chiến tranh tiền tệ như hiện nay , bất ổn thì giử vàng là hay nhất , kế đến là đô .

      Tiền nợ VN hiện nay khoãng 100 tỉ đô , TQ nói VN vẫn còn nợ họ tiền mua vũ khí để đánh Pháp , đánh Mỹ là 870 tỉ đô , trã chưa hết . Bị nắm đầu chạy đâu cho thoát .

      https://www.youtube.com/watch?v=fSlTU8fBfqQ

      Xóa
  2. Công dân đất Việtlúc 06:25 22 tháng 8, 2015

    Đồng tiền Việt Nam đi theo VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

    Trả lờiXóa
  3. Quan tri kinh te kieu nay se co luc tien dong di theo tien cua Venezuena

    Trả lờiXóa
  4. Tiền đồng đi về đâu?

    Về với Các Mác & Lê Nin như trong di chúc chứ đi về đâu

    Trả lờiXóa
  5. Còn phải phá giá tiền đồng VN nữa, theo ông Trí Hiếu có thể đến 40 ngàn/1 Đô, còn theo ông Alan Phan thì từ nay đến tết, bét nhất tiền Việt phải xuống 10% nữa, tức là khoảng 25.000đ/Đô

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là tiền bạc thế giới đang bị bất ổn .
    Thị trường chứng khoán Mỹ đang bị sụt méo mặt . Nhật thì đang la làng về tiền TQ hạ giá .
    Mới trong thời gian gần đây mà giá chứng khoán của hảng Apple đã bị giãm 20% thiệt là dữ dội , phải mất hơn 100 tỉ .
    Từ đây đến cuối năm mà tiền VN có điều chỉnh thêm 5 lần nữa thì cũng là do bên ngoài , chứ không thể tự chủ được . Đành phải tới đâu hay tới đó .

    Có bài viết vui cuối tuần , rất hay , trong lúc chú Ủn Bắc Hàn đang ra oai bắn đại bác vào Nam Hàn , nên giúp tư vấn cho chú Ủn .

    …..Triều Tiên đã chuẩn bị tinh thần giải phóng Miền Nam. Việc giải phóng miền Nam Triều Tiên là nhiệm vụ to lớn của người Cộng sản Triều Tiên. Nhằm thể hiện tinh thần yêu thương đối với người dân Miền Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đang sống trong tủi nhục của nạn ngoại xâm, mất nước và chính phủ bù nhìn…

    - See more at:
    https://www.danluan.org/tin-tuc/20150822/jb-nguyen-huu-vinh-loi-keu-goi-khan-cap-tu-van-cho-kim-dang-un#sthash.VCcS6tzc.dpuf

    Trả lờiXóa
  7. => Xuất phát từ "4 tốt + 16 chữ vàng" mà ra nông nổi nầy đây ! dân đen chắc hết đường sống ! chắc rồi đây 1 ổ bánh mì phải mua 1 triệu đồng ! Quản lý đất nước kiểu gì vậy mấy ông ? không khả năng,không tài cán thì rút lui đi ! sao cứ tham quyền cố vị vậy ?

    Trả lờiXóa
  8. Trung Quốc phá giá đồng NDT vì không kìm chế được lạm phát.
    Việt Nam phá giá tiền đồng cũng vậy.
    "Bóc ngắn cắn dài" là hậu quả của lạm phát và làm cho đồng tiền mất giá thảm hại.
    - Tất cả những lời giải thích đều là ngụy biện...
    Tiền VNĐ sẽ đi theo đồng tiền địa phủ trong thời gian không xa.
    Bây giờ đã đến lúc bà con nên giữ vàng hoặc USD hoặc ngoại tệ manh như ero hoặc Bảng anh. để đảm bảo an toàn cho tài sản tích lũy của mình..

    Trả lờiXóa
  9. Đúng,tiền đồng VN trên đường ra nghĩa địa, không biết lỗ huyệt cách bao xa đây ? chắc không xa lắm đâu ! 4 tốt + 16 chữ vàng ơi, xin hộ trì cho !!!

    Trả lờiXóa
  10. Mình có ý hơi khác với các còm trên đây. Tác giả có thể biết rồi nhưng vẫn giật tít "Tiền đồng đi về đâu?" (đùa dai quá). Mình đinh ninh và chắc chắn rằng nó sẽ đi vào túi người dân lao động Việt Nam một nắng hai sương thôi. Nó có thể đi về đâu được nữa? Mình chỉ thắc mắc tại sao tác giả không hỏi vàng và đô la của VN (có được từ ngoại hối, từ xuất khẩu hàng hóa và lao động, thậm chí từ lấy lỗ làm lãi của phụ nữ Việt) đi về đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vàng và đô la của VN (có được từ ngoại hối, từ xuất khẩu hàng hóa và lao động, thậm chí từ lấy lỗ làm lãi của phụ nữ Việt) đi về đâu ư? Vào túi các thằng cầm đầu csVN.

      Xóa