Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

THỰC TIỄN KHÁC NHIỀU CÁC 'BÁO CÁO' !


Âm thầm ngồi phía dưới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam liên tục lắc đầu, tay nắm chặt đập vào góc bàn khi nghe doanh nghiệp kể về những quy định bất hợp lý trong ngành thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội.
Cách đây không lâu, ngành thuế cho biết sau khi mạnh tay bỏ nhiều thủ tục theo Nghị quyết 19 của Chính phủ, số giờ nộp thuế của doanh nghiệp đã giảm 420 giờ thay vì hơn 800 giờ như trước.
Để kiểm chứng, sáng ngày 20/8, một đoàn công tác gồm nhiều chuyên gia cố vấn của Chính phủ đã đến thăm các doanh nghiệp ở Hải Phòng và lắng nghe những phản ánh về thủ tục hiện nay. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam là một trong những "chuyên gia đặc biệt" của đoàn công tác gần hai chục người này. Ông mặc sơ mi caro giản dị, luôn đi cuối đoàn, khi họp ngồi lặng lẽ hàng cuối cùng hoặc rìa hai bên cánh và ghi chép rất tỉ mỉ.
Khi nghe đến những than thở của một doanh nghiệp tại khu công nghiệp Nomura Hải Phòng về thủ tục nhiêu khê hiện nay, ông cứ nắm chặt bàn tay, đấm liên tục vào mép bàn, liên tục lắc đầu thể hiện sự bức xúc. Không biết sự có mặt của Phó thủ tướng, Tổng giám đốc một doanh nghiệp FDI tại Hải Phòng và nhiều đơn vị khác đã chia sẻ khá thẳng thắn về những phàn nàn của đối tác nước ngoài quanh chuyện hóa đơn chứng từ và các thủ tục nhiêu khê của Việt Nam.
Theo quy định, doanh nghiệp phải xuất trình được hóa đơn gốc trong mua bán từ nước ngoài nếu muốn được tính đó là khoản chi phí hợp lý. Nhưng theo lãnh đạo này, đơn vị này mỗi năm phải có tới 8.000-9.000 hóa đơn, riêng chi phí chuyển fax nhanh từ nước ngoài về số hóa đơn này đã mất 3-4 tỷ đồng một năm. Tuy nhiên, bà cho biết, với đối tác Mỹ, châu Âu rất khó để đòi hóa đơn và để họ hiểu quy định của Việt Nam. "Không ít lần họ đã dọa sẽ không hợp tác tiếp nếu cứ yêu cầu lắm giấy tờ, hóa đơn như vậy", vị này kể.
Trong trường hợp bị mất hóa đơn - là tài sản của doanh nghiệp theo cách nói của ông Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý trung ương (CIEM) - doanh nghiệp lại phải đi đi lại 3 lần lên cơ quan thuế, mất thời gian và thậm chí còn bị phạt.
Chia sẻ với doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Cúc - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - thừa nhận chế độ kế toán của Việt Nam hiện vẫn "tôn sùng hóa đơn" và hứa sẽ kiến nghị để sửa quy định này để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo các doanh nghiệp, nếu tạm xếp hạng, ngành hải quan được đánh giá có những động thái cải cách và thay đổi nhiều nhất trong thời gian qua. Tiếp đến là ngành thuế và chậm cải cách nhất là khu vực bảo hiểm xã hội. Mặc dù vậy, câu chuyện thật của doanh nghiệp ở Hải Phòng về sự tham gia không cần thiết của hải quan vẫn khiến cả đoàn vừa buồn cười vừa cảm thấy chua xót.
Đại diện một doanh nghiệp nước ngoài kể có thuê một công ty nội địa gia công máy móc nhưng theo quy định hiện hành, việc này cần phải chờ kết luận kiểm tra năng lực sản xuất của đơn vị gia công do... phía hải quan thực hiện. "Để có kết luận của hải quan thì rất lâu trong khi bản thân chúng tôi chỉ quan tâm kết quả sản phẩm gia công có đúng như yêu cầu của mình không. Chúng tôi muốn nội địa hoá càng nhiều càng tốt nhưng những thủ tục như vậy càng làm cản trở các doanh nghiệp nước ngoài", đại diện một công ty kể để lý giải tại sao Việt Nam vẫn không làm nổi con ốc vít cho Samsung.
Việc thanh lý máy móc của doanh nghiệp chế xuất nếu làm đúng theo quy định cũng không phải đơn giản. Chia sẻ với đoàn chuyên gia, đại diện một công ty FDI kể, nếu muốn thanh lý kìm, mỏ lết đã hỏng, họ phải tìm lại trong đống chứng từ chiếc mỏ lết này mua ở hợp đồng, hóa đơn nào. "Quy định này chỉ nên áp dụng với máy móc có giá trị lớn chứ đừng nên với từng cái kìm, mỏ lết như vậy làm chúng tôi phải đau đầu tìm cách quản lý, theo dõi công cụ hỏng", vị này kể.
Nghe đến đây, bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế phải thốt lên: "Đến giờ này vẫn vậy thì sắp tới tham gia một loạt các FTA, các hiệp định sẽ như thế nào". Ngồi bên cạnh, ông Nguyễn Đình Cung nhận định: "Những vấn đề tưởng đơn giản nhưng hệ quả của nó là khiến Việt Nam tự đẩy mình ra khỏi cuộc chơi hội nhập".
Trao đổi với lãnh đạo thành phố Hải Phòng ngay sau cuộc "vi hành", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự xót xa và buồn lòng về những câu chuyện "tưởng chừng đơn giản" này. "Đi thực tế và để doanh nghiệp thoải mái chia sẻ như thế này mới thấy rằng thực tiễn khác nhiều các báo cáo. Vì không có thực tiễn nên nhiều văn bản, quy định Chính phủ đưa ra dù mục đích ban đầu là hỗ trợ doanh nghiệp nhưng cuối cùng lại thành làm khó họ", Phó thủ tướng nhận xét.
Bên cạnh đó, đại diện Chính phủ cũng tỏ ra trăn trở về tâm lý "sợ" góp ý của doanh nghiệp. "Doanh nghiệp không dám nói khó khăn với cơ quan thuế, nói với ban quản lý công nghiệp thì lại được trả lời là cứ áp dụng theo Thông tư, quy định của các Bộ. Theo tôi quan trọng nhất cần phải tạo cơ chế để cho doanh nghiệp góp ý với chính quyền. Còn các doanh nghiệp, các bạn yên tâm sẽ luôn được lắng nghe", ông chia sẻ.
Trên thực tế, ông Vũ Đức Đam thông tin thêm, hiện các doanh nghiệp có thể yên tâm đóng góp ý kiến, phản hồi nặc danh trên cổng thông tin điện tử. "Đây là cổng thông tin độc lập, do chuyên gia Phạm Chi Lan quản lý chứ không phải Chính phủ. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm nêu ý kiến", ông Đam cho biết.
Nghị quyết 19 của Chính phủ về nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2015-2016 được đưa ra ngay sau khi báo cáo của World Bank cho biết, tổng số giờ một doanh nghiệp phải nộp thuế trong năm 2013 lên tới 872 giờ, cao nhất so với các nước trong khu vực. Nghị quyết 19 được xem là một trong những văn bản thể hiện nỗ lực lớn của Chính phủ trong nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện hình ảnh môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt thế giới.
Thanh Thanh Lan/VnEx
------------

31 nhận xét:

  1. Tại cái thằng cơ chế , đã sinh ra căn bệnh cửa quyền tại các cơ quan hành chính . Mục đích là hành dân và doanh nghiệp là chính , chứ để giúp nhân dân và các doanh nghiệp làm nhanh , gọn theo qui định về các thủ tục hành chính chắc không có , mà phải có bôi chơn thì mới ( đầu xuôi , thì đuôi lọt )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cái thằng "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", đẻ ra "thằng cơ chế"!

      Xóa
  2. Ông Vũ Đức Đam có lúc bị "ném đá" như việc ký đồng ý xây tượng HCM ở Sơn La mặc dù chỉ là việc phải ký vì theo chủ trương của BCT và ban bí thư và cũng là tiếp nối công việc trước đây của ông Nguyễn Thiện Nhân. Mỗi lần vấp chắc ông sẽ khôn lên nhiều.
    Nhiều người dân cảm thông chia sẻ với các vị lãnh đạo được đào tạo bài bản , có kiến thức như ông Đam, ông Minh (Bộ ngoại giao) đang phải lặn ngụp trong cơ chế phức tạp này. Hình ảnh ông Đam khoác ba lô , lội nước trong hang động ở Quảng Bình trả lời phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh của phóng viên Mỹ rất có ấn tượng với giới trẻ.

    Trả lờiXóa
  3. Kinh tế nước ta đang nguy ngập. Lĩnh vực này Phó Thủ tướng Ninh phụ trách thì phải. Kỳ họp giữa 2 chính phủ Thái Lan và VN vừa qua ở Bangkok đoàn VN tháp tùng Thủ tương có Phó TT Phạm Bình Minh ngoại giao và Phó TT Vũ Đức Đam . Trung Quốc mới tiến hành trong 3 ngày liên tục phá giá đồng tiền làm rung động cả thế giới ảnh hưởng mạnh đến VN. Ông Đam, ông Minh đều thuộc diện TQ không ưa nên thận trọng giữ mình

    Trả lờiXóa
  4. Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt làm giầu cho đất nước nhưng luôn bị làm khó để moi tiền . Thái độ phản ứng công khai minh bạch và chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rất đáng hoan nghênh và rất cần trong lúc này. Chuyên gia kinh tế Phạm Chí Lan là đàn bà nhưng rất đàn ông luôn phát biểu thẳng thắn các suy nghĩ của mình.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi và nhóm trẻ trong đại gia đình thỉnh thoảng nghe ông Đam phát biểu vo trên các diễn đàn rất mạch lạc, thuyết phục. Chế độ ta "song trùng" nhiêu khê lắm càng thể hiện nhiều bên đảng không ưa đâu

    Trả lờiXóa
  6. Ông Đam ngồi phía sau để được lắng nghe những lời nói thật đấy là học tập một trong những phong cách làm việc của ông Võ Văn Kiệt. Thời mới giải phóng nhân sĩ trí thức kể cả văn nghệ sĩ ở trong Nam tính cách anh Hai nam bộ nhưng vẫn ngán cộng sản . Ông Kiệt không ít lần tổ chức các cuộc họp cho người khác điều khiển còn mình lặng lẽ ngồi phía sau rèm để hiểu được nỗi lòng của người dân. Sau khi hiểu biết lẫn nhau mọi người công khai thường xuyên gặp gỡ bày tỏ chính kiến hiến kế cho chính quyền

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giá ông Đam, đã từng là lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất, thì ông ta hiểu doanh nghiệp rõ hơn.
      Nhưng ông ta, cũng xuất phát từ văn phòng, thư ký, thứ trường, ...!

      Xóa
  7. Không chỉ doanh nghiệp mà cả các hộ kinh doanh cá thể đóng thuế khoán cũng bức xúc với cung cách ngồi phòng lạnh ra chính sách của nghành thuế,đơn cử như buôn bán hoăc làm dịch vụ doanh thu bình quân một ngày cả vốn và lời từ 270.000 đồng là đóng thuế khoán cộng thuế thu nhập cá nhân tối thiểu 600.000 đồng tháng. thử hỏi lấy luôn 270.000 bán hàng trong đó chủ yếu là tiền vốn có đủ chi phí cho ngày đó không ? Làm gì có tiền mà đóng,vớ vẫn.

    Trả lờiXóa
  8. Càng bới đống phân càng thối. Họ sợ hay họ dốt mà không dám có những đề xuất thông minh hơn, triệt để hơn?

    Trả lờiXóa
  9. Các cụ nói phi thương bất phú. Doanh nhân có giầu thì đất nước mới hùng mạnh. Đất nước có lãnh đạo xứng tầm thì dân mới được tự do tư tưởng tự do kinh doanh làm giầu hợp pháp. Cần phân biệt làm giầu bằng trí thức công nghệ hơn nhiều cách làm giàu khai thác tài nguyên, tàn phá rừng, ô nhiễm nguồn nước

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ cần được vào các ghế kiểm soát xin cho càng làm khó người khác càng có tiền. . Dân có chửi thì chửi lãnh đạo và thằng cơ chế

    Trả lờiXóa
  11. Các quan chức cấp cao đi nhiều thực tế sẽ hiểu đời sống nhân dân và người dân nghĩ gì về thể chế và bộ sậu biên chế ngày càng phình to ăn tàn phá hại đất nước.

    Trả lờiXóa
  12. Có thời các địa phương báo cáo thành tích chăn nuôi có mấy con gà con lợn nhưng nào là đảng ủy xã, ủy ban, phụ nữ, thanh niên, nông hội vv...đều kể công thành ra thành tích ảo lặp lại nhiều lần. Mỗi lần lãnh đạo cấp cao về thăm hợp tác xã phải mượn lợn của dân để trình diễn chúng căn nhau chí chóe vì lạ. Ngay nay báo cáo thành tích tin vi hơn nhưng dấu đầu vẫn hở đuôi chỉ riêng GDP các tỉnh luôn ngất ngưởng 12-13% nhưng GDP cả nước chỉ 6-7%

    Trả lờiXóa
  13. Cứ nhìn vào mấy vị làm nghề quan thuế, tài chính, thanh tra, kiểm toán vv...tài năng thì có hạn nhưng gia sản thì vô biên đủ biết lỗ hổng từ đâu mà ra. Quan to nhà càng to nhất là khi nghỉ hưu mới lòi ra như ông Truyền thì khỏi phải bàn. Chán không muốn bình luận nữa, xem phim tể tướng lưng gù cho bớt stress.

    Trả lờiXóa
  14. Hoan hô bác Bổng đã đưa lên đây toàn những vấn để nóng bỏng của xã hội, mà không một tờ báo lề phải nào dám mổ xẻ.
    Điều đó nói lên gì?
    Nói lên rằng một nền chính trị suy thoái, sẽ kéo theo kinh tế, văn hóa, dân sinh, đạo đức cũng suy thoái theo.

    Vậy chúng ta phải làm gì?
    Chúng ta phải mạnh dạn kiến nghị với ĐCS xem xét, nghiên cứu và thấy rằng ĐÃ VÔ PHƯƠNG CỨU CHỮA.
    Vậy hãy giải tán ngay đi, đừng để xẩy ra vụ lật đổ như Liên Xô 24 năm trước

    Thử nghĩ xem.
    Chỉ trước đó vài ngày thôi, đã ai dám nghi rằng
    LIÊN XÔ THÀNH TRÌ CÁCH MẠNG THẾ GIỚI BỊ DIỆT VONG HAY KHÔNG?

    Trả lờiXóa
  15. Biết là "báo cáo láo" mà chẳng thể làm gì được , ông Đam đâu phải người đầu tiên "vi hành" ?. Ông Hồ ngày xưa còn vi hành kinh khủng hơn mà rồi "báo cáo láo" ngày nay còn nở rộ hơn bất kỳ thời nào . Thể chế nó không được "tam quyền phân lập" nên bất lực vậy , chẳng bao giờ thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  16. Một trong những nguyên nhân doanh nghiệp giãi thể hàng loạt là do ớn các thủ tục thuế.
    Ớn nhất là thủ tục kê khai thuế hàng tháng.Văn bản này,mấy ông nội thuế bắt buộc phải do người có bằng kế toán chuyên môn viết.Những dn lớn thì không nói làm gì,các dn vừa và nhỏ thì không cần thuê kế toán trong hoạt động thường ngày thì phải thuê họ để viết cái văn bản đó.Để viết cái vb đó,chỉ mất vài chục phút,cũng chẳng cần kiến thức chuyên môn gì,chủ dn hoàn toàn có thể làm được,vậy mà vẫn phải thuê kế toán.Từ đó,nảy sinh ra cái chuyện,một kế toán có thể làm "kế toán" cho hàng chục dn,quá bức xúc.
    Còn khâu thanh tra thuế thì khỏi nói,mấy ông nội kia muốn cho dn vi phạm kiểu gì cũng được,và sau đó là đòi "ăn".Vì thế,ai bất đồng chính kiến mà có kinh doanh thì "đảng và nhà nước" cử ngay một tốp thanh tra thuế đến "làm việc",kiểu gì cũng dính.Anh Nguyễn Quốc Quân là một ví dụ

    Trả lờiXóa
  17. Nhìn chung cán bộ,công chức, viên chức bây giờ toàn người cơ hội,vào Đảng nhằm mưu lợi cá nhân,ít người có tâm vì dân vì nước,nguyên nhân của mọi nguyên nhân là điều 04 hiến pháp 2013 chưa được xóa bỏ,Dân biết,Đảng biết,chính phủ biết...Buồn !

    Trả lờiXóa
  18. Trước mắt cần chấn chỉnh sửa ngay những vấn đề bất cập cản trở doanh nghiệp làm ăn. Về lâu dài phải thay đổi thể chế và con người đó là điều kiện tiên quyết để xã hội ta phát triển

    Trả lờiXóa
  19. Lam kt muon chung minh nhung khoan chi phi minh bach -tat nhien phai co hoa don goc-cung la chong khai khong de an cap.Ay the ma cac vi lai muon giam cai thu tuc nay -o nuoc Duc -mot nuoc van minh voi he thong thue khat khe 1 cent mua ban cung phai co hoa don.Co doanh nghiep mot nam co khoang 8000-9000 hoa don-chung to ho lam an rat phat dat nhung lai ngai ,tiec bo ra 3-4 ti dong tien fax---chuyen bia ,tieu lam,vo ly ---vay ma ong Dam cung nam tay, lac dau nhu TRAN QUOC TOAN -chua lam duoc mot viec gi ngoai may chuyen hanh vi vao benh vien ,khu du lich Quang binh --tom lai cung la ton com .

    Trả lờiXóa
  20. Chứng tỏ các vị lãnh đạo xa thực tế quá. Nếu bây giờ ông Đam mới biết cái hệ thống mà ông lãnh đạo nó dối trá, làm láo báo cáo hay đến mức ông không thể tin thì ông có mộng du không? Dân muôn ông có hành động cụ thể chứ không phải chỉ đấm bàn và nói những cau chém gió và sau đó tất cả lại như cái ao bèo

    Trả lờiXóa
  21. THẰNG CƠ CHẾ LÀ THẰNG NÀO TA CẦN PHẢI TRUY TÌM TỪ TAM ĐẠI CON GÀ CỦA NÓ RỒI TIÊU DIỆT NÓ

    Trả lờiXóa
  22. Nói cho khách quan trong hàng ngũ lãnh đạo ông Đam vẫn là người có học biết lắng nghe và hành động trên cương vị của mình. Có ở trong chăn mới biết chăn có rận.

    Trả lờiXóa
  23. Tôi vẫn có cảm tình ấn tượng với 3 ông (Phó TT Vũ Đức Đam , PTT Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ KHĐT)

    Trả lờiXóa
  24. Tôi rất có ấn tượng với 3 vị lãnh đạo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ,Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ KHĐT

    Trả lờiXóa
  25. Tôi là người lính thỉnh thoảng mới vào được mạng đọc bài thấy dân tình còn số bộ phận hình như vẫn thích "ném đá" lãnh đạo không kể phân biệt giữa bản chất và hiện tượng . Mong rằng blog của đại tá BVB nên chọn lọc các ý kiến thẳng thắn phê phán nhưng trên tinh thần xây dựng. Gửi lời chào của người lính Cụ Hồ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý của bác củng chẳng khác ý của lão Tổng lú là mấy.Chỉ muốn nghe những điều thuận tai,còn lại là "thế lực thù địch" hết.
      Vì còn nhiều người suy nghĩ như bác nên chế độ độc tài toàn trị mới còn đất sống.

      Xóa
  26. Tôi đồng ý với Sỹ Dân nhưng 3 ông nói trên không được lòng TQ và BCT vì tinh hoa phát tiết ra ngoài , lại muốn thoát khỏi vòng kim cô.

    Trả lờiXóa
  27. Đây chỉ mới có 1 lĩnh vực mà thôi, còn biết bao nhiêu lĩnh vực khác nhưng các nhà lãnh đạo thì quá quan liêu, ngồi trong phòng lạnh, có kẻ hầu người hạ, nghe qua báo cáo toàn thấy tốt, lúc nào cũng nói thực tiễn nhưng có biết gì về thực tiễn đâu. Các ông thử vi hành nhiều lần xem dân nói và nghĩ như thế nào về chế độ, lòng tin và tình cảm của dân với Đảng ra sao. Không biết gì về thực tế toàn nói thánh nói tướng rồi ảo tưởng. Nào là nhân dân hoàn toàn ủng hộ và một lòng theo Đảng, nào là nhân dân tự nguyện lựa chọn con đường XHCN, rồi tôi mới nghe ông chủ tịch nước nói : không đời nào nhân dân ta chấp nhận đa nguyên đa đảng, nhân dân không chấp nhận thay đổi chế độ, rồi xây tượng Bác là đáp ứng nguyện vọng thể hiện tình cảm của dân, kết quả ngày hôm nay có được là thành quả của nhân dân VN... toàn là nói láo, nói lấy được. Hễ có chuyện gì lại lôi nhân dân ra làm bức bình phong, thôi các ông cho nhân dân chúng tôi xin. Lần sau các ông muốn nói cái gì có dân chúng tôi trong đó thì làm ơn phải có khảo sát, lấy ý kiến thăm dò, rồi công bố cho dân biết. Xin cảm ơn

    Trả lờiXóa
  28. Nặc danh 11:22 / 22.08.2015 nói đúng ! chính xác như thế !

    Trả lờiXóa