Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Biển Đông: Nổi sóng Mỹ - Trung

           Khi Trung Quốc ngày càng chủ động trên trường quốc tế thì khả năng xung đột Mỹ - Trung ngày càng cao. Bài phỏng vấn của Robert S. Ross, Giáo sư khoa học chính trị tại Boston College đưa ra một số đánh giá quan trọng về tương lai quan hệ Trung-Mỹ.
1. Xu hướng của quan hệ Mỹ - Trung Mỹ sau Đối thoại về kinh tế và chiến lược lần thứ 7 (S&ED 7):
Kết quả của S&ED 7 cho thấy rõ xu hướng phát triển của quan hệ Trung - Mỹ. Trong khi hợp tác song phương có những tiến triển quan trọng trên các lĩnh vực phi an ninh và xử lý các vấn đề toàn cầu, Mỹ vẫn duy trì lập trường cứng rắn đối với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự khác biệt cơ bản giữa quan hệ Mỹ - Xô thời chiến tranh lạnh và quan hệ Trung Quốc - Mỹ hiện nay là khả năng của Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục hợp tác bất chấp những căng thẳng trong lĩnh vực an ninh. Tuy nhiên, trong quan hệ giữa các cường quốc, an ninh là lĩnh vực quan trọng nhất. Do đó, tình hình theo hướng đối đầu Mỹ - Trung hiện nay ở khu vực Đông Á là hết sức đáng lo ngại.
2. Đánh giá về vấn đề an ninh trên biển trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ:
Vấn đề an ninh trên biển là vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ Trung Quốc - Mỹ. Sẽ rất khó để ổn định được tình hình quan hệ Trung Quốc - Mỹ trên Biển Đông, và thậm chí sẽ còn khó hơn để đảo ngược xu hướng đối đầu hiện nay sang hướng tăng cường hợp tác. Để có thể thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực an ninh, cần phải trải qua một khoảng thời gian nhất định trong đó cả Trung Quốc và Mỹ cùng nhau kiềm chế, dần xây dựng lòng tin về ý đồ chiến lược của nhau.
3. Đánh giá về các chính sách mà Mỹ và Trung Quốc cần triển khai để ổn định khu vực Đông Á; Liệu Mỹ có cần công nhận “lợi ích hợp pháp” của Trung Quốc tại Biển Đông:
Khi Trung Quốc ngày càng chủ động trên trường quốc tế thì khả năng xung đột Mỹ - Trung ngày càng cao. Để hai bên có thể tránh được sự căng thẳng không cần thiết và thúc đẩy hợp tác đa phương và ổn định ở Đông Á:
(a) Trung Quốc cần sử dụng hiệu quả hơn các năng lực ngày càng mạnh của mình và điều chỉnh phù hợp với xu hướng trỗi dậy trở thành cường quốc lớn của Trung Quốc. Trong quá trình trỗi dậy, điều đương nhiên là Trung Quốc muốn có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề khu vực phù hợp với sức mạnh của mình. Tuy nhiên, để tránh gây xu hướng lo ngại trên toàn khu vực và tránh tạo ra “mối đe dọa” đối với các cặp quan hệ chiến lược của Mỹ, Trung Quốc cần tiếp tục kiềm chế và kiên nhẫn. Nếu Trung Quốc “hành động quá nhiều và quá sớm” sẽ khiến Mỹ và các quốc gia khác trong khu vực phản đối sự trỗi dậy của Trung Quốc.
(b) Mỹ cần nhận thức được tính cần thiết phải điều chỉnh chiến lược đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ cần đối thoại nhiều hơn với Trung Quốc, ghi nhận các lợi ích an ninh quan trọng của Trung Quốc, và thích ứng với các thay đổi trong trật tự an ninh ở Đông Á. Mỹ cần nhận thức được hiện nay, Mỹ vẫn là quốc gia có lợi thế trên biển vượt trội và các đồng minh ở Đông Á sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ. Mỹ cũng không cần coi tất cả các sáng kiến của Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ. Có thể sẽ khó có khả năng Mỹ thỏa hiệp với Trung Quốc, tuy nhiên Mỹ cần chuẩn bị để có thể kiềm chế và thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
4. Đánh giá về sự phát triển trong quan hệ quân sự song phương, nhất là việc thiết lập được bộ quy tắc hành xử đối với tàu chiến và máy bay:
Trung Quốc và Mỹ đã đạt được các thành tựu lớn trong ngoại giao quốc phòng. Hợp tác quân sự giữa hai bên đã tiến sâu vào các nền tảng cơ bản. Hiện đã có các kênh đối thoại giữa hai bên, giúp giảm khả năng tạo ra các khủng hoảng không mong muốn. Tuy nhiên, hiện hợp tác an ninh trên biển vẫn ngày càng xấu đi. Điều này cho thấy ngoại giao quốc phòng cũng chỉ có thể tác động một cách giới hạn tới quan hệ giữa các cường quốc trên lĩnh vực an ninh.
5. Đánh giá tình hình trên Biển Đông hiện nay và kiến nghị chính sách đối với chính phủ Trung Quốc:
Hiện không nên đánh giá thấp khả năng căng thẳng tại Biển Đông sẽ leo thang. Các hành động trong thời gian tới của Trung Quốc sẽ gây áp lực cho các Mỹ và các đồng minh và hệ lụy là sẽ củng cố sự quyết tâm của Mỹ thách thức lại các sáng kiến của Trung Quốc. Về phía mình, Trung Quốc cũng sẽ chống trả lại các thách thức của Mỹ. Để ngăn chặn xu hướng này, Trung Quốc có thể cân nhắc duy trì một thời gian nhất định sự ổn định về ngoại giao ở khu vực để củng cố “hiện trạng” thay vì tiếp tục tìm kiếm các lợi ích mới. Việc xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có thể có ích, tuy nhiên thực tế nhiều quốc gia ở khu vực sẽ không muốn có một thỏa thuận mang tính ràng buộc. Hơn nữa, các nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất ổn ở khu vực vẫn sẽ tồn tại bất chấp sự cam kết hợp tác mang tính đa phương.
6. Đánh giá về quan điểm cho rằng trật tự thế giới đang hình thành theo hướng lưỡng cực và kết quả của quá trình “thỏa hiệp” Mỹ - Trung sẽ có vai trò quyết định định hình lại thế giới:
Trong môi trường chính trị toàn cầu hiện nay, có nhiều chủ thể quan trọng. Tuy nhiên, tại Đông Á, cặp quan hệ Mỹ - Trung đang đóng vai trò chi phối. Hiện Nhật Bản vẫn dựa vào liên minh Mỹ - Nhật, còn Nga thì đang bận rộn xử lý tình hình kinh tế suy thoái và sự căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, khả năng Mỹ - Trung “đàm phán ở mâm trên” quyết định số phận của khu vực là khó xảy ra. Hiện tình hình ở khu vực biến động rất phức tạp, do đó sẽ liên tiếp tạo ra các thách thức đối với quan hệ Mỹ - Trung. Đáng chú ý, nếu Trung Quốc ngày càng mạnh thì Mỹ sẽ phải liên tục điều chỉnh lại quan hệ chiến lược với Trung Quốc.
7. Đánh giá về sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc:
Quan điểm chủ đạo tại Mỹ hiện nay là sự quan ngại về việc Trung Quốc liên tiếp “ra đòn” tấn công ngoại giao kể từ năm 2009. Đây là yếu tố thách thức sự ổn định ở Đông Á cũng như hệ thống liên minh của Mỹ. Hiện không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tiến bước chậm lại. Do đó, hiện tại Mỹ đang diễn ra cuộc tranh luận về việc Mỹ nên đối phó với Trung Quốc thế nào để duy trì các mục tiêu của Mỹ ở khu vực. Hiện một số chuyên gia Mỹ cho rằng Mỹ nên “nhẹ nhàng với Trung Quốc’, tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, luồng ý kiến này tạo tác động rất ít trong quá trình hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.
8. Dự báo về kết quả chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình:
Dự kiến Tổng thống Mỹ Obama sẽ công bố một loạt các thỏa thuận song phương liên quan tới các vấn đề toàn cầu và lĩnh vực phi an ninh. Các thỏa thuận này sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác Mỹ - Trung. Tuy nhiên, trong các cuộc hội đàm kín, Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép Trung Quốc phải làm rõ ý đồ của Trung Quốc trong các tranh chấp trên Biển Đông và “giảm nhẹ bớt” các nỗ lực trong các sáng kiến an ninh trên biển. Có lẽ các căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay trong vấn đề trên biển sẽ khiến cuộc gặp có phần “giữ kẽ và khách sáo” thay vì không khí thân mật và nồng ấm giữa Tập Cận Bình và Obama tại California vào tháng 6/2012.
(Theo Nghiên cứu Biển Đông/BJREVIEW)
-----------

8 nhận xét:

  1. Đến cuối ngày 17-8, giá dầu tại thị trường châu Á tiếp tục mất thêm 0,61 USD/thùng (1,89%), xuống chỉ còn 41,89 USD/thùng, mức giá thấp nhất trong vòng 6,5 năm qua.
    Với giá dầu nêu trên, giá xăng A92 nhập từ Singapore có giá khoảng 65,1 USD/thùng, tương đương 8.873 đồng/lít (theo tỉ giá liên ngân hàng công bố ngày 17-8 là 21.673 đồng/ USD).

    Trả lờiXóa
  2. Cả Mỹ cả Trung Quốc đều không muốn chiến tranh.
    Mỹ mạnh hơn hẳn về phương tiện quân sự và có cộng đồng quốc tế ủng hộ.
    Trung quốc cậy số đông nhưng không có ai theo mình nữa nên càng điên cuồng .

    Nhưng tự bản thân TQ đang hỗn loạn. Liệu Tập Cận Bình có đủ bình tĩnh để tính toán lại hay không?
    Thành phố cảng Thiên Tân vừa có cụ nổ lớn vì hai trái bom nom hóa học cực độc làm chết trên 1000 người dân lương thiện đã đủ thức tỉnh nhà cầm quyền TQ hay chưa?
    Vậy nội bộ họ đã tự bảo nhau dừng bàn tay độc ác lại hay chưa?

    Trả lờiXóa
  3. Mỹ ở xa không có ý đồ xâm chiếm nước ta, là quốc gia mạnh mẽ nhất hiện nay cả về kinh tế và quân sự. Biển Đông là tuyến hàng hải giao thương quốc tế không phải ao nhà của Trung Quốc. Cần thể hiện rõ lập trường quốc tế hóa vấn đề biển Đông không sa bãy mọi việc giải quyết song phương của Tàu sẽ bị nó bóp ra cám.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảy Xe Thồ Áo Ráchlúc 20:52 18 tháng 8, 2015

      Mỹ ở xa không có ý đồ xâm chiếm nước ta. Không thì ta lại gặp "nạn" "Phòn vinh giả tạo".

      Xóa
  4. Quân nhân tại ngũlúc 22:08 18 tháng 8, 2015

    Chắc sau 4 ngày vụ nổ kinh hoàng tại Thành phố Thiên Tân, làm chết 1400 người thì Mỹ đã nắm rõ đó là "hàng xuất khẩu" mà TQ đóng gói chuẩn bị xuất sang Mỹ rồi?
    Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
    Mỹ xử chuyện này không khó?

    Trả lờiXóa
  5. Nên chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ kỳ tới. Nếu đảng dân chủ nắm quyền lãnh đạo thì xem như Vũ Như Cẩn, còn không , nếu đảng cộng hòa nắm quyền ít nhiều cũng khác. Trước đây không phải đảng cộng hòa thì sao giải quyết được Ta Li Ban, Sát Đam...Trước đây do văn hóa cao và nền thống trị nhân đạo nên người Mỹ tưởng làm cho TQ giàu lên để nó đỡ đần , không ngờ Gậy ông đạp lưng ông. Hiện tình Người TQ đang chiếm dần miếng ăn của người Mỹ.Vậy thì một Tổng thống có lòng tự tôn dân tộc có cam tâm ?

    Trả lờiXóa
  6. Tôi cầu mong một vị đảng viên đảng Cộng Hòa cứng rắn và bảo thủ nhất đắc cử ! chứ như anh Obama này xìu xìu ểnh ểnh như tiểu thư nhà lành thì mệt mỏi lắm ! ngày anh đắc cử lần thứ 2 cả nước Iran ăn mừng ấy !

    Trả lờiXóa
  7. Đứng trước hiểm hoạ chiến tranh quân sự Mỹ - Trung , đa số nhân dân VN đều không muốn xảy ra nếu nhận thức được VN sẽ gánh chịu một hậu quả tàn phá trước tiên không lường được về nhân mạng lẫn tài sản , cho dù phe nào thắng !

    Phải thấy được khia cạnh này để khi đóng góp chúng ta sẽ tránh được cực đoan Thắng Bại , lại quên đi thân phận nhược tiểu nằm trên lò lửa của chiến tranh .

    Ròng rã 70 năm từ khi kết thúc Đệ nhị thế chiến được xem là tàn khốc , sự đối kháng giưa hai chủ nghĩa CS hiếu chiến và chủ nghĩa Tư bản phát triển vì thế chỉ diễn ra ở mức độ của chiến tranh lạnh là chính . Nếu những vùng đất nào , những quốc gia nào tham dự vào một cuộc chiến tranh trận địa chiến quy ước , hậu quả các quốc gia đấy phải lâm vào suy thoái kinh tế ít nhất một vai thập kỷ mới phục hồi , hay bị kiệt quệ như VN .

    Một bài học cuộc chiến tranh GPMN 20 năm cho thế giới thấy rõ giải quyết xung đột bằng chiến tranh chỉ mang một thất bại cho bản thân chủ chiến . Vì sao ? Lấy VN hôm nay so với Bắc triều Tiên chúng ta thấy khả năng quân sự súng đạn chúng ta thua xa Bắc Hàn , lấy khả năng Kinh tế so sánh với Nam Hàn , chúng ta lại thua xa cả nửa thế kỷ . Đấy là chúng ta chưa so sánh với nước Đức , một đất nước cũng bị chia đôi như VN nhưng hôm nay đã vượt bực lên top đầu thế giới .

    Một nước Mỹ hùng mạnh nhưng vẫn phải suy sụp sau cuộc 2 cuộc chiến với A phú Hãn và Iraq ,
    đến nay kinh tế vẫn chưa hồi phục . Một Liên Xô chủ trương chiếm Crimea kiến cho kinh tế trên đà khủng hoảng phải dịu giọng .

    Như vậy , TQ dầu tuyên bố huyênh hoang về Biển Đông , Mỹ phô trương sức mạnh xoay trục . Nhưng để bùng nổ cuộc chiến này lai khó xảy ra . Nếu xảy ra cũng chỉ là hăm doạ và sẽ kịp dập tắt . Cả Iran lẫn Bắc hàn chỉ cương cho có lệ để tuyên truyền là chính .

    Lý do thật đơn giản , những tài phiệt quốc tế cùng những đại gia tư bản đỏ đều sợ hãi khi tài sản của họ sẽ bị ảnh hưởng và tiêu tùng vì cuộc chiến này . Chính họ là những nguyên tố tích cực để xoay chuyển thế giới đúng hơn là chính quyền Mỹ hay ĐCSTQ !

    Thay vào đó , một cuộc chiến khác đang xảy ra . Mức độ tàn phá và hệ quả của nó có tác động khôn lường vào đời sống nhân loại một cáh trực tiếp chẳng thua gì chiến tranh vũ khí hiện đại . Đấy la Chiến tranh về kinh tế pha màu sắc quân sự . Một cuộc chiến không khoan nhượng , khôn sống mống chết với hệ thống tiền tệ mạnh được yếu thua và niềm tin của người tiêu dùng quyết định .

    Cuộc chiến này bùng nổ từ bên trong các nước độc tài , các nước Cộng sản . Nó ảnh hưởng và tạo nên khốn khổ cho toàn thế giới và sẽ làm thay đổi bộ mặt chính trị cho toàn thế giới trong tương lai .

    Thức tỉnh

    Trả lờiXóa