Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Mỹ sẽ không lùi trên vấn đề tự do ở Biển Đông

Mỹ-Nhật tập trận chung trên Biển Đông
Nhân Hội nghị Ngoại trưởng khối ASEAN bế mạc ngày 06/08/2015 tại Kuala Lumpur, khẩu chiến công khai Mỹ-Trung trên vấn đề Bắc Kinh đắp đảo, xây đồn trên các rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các láng giềng đã được hầu hết các nhà quan sát xem là một trong những điểm đáng chú ý nhất.
Ngay trên diễn đàn cuộc họp các Ngoại trưởng thuộc khối Thượng đỉnh Đông Á EAS, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có những phát biểu được cho là cứng rắn hiếm thấy trên vấn đề Biển Đông và không ngại chỉ trích các hành động của Bắc Kinh ngay trước mặt đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, cùng các lãnh đạo ngoại giao của 16 nước khác.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF)
ở 
Kuala Lumpur, ngày 06/08/2015.
Ảnh: Reuters/Olivia Harris
Trong diễn văn của mình, Ngoại trưởng Mỹ đã gọi đích danh Ngoại trưởng Trung Quốc khi nhắc lại sự quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông: “Với tất cả sự tôn trọng đối với người bạn cũng như đồng nghiệp của tôi là Ngoại trưởng Vương Nghị, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã bày tỏ với Trung Quốc thái độ quan ngại trước tốc độ và quy mô công việc cải tạo đất của Trung Quốc. Và việc xây dựng cơ sở cho các mục đích quân sự chỉ làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ quân sự hóa đến từ các nước tranh chấp khác, gây ra mất ổn định”.
Đối với Ngoại trưởng Mỹ, tự do hàng hải là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế. Dù không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông Kerry đã ám chỉ một số hành động cản trở tự do của Bắc Kinh khi ông xác định rằng: “Mặc dù đã có lời đảm bảo rằng những quyền tự do sẽ được tôn trọng, trong những tháng gần đây, chúng ta đã thấy những cảnh báo được phát ra và những mưu toan hạn chế (quyền tự do lưu thông)”.
Và ông Kerry đã nói thẳng: “Xin cho tôi được nói rõ : Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và hàng không, hoặc hạn chế việc sử dụng biển một cách hợp pháp”.
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Trung Quốc và Biển Đông tại Đại Học Maine đã phân tích thêm về thái độ cứng rắn của Mỹ về Biển Đông. Đối với Giáo sư Long, Trung Quốc đã rất sai lầm khi đẩy mạnh các hành động quyết đoán tại Biển Đông vì Mỹ sẽ không thể nhượng bộ sau những tuyên bố cứng rắn như tại Kuala Lumpur.
Tại Hội nghị ASEAN lần này, Hoa Kỳ thực sự cứng rắn hơn trước
Ngô Vĩnh Long : Đúng là lần này cách phát biểu của ông John Kerry có thẳng thừng hơn những tuyên bố của các Ngoại trưởng Hoa Kỳ trước đây. Và trước ông Kerry, các phụ tá của ông còn nói thẳng thừng hơn.
Trước đây, Mỹ thường có giọng “dịu dàng” hơn đối với Trung Quốc vì mong rằng nước này thấy lẽ phải và nghe theo, nhưng Trung Quốc giả vờ không nghe. Thành ra kỳ này John Kerry và các phụ tá của ông dùng lời lẽ cứng rắn hơn
Nhưng nói về quan điểm Biển Đông của Hoa Kỳ nói chung từ trước đến nay, đặc biệt là trong thập kỷ qua, thì không có gì thay đổi.
Thật ra, Mỹ muốn để xem Trung Quốc có làm gì thêm nữa không. Trung Quốc thường rất hùng hổ đối với Mỹ, để nếu mà Mỹ nhượng bộ, hay dịu xuống, thì họ dùng việc đó để đe dọa các nước khác.
Cho nên cần phải phân tích tình hình rõ ràng chứ không nên chỉ tin vào các tuyên bố.
Trung Quốc tiếp tục bị cô lập trên vấn đề Biển Đông
Ngô Vĩnh Long : Trung Quốc càng ngày càng tự cô lập mình không những trên vấn đề Biển Đông mà trên nhiều lãnh vực khác ở các diễn đàn quốc tế.
Nhưng Trung Quốc lại càng ngày càng tỏ thái độ bất cần và đối với Biển Đông thì họ tiếp tục gặm nhắm và bành trướng, vì nghĩ rằng không có nước nào muốn có chiến tranh với họ.
Theo tôi, Trung Quốc đã lầm to bởi vì Mỹ không thể nhượng bộ trên vấn đề an ninh trên biển, lưu thông trên biển. Đây là chính sách của Mỹ có từ hàng trăm năm nay, cho nên nếu tiếp tục đẩy mạnh (các hành động của họ trên Biển Đông), Trung Quốc có thể gây ra một số rủi ro và sự cố, mà khó ai lường được tương lai sẽ như thế nào.
Biển Đông sắp tới đây : Mỹ sẽ không nhượng bộ
Ngô Vĩnh Long : Điều đó còn tùy vào hành động của Trung Quốc, nhưng Mỹ đã chứng minh rõ ràng cho các nước trong khu vực và trên thế giới là Mỹ sẽ không nhượng bộ trên vấn đề lưu thông trên biển và máy bay qua lại.
Và Mỹ cũng đã nói rõ là sẽ tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực vì cho rằng việc đó sẽ giúp tạo ra an ninh không những cho khu vực, mà cho cả thế giới.
Cho nên nếu Trung Quốc tiếp tục (việc quân sự hóa Biển Đông) thì theo tôi, tình hình sẽ căng, và như tôi nói lúc nãy, đây là một sai lầm rất lớn của Trung Quốc.
Mỹ trong 10 năm qua có những khó khăn. Để xoay trục qua châu Á, Mỹ phải dàn xếp các vấn đề ở Trung Đông và những nơi khác. Bây giờ, Mỹ đã dàn xếp những vấn đề ở Trung Đông rồi, trong đó có vấn đề Iran.
Và Mỹ cũng đã dàn xếp những vấn đề nội bộ, ngay trong Lầu Năm Góc, giữa các binh chủng Hải quân, Không quân, và Bộ Binh. Cách đây hơn một năm, Bộ binh vẫn muốn duy trì vai trò ở Trung Đông, nhưng hiện nay họ đã thấy là trong việc xoay trục qua Á Đông, họ vẫn còn vai trò.
Úc cũng cứng rắn hơn với Trung Quốc
Ngô Vĩnh Long : Thái độ của Úc cứng rắn hơn, một phần vì chính sách của Mỹ. Lúc trước, Úc tưởng là buôn bán với Trung Quốc sẽ giúp cho sự phát triển của Úc.
Nhưng mà gần đây, theo tôi, Úc đã đánh giá lại vấn đề đó, và thấy rằng quan hệ với các nước Đông Nam Á và với Mỹ quan trọng hơn là quan hệ với Trung Quốc.
Cho nên, thái độ gần đây của Úc (trên vấn đề Biển Đông) cũng phản ánh phần nào cái phân tích mới về vai trò của họ trong khu vực. (RFI)/TTHN
------------

5 nhận xét:

  1. Chúng ta cần tin là Hoa Kỳ không nhường bước trên Biển Đông, đó là điều chắc chắn.
    Vì lợi ích của chính họ, họ phải quan tâm đến các nước có quyền lợi trên Biển Đông, trong đó có Việt Nam
    Mặt khác ta cũng tin rằng từ lâu rồi, tuy chưa công bố ra, Hoa Kỳ đã có quan hệ với VN kiểu LIÊN MINH QUÂN SỰ và Trung Quốc cũng hiểu điều đó nên cứ dền dứ để nắn gân nhau mà thôi.Lãnh đạo Bộ Quốc phòng VN đã có thay đổi quan trọng, thì quan hệ với Hoa Kỳ sẽ càng cải thiện hơn.

    Trả lờiXóa

  2. Trong diễn văn của mình, Ngoại trưởng Mỹ đã gọi đích danh Ngoại trưởng Trung Quốc khi nhắc lại sự quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông: “Với tất cả sự tôn trọng đối với người bạn cũng như đồng nghiệp của tôi là Ngoại trưởng Vương Nghị, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đã bày tỏ với Trung Quốc thái độ quan ngại trước tốc độ và quy mô công việc cải tạo đất của Trung Quốc. Và việc xây dựng cơ sở cho các mục đích quân sự chỉ làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ quân sự hóa đến từ các nước tranh chấp khác, gây ra mất ổn định”.
    Đối với Ngoại trưởng Mỹ, tự do hàng hải là một trong những trụ cột quan trọng của luật biển quốc tế. Dù không nêu tên Trung Quốc, nhưng ông Kerry đã ám chỉ một số hành động cản trở tự do của Bắc Kinh khi ông xác định rằng: “Mặc dù đã có lời đảm bảo rằng những quyền tự do sẽ được tôn trọng, trong những tháng gần đây, chúng ta đã thấy những cảnh báo được phát ra và những mưu toan hạn chế (quyền tự do lưu thông)”.
    Và ông Kerry đã nói thẳng: “Xin cho tôi được nói rõ : Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các hạn chế về tự do hàng hải và hàng không, hoặc hạn chế việc sử dụng biển một cách hợp pháp”. :-)

    Trả lờiXóa
  3. Người VN chân chínhlúc 13:22 15 tháng 8, 2015

    Sau năm 1954, Hà Nội chỉ có một Bộ Thủy Lộ ở phố Hàng Tre, trong đó có Cục Đô thị ( tức là cả Kiến trúc )
    Khoảng năm 1950 thì Cục Đô thị tách ra thành lập Bộ Kiến Trúc, bộ phận còn lại vẫn là Bộ Thủy lợi nằm lại phố Hàng Tre bên bờ Sông Hồng.
    Sau năm 1985, bộ Thủy lợi biến thành Tổng cục Thủy lợi trực thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tòa nhà phố Hàng Tre trở thành nơi tạp phí lù đủ cơ quan, đủ ngành nghề....Như thế là ở Việt Nam, hai chữ "Thủy lợi" chỉ liên quan đến mấy con cá đánh bắt trên Biển, trên Sông và trên Ao, Hồ?

    Như vậy diện tích mặt nước biển của VN rộng hơn 3 làn diện tích đất liền với nhiều nguồn kinh tế biển phong phú hoàn toàn bị bỏ trống?

    Đầu năm 2015, sau một thời gian dài trình bày thuyết minh ở khắp nơi, một Viện Nghiên cứu KH có tên "Viện Nghiên cứu Văn Hóa Biển Đông Nam Á" được thành lập.

    Tại sao lại gọi là Viện NC VĂN HÓA BIỂN? Bởi vì VĂN HÓA bao gồm KINH TẾ, QUÂN SỰ CHÍNH TRỊ, DU LỊCH....cộng lại. Nói VĂN HÓA để tránh động cạm đến các từ ngữ nhậy cảm khác.

    Tại sao lại gọi là BIỂN ĐÔNG NAM Á - ASIAN SEA ?
    Vì nó đại diện cho vùng Đông Nam Á
    Bởi vì với Việt Nam đó là BIỂN ĐÔNG
    Với Philippine đó là BIỂN TÂY
    Với TQ đó là BIỂN NAM
    Với Singapore, Bruney và Malaisia... dó là BIỂN BẮC

    Tại vùng Biển chung của nhiều nước này thì VN có quyền lợi nhiều nhất về cả kinh tế, quân sự và Du lịch.
    Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới giao thương Hàng Hải trên Biển ĐNA, tức là quan tâm tới nền An ninh của VN.
    Việt Nam phải cám ơn Mỹ và phải hợp tác thật chặt chẽ với Mỹ để bảo vệ chính mình.

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị Mỹ và đồng minh đem bom dội sạch những hòn đảo nhân tạo của giặc Tàu xâm lược trên biển Đông,trả lại vị trí yên bình đầu tiên của nó !

    Trả lờiXóa
  5. Loài người hãy hợp lại cùng nhau giết lũ sói rừng tham tàn độc ác để được sống ! (lũ giặc Tàu nguy hiểm đó !)

    Trả lờiXóa