'Đàn chim
nhạn' là một hình ảnh mô phỏng cách thức và cái bẫy lâu nay các quốc gia yếu
thế, lạc hậu tiếp tục bị kìm giữ và kẹt vào tình thế bị động, lạc hậu và lệ
thuộc so với các quốc gia tương đối mạnh hơn, hay các cường quốc về các mặt
trong đó có kinh tế, tài chính, công nghệ.
Trong dịp nền kinh tế Trung Quốc vừa qua xuất hiện các
diễn biến được cho là các dấu hiệu, chỉ báo ít nhiều bộc lộ 'bất ổn cấu trúc',
'rối loạn chức năng' thể hiện qua chao đảo, suy sụp trên thị trường chứng
khoán, mất an toàn môi trường công nghiệp, lao động, sụt giảm tăng trưởng, kinh
tế gia Lê Xuân Nghĩa lên tiếng với BBC về đường hướng và giải pháp để Việt Nam
'thoát Trung', giảm dần sự lệ thuộc kinh tế được cho là bất lợi lâu nay trong
giao thương với cường quốc này.
Trao đổi với BBC hôm 27/8/2015 từ Hà Nội, người từng
nắm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia của Việt Nam, đề
cập điều mà ông cho là 'tính cơ cấu và tính quy luật' của sự lệ thuộc này, đồng
thời nhấn mạnh một giải pháp mà theo ông là Việt Nam nên hướng tới 'công nghệ nguồn'
để giải quyết bài toán.
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho rằng để tránh mô hình cạm bẫy đi sau và lệ thuộc 'đàn chim nhạn' đặc biệt với Trung Quốc, VN cần 'định hướng tới công nghệ nguồn'. |
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa nói: "Thực ra các chuyên gia của Việt Nam cũng đã đặt vấn đề này với
chính phủ từ cách đây vài ba năm, sau vụ mà Trung Quốc mang giàn khoan vào, thế
nhưng chuyện lệ thuộc kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề có tính
cơ cấu và nó có tính quy luật.
"Tức là
nó giống như là đàn chim nhạn bay ở trên trời, thế thì muốn thay đổi thứ tự của
đàn chim nhạn bay trên trời thì Việt Nam phải có một cải cách mạnh mẽ mà đặc
biệt là phải cải cách hướng tới công nghệ nguồn.
"Chứ còn
như hiện nay chúng ta phụ thuộc nhiều vào công nghệ của Trung Quốc, thế còn
giải quyết vấn đề này chỉ bằng tỷ giá hối đoái hoặc biện pháp tài chính không
thôi thì không ổn, mà nó phải là một chương trình tái cấu trúc lại nền kinh tế
theo hướng tiếp cận công nghệ nguồn của Nhật Bản hoặc của Mỹ."
'Tín hiệu
tích cực'
Nhân dịp này, chuyên gia cũng bình luận về nhận thức
và phản ứng của giới hoạch định chính sách của Việt Nam với các biến động kinh
tế, tài chính gần đây của Trung Quốc sau vụ thị trường chứng khoán của TQ gặp
rối loạn và nước này quyết định phá giá, thả nổi tỷ giá đồng nhân dân tệ.
TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét: "Chúng tôi dự đoán rằng chuyện Trung Quốc thả nổi tỷ giá hối đoái
là một tín hiệu tích cực chứ không phải tiêu cực.
"Và
chính vì thế cho nên việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Việt Nam cũng chỉ là
phòng vệ trong các quan hệ thương mại với Trung Quốc, quan hệ thương mại song
phương, rồi quan hệ hàng hóa với Trung Quốc, cùng với hàng hóa của Việt Nam bán
ra các thị trường khác.
"Đồng
thời chúng tôi cũng thấy rằng cũng đã đến lúc cần phải tính toán đến cả những
yếu tố ví dụ như là Mỹ có thể điều chỉnh lãi suất... rồi việc thả nổi tỷ giá
của Trung Quốc có thể dẫn đến có thể làm cho đồng tiền này có thể phải phá giá
hơn chút đỉnh nữa”.
"Cho nên Việt Nam tiến hành một đợt điều chỉnh
tương đối mạnh và có thể duy trì trong một thời gian tương đối dài để tránh
những ngân hàng thương mại của Việt Nam chuyển từ tài sản nội tệ sang tài sản
ngoại tệ và có thể làm cho thị trường hối đoái trở nên căng thẳng hơn.
"Thì phản ứng của chúng tôi nói chung cũng là một
phản ứng có tính chất chiến thuật, cũng không phải là một phản ứng sốc tâm lý
gì ghê gớm, nhưng mà do... thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ khá là
nhanh, rồi thị trường chứng khoán toàn cầu cũng suy giảm rất là mạnh.
"Cho nên tác động tâm lý đối với thị trường chứng
khoán Việt Nam, cũng như thị trường hối đoái Việt Nam cũng tương đối lớn,"
nguyên Vụ trưởng vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam (SBV), nói.
'Phải đi
từng bước'
Trở lại với vấn đề đâu là biện pháp có thể giúp Việt
Nam chủ động hơn trong xử lý điều được cho là sự lệ thuộc thái quá và không hợp
lý vào Trung Quốc, hay còn gọi là 'thoát Trung', riêng trong lĩnh vực kinh tế,
với giải pháp điểm nhấn 'định hướng tới công nghệ nguồn', TS Lê Xuân Nghĩa nêu
quan điểm: "Muốn làm được điều ấy,
tôi nghĩ rằng Việt Nam phải đi từng bước, đầu tiên ví dụ như là phát triển công
nghiệp phụ trợ, rồi cùng với việc gia nhập các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)
hoặc là TPP (Hiệp định Hợp tác Đối tác Xuyên Thái Bình Dương) chẳng hạn, tận
dụng những cơ hội ấy để tiếp nhận công nghệ nguồn của Mỹ.
"Và hơn
nữa, Việt Nam cũng phải có những chuyển hướng rất mạnh từ những doanh nghiệp
khởi nghiệp, rồi từ hệ thống giáo dục, đào tạo, theo hướng phải thúc đẩy thị
trường công nghệ phát triển thì mới có thể thay đổi được tình hình.
"Còn nếu
chúng ta mà công nghệ vẫn cứ lạc hậu, đương nhiên là chúng ta vẫn phải xếp hàng
như một đàn chim nhạn bay trên trời thôi," kinh tế gia nói với BBC.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê của Việt Nam được truyền thông nhà nước loan báo cuối
tuần này, nhập siêu của Việt Nam
với Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm.
Các số liệu được các báo trong nước dẫn lại cho thấy
từ đầu năm 2015 đến nay, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 32,7 tỷ USD,
tương đương 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
Con số này được cho là cao hơn 20,4% so với cùng kỳ
năm trước, vẫn theo các báo cáo. Trong khi đó, Việt nam chỉ xuất khẩu sang
Trung Quốc 10,4 tỷ USD trong thời gian này, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Điều này theo các đánh giá đã khiến Trung Quốc trở
thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, với giá
trị khoảng 22,3 tỷ USD. Con số này cao hơn 29% so với mức 17,3 tỷ đôla cùng kỳ
năm 2014.
Tuy nhiên, vẫn theo nhận định của Tổng Cục Thống kê,
việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 4,6% trong tháng này 'vẫn chưa ảnh
hưởng lớn' đến xuất, nhập khẩu tháng Tám của Việt Nam. (BBC)
-------------
"phải cải cách hướng tới công nghệ nguồn" ?
Trả lờiXóaCho tư nhân đầu tư công nghệ nguồn: OK. Sản xuất có lãi: OK. Sau đó "lực lượng lãnh đạo nhà nươc và xã hội", ra quyết định: cải tạo công thương, như cải tạo công thương miền nam năm 1978: đúng luật. Tư nhân với tài sản là nhà máy, chạy đi đâu, khi hành pháp (chính phủ), lập pháp (quốc hội) và tư pháp (tòa án), làm theo hiến pháp, đều răm rắp nghe lệnh từ "lực lượng lãnh đạo nhà nươc và xã hội" ?
Sẽ không ra quyết định: cải tạo công thương ? Ai tin ?. Để lấy lại lòn tin, hãy xóa bỏ điều khoản trong hiến pháp, xác định: "lực lượng lãnh đạo nhà nươc và xã hội"!
Ít ra đây cũng đáng lấy làm mừng. Một số người (dù ít ỏi) trong bộ máy bắt đầu dám nói công khai chứ không còn chờ đến lúc về hưu nữa.
Trả lờiXóaVì tình hình khủng hoảng mọi mặt nó đến hồi bĩ cực lắm rồi , ép phải nói thôi.
XóaChỉ có mấy ông chuyên gia KT nói thì ai tin? Còn đám lãnh đạo toàn là hoặc thân Tàu hoặc không biết gì , chỉ giói "chém gió" thì làm sao mà "thoát Trung" được ?
Trả lờiXóa