Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

TỔNG BÍ THƯ - Cần ý thức não trạng mình, hiện trạng đất nước

 * LÊ MAI
Tổng bí thư được coi là nhân vật có quyền lực nhất trong thiết chế chính trị của các nước XHCN trước đây và một số rất ít nước – có thể đếm trên đầu ngón tay, hiện còn lại trên thế giới, trong đó có VN.
Thoạt tiên, vai trò của Tổng bí thư không phải là quan trọng nhất mà chỉ có ý nghĩa như người đứng đầu văn phòng của Đảng, chủ yếu giải quyết các công việc hành chính. Khi Lênin chưa mất, Trotsky ở vị trí thứ hai thì vai trò của Stalin với tư cách Tổng bí thư là như vậy. Sau cái chết của Lênin, Trotsky phạm sai lầm chiến lược lớn, không trở về từ Sukhumi để dự lễ tang Lênin, Stalin thay mặt Đảng Bônsêvích đọc bài vĩnh biệt, sau này đi vào lịch sử với tên gọi “các lời thề của Đảng”.

       Uy tín của Stalin tăng rất nhanh. Với nhãn quan chiến lược và sự tinh tế trong hành động, mặc dù có sự phê phán của Lênin, Stalin vẫn được bầu làm Tổng bí thư và thực sự đứng đầu ban lãnh đạo đất nước.
            Đặng Tiểu Bình cũng đã từng giữ chức Tổng bí thư ĐCS TQ, song quyền lực tối cao nằm trong tay Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông. Tương tự, ở VN, Chủ tịch đảng Hồ Chí Minh mới là người nắm quyền lực cao nhất. Có thể dễ dàng nhận thấy, chức Chủ tịch đảng chỉ dành riêng cho Hồ Chí Minh.
Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN và “ba dòng thác cách mạng” đang ở thế tiến công trên khắp thế giới, tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” trở nên quen thuộc đối với người VN chúng ta. Đây, Liên Xô – quê hương cách mạng là đồng chí Lê-ô-nít Brêgiơnép, CHDC Đức: đồng chí Ê-rích Hô-nếch-cơ, Rumani: đồng chí Xê-au-xê-xcu, Bulgaria: đồng chí Tô-đo Gíp-cốp, Tiệp khắc: đồng chí Guxtáp Hu-xắc, Mông Cổ: đồng chí Xê-đen-ban…Các cuộc thăm viếng lẫn nhau, các hội nghị hay các cuộc gặp thượng đỉnh ở Matxcơva làm tên tuổi các “đồng chí Tổng bí thư” vang dội trên toàn thế giới! Những tiếng vỗ tay của các “đồng chí Tổng bí thư” dường như làm rung chuyển Nhà trắng. Có vẻ các Tổng thống phương Tây không được hưởng nhiều vinh quang như các “đồng chí Tổng bí thư” kính mến của chúng ta. Song, lịch sử cũng cho chúng ta thấy rằng, chỉ bằng việc ca ngợi lẫn nhau, hệ thống XHCH đã đi đến đâu!
Trở lại lịch sử ĐCS VN, Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên, nổi tiếng với Luận cương chính trị năm 1930, bác bỏ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị hợp nhất, thành lập ĐCS VN. Hà Huy Tập, người đã từng báo cáo phê phán Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế CS, chỉ trích Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cải lương. Và Nguyễn Văn Cừ nổi tiếng với tác phẩm Tự chỉ trích.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước khi hoa mơ và hoa kim anh nở trắng trên biên giới Việt – Trung: “Ôi sáng xuân nay, xuân 41. Trắng rừng biên giới nở hoa mơ. Bác về…Im lặng…Con chim hót. Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ” (Tố Hữu). “Nở trắng hoa kim anh trên biên giới Bác về. Xa nước ba mươi năm một câu Kiều người vẫn nhớ. Mái tóc Bác đã phai màu quá nửa. Lòng son ngời như buổi mới ra đi” (Chế Lan Viên).
Lòng vẫn son ngời, song vì nhiều lý do, Hồ Chí Minh từ chối và Hội nghị TW đã bầu Trường Chính làm Tổng bí thư. Sau năm 1945, ĐCS tuyên bố tự giải tán – một nước cờ chiến thuật rất cao của Hồ Chí Minh, tới Đại hội II, năm 1951, Trường Chính tiếp tục làm Tổng bí thư. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đưa tên tuổi Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp vang dội trên khắp thế giới và tên tuổi của người anh Cả Trường Chinh cũng chói sáng. Đùng một cái, xẩy ra sai lầm cuộc cải cách ruộng đất, Trường Chinh buộc phải từ chức Tổng bí thư. Đến năm 1986, sau khi Lê Duẩn mất, ông trở lại làm Tổng bí thư và các nhà nghiên cứu cho rằng, ông là tác giả chính của công cuộc “đổi mới” ở VN. Một người cực kỳ giáo điều, kinh viện, lại dám rẽ ngoặt trong tư duy vào cuối đời, đó là bản lĩnh rất lớn của ông. Mấy nhà lãnh đạo – Tổng bí thư đã làm được điều đó?
Cách mạng tháng Tám, kháng chiến, đổi mới là những cống hiến nổi bật của Trường Chinh. Đó là đánh giá của Võ Nguyên Giáp. Còn Hoàng Tùng, từng là Bí thư TW Đảng cho rằng, nếu không có Trường Chinh trong những giờ phút hiểm nghèo trước và sau năm 1945, sẽ không có ngày nay đâu!
Trường Chinh rất am hiểu văn hoá, văn nghệ. Ông đã từng trình bày bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hoá VN làm giới trí thức hết sức nể phục. Văn chính luận của Trường Chinh trong sáng, đầy cuốn hút mà không kém phần hùng biện. Phong cách của Trường Chinh bao giờ cũng từ tốn, cẩn thận, nghiêm trang, đúng mực. Khi phát biểu ở Bộ Chính trị, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hay nói chen ngang, khi đó ông im lặng, không nói gì và từ từ ngồi xuống. Khác với Lê Thanh Nghị, khi phát biểu, xung quanh ai nói gì cũng mặc, ông cứ nói cho hết ý mình. Còn Nguyễn Văn Trân thì tự hào rằng phát biểu của mình hết sức chặt chẽ, Lê Duẩn không thể xen ngang được và khi ông ta xen vào nói thì “tôi đã phát biểu xong rồi”.
Nhớ lại năm 1956, sau khi Trường Chinh từ chức Tổng bí thư, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đảng kiêm Tổng bí thư một thời gian, với hai trợ lý giúp việc là Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Duy Trinh. Năm 1957, Hồ Chí Minh gọi Lê Duẩn ra Bắc và Đại hội III ĐCS VN, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TW. Ông giữ chức Bí thư thứ nhất cho đến năm 1976, Đại hội IV ĐCS VN mới chính thức bầu Lê Duẩn làm Tổng bí thư. Cần lưu ý, năm 1976, Lê Duẩn mới giữ chức Tổng bí thư, trước đó – Bí thư thứ nhất. Không ít những cuốn hồi ký, những cuốn sử hay những phim truyện về lịch sử nhầm lẫn như vậy. Song, không nghi ngờ gì nữa, quyền lực của Tổng bí thư Lê Duẩn thật sự bao trùm tất cả.
Những năm kháng chiến chống Pháp, Lê Duẩn làm Bí thư xứ uỷ Nam Bộ và phải thừa nhận ông là một nhà lãnh đạo giỏi. Dù ở xa TW, ông thực hiện nhiều chính sách phù hợp với thực tiễn và rất được lòng dân. Xử lý vụ Bảy Viễn (một tướng cướp giang hồ Bình Xuyên khét tiếng theo kháng chiến) về thành đầu Tây là một ví dụ. Trung tướng Nguyễn Bình, Ủy viên quân sự Nam Bộ, sau khi nắm rõ hoạt động “đi đêm” của Bảy Viễn với Pháp, quyết định bắt Bảy Viễn để đưa ra tòa án tối cao xét xử. Nhiều người đồng ý với Nguyễn Bình, song ý kiến Lê Duẩn lại khác. Ông đề nghị cứ để Bảy Viễn tự do đưa quân về Rừng Sác. Nếu ông ta kéo quân về thành đầu Tây là ông ta tự ký bản án kết thúc sinh mạng chính trị của ông ta. Lâu nay ông ta theo cách mạng thì nhân dân kính trọng. Nay đột nhiên ông ta bỏ về thành là tự ông ta vạch trần cái mặt nạ ông ta đeo trong ba năm qua. Tôi nghĩ, bản án tử hình đã do chính Bảy Viễn tự ký, chúng ta không phải bận tâm đưa ông ta ra xử cho rắc rối – Lê Duẩn giải thích.
Cuộc biểu quyết đã nghiêng về ý kiến Lê Duẩn. Là một nhà chính trị, phải nói viễn kiến của Lê Duẩn trong việc giải quyết vấn đề này rất sâu rộng.
Một cuộc hội nghị khác của Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ chủ trương in giấy bạc giả để phá hoại kinh tế của địch, có nhiều người đồng ý. Song, Lê Duẩn không nhất trí và phân tích, ai sẽ chịu nhiều thiệt hại nhất về chủ trương đó? Chính là số đông quần chúng lao động – không thể làm điều gì thiệt hại đến họ.
Tuy vậy, với sự xuống dốc thê thảm của VN sau năm 1975 đã gây nên rất nhiều tranh cãi về tài năng lãnh đạo của Lê Duẩn trong giai đoạn này.
Cùng thời với Lê Duẩn, đó là Lê-ô-nít Brêgiơnép, Tổng bí thư ĐCS Liên Xô. Ông ta được ngồi ghế Tổng bí thư như là một giải pháp dung hoà, tạm thời của ban lãnh đạo ĐCS Liên Xô, bởi vì ông không phải là người xuất sắc nhất. Không ngờ, khi đã nắm quyền lực, ông ta trở nên không ngoan hơn và rốt cuộc, ông ta ngồi ghế Tổng bí thư khá dài – gần 20 năm.
Thời kỳ Brêgiơnép cầm quyền, trừ thời gian đầu, có thể nói là thời kỳ đỉnh cao trì trệ của Liên Xô. Người ta biết thừa rằng, vào những năm cuối đời, Brêgiơnép không thể lãnh đạo Đảng và điều hành đất nước được nữa. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Brêgiơnép ngồi như người mất hồn, không hiểu ngồi ở đâu và mọi người tụ tập ở đây làm gì. Ông ta đọc lẫn lộn các văn bản chữ rất to được các trợ lý chuẩn bị sẵn, đôi lúc nhận ra sự bất lực của mình, ông giương cặp mắt đầy thương hại nhìn mọi người. Do không ý thức được hết tình trạng của mình, ông vẫn thủ vai Tổng bí thư. Đúng hơn, những người xung quanh ông thủ vai của chính ông. Chúng ta thấy điều đó nguy hiểm cho đất nước như thế nào.
Thế rồi, ngày 10.11.1982, ông lặng lẽ chết trên giường. Sau đó, Iu.V. Anđrôpốp được bầu làm Tổng bí thư, chỉ cầm quyền được 15 tháng. Tiếp đó là C.U. Chécnencô nắm chức Tổng bí thư cho đến tháng 3.1985 thì qua đời.
           Quảng trường Đỏ liên tục lặng đi trong niềm tang tóc, vĩnh biệt các Tổng bí thư. Hàng loạt đại bác tiễn biệt vang lên làm hoảng loạn lũ bồ câu trên tháp chuông nhà thờ thánh Ivan Đại đế. Những vị khách phương Tây co ro run rẩy trong làn áo mỏng giữa những ngày mùa Đông nước Nga.
Một nhân vật, cũng kế tiếp với chức danh TBT đảng CSLX  xuất hiện làm thay đổi thế giới: M.X. Goócbachốp.
           Và vì vậy, câu chuyện về Tổng bí thư của chúng ta cũng chưa thể kết thúc…
                      L.M
 
------------------

35 nhận xét:

  1. Ý bác Mai nói tù trưởng não ngắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tù trưởng lú rồi. Cái tuổi nó đuổi xuân đi, quy luật rồi, đến như Bregiơnép giỏi thế, gắng lên khi não bắt đầu teo, não trạng lão hóa, cũng thành nói sảng!

      Xóa
    2. .." Người ta biết thừa rằng, vào những năm cuối đời, Brêgiơnép không thể lãnh đạo Đảng và điều hành đất nước được nữa. Trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Brêgiơnép ngồi như người mất hồn, không hiểu ngồi ở đâu và mọi người tụ tập ở đây làm gì. Ông ta đọc lẫn lộn các văn bản chữ rất to được các trợ lý chuẩn bị sẵn, đôi lúc nhận ra sự bất lực của mình, ông giương cặp mắt đầy thương hại nhìn mọi người. Do không ý thức được hết tình trạng của mình, ông vẫn thủ vai Tổng bí thư. Đúng hơn, những người xung quanh ông thủ vai của chính ông. Chúng ta thấy điều đó nguy hiểm cho đất nước như thế nào"....
      >Tù trưởng thế này thì nguy cho "bộ lạc" quá!

      Xóa

  2. Lãnh đạo CS trên thế giới nói chung, là những người sống sót sau các cuộc đấu đá nội bộ gọi là phê bình và tự phê bình. Đó là những người tròn xoe hay nói cách khác là không có va chạm với ai, ngậm miệng ăn tiền, giỏi đóng kịch và che chắn. Đó phải là người không đưa ra sáng kiến hay nói sự thật mà chỉ nhắm mắt, bịt tai nói theo nghị quyết rồi lựa gió bẻ măng. Những người đưa ra sáng kiến hoặc nói lên sự thật trai với nghị quyết (như ông Dương Bạch Mai trước đây hay Kim Ngọc, Trần Xuân Bách, Trần Độ...sau này) thì không thể trụ lại trong ĐCS. Điều đó dẫn đến sự giáo điều xơ cứng trong phát triển, trong chính sách... Giáo điều kiểu như làm ruộng là phải con trâu đi trước, cái cày theo sau. Ai nói làm ruộng không cần trâu sẽ là một sự khác biệt lạ lùng và bị loại khỏi cuộc chơi. Xã hội xơ cứng, trì trệ là vì vậy. Đã có nhiều thời cơ cho VN (rất nhiều) nhưng đã vuột mất vì chờ cấp ủy họp ra nghị quyết.Ôi nghị quyết của ĐCS, kim chỉ Nam cho đảng viên không bị sai đường lối đồng thời cũng là cái cùm, cái gông xích vào cổ đảng viên và nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã đến lúc Ban chấp hành TW đảng CSVN chấm dứt thói quen cục bộ,dĩ hòa vi quý,bầu ông cù lần làm TBT với hy vọng TBT cù lần dễ điều khiển ,thay vì cần phải bầu bằng được ông TBT sắc sảo nhất trong số những ông minh mẫn ở BCT (vì Ban chấp hành sợ mất thực quyền, không thể tranh luận lấn lướt được với những ý kiến sắc sảo đột phá của TBT đủ tầm) .

      Tiếp tục bầu ra những ông TBT cù lần thì khác gì ban chấp hành TW đang tự vác đá ghè vào chân mình.Một dân tộc muốn mạnh phải có một thủ lĩnh gỏi,một đảng muốn mạnh phải có một Chủ tịch đảng hay TBT suất sắc,không thể khác .

      Đảng CSVN mấy khóa liền không tìm ra được cho mình một TBT suất sắc nhất ,dám nghĩ dám làm dám chụi trách nhiệm,toàn những bác ba phải tuổi tác lẫn cẫn đến Tây ở xa nó còn chê huống chi dân ta ở gần thì còn tin vào Đảng sao được.

      Thực tế này cho thấy Đảng CSVN đang bước vào giai đoạn cuối đường ,bế tắc về đường lối,dẫn đến khủng hoảng về công tác tổ chức và cán bộ ,không khác gì giai đoạn cuối của Đảng CS Liên xô.

      Việc đáng làm nhất của Đảng CSVN lúc này là chủ động tìm hướng cải cách chuyển đổi thể chế thì không làm toàn làm chuyện vô bổ đổ lỗi đấu đá lẫn nhau dưới màn thưa vỏ bọc chống tham nhũng thoái hóa biến chất....che sao nổi dân nghìn tay nghìn mắt .

      Để không bị giải thể và đánh mất quyền lãnh đạo như Đảng CS Lieen xô cũ ,có lẽ Đảng CSVN cần đúc rút kinh nghiệm,đừng để nước đến chân buộc phải nhảy mà cần sớm tìm được giải pháp,sớm tìm ra được một TBT có đủ tầm để vừa cải tổ được thể chế tổ chức Nhà nước theo xu thế tiến bộ chung của thời đaị mà vẫn giữ được vai trò một đảng cầm quyền.

      Xóa
  3. Đúng, TBT, 'vua' - đứng đầu một nước phải tự biết đầu óc của mình có còn đủ tỉnh trí, có còn minh mẫn, đủ khả năng gánh vác trọng trách Dân-Nước hay không, nếu không từ chức đi. Chớ tham quyền cố vị mà hại dân, hại nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "đứng đầu một nước"? Đại đa số nhân dân bác bỏ điều này! Hỏi công nhân xây dựng (thợ hồ), họ sẽ nói "Giẻ rách!"

      Xóa
  4. Không có cái chức danh đó là tốt nhất! Không cần! Hoàn toàn không cần một chút nào hết!

    Trả lờiXóa
  5. Thực chất do Tam cơ: Cơ chế, cơ cấu, cơ hội lên TBT, cứ tưởng mình là nhất, đỉnh cao Trí-xít-tuệ , nên tự huyễn hoặc mình, không tự biết mình, cứ tưởng mỗi lời mình nói ra là khuôn vàng thước ngọc, ngờ đâu nói về gì, ở đâu cũng bị dư luận "ném đá"!

    Trả lờiXóa
  6. Tôi không đồng ý với tác giả rằng TC.là tác giả chính công
    cuộc đổi mới mà thực ra ông ta là người thứ 2 đã "bật đèn
    xanh" (cho phép) nhóm miền Nam do ông Võ Văn Kiệt cầm
    đầu đổi mới.Người đầu tiên là Nguyễn V Linh,tổng bí thư
    sau khỉ rời chức Bí thư thành ủy Sài Gòn.Chính ông Kiệt,
    chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành Hồ lúc đó đã thuyết phục
    NVL.cho phép thực hiện công cuộc đổi mới.

    Trả lờiXóa
  7. Thực tế, khi não trạng đến giai đoạn không bình thường, già yếu, lú lẫn, không còn sáng suốt, mất đi minh mẫn, đâu có dễ tự nhận biết mình, cứ tưởng mình tài ba lỗi lạc, thì cũng không nhận rõ hiện tại đất nước, cho nên cứ bảo thủ, giáo điều, quan liêu, nói sảng. Khổ thế!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ tưởng đất nước đổi mới, cứ tưởng mình còn làm khóa tới, cứ tưởng tương lai còn phơi phới, ...

      Xóa
    2. Nếu bác thêm : bất lực nhìn 3x và đồng bọn vơ vét mà chỉ biết khóc thì đúng là cụ tổng nhà ta

      Xóa
    3. TBT -NPT quê ĐA HN bảo kê cho 1 nhóm XHĐ Đông Anh khét tiêng ...đến Minh Sâm cũng chưa là gì? Năm Cam còn sống cũng phải nể? Nếu k có thế lực ngầm tận TW chống lưng XHĐ sao lũng đoạn tác oai tác quái +ngồi xổm trên PL ?

      Xóa
  8. Chuyện TBT bây giờ đem ra nói là lỗi thời với nhận thức của dân rồi , đa số các nước trên TG giờ ai có khái niệm TBT? Bây giờ chỉ có thể bàn về đa nguyên , đa đảng thì còn có sức thuyết phục dân chúng chứ khái niệm TBT giờ như đọc lại chuyện lịch sử xa xôi , đã thế lại vô bổ , huyễn hoặc , không thiết thực đến CƠM , ÁO , GẠO TIỀN, đến đời sống của dân. Thể chế CT thiết thực nhất là thể chế đa đảng mà dân đang mong chờ.

    Trả lờiXóa
  9. ô hay nhỉ nếu một người tự nhận thức được mình là không còn minh mẫn thì có nghĩa người đó vẫn minh mẫn, một người uống rượu tự nhận thức là mình đã say có nghĩa là vẫn còn tỉnh,lãnh đạo mà tự nhận thức được là mình ngu,dốt thì có nghĩa là ông ta không ngu dốt,cái tệ hại là đã ngu dốt lại cứ nghĩ rằng mình là kiệt xuất,thế dân mình mới khổ chứ!h! hu!hu!

    Trả lờiXóa
  10. Nhiều chức danh TBT UV BCT UV TƯĐ Chủ tịt ,chủ TCĐ...vô thưởng vô phạt nhưng tốn ngân sách tốn tiền thuế của Dân cần loại bỏ và bị ném đá - hữu danh vô thực như;Hội cha mẹ HS, Hội trưởng hội phụ huynh...? Mà Dân Trí đã lên án!
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  11. Ai cũng biết chế độ cộng sản TBT là người đứng đầu, nhưng đó là người kiệt xuất, người khai sáng một triều đại. Bọn con cháu sau đó chỉ là lũ bất tài phá nát. Nhưng chẳng lẽ một đảng không có người đứng đầu nên màn kịch chính trị phải diễn tiếp. Màn kịch gượng gạo diễn thì khó mà sáng suốt ngoài sự tham quyền, mong sự lưu danh.Người sáng suốt sẽ thấy LỢI BẤT CẬP HẠI.

    Trả lờiXóa
  12. Không biết quy trình bầu chọn TBT ở đại hội tới có gì mới không, mấy khóa vừa qua, việc bầu chọn xem ra ngày càng tệ. Phải đương nhiệm UVBCT mới được ứng cử chức TBT thì đúng là đảng tự làm khó mình, thực tế đã chứng minh BCT đâu phải lò đào tạo ra các đỉnh cao trí tuệ. Trí tuệ thật sự của đảng nằm đâu đó trong ba triệu đảng viên, nhưng cơ chế nào để họ thể hiện và cống hiến, sao không tìm cách phát hiện và lựa chọn họ làm TBT. Không thay đổi cách làm, vẫn kiểu cũ mà làm, sẽ chỉ chọn được TBT nhờn nhợt như mấy khóa vừa qua thôi. Không lẽ chức TBT cũng là một đặc quyền, đặc lợi chỉ của lãnh đạo cấp cao ? cấp dưới chỉ biết nghe theo, ủng hộ, chấp hành, cấm ý kiến ý cò.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bầu TBT và các Bí thư tỉnh, huyện...Danh sách 1, bầu 1, chỉ VN mới như vậy, nhất thế giới về bầu cử

      Xóa
  13. TBT ông vừa "lú" lại "lẫn" thì ông cũng nên tự chui ra khỏi BÌNH đừng để dân phí công

    Trả lờiXóa
  14. người lãnh đạo cao nhất ở nước ta là ông TBT , ông quyết định ( chứ không phải quốc hội ) vận mệnh của dân tộc ; người này lại không phải do dân bầu ! Ông là nguời của đảng , ông bảo vệ đảng cộng sản của ông ; Quốc hội ( nghị sỹ do đảng cử dân bầu , hầu hết là người của đảng ) thực chất là bù nhìn , hầu hết là nghị gật ...
    Đã thế ông tổng đương thời nổi danh với tên Lú , nhưng có thể ông bị người ta khinh mà gọi là Lú chứ ông không lú , ông biết cả , nhưng bản chất hiền lành ( có người ví ông như giáo làng ) , và nhu nhược nên ông lãnh đạo đất nước ra nông nỗi này ... Buồn thay !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "người lãnh đạo cao nhất ở nước ta"? Làm gì có? Chưa có đâu! Toàn loại vật vờ, nhưng giở thói 2 ngón thì "nhanh như cắt"!

      Xóa
  15. Lên để ăn xòng để chết

    Trả lờiXóa
  16. Nước dần dần mất vào tay giặc,làm sao đây hở trời ???

    Trả lờiXóa
  17. Quốc hội đang họp, kỳ này có nghe B.C về tình hình B.Đ. Họ Dương tàu vội sang có ý gì?
    Đại hội đảng sắp đến chắc lại có ý kiến chỉ đạo gì?. Tóm lại chắc là LĐ lại yên tâm đưa đất nước theo ngọn cờ tàu thôi. Buồn nẫu ruột. Xin cảm ơn Bác chủ nhà cho nói.

    Trả lờiXóa
  18. Các "đệ tử" muốn làm loạn, tự do tung hoành và gian dối thường bầu những thủ lĩnh nhu nhược, ba phải, kém hơn mình để vụ lợi và dễ lợi dụng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là chiêu "Hình nhân thế mạng".

      Xóa

  19. Bài viết hay...

    Trả lờiXóa
  20. TT Reagan (người làm cho nuớc Mỹ phát triển rất hiệu quả) cuối đời cũng bị lú đấy. Nhưng lú thật sự dễ thương, vì ông bị bệnh Alzheimer (run tay, hay quên...). Đi ngoài đường cùng vợ, ông thắc mắc: "Này bà nó, sao ai cũng vồn vã chào tôi vậy?"

    Trả lờiXóa
  21. Tiến sỹ chính trị học. Trong thời đại ngày nay khoa học tiến triển như vũ bão. Bầu một người suốt ngày quanh quẩn với những lý thuyết giáo điều mơ hồ chỉ đáng làm trưởng ban tuyên giáo cấp huyện đi lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện đất nước không phải là một sai làm sao. Ông tổng Trọng là kẻ ham quyền cố vị. Biết mình"phận mỏng, cánh chuồn" mà vẫn cố tính nhận lãnh trách nhiệm để rồi tình hình của Đảng ngày càng rối ren là một hành động không chấp nhận được

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khổ nối không phải tiến sĩ chính trị học mà là cái
      tiến sĩ nghành Xây dựng đảng CS.!
      TS.chính trị của nước người là chính trị phổ quát,
      chứ đâu chỉ chăm chăm chú chú vào việc bám cho
      chắc vào quyền lực độc đoán của đảng CS.!
      đảng CS.

      Xóa
  22. Có lẽ trong sử đảng CSVN, chưa có đ/c TBT nào mà đú đớn, mê gái như ông Manh và giáo điều lú lẫn, ba phải như ông Trọng . Đất nước với cái cùm điều 4 HP sẽ sớm làm nô lệ cho ngoại bang và rơi xuống vực.

    Trả lờiXóa
  23. Tốt nhất nên bải bỏ chức vụ này ! Đất nước không cần ông ! Người dân cần tự do lựa chọn người điều hành đất nước có trí tuệ và thương dân ,yêu nước cở như ông Lý Quang Diệu của Singapor !

    Trả lờiXóa
  24. Đức Phật nói rằng khi đã qua sông rồi thì đừng đội bè lên đầu nữa...cái gì cũng vậy nó vó giai đoạn lịch sử nhất định...Đảng cộng sản VN có vai trò quan trong trong lịch sử...nhưng đến nay nó đã tha hoá và trở thành vật cản cho tiến bộ xã hội....Tôi không căm thù nó mà rời bỏ nó.

    Trả lờiXóa