* NGUYỄN AN DÂN
“Trí thức và vai trò của trí thức” hay “câu chuyện về
trí thức” là một đề tài không mới, nhưng chưa bao giờ cũ. Đây cũng là một đề
tài rất phức tạp và dễ gây tranh cãi, nhưng là một đề tài đầy ý nghĩa đối với
bất cứ xã hội nào, trong bất cứ thời đại nào. Có rất nhiều góc nhìn khác nhau
về trí thức, mỗi góc nhìn lại cho ta một cách hiểu về trí thức và vai trò của
trí thức. Nếu ta có được nhiều góc nhìn về một vấn đề thì ta sẽ có cơ hội hiểu
vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn, vì khi đó không chỉ thấy “cây”, mà
còn thấy “rừng”.
Trong phạm vi bài viết này, từ một góc nhìn, tôi cho
rằng, trí thức là người có trí và luôn dùng cái trí của mình để góp phần thức
tỉnh xã hội nhằm hướng mọi người đến cái đúng và cái đẹp.
Nếu ai đó “có trí” (sự hiểu biết) nhưng lại “không
thức” (không thức tỉnh xã hội) mà để cho xã hội “ngủ” thì bị gọi là “trí ngủ”,
chứ không phải là “trí thức”. Nếu ai đó thích làm cái việc của trí thức là
“đánh thức xã hội” nhưng lại “thiểu trí”, “lệch trí” hay “vô trí” thì gọi là
“trí dỏm” (cũng có học hàm, học vị nhưng đầu óc lại trống rỗng, hoặc cũng có
chút hiểu biết nhưng hiểu biết đó lại thể hiện sự lệch lạc và ẫu trĩ). Và nếu
ai đó “có trí”, “có thức”, nhưng “thiếu tâm” (thiếu động cơ trong sáng) thì gọi
là “trí gian” (gian manh, xu thời, cơ hội). Cả 2 loại “trí dỏm” và “trí gian”
đều là “ngụy trí thức”, còn “trí ngủ” là “trí thức vô trách nhiệm”.
Có thể hình dung ba điều kiện để hình thành một con
người “trí thức”, đó là: (1) “sự hiểu biết” (có trí); (2) “thức tỉnh xã hội”;
và (3) “vì mục đích cao quý” (hướng xã hội đến cái đúng và cái đẹp, hướng xã
hội đến cái chân-thiện-mỹ). Nếu không hội đủ cả 3 điều kiện này (mà chỉ có 1
hay 2 trong 3 điều kiện) thì hoặc là “trí ngủ”, hoặc là “trí dỏm”, hay “trí
gian”, chứ không phải là “trí thức”. Hay nói một cách nôm na, trí thức là người
“có Trí”, “có Thức” và “có Tâm” (có 3T).
Từ cách hiểu này, chúng ta có thể thấy rằng, bàn về
trí thức hay bàn về vai trò của trí thức thực chất cũng chính là bàn về trách
nhiệm xã hội của những người hiểu biết.
Tôi rất thích một câu nói của Einstein “Thế giới này
là một nơi nguy hiểm, không phải vì những kẻ xấu xa mà vì những người chỉ biết
đứng nhìn và không làm gì cả”. Câu nói này nói về trách nhiệm xã hội (trách
nhiệm “làm người”) của một người bình thường đối với cái xã hội hay cái cộng đồng
mà mình đang sống. Một người bình thường vô cảm thì đáng phê phán, còn một
người có hiểu biết sâu sắc và được lắng nghe mà yên lặng thì còn đáng phê phán
hơn. Một người bình thường còn có trách nhiệm xã hội như vậy, đối với những
người có hiểu biết thì trách nhiệm xã hội này còn lớn hơn.
Nói cách khác, vai trò của những người có hiểu biết
là: dùng sự hiểu biết (và cả uy tín) của mình để góp phần giúp cộng đồng phân
định rõ hơn sự đúng-sai, phải trái, chân-giả, thiện-ác, hay-dở, tốt-xấu,
nên-không nên… trước những vấn đề chung mà xã hội đã, đang và sẽ gặp phải hay
trải qua; dùng sự hiểu biết của mình để truyền bá tinh thần, tư tưởng, quan
điểm mà mình tin là cần thiết để góp phần thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng
tiến bộ; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần xác lập những chuẩn mực xã hội,
những thang giá trị xã hội và đồng thời ra sức bảo vệ những chuẩn mực và giá
trị đó; dùng sự hiểu biết của mình để góp phần định hướng, định hình xã hội…
Tất nhiên sự phân định, sự truyền bá, sự xác lập hay sự định hướng, định hình
này cũng cần phải dựa trên cái nền là những giá trị vượt không gian và vượt
thời gian, những giá trị có tính phổ quát của thế giới đương đại hay thế giới
tương lai.
Và
tất nhiên, để thực hiện trách nhiệm xã hội của mình thì người hiểu biết có thể
nói, có thể viết, hay có thể làm gì đó (bởi lẽ không phải tất cả những người
hiểu biết đều giỏi nói hay giỏi viết). Vì làm một điều tốt cũng là cách gián
tiếp góp phần đấu tranh tiêu diệt cái xấu; làm một điều đúng, cũng là cách gián
tiếp góp phần chỉ cho người khác thấy những cái sai…
Thêm nữa, khi nói đến trí thức là nói đến vấn đề “chân
lý”. Không ai được phép độc quyền chân lý, nhưng ai cũng được quyền góp phần
xác lập chân lý. Giới trí thức thường tự phân biệt giới mình với những giới
khác ở chỗ luôn nỗ lực khám phá chân lý, xác lập chân lý và bảo vệ chân lý. Đó
cũng là lý do vì sao mà người ta thường nói, chân lý thường không thuộc về số
đông hay “kẻ mạnh”, mà thường thuộc về những người có hiểu biết (hay còn gọi là
giới trí thức, giới tinh hoa). Nếu chân lý có thuộc về “kẻ mạnh” (nhưng thiếu
hiểu biết) thì điều đó chắc chắn cũng chỉ là tạm thời mà thôi.
Khi bàn về trí thức thì người ta thường bàn về vai
trò, trách nhiệm, công việc, sứ mệnh, thiên chức của trí thức. Tuy nhiên, cũng
cần phải bàn về “điểm mù” của trí thức, dù trí thức có cái trí hơn người. Bởi
lẽ, trí thức cũng là con người, mà đã là con người thì cũng sẽ có cái nhầm, có
lúc sai mà mình không hề biết; Bởi lẽ, trí thức cho dù có trí thế nào đi nữa
thì sự hiểu biết vẫn chỉ là hữu hạn. Điểm mù ở đây được hiểu là “mình không
biết cái mà mình không biết” hay “mình cứ tưởng mình hiểu rất rõ một thứ nhưng
thực ra mình chẳng hiểu gì cả hay hiểu một cách lệch lạc”. Khi chia sẻ, tranh
luận hay góp ý sẽ giúp mỗi người nhìn thấy điểm mù của người và của mình. Khi
nhận ra điểm mù của mình cũng là lúc “mình biết rõ cái mà mình không biết”; và
khi nhận ra những “cái mà mình không biết” cũng là lúc cảm thấy mình thực sự
hiểu biết. Đó cũng là điều kiện để mình có thể hiểu biết thực sự và là cơ hội
để đẩy nhận thức và hiểu biết của mình đi xa hơn.
Do vậy, cùng với trách nhiệm “thức tỉnh xã hội” thì
trí thức cũng có một trách nhiệm với bản thân là liên tục “phản tỉnh chính
mình”, phản tỉnh với những điểm mù (nếu có) của mình. Nếu không liên tục “phản
tỉnh chính mình” hay thậm chí là “phản tư chính mình” thì người hiểu biết sẽ dễ
trở thành người ít hiểu biết hay người ấu trĩ trong một số vấn đề (kể cả những
vấn đề thuộc chuyên môn hay sở trường của mình), và khi đó sẽ không chỉ khó
thực hiện được tốt cái vai trò “thức tỉnh xã hội” vốn có của mình, mà còn có
thể gây nguy hại cho xã hội.
Ở bất cứ xã hội nào thì sứ mệnh của trí thức vẫn thế.
Và đối với những xã hội mà trong đó còn đầy rẫy sự bất thường thì một trong
những sứ mệnh lớn nhất của trí thức chắc hẳn là góp phần đưa sự bất thường đó
trở về sự bình thường. Nói cách khác, trong những xã hội mà sự bất thường của
sự việc, sự vô minh của cái đầu, vô cảm của trái tim đang bao trùm thì trách
nhiệm của người trí thức, của những người có hiểu biết còn nặng nề hơn (vì có
quá nhiều cái cần phải khai sáng, cần phải thức tỉnh) và nguy hiểm hơn (vì
không dễ dàng gì để làm cái chuyện khai sáng hay thức tỉnh trong những xã hội
này).
Nhưng, đã là người có hiểu biết thì không thể không
làm gì cả, bằng cách này hay cách khác, dù nhỏ bé hay lớn lao, dù ồn ào hay
lặng lẽ…
N.A.D
* * *
Sau khi GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ ý kiến của mình trên
Báo Tuổi trẻ đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau luận bàn về vấn đề thế nào là “trí thức”. Tạm gác lại những khía
cạnh khác, chỉ xét riêng về khía cạnh trao đổi thuật ngữ thì thấy có hai luồng
ý kiến: Người thì đồng tình cho rằng trí thức là lao động trí óc, việc đánh giá
là dựa trên kết quả, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội. Người thì
phản đối cho rằng trí thức không chỉ là người chú trọng đến chuyên môn hẹp
của mình, mà cần phải là một nhà khoa học có lương tri, nhìn thẳng vào thực
trạng xã hội, dấn thân vì cộng đồng, phản biện, lên tiếng vì dân chủ, công bằng
và tiến bộ xã hội.
Tôi nghĩ mỗi người vốn dĩ không ai giống ai, từng
người tùy theo sức lực, khả năng, sự đam mê mà lựa chọn cách thức, con đường đi
riêng cho mình. Những trí thức có cách cống hiến bằng chính kết quả lao động
hoặc bằng những hành động cụ thể của mình góp ích cho xã hội thì đã là đáng quí.
Những trí thức mà không những giỏi chuyên môn, ngoài
ra còn thể hiện sự cảm thông trước nỗi đau của người dân, dám lên tiếng phản
biện, dùng trí của mình để dẫn dắt, thức tỉnh xã hội thì lẽ dĩ nhiên sẽ còn
đáng quí hơn. Như vậy, có thể thấy về bản chất giữa các khái niệm “trí
thức” hay “trí thức của công chúng” theo tôi không hề có sự mâu thuẫn.
Phản biện xã hội thời nào cũng cần, vì đó chính là tác
nhân quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển. Tuy nhiên khi liên hệ với trường
hợp Việt Nam cũng nên đặt ngược lại vấn đề liệu dư luận xã hội, thể chế ở
Việt Nam đã đủ rộng lượng, đủ khoan dung, luật pháp Việt nam đã đủ thông thoáng
để mở đường cho phản biện và tiếp thu phản biện chưa? Cần phải làm gì để cải
thiện tình hình hiện nay và cần bắt đầu từ đâu? /Nguyễn
Minh Tuấn/
-------------
Hiến pháp 2013 tái khảng định Nhà nước VN (CHXHCNVN) là của DÂN do DÂN và vì DÂN.
Trả lờiXóaNhư thế DÂN chính là ông VUA đích thực của nước VN ta( không ngai) hay là Thượng đế theo cách gọi dân dã trong kinh tế thị trường.
Khác với sức mạnh của "vua" có ngai luôn có quan văn quan võ hiện hữu ,sức mạnh của vua DÂN không ngai được tạo thành bởi TRÍ của tầng lớp trí thức trong xã hội và DŨNG là truyền thống Đại đoàn kết toàn dân .TRÍ và DŨNG ở đây chính là Quan Văn,Quan Võ,là sức mạnh của vô địch của vua DÂN không ngai Việt nam.
VĂN VÕ song toàn tạo thành TRÍ DŨNG của vua DÂN Việt nam.
Nhờ có TRÍ và DŨNG sẵn có trong truyền thống ,cả nghìn năm nay chưa có một thế lực hắc ám nào thắng được DÂN Việt nam!
Trí thức VN đánh giặc ngoại xâm bằng mưu lược ,đánh giặc nội xâm lộng quyền tham nhũng bằng sự đương đầu nhân nghĩa ,như Cụ Đại Trí Thức Ức Trai đã dạy:LẤY ĐẠI NGHĨA ĐỂ THẮNG HUNG TÀN,LẤY TRÍ NHÂN ĐỂ THAY CƯỜNG BẠO.
Vinh quang thay những Trí thức tiền phong con cháu Đại Trí Thức ỨC TRAI vĩ đại :HUNG TÀN không khiếp sợ ,CƯỜNG BẠO chẳng dung tha của NHÂN DÂN Việt nam!
"Nhà nước VN (CHXHCNVN)" - giống xã luận thế?
XóaTôi nghiêng về trí thức là những người học rộng tài cao,đức độ luôn khai khai sáng cho đồng loại, còn học giả là người học rộng chuyên nghiên cứu về một vấn đề gì đó,nghĩ vậy không biết đúng sai!
Trả lờiXóaAi mà cứ cố nói "Đây là sự thật", đừng tin. Con người nhìn vào sự kiện (không bị bóp méo) sẽ biết SỰ THẬT.
Trả lờiXóaLiên Xô cũ (đã bị tan rã) cũng có báo "Sự thật - правда" chuyên nói... dối!
Bạo lực khiến người ta biết thì im lặng, không biết thì dại dột a dua
Trả lờiXóaTôi tâm đắc nhận xét của tác giả:
-Trí thức là người biết và đem cái hiểu biết của mình để thức tỉnh cộng đồng
-Biết mà im lặng là ... Trí ngủ
HIỀN TÀI là nguyên khí quốc gia , nguyên khí mạnh thì đất nước mới có động lực phát triển , Nhưng VN đang bị phân tán bởi mâu thuẫn nội bộ dân tộc làm cho nguyên khí không tập trung va liên kết được ,Hơn nữa với chính sách thâm hiểm ; CHIA RẼ DỄ CAI TRỊ đã làm cho XH bấn loạn như rắn mất đầu ,Những người dám nói đã bị gông cùm (thậm chí thủ tiêu ) hết rồi . Đúng là thời mạt vận : Ngoảnh đến đâu cũng phải ghìm cơn mửa .Cả 1 thời đểu cáng đã lên ngôi
Trả lờiXóaNhà văn Dương thu Hương đã nhận định:trí thức VN đã bị bệnh "nhũn não" mất rồi.Bộ não bị nhào nặn theo kiểu vâng lời, con vẹt nên tư duy bị bê tông hóa.Cả dân tộc này như nhà thơ Ng.đình Chính con N.Đ.Thi đã viết:80 triệu cái mặt không nhìn rõ mặt/ 80 triệu cái mồm tự nguyện bịt mồm/ trí thức cụp tai xin phiếu bé ngoan/ Ngòi bút trượt dài trong sợ hãi
Trả lờiXóaCàng hiểu biết càng khó hạnh phúc và bị bịt miệng
Trả lờiXóa