Vừa qua, tại buổi hội thảo “Định hướng nghiên cứu ưu
tiên của ngành Vật lý đến 2020”, do Hội Vật lý soạn thảo, nhiều nhà vật lý đã
cho rằng, thay vì đưa ra một số lĩnh vực cần ưu tiên, ban soạn thảo đề án của
Hội Vật lý đã “ôm đồm” hầu như mọi nội dung nghiên cứu mà NAFOSTED tài trợ, vì
thế đề án “quá chi tiết nhưng không đầy đủ”.
Tia Sáng đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Đức Chiến
– Chủ nhiệm đề tài “Chiến lược phát triển Vật lý Việt Nam đến năm 2020”, một
trong những nhà khoa học tham dự buổi hội thảo.
- Thưa giáo sư, ông có cảm nhận thế nào về nội dung dự
thảo “Định hướng nghiên cứu ưu tiên của ngành vật lý đến 2020” của Hội Vật lý?
- Khi trình bày nội dung dự thảo về Định hướng nghiên
cứu ưu tiên của ngành vật lý đến 2020, GS Nguyễn Đại Hưng (Chủ tịch Hội Vật lý)
đã nhắc đến những hướng nghiên cứu lâu nay của ngành vật lý Việt Nam nên những
người tham dự không thấy có gì mới. Đó là những hướng nghiên cứu được Hội Vật
lý đưa ra từ năm 2004 và sau này được đưa vào danh mục tài trợ “Hướng nghiên
cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên” của quỹ NAFOSTED.
Bên cạnh đó, một văn bản mang tính định hướng cũng
không nên đề ra quá chi tiết, cụ thể từng nội dung cần nghiên cứu. Kinh nghiệm
cho thấy, ta chỉ có thể đưa ra được những hướng nghiên cứu chung lớn như vật lý
lý thuyết và vật lý tính toán, vật lý chất rắn…, trong quá trình thực hiện, dựa
trên những thành tựu, thế mạnh tiềm năng có thể cạnh tranh với các nước trong
khu vực hoặc trên thế giới, ta mới tập trung đầu tư và phát triển các lĩnh vực
nhỏ.
Mục đích của bản dự thảo lần này là chọn lọc ra một số
hướng nghiên cứu ưu tiên để thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công
nghệ đến năm 2020 và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, đề ra nhiều nội dung chi tiết như vậy khiến có cảm giác không rõ ưu tiên
hướng nào.
- Là chủ nhiệm đề tài “Chiến lược vật lý Việt Nam
đến năm 2020”, vậy xin giáo sư cho biết vì sao chiến lược này không được triển
khai?
- Trong bản chiến lược đó, chúng tôi đã dự kiến kinh phí
cho từng nhiệm vụ với tổng chi phí để thực hiện toàn bộ chiến lược là khoảng
hơn một nghìn tỷ đồng. Với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay,
việc thực hiện đầy đủ chiến lược này là điều rất khó. Do vậy, Bộ KH&CN đã
cùng với Hội Vật lý soạn thảo đề án “Định hướng nghiên cứu ưu tiên của ngành
vật lý đến 2020”, trong đó xác định một số hướng nghiên cứu quan trọng, để
trong khuôn khổ điều kiện kinh tế xã hội cho phép có thể xây dựng được một
chương trình quốc gia về phát triển vật lý có tính khả thi cao.
- Những lĩnh vực nào theo giáo sư nên được ưu tiên trong
định hướng phát triển vật lý đến năm 2020?
- Trên cơ sở thế mạnh truyền thống của ngành vật lý Việt
Nam, theo tôi, lĩnh vực đầu tiên cần ưu tiên là vật lý lý thuyết và vật lý tính
toán, trong đó có lý thuyết trường, lý thuyết chất rắn, mô phỏng, mô hình hóa…
Khi triển khai trong thực tế, dựa trên những thế mạnh có thể tiến lên để sánh
ngang với trình độ khu vực và quốc tế thì ta sẽ lựa chọn cụ thể sau.
Lĩnh vực thứ hai cần ưu tiên là lĩnh vực liên ngành
khoa học và công nghệ nano có tính ứng dụng cao trong công nghiệp, trong y
sinh, trong đời sống… Đây cũng là lĩnh vực nhiều đơn vị mạnh trong ngành mới
được đầu tư trang thiết bị nghiên cứu tương đối hiện đại như Đại học Bách khoa
Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và đã
có những đề tài ứng dụng thành công trong công nghiệp. Nhưng nhìn chung, việc
đưa các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn gặp nhiều khó khăn bởi nhu
cầu của các doanh nghiệp còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân: thiếu sự liên
kết chặt chẽ giữa viện nghiên cứu, đại học và doanh nghiệp; những công trình
nghiên cứu cơ bản có tính ứng dụng cao khó tìm được địa chỉ ứng dụng vì nền
công nghiệp của đất nước còn ở trình độ thấp…
Một lĩnh vực khác cần được chú trọng là lĩnh vực quang
tử, quang lượng tử, bởi tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và ta có
thể tận dụng các thiết bị hiện đại sẵn có.
Thứ tư, lĩnh vực vật lý hạt nhân cũng cần được ưu tiên
để phục vụ cho chương trình phát triển điện hạt nhân của đất nước.
Ai cũng nói rằng, chúng ta cần phải đầu tư có trọng
điểm cho những nhóm nghiên cứu mạnh, những nhà khoa học giỏi, không nên dàn
trải. Tuy nhiên, trong thực tế, có người cho rằng điều đó là không công bằng vì
sẽ có những người có nhiều đề tài trong khi người khác lại có ít hoặc không có.
Lấy ví dụ, hồi trước ở Đại học Bách khoa, hằng năm có rất nhiều đề tài cấp Bộ
Giáo dục và Đào tạo, mỗi đề tài có kinh phí khoảng hai- ba mươi triệu nên số
người có cơ hội nhận được đề tài rất lớn, nhưng kết quả công bố cũng rất hạn
chế. Sau này, khi chính sách thay đổi, các đề tài cấp Bộ được giao trên cơ sở
cạnh tranh và có kinh phí lớn vài trăm triệu, số người được nhận đề tài vì thế
mà ít đi nên nảy sinh thắc mắc. Vì vậy, để thực hiện được việc ưu tiên một
hướng nghiên cứu, người quản lý phải quyết đoán đưa ra quyết định của mình.
- Theo giáo sư, làm thế nào để có thể thực hiện những
định hướng ưu tiên của ngành vật lý một cách hiệu quả?
- Việc thực hiện các định hướng ưu tiên đó có thể dựa
trên cơ sở những tổ chức, đơn vị sẵn có và đang hoạt động mạnh trong lĩnh vực.
Từ đó, ta có thể thực hiện một kế hoạch đầu tư bổ sung về cơ sở vật chất và áp
dụng một hình thức quản lý mềm dẻo để liên kết các cơ sở này. Đặc biệt, rất cần
đầu tư cho con người, tức là trả lương đủ sống để các nhà khoa học có thể
chuyên tâm tập trung cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, với những cơ sở cùng lĩnh vực nghiên cứu,
ta phải tạo ra cơ chế, điều kiện để họ có thể sử dụng chung các thiết bị lớn,
đắt tiền. Ví dụ, Viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST) có những thiết bị
tương đối hiện đại và không chỉ Viện Vật lý Kỹ thuật, Viện Đào tạo Quốc tế về
Khoa học vật liệu (ITIMS), các đơn vị khác ở ngoài Đại học Bách khoa có thể sử
dụng chung. Chính sách này vừa nâng cao khả năng nghiên cứu của các đơn vị nhỏ
vừa giúp có thể tập trung đầu tư hiệu quả theo từng cụm, nhóm các viện.
Hơn nữa, chúng ta cần phải có kế hoạch đầu tư dài hạn
cho các nhóm nghiên cứu, các viện trọng điểm, có đánh giá kiểm tra theo từng
giai đoạn, đặt ra mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và nâng cao tính cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nước. Như kinh nghiệm của nhiều nước vẫn làm: nhiệm vụ giai
đoạn đầu là xây dựng cơ sở vật chất, củng cố nhóm nghiên cứu; giai đoạn hai là
thực hiện các nghiên cứu liên ngành, xuất phát từ yêu cầu của công nghiệp; giai
đoạn ba là tạo ra các công trình, sáng chế đẳng cấp quốc tế. Ngay ở giai đoạn
một và hai, các viện phải được tạo điều kiện liên kết với các doanh nghiệp.
Điều này không chỉ góp phần phát triển doanh nghiệp mà còn huy động được vốn
đầu tư từ doanh nghiệp cho nghiên cứu, giảm bớt gánh nặng đầu tư từ phía Nhà
nước.
- Trong buổi hội thảo “Định hướng ưu tiên của ngành vật
lý đến 2020”, người chủ trì có nói rằng đến năm 2020, trình độ Vật lý của Việt
Nam sẽ ngang bằng với Singapore. Về phía cá nhân, giáo sư nhận xét như thế nào
về trình độ Vật lý của nước ta trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế
giới nói chung?
- Có một số lĩnh vực Việt Nam cũng khá mạnh như vật lý lý
thuyết và vật lý tính toán. Do trước đây ít có điều kiện thực nghiệm nên nhiều
người giỏi trong ngành vật lý tập trung ở lĩnh vực này. Hơn nữa, đây cũng là
lĩnh vực có hợp tác quốc tế tốt, các thành tựu đạt được là đáng kể. Các lĩnh
vực mà anh em vật lý tập trung đông đảo nhất hiện nay là vật lý các môi trường
đông đặc và công nghệ nano. Lực lượng này bắt đầu khá lên do có điều kiện tiến
hành thực nghiệm nhiều hơn. Các trường, các viện gần đây cũng được đầu tư về
các lĩnh vực này. Hơn nữa, số cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài trong lĩnh
vực này về cũng nhiều. Lĩnh vực quang điện tử và quang lượng tử đang phát triển
tương đối nhanh và đây là hướng nghiên cứu triển vọng vì mang tính ứng dụng
cao.
Đó là các lĩnh vực khá nhất trong ngành vật lý Việt Nam hiện tại có
thể kể ra. Xét về tổng thể so với thế giới thì ngành vật lý của mình vẫn còn
yếu. Bây giờ, nhiều nước xung quanh trong khu vực Đông Nam Á xếp hạng cao hơn
mình về ngành vật lý, không chỉ Singapore
mà cả Thái Lan , Malaysia . Đặc biệt, ngành vật lý
nước ta vẫn rất yếu về số lượng phát minh, sáng chế (patent). Hiện giờ, các nhà
vật lý mới chỉ chú ý đến bài báo quốc tế chứ còn ít người để ý đến patent.
PV thực hiện/Tia
sáng
----------------
** Thưa giáo sư,
điều gì ngành vật lý Việt Nam
hiện nay cần ưu tiên nhất?
Cần phải có một chính sách để thu hút các nhà khoa học giỏi vào các trường và viện nghiên cứu. Ở các trường nói chung và ở Đại học Bách khoa nói riêng, nhiều người sau khi được đào tạo ở nước ngoài thì không về nước. Tuy nhiên, ở các đơn vị nghiên cứu và đào tạo về vật lý của Đại học Bách khoa Hà Nội, bao gồm Viện Vật lý kĩ thuật, Viện ITIMS và Viện AIST, trong ba năm qua đã “lôi kéo” được hơn hai mươi tiến sĩ trẻ từ các nguồn đào tạo khác nhau ở nước ngoài về. Đó là do các viện này đã tạo ra môi trường làm việc tốt, nhất là tạo cơ hội để họ được tiếp tục nghiên cứu thay vì chỉ chuyên giảng dạy.
Cần phải có một chính sách để thu hút các nhà khoa học giỏi vào các trường và viện nghiên cứu. Ở các trường nói chung và ở Đại học Bách khoa nói riêng, nhiều người sau khi được đào tạo ở nước ngoài thì không về nước. Tuy nhiên, ở các đơn vị nghiên cứu và đào tạo về vật lý của Đại học Bách khoa Hà Nội, bao gồm Viện Vật lý kĩ thuật, Viện ITIMS và Viện AIST, trong ba năm qua đã “lôi kéo” được hơn hai mươi tiến sĩ trẻ từ các nguồn đào tạo khác nhau ở nước ngoài về. Đó là do các viện này đã tạo ra môi trường làm việc tốt, nhất là tạo cơ hội để họ được tiếp tục nghiên cứu thay vì chỉ chuyên giảng dạy.
Nguồn nhân
lực tương lai để nghiên cứu vật lý là những sinh viên, học sinh ở tốp đầu, hay
nói cách khác là lực lượng tinh hoa trong những người học ngành này. Ngay cả
những nước phát triển như Mỹ, theo GS Silvera ở Đại học Havard, chỉ khoảng ¼ số
người học vật lý theo đuổi công việc nghiên cứu chuyên về vật lý. Chính vì vậy,
để tìm kiếm, phát hiện và nuôi dưỡng những nhà vật lý thì cần phải tập trung
đầu tư, ưu tiên vào các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư tài năng về vật lý của các
trường như Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Sư phạm…
Trong “Chiến lược Vật lý đến năm 2020”, chúng tôi cũng đã đề xuất đề án đào tạo
học sinh năng khiếu vật lý trong các trường trung học phổ thông, đào tạo đội
ngũ giáo viên vật lý trong các trường phổ thông và các trường đại học, cao đẳng.
---------------
VN đang là một nước lao động phổ thông, tụt hậu so với thế giới cả 100 năm! Do công ơn của...
Trả lờiXóa(Ô-Sin-Vina)
Tiền đầu tư vào vật lý,để mang xoá đói giảm nghèo trước đã
XóaNghiên cứu có làm mẹ được gì đáy chỉ là cái cớ để rút lõi
Làm ơn dẹp mấy hội tiêu tiền của dân đi,hội vật lý đã làm được gì hay chỉ dự án rút tiền.
Trả lờiXóaNên tập trung vào đầu tư nghiên cứu vật lý ứng dụng,trong đó đặc biệt quan tâm nghiên cứu ảnh hưởng vật lý ,môi trường vật lý với môi trường sống .Phần lý thuyết nên đặt vào chương trình liên kết ,liên danh để tiết kiệm kinh phí mua sắm trang thiết bị kỹ thuật (dễ bị lợi dụng ) trừ trường hợp đặc biệt như về quân sự chẳng hạn.
Trả lờiXóaSố lượng giáo sư tiến sỹ đông như quân nguyên mà chả có cái phát minh nào ích nước lợi nhà . Thật đáng sợ cho các ông các bà giáo sư bù nhìn và tiế sỹ giấy ;LỰC LƯỢNG GIÁ ÁO TÚI CƠM
Trả lờiXóaNói nghiêm chỉnh - phát minh đáng kể từ 1954 đến nay thuộc về các nhà khoa học nhân dân nghèo khổ. Đó là "tiếng rao điện tử", phát bằng loa chạy băng:
Xóa- Mua ti vi, tủ lạnh, máy giặt!...
- Bắp Mỹ 10 ngàn 4 trái!...
- Bánh giò, bánh chưng, bánh gai đê!...
- v.v...
thay cho tiếng rao bằng miệng mệt mỏi ngày xưa.
Phát minh này giúp ích rất nhiều cho người lao động vô sản. Còn những thứ gọi là "nghiên cứu" để chủ yếu là ăn hại, chán lắm!
Suốt ngày chỉ định hướng đến năm 2020 , thậm trí 2050 , còn hiện tại đã và đnag làm được gì cho dân , cho nước , cho KH thì ...đéo biết! Cái bọn ăn theo nói leo này !
Trả lờiXóaThật lòng mà nói,khi nghe tước danh GS/Ts thì tôi đã sinh nghi và mất đi khá nhiều niềm tin rồi, vì - Gs/Ts thì đương sự phải ở trong một học viện,một trường đại học,và nhất là ,phải là đảng viên cs,cái tính chất đảng viên này làm cho tôi mất niềm tin về người ấy ( muốn đảng viên thì họ phải qua những lớp chính trị về chủ thuyết Marx-Lenin,phải được định hướng,phải nhìn và thấy những cái gì mà đảng cho phép,và không thể những cái mà đảng cấm,như vậy khả năng hoạt động và tầm nhìn của người này đã bị hạn chế đi rất nhiều,nếu không nói là đôi khi không còn gì - Đăc biệt,những ngành về nhân văn và xã hội ! Khoa hoc tự nhiên thì nhẹ hơn,nhưng không phải là không bị tác động,nhiều ít tùy đối tượng ! ) cái tinh hoa trong trí tuệ họ đã bị bốc hơi bởi việc làm này // Biết là,nói ra thì mếch lòng từ nhiều phía,nhưng không thể không nói,cứ giữ chặt tâm sự rồi sau cùng mang vào lòng đất hay sao !?- VN,cho đến lúc này có 24300 tiến sĩ,tỷ lệ tiến sĩ / dân số cao nhất thế giới ! ( xin thưa,không thể nói hết được vì nhiều lý do,và cũng xin cúi đầu tạ tội một số rất ít,rất xứng đáng với tước danh Gs/Ts ).
Trả lờiXóaNgày xưa tôi nghĩ phải đi học mới có bằng giáo sư tiến sĩ nhưng khong phải
Trả lờiXóaVừa qua tôi thấy phóng viên báo chí đưa tin ông buôn gỗ có tiền lên thái nguyên mua bằng
G s hay t s chỉ có hai trăm triệu
Bằng rẻ lên đi vào cơ quan nào trước mặt cũng đề danh trước tên sau
Các bạn nói sai rồi,không có các tổ chức hội chuyên ngành kĩ thuật thì lấy AI triệt tiêu sáng tạo của Nhân dân ta.Hội là nơi các BỘ dùng loại ngay các chú kĩ sư bày đặt sáng tạo ra hợp chất mới,công nghệ mới để chỉ nhập khẩu thôi.Hai nhiệm kì ngồi kí nhập khẩu kiếm vài tạ kim loại có màu vàng là khỏi lo ăn cơm góp,không tiếng tăm gì.
Trả lờiXóaCổng đồn các BỘ cao vời vợi,
Một đứa trèo lên ,chín đứa kéo rơi.
Công Sơn
Chỉ mình ông đúng thôi hè, CS?!
XóaTrước đây, tôi có tham dự một buổi họp, thảo luận về mở một trường Đại Học ở phía Nhà Bè.
Trả lờiXóaHồi đầu uể oãi lắm.Cho tới phần thảo luận xin đất bao nhiêu và sử dụng đất như thế nào thì mắt mấy ông mấy bà "Bộ Đại Học & Trung Học Chuyên Nghiệp cùng Sở Giáo Dục" mới sáng lên và tranh luận hăng như chi !-Vị Giáo Sư từ Mỹ về (cùng họp với tôi) lắc đầu. Trên đường về ông ta nói "em thấy VN chưa".
không có hội làm chi để đất nước phát triển như xưa.
Trả lờiXóahài vãi
Trả lờiXóatoàn lo chuyện trên trời
có ông bô trưởng tự hào tuyên bố VN đã sản xuất được cái ốc vít cho hẳn một tập đoàn lớn nhất hàn xèng SAMSUNG
VNCS đã vươn lên tầm cao mới! Từ nay đã tự sản xuất được ốc vít! Tự hào VN!
XóaKhông tán thành với nhièu ý kiến của Gs trong bài này, nhưng quả thật GS Chiến là một nhà khoa học giỏi, nhóm NC của ông tại ITIMS rất mạnh
Trả lờiXóa