Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Vài giải pháp cho Việt Nam

                * JONATHAN LONDON
Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam cách đây hai tuần đã hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực.
Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.
Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.
Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.
Liên quan đến các vụ bạo loạn, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là mở rộng điều tra và đưa ra được một cách giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây bạo loạn, tiến hành bồi thường nhanh chóng, và bằng mọi cách cần thiết, thể hiện cho toàn thế giới thấy tại Việt Nam vẫn sẽ là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Người ta có thể hy vọng là những việc làm cụ thể theo hướng này đang được tiến hành.
Căn bản hơn, người dân Việt Nam đang đối diện với những quyết định về tương lai của đất nước.
Trên thực tế, có hai nhóm câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Thứ nhất là nhóm các câu hỏi về những chiến thuật mà Việt Nam nên sử dụng để đáp lại lối hành xử của Bắc Kinh. Thứ hai là nhóm các câu hỏi về tầm nhìn chiến lược xa hơn của Việt Nam, các mối quan hệ và các điều kiện mà nước này cần để có thể sống trong hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trong những năm tới và thập kỷ tới.
Việc Hà Nội phản ứng với Bắc Kinh một cách thận trọng và thăm dò là điều có thể thấy trước, khi mà sức mạnh của hai bên không cân xứng và thực tế là Việt Nam hiện tại không có đồng minh. Có quá ít lựa chọn, lãnh đạo Việt Nam cho thấy – ngày càng rõ ràng hơn – rằng họ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc, và họ sẽ phản ứng chỉ bằng các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Mặc dù mọi nước đều có quyền tự vệ, nhưng Việt Nam đã đúng khi nhấn mạnh yêu cầu phải tránh đối đầu quân sự. Quân sự hóa xung đột sẽ chỉ gây ra thất bại.
Hà Nội đã kiềm chế mọi đột phá về ngoại giao và theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội nên tiến hành ba bước sau đây:
1. Trước tiên, Hà Nội nên đề nghị Tòa án Quốc tế về UNCLOS ra một phán quyết rằng mọi cấu trúc tự nhiên trên biển Hoa Nam đều là đá và như vậy thì chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải. Trong trường hợp đó, phần biển còn lại trong khu vực (trừ các vùng đặc quyền kinh tế – EEZ – của các nước) sẽ đều có quy chế của biển quốc tế. Yêu sách của Bắc Kinh, cho rằng quần đảo Paracel [tức là Hoàng Sa trong tiếng Việt] (mà họ chiếm đóng trái phép) xứng đáng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chắc chắn sẽ bị tuyên vô hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, các đảo thuộc quần đảo Paracel mà hiện tại đang bị Bắc Kinh kiểm soát sẽ đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý, và việc triển khai giàn khoan dầu tuần trước và tuần này sẽ là bất hợp pháp.
2. Thứ hai, Việt Nam nên tham gia vụ kiện của Philippines, kiện đường 9 đoạn, dựa trên căn cứ rằng không thể có vùng nước lịch sử nào cả, trừ phi đó là một cái vịnh; mọi yêu sách về chủ quyền trên biển đều phải đặt cơ sở trên đất.
3. Thứ ba, Hà Nội nên xem xét hủy bỏ tất cả các yêu sách đối với những cấu trúc đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia, và ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia ASEAN khác cũng có yêu sách chủ quyền, để công nhận chủ quyền đối với những cấu trúc đá mà hiện tại các nước đó đang nắm giữ. Căng thẳng trên biển Hoa Nam chưa hề có dấu hiệu giảm bớt. Hà Nội và Manila có thể hiện ra rằng họ muốn hữu nghị với Trung Quốc đặt trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, tuân thủ các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Hà Nội và Manila nên đi trước để làm gương, và nên ngay lập tức giải quyết tranh chấp giữa chính họ với nhau, đồng thời tìm cách kết nối với Malaysia, Indonesia và các đối tác khác.
Quay trở lại với chuyện tương lai của Việt Nam. Việc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông của Việt Nam đã gây ra một loạt diễn biến, buộc Hà Nội và thật ra là toàn thể người dân Việt Nam phải đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của nước mình. Rất nhiều người ở Việt Nam tin rằng cách bảo vệ đất nước tốt nhất là thoát Trung, bằng cách tiến hành những cải cách thể chế “thay đổi cục diện” – vốn dĩ cần thiết để giành được sự ủng hộ của khu vực và quốc tế. Những cải cách đó bao gồm cả cam kết thực thi nhà nước pháp quyền, thực thi các sửa đổi hiến pháp căn bản, và làm cho Việt Nam phù hợp một cách nhanh chóng và thực chất với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết.
Mặc dù các bước đi táo bạo đó có thể bị nhiều người cho là bất khả thi về chính trị, hay nói đơn giản là không thể thực hiện được, nhưng các bạn hãy dành một phút để nhớ lại rằng, Việt Nam hiện đang đối đầu Trung Hoa một cách cô độc. Tuy Việt Nam vẫn phải theo đuổi quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng họ chỉ có thể sống trong an toàn, an ninh, được thế giới tôn trọng và ủng hộ, mà điều đó chỉ có thể có được nếu các lãnh đạo và nhân dân của họ xây dựng một tương lai trong đó Việt Nam được độc lập, tự do, và có một trật tự xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn. Cũng giống như với Myanmar, thế giới có thể ủng hộ Việt Nam ngay lập tức.
Điều mà Trung Quốc, Việt Nam, và toàn thể khu vực cần là năng lực lãnh đạo tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của Đông Á phải phối hợp thúc đẩy hòa bình và trật tự trong khu vực trên cơ sở hợp tác thay vì hăm dọa.
Giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa đã liên tục nói về sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Nhưng chỉ có chính họ phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc nhanh chóng bị các nước láng giềng trong khu vực căm ghét và làm cho Mỹ cũng như các siêu cường khác trên thế giới lo ngại. Nếu muốn có hòa bình và trật tự ở châu Á Thái Bình Dương, Bắc Kinh phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế, phải từ bỏ đường 9 đoạn vô căn cứ pháp lý, và phải bắt đầu công việc đàm phán, thương lượng một cách chính trực hơn. Khi đó và chỉ khi đó, Trung Quốc mới giành được sự tin tưởng và tôn trọng của khu vực và thế giới.

j.l  và Vũ Quang Việt

25 nhận xét:

  1. Cái việt Nam cần là công luận lên tiếng, vậy là thành công. Việt nam không lien minh với ai, vì các nước lớn luôn bán đứng Việt Nam khi cần mặc cả, do vậy chủ trương không liên minh quân sự là đúng. Trung quốc cũng chẳng dại gì mà đi tạo ra sự bất ổn ngay ben cạnh láng giềng, do vậy khả năng leo thang quân sự với việt Nam giờ rất khó, có chăng là xung đột quy mô nhỏ trên biển để răn đe lẫn nhau, cái trung quốc muốn thăm dò là Việt Nam sẽ ngả theo ai nếu xung đột leo thang nhu hiện tại, việt Nam đã cho trung quốc thấy rằng mình là đối thủ không dễ chơi, một miếng xương khó nuốt. Điều kiện hiện tại cho thấy rằng tất cả những sức mạnh Hà nội đang có đều là thực lực chứ không phải dựa hơi ai như Nhật hay Philipine, do vậy chớ có đụng vào Việt Nam, những yếu tố tiềm nĂng về quân sự sẽ đánh gục trung quốc nếu hiện thực hoá đường lưỡi bò. Nhũng cái trung quốc đang làm ban đùa là muốn thăm dò nhưng càng ngày leo thang là vì sĩ diện quốc gia hơn là phục vụ những mục đích có tính toán, trung quốc nên dừng lại trước khi tự chuốc họa vào thân, người trung quốc nhát gan và to mồm, thực tế đang khẳng định điều đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn này nhìn còn trẻ mà có những nhận xét mang tính chiều sâu rất đáng khen, luôn phát huy nha.

      Xóa
    2. Phải. Bạn này thi robocon là đoạt giải nhất đó nhe...

      Xóa
    3. Đáp án đã được 'phò quân Thanh' trả lời hôm qua: chuyển Biển Đông như chuyện gia đình giữa Vịt và Tàu, vì vậy TQ nên an tâm chiếm tiếp

      Xóa
    4. Đáp án đã được 'phò quân Thanh' trả lời hôm qua: chuyển Biển Đông như chuyện gia đình giữa Vịt và Tàu, vì vậy TQ nên an tâm chiếm tiếp

      Xóa
    5. Trời, tưởng ai, thằng bán dép ngoài chợ Tân định, bán dép không lo bán lên đây chi cha nội.

      Xóa
  2. Cảm ơn tấm lòng của J . London với Việt Nam bấy lâu nay , Qua các bài viết của ông , có thể dánh giá , ông quan tâm đến biển đảo VN hơn cả nhiều lãnh đạo VN hiện tại . Những người đó cũng đang toan tính , nhưng điều cay đắng là họ toan tính để mong được yên ổn cho bản thân , và những gì họ đang có . Tổ Quốc – Nhân dân với họ không có nhiều ý nghĩa .

    Một vài người đang hô hoán lên “ phải Kiện TQ “ tuy nhiên những hành động đang chứng tỏ , điều này khó diễn ra , vì nếu kiện thì còn đâu 4 tốt . Họ thà giữ 4 tốt chứ chắc không kiện để hắt đổ đi . Họ đang chờ tình hình dịu đi để được yên .

    Ở Điểm 1 của bạn nêu , tôi thấy có điều cần bàn :
    - Cẩn thận , nếu không chính London cũng mắc mưu TQ đó . Nếu VN kiện Hoàng Sa chỉ được hưởng 12 hải lý thì mặc nhiên VN đã công nhận HS là của TQ mất rồi . HS đương nhiên là của VN , vì vậy kiện 200 Hải lý làm gì cho mệt , điều cần kiện là HS phải là của VN . HS không phải của TQ , vậy họ không thể được hưởng bất kể quy chế nào ở đây . vì vậy vùng 200 hải lý đương nhiên vô nghĩa .

    - vả lại còn Trường Sa thì sao , VN cũng đang tính TS là đảo có người ở và muốn được hưởng 200 hải lý ( Đang có dân ở đó ) . Nếu giả thiết tòa bỏ chấp nhận 200 Hải lý của HS , thì đương nhiên phải bỏ cả 200 Hải lý của TS , như vậy VN sẽ tự đưa mình vào ngõ cụt . Cú “ Hớ “ này nếu VN mắc phải sẽ rất đau đớn .

    - Theo ý kiến của nhiều chuyên gia : VN nên đi theo hướng kiện bác bỏ toàn bộ đường lưỡi bò , song song với việc VN khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa – TS . Dù hiện TQ chiếm đóng nhưng HS vẫn phải của VN đã . Kiện thì vẫn phải kiện ,nhưng xin nói thật . Chưa ai kiện mà đòi được đảo bị chiếm bao giờ – Việt Nam Chỉ có chiến đấu mới giành lại được nó mà thôi .

    Ở điểm 3 : Vấn đề Trường sa phức tạp hơn HS vì có thêm nhiều nước , VN tuy có nhiều đảo nhất , nhưng hiện đang ở thế yếu , nếu đàm phán song phương với từng nước Asean để phân định là hướng đúng , nhưng ở thời điểm này là chưa phù hợp , VN sẽ bị ép từ nhiều phia , và sinh rối loạn . Hãy để vấn đề đó lại , tạm chấp nhận hiện trạng , sẽ bàn đến sau .

    Chân thành cảm ơn J , London về nhiều bài viết . Chúc ông mạnh khỏe – Người bạn của VN .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  3. Thật là khó cho ban LĐ VN khi màTQ vẫn đang cầm cương? nếu làm được những việc như trong bài viết của ngài JONATHAN thì VN cân có một cuôc ''đảo chính'' theo đúng nghĩa của nó trong tương lai gần?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bạn London.
    Bạn chọc đúng tủy sống của thể chế.
    Đúng phong cách chuyên gia, bạn viết rất kiềm chế, mặc dù bạn hiểu hết, nhìn rõ tâm can tâm địa các đỉnh cao trí tuệ.....
    Benjamin Franklin: “Những người sẽ từ bỏ sự tự do cần thiết để mua một ít an toàn tạm thời, không xứng đáng được tự do và cũng không an toàn".

    Trả lờiXóa
  5. J.L có cái nhìn khách quan và lời khuyên rất trí tuệ, đáng để lãnh đạo và người VN suy nghĩ. Thường người bên ngoài có cái nhìn chuẩn hơn người trong cuộc, nhất là với những ai có tâm, có trình độ như J. L. Đơn giản vì họ không bị định kiến, ép buộc hay có lối suy nghĩ sáo mòn. VN đã, đang có chủ trương " nhất quán " nhưng vẫn lộ rõ sự lúng túng, nước đôi chưa dứt khoát.

    Trả lờiXóa
  6. Bạn Jô na than luân đôn nghe chừng vẫn non...
    Mục tiêu của chế độ vn là giữ chặt ghế....không phải vì dân vì nước vì dân tộc hay vì bất cứ cái gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng. "Giải pháp" muôn đời là bắt vít 4 cái chân ghế cho chặt, buộc chặt người vào ghế, ngồi ỳ ra!

      Xóa
  7. Tại thời điểm này là cơ hội tốt để Việt Nam nhanh chóng thoát ra khỏi sự kìm kẹp của Trung Quốc.
    Quan hệ với Trung Quốc được cái lợi là hàng rổm thoải mái dùng, từ nông thôn đến Thành thị tràn ngập hàng giả, hàng ế thừa kém chất lượng,,, ai cũng có thể mua được. Đơn cử 1 chiếc áo sơ mi dài tay do may Việt tiến sản xuất có giá 800 000 đồng (tám trăm nghìn), trong khi đó 1 chiếc ao Trung Quốc cũng tương tự có giá bán 50 000 đồng (năm chục nghìn VNĐ) thời gian sử dung (độ bền và mẫu mã) tương đương nhau...Hàng điện tử ti vi máy tính,,, ô tô xe máy có giá bán thấp hơn so với hàng Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản từ 50 - 70 %. Rất phù hợp với thị hiếu và túi tiền của người dân Việt Nam. Do đó Hàng Trung Quốc đa bóp chết ngàng Nông nghiệp & Công nghiệp của Việt Nam,
    Nói cho cùng tất cả do những người Lãnh đạo Việt Nam vừa ngu lại quá tham lam ăn bẩn nên mới mở cửa cho người và hàng của Trung Quốc vào Việt Nam ồ ạt có thể gọi là tràn ngập lãnh thổ, từ đôi dép cho đến chiếc mũ, quần áo chiếc kim khâu tay, bát đữa ăn cơm, đến hàng cao cấp như máy tính tủ lạnh, điều hòa nhiệt đôk ô tô xe máy cho đến các mặt hàng Nông sản thực phẩm, bánh kẹo rau quả...tất tần tật đều mang nhãn mác MadeinChina.. Cứ như thế này thì Việt Nam không bao lâu nữa sẽ là một tỉnh của Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ còn thiếu một cuộc phát động phong trào học tiếng TQ nữa thôi .

      Xóa
    2. Tớ không đồng ý với cồng của bạn.
      lãnh đạo đỉnh cao chỉ tham, không hề ngu một tẹo nào.
      Không có anh tàu? Sập từ lâu rùi.....

      Xóa
    3. Không có "anh" Tàu thì có anh khác , còn sập thì ai đó sập chứ Dân VN thì kg sập đâu ông à !

      Xóa
  8. Là người Việt Nam tôi thật sự buồn quá. Sao mà chính quyền của ta không mạnh như chính quyền Indonexia, Brynây, Philippin.., sao đất nước ta mãi không sánh vai được với các cường quốc năm châu để dân ta ngẩng đầu lên được. Chính quyền ta mạnh, dân ta giầu thì đến cụ thằng tầu cũng chả dám làm gì, nó không chọc được ai thì nó chọc ta vì nó khinh ta, vì ta lệ thộc vào nó thì nó muốn làm gì mà chả được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì HỌ chỉ được QUYỀN bưng tráp đi hầu ông chủ chứ không được QUYỀN sánh vai đó là chính QUYỀN " Của ta " ! Và quan trọng nhất là chính quyền các nước họ không có chung " Ý thức hệ " với thằng bành trướng .

      Xóa
  9. Miềng cũng đang cắc cớ cái vụ mà anh J. London này đề cập: "Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định". Có lẽ đây là "vừng ơi" cho đường lối chính trị của VN, tuy rằng cái vụ HD981 này mang đến cơ hội "may mắn" để thoát Hoa của dân tộc VN mình!
    Không có "vừng" mở cửa thì điều 1,2,3 của anh J.L cũng thành ...chuyện hão.

    Trả lờiXóa
  10. Sao lúc này vẫn chưa thấy những ông bạn cùng chung chủ nghĩa mác lenin, lên tiếng ủng hộ việt nam về vụ giàn khoan 981 này nhỉ? Người anh em cu ba ( người cùng canh giữ hoà bình thế giới với việt nam - như lời của .....) đâu rồi?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cuba hình như đang chuẩn bị cho sự "quay đầu là bờ"... Thức hoài canh hòa bình mệt quá, nay ngủ quên rồi... mặc cho VN kêu cứu...

      Xóa
    2. Mấy đứa nhỏ nghèo hèn...hàng xóm...nó đâu dám lên tiếng khi...du côn nhà giàu....choảng nhau....với mấy đứa trẻ mồ côi....nghèo nàn....chỉ chờ ai thắng thì vỗ tay hoan hô để nhận..tí quà...Còn cái ông hùng biện....nổ... khi du hí Cu- Ba...thì...ổng đang...vui thú điền viên.....rùi.....!!!...Ôi dào dù sao cũng cám ơn cái dàn khoang....nó làm lòi ra...tùm lum....từa lưa..tà la...

      Xóa
  11. Vẫn chưa nghe thấy TBT Nguyễn phú Trọng nói gì về hiện tình đất nước,tại sao vậy ông ???

    Trả lờiXóa
  12. Các nhà lãnh đạo VN vẫn có ý bao che , ca ngợi Bắc Triều Tiên và sợ Trung Quốc mếch lòng...Tóm lại là vẫn lân cẫn vì ý thức hệ và quyền lợi, bổng lộc do chiếc ghế cao các bác ấy đang ngồi.Cứ mất lòng dân là sẽ mất tất cả..Không thể bàn cãi dài dòng.

    Trả lờiXóa
  13. Kg phải một mình ông J . London có giải pháp này đâu , hàng triệu người Việt nam cũng có giải pháp này rồi , có lãnh đạo nào xem xét đâu ? Vẫn còn người ngồi tù vì chuyện này đấy thôi ! Không ăn thua gì đâu , Dân Việt nam còn khổ !

    Trả lờiXóa