Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

ĐỊNH HƯỚNG TRUNG QUỐC?

    * TS Alan Phan
Đồng Đăng đây, nọ Bình Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…(Thơ Tố Hữu)
Trong cuộc phỏng vấn ngày 19/6/2013 với RFI, và trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Mỹ trước đó, G/S Carl Thayer đã phân tích và kết luận là Việt Nam đã chọn Trung Quốc làm đối tác chiến lược căn bản, nhất là trong các vấn đề chính trị và kinh tế; do đó, vai trò của Âu Mỹ sẽ mờ nhạt tại Việt Nam trong tương lai. Các diễn biến gần đây cho thấy GS Thayer khá chính xác trong việc chuần mạch.
Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh tuyên bố là quan hệ Việt-Trung đã đi vào một bước ngoặt mới rất tích cực sau chuyến viếng thăm của Chủ Tịch nước Việt qua Trung Quốc. Dù là viên tướng Bắc Việt đầu tiên thăm Ngũ Giác Đài, Tổng Tham Mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ đã minh định rõ quan điểm của mình trước đó,” Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi, sông liền sông. Mối tình hữu nghị Việt-Trung, tài sản vô giá do chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ tịch Mao Trạch Đông sáng lập và dày công vun đắp đã ngày càng phát triển mạnh mẽ và được nâng lên thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.”
Nhiều bạn BCA hỏi thăm về hệ quả của bước ngoặt này trong nền kinh tế tài chánh sắp đến. Nếu Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không xẩy ra, liệu kinh tế Việt Nam có phục hồi vào 2015 như dự đoán? Những ngành nghề và phân khúc thị trường nào sẽ phát triển, và ngược lại? Thành phần nào sẽ hưởng lợi, và ngược lại? Liệu môi trường vĩ mô có giúp cho các doanh nghiệp tư nhân hay ngược lại? Chúng ta nên đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu?
Con đường mới
Trước hết, xin thưa rõ là tôi sẽ không bình luận gì về ảnh hưởng của sự lựa chọn này trên địa chính trị hay các uẩn khúc phía sau. Đây là vùng cấm kỵ và tôi cũng không có thông tin ngoài luồng nào. Nếu thuần túy nhìn về khía cạnh kinh tế thì tôi cho rằng đây là một quyết định tích cực. Tôi luôn than phiền về “con thuyền không bến” của một nền kinh tế “dở dở ương ương”, nửa thị trường nửa xã hội nửa tả pín lù. Ít nhất, các nhà lãnh đạo xứ này đã không còn dặm chân tại chỗ và quyết định lái chiếc xe ra khỏi bùn lầy và đi về hướng …Trung Quốc. Đi đâu thì đi, nhưng chúng ta sẽ được …chuyển dịch.
Đây là một con đường mới, vì Trung Quốc không theo nền kinh tế thị trường của toàn cầu hay có định hướng XHCN như Việt Nam ta. Nền kinh tế chính trị Trung Quốc được mô tả như là một mô hình…có tính chất Trung Quốc…nói nôm na là…chủ nghĩa Đại Hán đại đồng (không khác gì lắm với chiêu bài Đại Đông Á của phát xít Nhật vào thế chiến thứ 2). Thực ra, kinh tế Trung Quốc rất tư bản (kiểu hoang dã và bè nhóm), không có định hướng xã hội dù vẫn trưng cờ CS và cũng không là kinh tế do thị trường quyết định mà là do sự vận hành tùy tiện của quan chức Trung Ương và địa phương.
Ảnh hưởng của Trung Quốc
Vì chúng ta đi theo con đường Trung Quốc thì viễn cảnh của mọi ngành và mọi người sẽ không khác xa với Trung Quốc bao nhiêu. Bức tranh tổng thể của một Việt Nam đi sau Trung Quốc 15 năm sẽ được sao chép giống một tỉnh trung bình của Trung Quốc vào 2000, với nhiều tiến bộ hơn về IT và mậu dịch, nhưng cũng nhiều tổn hại hơn về môi trường và an toàn thực phẩm.
Cái lợi lớn nhất khi hai kinh tế Việt-Trung hội nhập là sự ổn định của chánh sách. Dường như mọi doanh nhân đều hiểu các quy trình hành chánh và liên hệ chánh trị cần có cho những phi vụ, từ doanh nghiệp nhà nước đến công ty tư nhân. Như cái bánh khi hoàn tất (hay chưa hoàn tất), các phần chia chác cho khách ẩm thực đã được quyết định từ trước.
Không gì bất ngờ.
Cái hại lớn nhất là hàng hóa và đầu tư Trung Quốc sẽ tràn ngập, tỷ lệ mậu dịch và gia công sản xuất sẽ lớn hơn con số 80% hiện nay. Doanh nhân Việt nam sẽ giữ vai trò lép vế và phần bánh lớn nhất sẽ thuộc về doanh nhân Trung Quốc. Quan trọng hơn, Trung Quốc có thể xuất khẩu “ô nhiễm môi trường” qua Việt Nam, trước hết bằng những công nghệ lạc hậu và sử dụng nhiều năng lượng.
Tệ hại hơn nữa là sự “rút ruột” những tài nguyên như lâm sản, khoáng sản và nông hải phẩm. Trong khi đó, các thương hiệu của thực phẩm Việt Nam có thể bị hoen ố như Trung Quốc trong các thị trường xuất khẩu Âu Mỹ.
             Phân khúc và thành phần hưởng lợi
Giống như Trung Quốc, những ngành nghề thăng hoa trong nền kinh tế này sẽ gồm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án khủng có chánh phủ bảo kê, các ngân hàng và định chế tài chánh, các công ty BDS, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, lâm sản, các hãng cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhà sản xuất công nghiệp có ưu tiên về độc quyền hay liên hệ…
Với sự tiếp tay của các tập đoàn lớn Trung Quốc, nhiều doanh nhân Việt trong các ngành nghề nói trên sẽ kiếm tiền nhiều hơn (Forbes sẽ đăng cai thêm vài ông bà tỷ phú đô la). Nhập siêu vẫn cao vì phần lớn kỹ nghệ Việt có bản chất là gia công, tuy nhiên thị trường lớn của Trung Quốc cũng sẽ hấp thụ thêm rất nhiều hàng Việt.
            Ngành du lịch cũng sẽ hưởng lợi vì doanh nhân Trung Quốc sẽ tự tay khai thác thị trường này qua các tours dành cho du khách Trung Quốc. Bù lại, du khách Âu Mỹ sẽ rút lui vì họ thường “kỵ đụng độ” với du khách Tàu. Tóm lại, số lượng khách sẽ đông hơn nhiều nhưng chất lượng khách sẽ giảm mạnh.
Những ngành nghề bị thử thách
Trong một nền kinh tế mà DNNN và các nhóm lợi ích chi phối, những doanh nghiệp nhỏ lẻ tư nhân (SME) sẽ không cạnh tranh nổi để thu hút các nguồn lực như tài chánh, thị trường, nhân sự, giấy phép…và sẽ nắm một vai vế thứ yếu. Ngoài những doanh nghiệp làm việc trực tiếp cho chánh phủ và Trung Quốc, các ngành nghề sản xuất cũng như dịch vụ sẽ không phát triển nổi. Số người khởi nghiệp kinh doanh sẽ ít dần và môi trường nuôi dưỡng sáng tạo trên thương trường sẽ bị bào mòn.
Nền kinh tế Việt sẽ tiếp tục xếp hạng cuối tại ASEAN về thu nhập cá nhân, về khả năng cạnh tranh, về thị phần quốc tế, về hiệu quả đầu tư…so với các nước láng giềng. Vời Trung Quốc, chúng ta sẽ giữ khoảng cách 15 năm sau họ.
Nông nghiệp có thể phát triển mạnh hơn nhờ đầu tư Trung Quốc; tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận cho nông dân có thể giảm khi các thương lái Trung Quốc kiểm soát thị trường. Vả lại, nông nghiệp không phải là điểm mạnh của nền kinh tế Trung Quốc.
Môi trường sống
Mối quan tâm mà các chuyên gia kinh tế phải cảnh báo là vấn đế an toàn thực phẩm và nạn ô nhiễm toàn diện trên không khí và các nguồn nước. Đây là vấn nạn lớn nhất của Trung Quốc vì chánh phủ Tàu không cách nào giải quyết được. Việc tạm ngưng các giấy phép kinh doanh cho những doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm nặng sẽ đẩy họ đi tìm những quốc gia “dung thứ” cho những lạm dụng này. Việt Nam, Kampuchia và Lào là 3 nơi gần nhất.
Trong khi đó, có thể nói “thế lực thù địch” lớn nhất của chế độ và xã hội Trung Quốc không phải là Mỹ hay các nhà đối lập. Đó là sự an toàn thực phẩm. Các cha mẹ có con trẻ phải bay qua các nước Nhật, Hàn, Thái Lan hay Hong Kong, Macau…để khuân sữa bột về. Các tầng lớp có tiền than phiền hàng ngày trên những blogs cá nhân là họ không còn thưởng thức hương vị của bất cứ món ăn gì…vì sợ. Sự bất an do hóa chất, nguyên liệu đểu, cách pha nấu, vi phạm luật nhờ “lại quả”…gây ra trên thực phẩm là một sự bất an chia đều trên mọi thành phần dân chúng (già trẻ lớn bé, nam nữ giàu nghèo). Cái stress hiện diện 3, 4 lần mỗi ngảy sẽ hủy hoại tinh thần những con người mạnh mẽ nhất.
Trên hết là sự hiện diện liên tục của nền văn hóa tham lam, vô cảm và giả dối trên mọi hành vi xử thế; cũng như tư duy lợi ích cá nhân luôn đặt lên trên luật pháp và xã hội. Một xã hội như vậy sẽ kéo dài đến bao lâu? 92 năm đă qua tử ngày Mao sáng lập đảng CS Trung Quốc. Liệu các lãnh đạo hiện tại có thể kéo dài tuổi thọ thêm 92 năm nữa? Nếu được, đó sẽ là một phép lạ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại…
Alan Phan
T/S Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com.
----------------------

18 nhận xét:

  1. Ông Ala Phang.
    Gừng càng già càng cay......
    cảm ơn ông Phang.

    Trả lờiXóa
  2. Bầy đỉnh cao khác gì con đím rẻ tiền, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng...

    Trả lờiXóa
  3. Hãy nghe một bài hát... đần độn của Đậu Nhuận!

    "Việt Nam - Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông
    Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sớm như rạng đông
    Bên sông tắm cùng một dòng,
    Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây
    Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng
    A...há...
    Chung một ý, chung một lòng đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi
    A...há...
    Nhân dân ta ca muôn năm
    Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông!"

    "A--
    wǒmen gāo hū wànsuì
    Húzhìmíng! Máozédōng!"

    Trả lờiXóa
  4. Nản quá, cái mối tình Việt-Trung do bác Hồ và Bác Mao dày công vun đắp, xem ra chỉ mang lại những hoa trái mà không ai muốn nếm cả, nói gì đến ăn và sống nhờ nó. Chiếc xe đã di chuyển khỏi vũng bùn ( dù sao cũng hơn là không di chuyển ) nhưng để đi về hướng thành đối tác chiến lược với TQ thì hậu quả của nó Alan đã thấy trước. Vn cũng thấy nhưng lại thiếu một tay lái giỏi để bẻ lái đi hướng khác. Số phận, định mệnh hay nghiệp báo đây. Không lẽ bó tay chịu trận ?

    Trả lờiXóa
  5. "Ít nhất, các nhà lãnh đạo xứ này đã không còn dặm chân tại chỗ và quyết định lái chiếc xe ra khỏi bùn lầy và đi về hướng …Trung Quốc". Nghĩa là, dù có là lệ thuộc TQ hoàn toàn đi nữa, thì các vị còn ngồi được trên xe để mà ..."LÁI"(không nói theo cách của mấy chú Ba tàu Chợ Lớn đâu nhé). Nếu không thì có ngày ...lật xe, thì các vị biết "LÁI" vào đâu? Chả trách gì mà tàu TQ hàng ngày đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, đánh đập đồng bào ta, cướp ngư cụ và hải sản của dân ta, thì các vị nói là .......TÀU LẠ. Nó cắt cáp tàu Bình Minh của ta thì các vị nói là ....làm đứt cáp. " Tài thật, tài thật, tài đến thế là cùng. Tiên sư anh Tào Tháo"(trích Đôi mắt của Nam Cao).

    Trả lờiXóa
  6. ...đó sẽ là một phép lạ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại...? Nhưng một phép lạ vĩ đại k kém là VN vẫn chưa muốn THOÁT TRUNG để hướng tới một VN-DÂN CHỦ-TỰ DO- VĂN MINH-GIÀU MẠNH...Sau hang ngàn năm BẮC THUỘC và hàng ngàn năm chống BẮC THUỘC và những gì gần đây nhất của anh ban 4+16... đã và đang sỉ nhục người dân VN và nhất là lãnh đạo ĐCSVN???
    Cảm ơn TS ALANPHAN đã cho độc giả một bài viết sáng mắt sáng lòng Chúc TS có nhiều bài viêt 'để đời' về VN-TQ-QT...
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn TS Alan Phan.
    Trung Quốc có câu: "nhận giặc làm cha", theo kẻ ác sẽ có ngày mình trở thành nạn nhân của nó. Nước Việt của chúng tôi sao khổ mãi vậy hả Ông Trời?

    Trả lờiXóa
  8. Đọc Nam quốc sơn hà của Lý Thường kiệt, Bình ngô đại cáo của Nguyển Trãi, Di chúc của Vua Trần Nhân Tông… Mới hiểu rằng từ thời mông muộn xa xưa mà các anh hùng hào kiệt của dân tộc ta đã khảng khái anh minh biết bao. Những nhân vật lịch sử đó có tầm nhìn xuyên mọi thời đại, đã thấy hết tâm địa của quân cướp nước phương bắc còn giử nguyên giá trị đến hôm nay.
    Vậy mà ngày nay dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của đảng. Luôn tự cho mình là sự lãnh đạo thiên tài, là đĩnh cao trí tuệ, là quang vinh muôn năm. Ai nấy được ăn học đầy đủ mọi bằng cấp trong thời hiện đại, lại có hàng chục cơ quan nghiên cứu giúp việc. Lại để cho Trung quốc dể qua mặt bắt nạt lừa gạt. Đơn cử như công hàm 1958 của cố tt PVĐ. Như hội nghị Thành độ, như 4 tốt 16 chữ vàng, như thơ Tố Hữu (lãnh đạo cao cấp của đảng) “Bên ni biên giới là mình-Bên kia biên giới cũng tình quê hương…”(?!) còn bao nhiêu những thỏa thuận ký kết chưa công bố nửa?. Vụ giàn khoan Trung quốc ngang nhiên xâm chiếm vùng biển nước ta hiện nay là hệ quả tất yếu của nhiều cái sảy đã nảy cái ung.
    Vậy thì còn truyền thống đánh giặc giử nước của ông cha ta, còn hiền tài nguyên khí quốc gia đâu rồi hãy bùng lên quyết đánh đuổi quân Trung quốc xâm lược?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn "Hịch Tướng Sĩ" của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nữa ông ơi

      Xóa
  9. Để "hiểu" rõ hơn câu "kinh tế thị trường định hướng XHCN", ta hãy xem câu "quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng định hướng Trung Cộng"...

    Trả lờiXóa
  10. cho du Tq co chiem bien dao thi che do csvn van phai theo Tq, khong the khac duoc, boi di voi My thi cs lo mat che do

    Trả lờiXóa
  11. "Trên hết là sự hiện diện liên tục của nền văn hóa tham lam, vô cảm và giả dối trên mọi hành vi xử thế; cũng như tư duy lợi ích cá nhân luôn đặt lên trên luật pháp và xã hội. Một xã hội như vậy sẽ kéo dài đến bao lâu?"
    Bản chất chế độ là đây! Cảm ơn Bác ALan.

    Trả lờiXóa
  12. Anh HOẠN LỢN đã nọi : TQ đánh ta nhưng nó là CS !!!

    Trả lờiXóa
  13. Anh Hoạn lợn đâu mà Anh Hoạn lợn ? Anh " răng chắc " hay Anh " cu bền " chứ !!!

    Trả lờiXóa
  14. Tại sao ta không biến chuyển ôn hoà như Myanma , vùa giữ đươc chế độ vừa đáp ứng được nguyện vọng của triệu triệu người dân hả Ông Tổng ? Hay Ông Tổng có mỗi một cái bằng CHỦ NGHĨA MÁC LÊ NIN nên nếu có biến đổi gì thì không biết cào cơm bằng gì và lại con cháu đằng sau dài.dài ...nữa chứ .

    Trả lờiXóa
  15. Tố Hữu hay Tố Hẻo quí vị,sao tôi thấy có người gọi là Tố Hẻo,làm ơn nói cho cái !

    Trả lờiXóa
  16. Thích nhất là câu A..HA... của NS người Việt gốc Tàu Đậu Nhuận!A...HA... đang mơ giữa ban ngày VN-TH đồi liền đôi... dùng chung một con lạch...cùng nhau đưa nhân loại tới THIÊN ĐƯỜNG XHCN?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  17. EM của anh HOẠN LỢN thì nói đại ý: TQ đánh ta cũng như kiểu "thương con cho roi cho vọt ấy mà". Còn ông Lú thì mấy lần gọi điện "năn nỉ" được đi " bái kiến" nhưng bị ....từ chối không thèm tiếp.

    Trả lờiXóa