Chỉ có người lao động chân chính mới không nhận thức
lệch lạc, không làm méo mó, biến tướng lễ hội..
Cả nước hiện có gần 9.000 lễ hội diễn ra quanh năm,
nhưng nhiều nhất và tấp nập nhất là vào mùa Xuân. Tính cộng đồng, truyền thống
dân tộc yêu nước thương nòi, yêu lao động, là cái gốc của lễ hội.
Tuy nhiên, sự
gia tăng số lượng và qui mô đã làm nảy sinh những biểu hiện bất thường, làm
biến tướng, làm mất đi cái gốc văn hóa của lễ hội. Chấn chỉnh thực trạng này
không chỉ là trách nhiệm của riêng những người làm văn hóa.
Những năm gần đây, mặc dù ngành văn hóa và các địa
phương quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý lễ hội, nhưng nhìn chung lễ hội vẫn
diễn ra tràn lan, gây lãng phí thời gian, sức người, tiền bạc và tài sản công.
Từ lễ hội lớn đến lễ hội nhỏ ngày càng mang tính thương mại hóa, làm méo mó ý
nghĩa thực sự của lễ hội. Không gian lễ hội thì chật chội, bất cứ chỗ nào cũng
có thể diễn ra ùn tắc, chen lấn, thậm chí là dẫm đạp lên nhau. Về môi trường
thì rác xả bừa bãi, các công trình vệ sinh xuống cấp. Ở nhiều nơi, người ăn xin
bủa vây, tình trạng chèo kéo, ép giá khách đi hội không giảm.
Đối với người dân, đa số tham gia lễ hội mà không hiểu
đúng về lễ hội, nên dễ trở thành cuồng tín, sa vào những suy nghĩ sai lệch, là
mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn cờ bạc, bói toán, mê tín dị đoan... Họ sẵn sàng mặc
cả với thần thánh, báng bổ truyền thống. Lễ hội đối với họ là dịp gặp nhau để
khoe mẽ, chén thù chén tạc,... biểu hiện của lối sống thực dụng, thiếu văn hóa,
của thói quen hối lộ, chạy chọt, bán mua quyền chức.
Chưa hết, gần đây, căn bệnh “kỉ lục” lây lan ra nhiều
lễ hội với những biểu hiện rất phản cảm. Thế nhưng, trước thực trạng ấy mà
nhiều địa phương vẫn muốn nâng cấp lễ hội, còn ngành văn hóa chưa nghiên cứu
căn bản nên không có qui hoạch tổng thể để định hướng. Trách nhiệm tổ chức và
quản lý lễ hội phân cấp về địa phương mà đa số coi tổ chức lễ hội là nguồn thu
tài chính chứ không mấy quan tâm đến cái gốc văn hóa cũng như những vấn đề xã
hội nảy sinh từ đây. Vì vậy, nhiều địa phương giao xuống huyện, xã, có xã còn
giao xuống tận thôn, làng, thậm chí “khoán trắng” cho một nhóm người nào đó.
Ngành văn hóa với chức năng thanh tra thì lúc nào cũng
nói không đủ chế tài nên xử lý chưa nghiêm. Nếu không chấn chỉnh thực trạng này
thì xu hướng “lễ hội to lên” mà “trách nhiệm nhỏ đi” đã thấy hiển hiện.
Để quản lý hiệu quả, đưa việc tổ chức lễ hội vào trật
tự, theo chúng tôi, trước hết cần giải quyết hài hòa quan hệ giữa văn hóa và
kinh tế, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa cá nhân và cộng đồng. Ngành chức
năng và các địa phương cần xử lý kiên quyết đối với sai phạm trong các lễ hội.
Nhưng quan trọng hơn và về lâu dài cần làm tốt việc phân loại, xác định đúng
giá trị, tính chất lễ hội để phân cấp quản lý.
Nếu chúng ta cứ loay hoay không tìm ra cách thức tổ
chức lễ hội theo đúng ý nghĩa và giá trị đích thực của nó thì tức là
chúng ta chưa biết cách ứng xử văn hóa đối với lễ hội. Tất nhiên, trong việc
này trách nhiệm không chỉ của riêng những người làm văn hóa, mà cần có sự
chung sức của nhiều ngành liên quan, của từng địa phương.
Lễ hội là tài sản văn hóa của nhân dân, là nơi
hội tụ sức mạnh của cộng đồng, của dân tộc, liên kết những giá trị và biểu
tượng thiêng liêng. Tính cộng đồng, truyền thống dân tộc yêu nước thương nòi,
yêu lao động, là cái gốc của lễ hội.
Chỉ có người lao động chân chính mới không nhận thức
lệch lạc, không bị lôi kéo, mê hoặc bởi những cám dỗ nhất thời làm méo mó, biến
tướng lễ hội.
Lao
động không ngưng nghỉ, lo toan quanh năm suốt tháng, nên đời sống tinh thần của
họ rất phong phú và được đảm bảo bằng những giá trị vật chất đích thực, trường
tồn. Họ hiểu đúng đắn và sâu sắc về lễ hội, từ đó mới có thể gìn giữ, bảo vệ và
phát huy một cách có hiệu quả những giá trị được trao truyền qua ngàn đời ấy.
Và chính họ, những người lao động chân chính chứ không phải lực lượng nào khác,
mới có khả năng chặn đứng được xu hướng“lễ hội to lên, trách nhiệm nhỏ đi”.
(VOV.vn)
--------------
Tương tư như vụ cho dân Việt "leo cột mỡ" của Thực dân Pháp.
Trả lờiXóaTrên trang nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo có góc "THƯ GIÃN: ẢNH ĐỘC" rất hay. Mọi người vào đó mà xem...
Trả lờiXóaThằng VOV suy thoái quá, dám đứng về phía thế lực thù địch...
Trả lờiXóaPhải tìm cho ra thằng nào thế lực nào đứng sau lựng nó....
Phải công nhận rằng dân mình ăn chơi gớm thật ! bái phục !
Trả lờiXóaCái này thì rõ quá rồi trách nhiệm của lãnh đạo nó nhỏ xíu ấy mà vì lãnh đạo là đạo có phải không???? đạo là trộm dê làm khổ bò???!
Trả lờiXóaNăm nay bọn quan chức vẫn dùng xe công đi đến các đền chùa mà báo chí không nhắc đến như năm nào nữa.Chúng cầu thăng quan tiến chức,đã giàu càng giàu thêm,còn dân nghèo cầu cho không ốm đau để khỏi đến bệnh viện,cầu cho con cháu xin được việc làm mà chỉ tốn tiền ít.Dân càng đến lễ hội nhiều càng chứng tỏ họ không còn tin vào chế độ này nữa mà chỉ tin vào thần thánh và các thế lực siêu nhiên để phù hộ cho cuộc sống của họ bình an.Những người cho rằng dời sống dân cao nên đi lễ hội nhiều để chơi xuân là không thực tế.Bởi vì ở quê tôi thấy nhiều bà,nhiều chj đi cả ngày mà không dám vào quán ăn bát phở.Họ thương đem cơm nếp nấu sẵn hoặc gọi bát mì tôm,tối về bụng đói ngóp.
Trả lờiXóa