* VÁCLAV HAVEL
(tiếp theo - Phần
11)
... XVI.
Hệ thống hậu toàn trị đồng nghĩa với cuộc tấn công tổng lực vào con người, và con người đứng lên chống lại nó một cách cô độc, bị bỏ quên và cô lập. Cho nên, rất tự nhiên là mọi "phong trào bất đồng chính kiến" đều là các phong trào tự vệ rõ rệt: chúng tồn tại để bảo vệ con người và những mục tiêu chân chính của cuộc sống chống lại các mục tiêu của hệ thống.
Ngày nay, nhóm KOR Ba Lan được gọi là "Ủy ban vì Tự vệ Xã hội". Từ "tự vệ" xuất hiện trong những cái tên của các tổ chức khác ở Ba Lan, nhưng thậm chí Nhóm quan sát Helsinki ở USSR (Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết) và chính Hiến chương 77 của chúng ta cũng có tính tự vệ trong bản chất.
Hệ thống hậu toàn trị đồng nghĩa với cuộc tấn công tổng lực vào con người, và con người đứng lên chống lại nó một cách cô độc, bị bỏ quên và cô lập. Cho nên, rất tự nhiên là mọi "phong trào bất đồng chính kiến" đều là các phong trào tự vệ rõ rệt: chúng tồn tại để bảo vệ con người và những mục tiêu chân chính của cuộc sống chống lại các mục tiêu của hệ thống.
Ngày nay, nhóm KOR Ba Lan được gọi là "Ủy ban vì Tự vệ Xã hội". Từ "tự vệ" xuất hiện trong những cái tên của các tổ chức khác ở Ba Lan, nhưng thậm chí Nhóm quan sát Helsinki ở USSR (Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết) và chính Hiến chương 77 của chúng ta cũng có tính tự vệ trong bản chất.
Theo chính trị học truyền thống, cương lĩnh tự vệ này là dễ hiểu, mặc dù nó có
vẻ nhỏ bé, tạm thời và về bản chất là tiêu cực. Nó không đưa ra bất kì một khái
niệm, mô hình hay ý thức hệ mới nào, và vì thế, không phải là chính trị theo
nghĩa thích hợp của từ này, bởi chính trị học luôn giả định một cương lĩnh
"tích cực" và hiếm khi có thể tự giới hạn mình vào việc bảo vệ ai đó
khỏi cái gì đó.
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ;>Phần 7 ; >Phần 8 ;> Phần 9 ;>Phần 10
=> Quyền lực Phần 1;> Phần 2;> Phần 3 ;> Phàn 4 ;> Phần 5 ; > Phần 6 ;>Phần 7 ; >Phần 8 ;> Phần 9 ;>Phần 10
Cái quan điểm như thế, tôi nghĩ, bộc lộ những nhược điểm trong cách quan sát
chính trị truyền thống về sự vật. Hệ thống hậu toàn trị, rốt cuộc, không phải
sự biểu hiện một đường lối chính trị nào đó được thực thi bởi một chính quyền
nào đó. Nó là một cái gì đó rất khác: nó là sự xâm phạm lâu dài, nghiêm trọng
và phức tạp vào xã hội, hơn là sự tự xâm phạm của xã hội. Nếu chống lại nó bằng
cách đơn giản là vạch ra một đường lối chính trị khác, và đấu tranh cho một sự
thay đổi trong chính quyền không những chỉ là không thực tế, mà nó còn hoàn
toàn không phù hợp, bởi vì nó không bao giờ chạm tới được gốc rễ của vấn đề. Đã
từ lâu, nó không còn nằm gọn trong các đường lối chính trị hay cương lĩnh nữa:
nó là vấn đề của chính cuộc sống.
Do đó, bảo vệ các mục tiêu của cuộc sống, bảo vệ nhân bản không chỉ là cách
tiếp cận thực tế hơn - do chỗ nó có thể bắt đầu ngay lúc này và có tiềm năng
trở nên đại chúng hơn vì nó quan tâm đến đời sống thường nhật của con người, mà
đồng thời (và có lẽ đúng hơn là vì chính vì điều này), nó còn là cách tiếp cận
triệt để hơn nhiều lần, bởi vì nó nhắm đúng vào bản chất của sự vật.
Có những lúc ta phải lặn xuống đáy sâu của sự thống khổ của ta để hiểu sự thật,
cũng như chúng ta phải trồi lên từ đáy giếng để nhìn những ngôi sao trong ánh
sáng ban ngày quang đãng. Tôi cảm thấy rằng, ngày nay, chính cái cương lĩnh
"nhỏ bé", "tạm thời" và "tiêu cực" này, chính sự
bảo vệ con người "đơn thuần" này, theo một nghĩa nhất định (và không
chỉ trong môi trường mà chúng ta đang sống), là một chương trình tối ưu và tích
cực nhất, bởi vì nó buộc chính trị phải trở về cái xuất phát điểm duy nhất phù
hợp - nếu như ta muốn tránh tất cả những sai lầm cũ - đó là con người cá nhân.
Trong xã hội dân chủ, nơi mà bạo lực với loài người không rõ ràng và tàn khốc
bằng [trong xã hội của chúng ta], cuộc cách mạng cơ bản trong chính trị học này
vẫn còn chưa xảy ra, và sự việc có lẽ phải trở nên tồi tệ trước khi nhu cầu cấp
thiết cho cuộc cách mạng ấy được chính trị học nhận thức ra. Trong thế giới của
chúng ta, chính bởi sự tồi tệ mà chúng ta đang sống, có vẻ là chính trị đã trải
qua sự hóa thân ấy rồi: quan tâm chính của tư tưởng chính trị không còn là
những tầm nhìn trừu tượng của một mô hình "positive" và
self-redeeming (và tất nhiên cả những hành vi chính trị cơ hội vốn là mặt trái
của tấm huy chương), mà là con người - những người mà cho đến này vẫn chỉ bị nô
dịch bởi những mô hình ấy và cuộc thực thi chúng.
Đương nhiên, mọi xã hội đòi hỏi một mức độ tổ chức nào đó. Tuy thế, nếu sự tổ
chức ấy là để phục vụ con người, chứ không phải ngược lại, thì con người phải
được giải phóng, và không gian phải được tạo ra để họ có thể tự tổ chức theo
những cách có ý nghĩa. Sự suy đồi của cách tiếp cận đối ngược, trong đó con
người phải được tổ chức theo cách này hay cách khác (bởi ai đó, người luôn hiểu
hơn ai hết "cái nhân dân cần") để sau đó được báo cáo là đã được giải
phóng, là cái chúng ta đã quá thấm thía.
Để tóm lại: Hầu hết những người quá lệ thuộc vào phương pháp tư duy chính trị
truyền thống đều thấy sự yếu ớt của "phong trào bất đồng chính kiến"
trong đặc điểm tự vệ thuần túy của chúng. Ngược lại, tôi coi đó là sức mạnh to
lớn nhất của chúng. Tôi tin rằng đây chính là chỗ mà các phong trào này đã thay
thế kiểu chính trị cũ của những người vẫn ôm những cương lĩnh lạc hậu.
XVII.
Trong các "phong trào bất đồng chính kiến" của khối Xô viết, sự tự vệ
của con người thường dưới hình thức bảo bệ các quyền dân sự và quyền con người
như chúng đã được khắc sâu trong Tuyên ngôn Toàn cầu về các Quyền Con người,
các Công ước Quốc tế về Quyền con người, Luật cuối cùng của Hội nghị Helsinki
và các hiến pháp của các quốc gia. Các phong trào này được dựng nên để bảo vệ
bất kì ai đang bị kết án vì đã hành động theo tinh thần của những quyền này, và
đến lượt chúng lại hành động theo đúng tin thần ấy, bằng cách nhất quyết đòi
chính quyền ghi nhận và tôn trọng các quyền dân sự và con người, và bằng cách
thu hút sự chú ý tới những lĩnh vực của đời sống nơi mà các quyền này vẫn chưa
được ghi nhận.
Công việc của chúng, do vậy, dựa trên nguyên tắc về tính hợp pháp: chúng vận
hành công khai, khăng khăng không những rằng các hoạt động của chúng là phù hợp
với pháp luật, mà còn rằng đòi hỏi tôn trọng pháp luật là một trong những mục
đích chính của các phong trào ấy. Nguyên tắc về tính hợp pháp này, cái đã cung cấp
cả xuất phát điểm và khung cho các hoạt động của chúng, là điểm chung cho mọi
nhóm "bất đồng chính kiến" trong khối Xô viết, mặc dù các nhóm riêng
rẽ không bao giờ viết ra một thỏa thuận chính thức về điểm này. Hoàn cảnh này
gợi ra một câu hỏi quan trọng: Tại sao, trong những điều kiện mà sự lạm dụng
quyền lực tràn lan và tùy tiện là luật chơi, lại tồn tại sự chấp nhận chung và
ngay lập tức nguyên tắc về tính hợp pháp?
Ở tầm mức sơ đẳng, sự nhấn mạnh vào tính hợp pháp này là một biểu hiện tự nhiên
của các điều kiện đặc thù tồn tại trong các hệ thống hậu toàn trị, và là kết
quả của một sự nhận thức sơ đẳng về tính đặc thù này. Nếu về cơ bản chỉ có hai
cách đấu tranh cho một xã hội tự do - tức là, qua những phương tiện hợp pháp,
và qua cách mạng (có vũ trang hay không có vũ trang) - thì ngay lập tức sẽ rõ
là cách thứ hai là không thích hợp chút nào trong hệ thống hậu toàn trị. Cách
mạng chỉ thích hợp khi các điều kiện đã có những chuyển động rõ ràng và công
khai, chẳng hạn, trong một cuộc chiến tranh, hay trong các tình huống mà xung
đột xã hội hay chính trị đã lên tới đỉnh điểm. Trong các nền độc tài cổ điển
thì tình huống thích hợp chính là lúc một nền độc tài vừa mới thành hình, hoặc
đang trong tình trạng sụp đổ. Nói cách khác, nó phù hợp ở nơi mà các lực lượng
xã hội có sức mạnh tương đương (ví dụ như một chính quyền chiếm đóng với một
dân tộc đấu tranh cho độc lập) đang đối đầu nhau trên bình diện sức mạnh thực
tế, hay nơi tồn tại sự phân định rạch ròi những kẻ bóp nặn quyền lực và dân
chúng lầm than, hay khi mà xã hội thấy mình đang trong tình trạng của một cuộc
khủng hoảng công khai. Đương nhiên, các điều kiện trong hệ thống hậu toàn trị -
trừ những tình huống quá bùng nổ như ở Hungary năm 1956 - lại trái ngược
hẳn. Chúng tĩnh và ổn định, và các cuộc khủng hoảng xã hội, hầu hết, đều tồn
tại ngấm ngầm (mặc dù chúng chạy xuống sâu hơn). Xã hội không bị phân cực hóa
quá mức trên bình diện sức mạnh thực tế, nhưng, như ta đã thấy, lằn ranh cơ bản
của xung đột chạy xuyên qua mỗi con người. Trong tình huống này, không một nỗ
lực cách mạng nào có hi vọng tạo nên dù chỉ một sự cộng hưởng tối thiểu trong
phần còn lại của xã hội, bởi vì xã hội này bị "ru ngủ", chìm sâu
trong một cuộc ganh đua tiêu thụ và hoàn toàn dính líu vào hệ thống hậu toàn
trị (tức là, tham gia vào đó và hành xử như là các nhân viên của "sự vận
hành tự động" của nó), và nó sẽ nhận ra rằng những gì đại loại như cách
mạng đều không chấp nhận được. Xã hội ấy sẽ giải thích cách mạng như là sự tấn
công vào nó, và thay vì ủng hộ cách mạng, rất có thể nó sẽ phản ứng bằng việc
làm tăng cường độ thiên vị về phía chính quyền, bởi vì, trong mắt nó, ít nhất
thì hệ thống cũng có thể cho nó một sự nửa-hợp pháp nào đó. Nếu cộng thêm thực
tế là hệ thống hậu toàn trị có trong tầm tay một cơ chế theo dõi trực tiếp và
gián tiếp rất phức tạp, có một không hai trong lịch sử, thì hiển nhiên là không
những bất kì cố gắng cách mạng nào đều sẽ dẫn tới ngõ cụt về mặt chính trị, mà
còn bất khả thi về mặt kĩ thuật. Hầu như chắc chắn là nó sẽ bị phong tỏa ngay
trước khi nó có cơ hội chuyển các dự định thành hàng động. Thậm chí nếu cách
mạng là có thể, thì nó cũng chỉ là cái khoát tay lẻ loi của vài cá nhân riêng
lẻ, và họ sẽ bị đàn áp không chỉ bởi bộ máy khổng lồ của quyền lực quốc gia (và
siêu quốc gia), và còn bởi chính cái xã hội mà dưới cái tên của nó, họ đã thúc
đẩy cuộc cách mạng của mình từ ban đầu. (Tuy nhiên, điều này cũng là một lí do
khác giải thích tại sao chính quyền và bộ máy tuyên truyền của nó vẫn thường
gán các mục tiêu khủng bố cho các "phong trào bất đồng chính kiến" và
buộc tội chúng dùng các thủ đoạn đen tối và phi pháp).
Tuy nhiên, tất cả những điều này đều không phải là lí do chính tại sao các
"phong trào bất đồng chính kiến" ủng hộ nguyên tắc về tính hợp pháp.
Lí do chính ẩn sâu hơn, ở cấu trúc sâu xa nhất của thái độ "bất đồng chính
kiến". Thái độ này chính là và phải là thù địch với quan niệm thay đổi
bằng bạo lực như thế đối với hệ thống - trong khi mọi cuộc cách mạng, về cơ
bản, đều hướng tới sự thay đổi thông qua bạo lực - đơn giản vì chúng đặt niềm
tin vào bạo lực. (Nói chung, thái độ "bất đồng chính kiến" chỉ có thể
chấp nhận bạo lực như là cái xấu cần thiết trong những tình huống cực đoan, khi
mà bạo lực trực tiếp chỉ có thể được đáp lại bằng bạo lực và nơi mà thụ động
đồng nghĩa với ủng hộ bạo lực: cho phép chúng tôi nhắc lại sự mù quáng của chủ
nghĩa hòa bình châu Âu như là một trong những yếu tố chuẩn bị chiến trường cho
Thế chiến II. Như tôi đã đề cập, "nhà bất đồng chính kiến" có khuynh
hướng nghi ngờ về tư tưởng chính trị dựa trên niềm tin rằng các thay đổi xã hội
cơ bản chỉ có thể đạt được thông qua sự thay đổi (bất kể bằng cách nào) trong
hệ thống hay trong chính quyền, và niềm tin rằng những thay đổi như thế - vì
chúng được coi là "căn bản" - có thể biện minh cho sự hi sinh những
thứ "không cơ bản bằng", hay nói cách khác, sinh mạng con người. Ở
đây, sự tôn trọng các khái niệm lý thuyết nặng hơn sự tôn trọng cuộc sống con
người. Và đây chính là điều đe dọa sẽ biến nhân loại thành nô lệ một lần nữa.
"Các phong trào bất đồng chính kiến", như tôi đã cố gắng chỉ ra, chia
sẻ quan điểm hoàn toàn ngược chiều. Họ hiểu các thay đổi hệ thống như là cái
hời hợt, thứ yếu, cái gì đó mà tự thân nó thì chằng đảm bảo cho cái gì hết. Do
đó, thái độ ngoảnh mặt với các tầm nhìn chính trị trừu tượng của tương lai để
nhìn về những con người cụ thể, và những cách bảo vệ họ một cách hiệu quả, ở
đây và ngay lúc này, là đồng hành tự nhiên với một sự thù ghét mọi hình thức
bạo lực được thực hiện dưới cái tên "một tương lai tốt đẹp hơn", và
bởi một niềm tin sâu sắc rằng một tương lai nếu được đảm bảo bằng bạo lực có
thể sẽ còn tồi tệ hơn cái hiện tại; nói cách khác, tương lai có thể bị nguyền
rủa đến chết bởi chính các phương tiện vốn để bảo vệ nó. Đồng thời, không nên
nhầm lẫn thái độ này với chủ nghĩa bảo thủ chính trị hay ôn hòa chính trị. Các
"phong trào bất đồng chính kiến" không lẩn trốn ý tưởng lật đổ chính
trị thông qua bạo lực bởi vì ý tưởng này quá cấp tiến, mà ngược lại, chính vì
nó không đủ cấp tiến. Với họ, vấn đề nằm quá sâu để có thể giải quyết qua sự thay
đổi hệ thống đơn thuần, về chính quyền hay về công nghệ. Một số người, trung
thành với các học thuyết Marxist cổ điển của thế kỉ 19, hiểu hệ thống của chúng
ta như là sự thống trị của giai cấp bóc lột trên đầu giai cấp bị bóc lột, và từ
phỏng đoán rằng, bọn bóc lột sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ quyền lực của
mình, họ tìm thấy giải pháp duy nhất ở cách mạng để đánh đổ bọn bóc lột. Tự
nhiên là, họ coi việc đấu tranh cho các quyền con người như thể là cái gì đó
hợp pháp tới mức tuyệt vọng, lòe bịp, cơ hội và rốt cuộc là sai lầm bởi vì nó
dựa trên một giả định đáng ngờ rằng có thể đối thoại chân thành với những người
bóc lột anh trên cơ sở một tính hợp pháp giả tạo. Vấn đề là họ đã không thể tìm
ra ai đủ quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng này, và kết quả là họ trở nên yếm
thế, hoài nghi, thụ động và cuối cùng là vô cảm - nói cách khác, họ kết thúc
đúng vào nơi mà hệ thống muốn đặt họ vào. Đây là một ví dụ của việc con người
có thể lầm lạc đến mức nào nếu cứ áp dụng máy móc, trong các điều kiện hậu toàn
trị, những mô hình ý thức hệ đến từ thế giới khác và từ thời đại khác.
Đương nhiên, người ta không cần phải là người biện hộ cho cách mạng bạo lực thì
mới có thể chất vấn rằng liệu đòi hỏi về tính hợp pháp có chút ý nghĩa nào
không trong khi luật pháp - đặc biệt là các luật chung liên quan đến quyền con
người - không hơn là mặt tiền, một khía cạnh của thế giới vỏ hình thức, một trò
chơi đơn thuần mà đằng sau nó chỉ chứa đựng sự giật dây thuần túy. "Họ có
thể phê chuẩn mọi thứ bởi vì đằng nào họ cũng sẽ tiếp tục làm bất kì cái gì họ
thích" - đây là một ý kiến mà ta thường phải đối mặt. Chẳng phải là mãi
"tin những gì họ nói", kháng nghị cái luật pháp mà mọi đứa trẻ đều
biết là chỉ có hiệu lực chừng nào chính quyền còn thích, rốt cuộc cũng chỉ là
một thứ đạo đức giả, một kiểu chủ nghĩa cản trở Svejkia và, cuối cùng, chỉ là
một cách khác chơi trò chơi, một kiểu tự dối mình khác mà thôi? Nói cách khác,
liệu cách tiếp cận hợp pháp có tương thích với nguyên tắc "sống trong sự
thật" không?
Câu hỏi này chỉ có thể được trả lời bằng việc đầu tiên là xem xét các ẩn dụ
rộng hơn về cách mà các đạo luật vận hành trong hệ thống hậu toàn trị....
(còn tiếp)
---------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét