Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Nhận định của một vị tướng về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

(PetroTimes) - Vẫn tác phong nhanh nhẹn, hồ hởi và lối tư duy sắc sảo, mạch lạc của người chỉ huy chiến đấu năm xưa khi anh kể lại những kỷ niệm sâu sắc trong những tháng năm ở chiến trường. Trưởng thành từ người chiến sĩ ngoài mặt trận rồi sau này trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, anh là người lính chiến dày dạn kinh nghiệm. Trong những ngày đầu chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc, anh giữ cương vị Phó chính ủy trung đoàn. Anh dành cho phóng viên PetroTimes một cuộc trò chuyện rất tâm đắc.
PV: Thưa anh, là người trực tiếp chỉ huy bộ đội chiến đấu chống quân Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, sau 35 năm nhìn lại, anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến ấy?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trước hết phải nói thế này, tôi có một suy nghĩ khác với nhiều người về cuộc chiến tranh đó. Lâu nay chúng ta quen với tên gọi là Cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung, như vậy không đúng.
Theo tôi, phải gọi đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam. Lý do là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị gắn bó từ những năm chúng ta còn kháng chiến chống Pháp. Biên giới lãnh thổ đã được phân định rõ ràng. Vậy mà phía Trung Quốc ngang nhiên đưa hàng chục vạn quân đánh sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Trung Quốc đã dùng sức mạnh áp đảo để chiếm 4 thị xã và hàng chục huyện dọc biên giới của ta trong thời gian gần một tháng. Như vậy rõ ràng phải gọi nó là cuộc chiến tranh xâm lược.
PV: Khi chiến tranh nổ ra, anh đang đóng quân ở đâu và giữ cương vị gì?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Lúc đó Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 chúng tôi đóng ở huyện Than Uyên, Hoàng Liên Sơn (nay là Lai Châu). Tôi là Phó chính ủy trung đoàn. Ngày ấy thông tin liên lạc còn khó khăn nên chiều ngày 18/2 chúng tôi mới nhận được thông báo Trung Quốc đã đánh vào thị xã Lào Cai. Thế là ngay chiều hôm ấy, trung đoàn tôi và Trung đoàn 174 được lệnh khẩn cấp hành quân về Lào Cai để đánh phản kích.
PV: Tình thế chiến trường lúc đó thế nào, thưa anh?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Ở hướng Lào Cai, quân Trung Quốc không đánh theo hướng trực diện qua cầu Hồ Kiều vào thị xã mà tiến bằng hai hướng Quang Kim, Bát Xát và ngã ba Bản Phiệt xuống. Pháo của địch bắn rất dữ dội để dọn đường cho bộ binh nên sau một ngày chúng đã chiếm được thị xã Lào Cai. Lực lượng địch được huy động đông gấp hàng chục lần phía ta.
Trước tình hình đó, Trung tướng Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu 2 ra lệnh phá một số cây cầu để làm chậm tốc độ tiến công của địch. Đồng thời, Trung đoàn 148 nhận nhiệm vụ phòng ngự để bảo vệ dân, dàn quân từ Cốc San lên tuyến đường đi Sa Pa. Từ 2 thị xã Lào Cai và Cam Đường, hàng vạn người dân hoảng loạn chạy sơ tán về phía sau. Như vậy là bộ đội tiến lên phía trước, còn dân chạy về phía sau, tránh chết chóc. Trước đó chúng ta quen với chiến tranh giải phóng, bây giờ mới thực hiện chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Cảnh tượng lúc đó giống như trong những bộ phim của Nga trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Trung đoàn 148 có tới 80% là chiến sĩ trải qua chiến đấu ở chiến trường chống Mỹ từ phía Nam ra, rất kiên cường, dũng cảm. Đại đội 10 của Tiểu đoàn 6 chiếm giữa điểm cao 608, Trung Quốc dùng một sư đoàn tấn công 7 ngày nhưng không lên nổi. Sau đó họ lấn chiếm được một nửa điểm cao thì tôi tổ chức cho bộ đội đánh giáp lá cà khiến quân địch hoảng sợ, bỏ chạy tán loạn. Chính vì thế, Sư đoàn 316 đã đánh thọc sườn, chặn quân Trung Quốc không tiến sâu được nữa.
Suốt 1 tuần lễ, Trung Quốc dùng hơn một quân đoàn và lực lượng pháo binh rất mạnh để đánh về Cam Đường và Sa Pa nhưng rồi cũng chỉ quanh quẩn ở thị xã Lao Cai. Khi địch vào được Sa Pa thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút an toàn về phía sau. Nếu tiến thêm nữa thì Trung Quốc sẽ gặp khó khăn vì Trung đoàn 148 đã chặn đánh chúng ở đèo Khí tượng.
Bây giờ tôi không muốn nhắc lại chi tiết những trận chiến đấu ác liệt ngày đó nữa. Chỉ biết rằng, cuộc chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho cả hai phía. Sau mấy trận chiến đấu, tôi được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và được bổ nhiệm thẳng lên làm trung đoàn trưởng Trung đoàn 148.

PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế thì tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính bình quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đã vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta còn mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính vì thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa PaCam Đường thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.
Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức mình yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đã bị thiệt hại nặng nề
PV: Là cán bộ trực tiếp chỉ huy chiến đấu, anh rút ra những điều gì về cuộc chiến tranh đó?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Đó là những vấn đề tôi vẫn suy nghĩ từ nhiều năm nay. Thứ nhất là chúng tôi bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Mà Trung Quốc thì quá vội vã. Chỉ 15 ngày sau khi Đặng Tiểu Bình gặp Tổng thống Mỹ Ca-tơ là đánh ta luôn. Trong tư duy của chúng tôi trước đó thì không thể có chuyện Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh quân sự để đánh Việt Nam mà vẫn chỉ là những mâu thuẫn trong quan hệ đối ngoại, sẽ được hai nhà nước giải quyết bằng con đường ngoại giao. Vì thế, một số đơn vị đóng quân ở phía Bắc chỉ huấn luyện và tham gia sản xuất. Mà huấn luyện thì cũng vẫn huấn luyện bộ đội theo cách đánh Mỹ.
Thứ hai là nếu chúng ta xác định rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam thì chủ động hơn trong cách đánh phòng ngự. Và với kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm ở chiến trường đánh Mỹ, chắc chắn bộ đội ta sẽ chặn đứng được bước tiến của địch trong những ngày đầu.
Thứ ba là qua thực tế chiến trường, chúng tôi thấy trình độ tác chiến, kỹ năng chiến đấu của quân Trung Quốc còn kém, lính rất nhát. Bởi bao nhiêu năm quân đội Trung Quốc không đương đầu với cuộc chiến tranh nào nên khi chạm trán với những người lính thiện chiến Việt Nam, lính Trung Quốc rất lúng túng, chỉ dựa vào quân đông và hỏa lực mạnh. Tư tưởng của người lính trên chiến trường có ý nghĩa quyết định thắng bại. Quân đội ta đánh Pháp, đánh Mỹ và vừa đánh thắng bọn Pôn Pốt ở Campuchia hơn một tháng trước đó có tác động đến tư tưởng của quân Trung Quốc. Họ run sợ. Nếu cố tiến sâu nữa thì Trung Quốc sẽ thiệt hại nặng nề hơn.
PV: Với kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường, anh thấy quân Trung Quốc với quân đông, hỏa lực mạnh như thế thì tốc độ tấn công, hiệu suất chiến đấu của họ trên thực tế thế nào?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi cho là tốc độ tấn công của họ quá chậm. Ở các hướng, tính bình quân mỗi ngày họ chỉ tiến được hơn 1 cây số. Bởi họ đã vấp phải sự kháng cự dũng cảm của quân và dân ta. Như ở Lào Cai, một quân đoàn của Trung Quốc mà đánh nhau với một trung đoàn của ta còn mất hàng tuần mới tiến được có mấy cây số. Chính vì thế, khi quân Trung Quốc vào được Sa PaCam Đường thì chúng tôi đã bảo vệ dân rút hết về phía sau rồi.
Trung Quốc nói tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng không có chuyện đó. Mặc dù lực lượng mạnh như thế nhưng tấn công xâm lược mà không diệt gọn được đại đội nào của ta. Ta lượng sức mình yếu trước kẻ mạnh nên phải bảo toàn lực lượng, có đơn vị vừa đánh vừa rút. Và thực chất là tháng 2/1979, Trung Quốc mới đánh nhau với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ ở biên giới của ta thôi. Thế mà họ đã bị thiệt hại nặng nề.
PV: Anh có nhận xét gì về cuộc tấn công xâm lược ấy của Trung Quốc?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Trung Quốc đã thất bại cả về quân sự, chính trị, ngoại giao; cả về ý nghĩa xã hội, nhân văn. Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược như thế, họ muốn gây sức ép buộc ta rút quân khỏi Campuchia và kéo dài việc đàm phán phân định biên giới. Nhưng qua cuộc xâm lược ấy, họ thể hiện sự yếu kém. Cho nên tôi cho rằng, cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đã thua về nhiều mặt chứ chẳng vẻ vang gì như họ vẫn tuyên truyền lâu nay.
PV: Anh muốn nói gì với thế hệ trẻ hôm nay qua cuộc chiến tranh ấy?
Trung tướng Nguyễn Hữu Khảm: Tôi muốn thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ sự thật của cuộc chiến tranh xâm lược ấy của Trung Quốc. Từ đó tự hào với truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc - truyền thống quý báu của bất kỳ thế hệ nào. Như vậy, vấn đề giáo dục truyền thống phải được chú trọng. Tôi thấy các bảo tàng quân sự của ta không có nội dung phản ánh cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc. Đó là một thiếu sót, cần phải bổ sung ngay. Lịch sử là lịch sử. Thế hệ trẻ cần được hiểu rõ sự thật lịch sử tháng 2/1979!
PV: Xin cám ơn Trung tướng về cuộc trò chuyện!
Đức Toàn (thực hiện)



19 nhận xét:

  1. PV: Cám ơn Trung tướng. Nhưng Đảng lại không nghĩ như ông! Ông cảm thấy thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thứ gì không có giá trị thì không làm tôi "cảm thấy".

      Xóa
  2. Thời buổi khốn nạn đ.éo biết tin thằng nào.
    Khá lâu rồi không nhó đọc được ở đâu: Có 1 thằng chả viết: nếu theo thống kê trên bản tin CS về số quân Mỹ bị chết hoặc loại khỏi vòng chiến thì quân Mỹ chỉ là đội quân ma.
    Mà thằng năng luongj mơi lên đồng hay sao í nhể?

    Trả lờiXóa
  3. Chưa thấy ông tứ trụ nào nói được một câu về cuộc chiến tháng 2.1979.
    Các ông mù, câm, điếc,quyên hay giả vờ như vậy ? Các ông có còn là người Việt Nam không ? Không biết các ông "mềm dẻo, khôn khéo" chỗ nào, chứ người dân chỉ thấy như vậy là bạc nhược, hèn kém. Nó oánh cho như vậy mà đến kêu lên một tiếng cũng không dám thì thử hỏi các ông là cái giống gì ? Còn đòi lãnh đạo ai ?.Nếu nó oánh cho lần nữa thì các ông xử trí thế nào, hay trải thảm mời nó vào để trị cho hết các "thế lực phản động" đang mưu toan phá hoại tình hữu nghị Trung - Việt "chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ" ( lời NPT ), để các ông giữ vững được cái ghế lãnh đạo ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bac nd a noi chung la dan viet minh bay gio ngu lam -chi nghi den tien thoi cung nhu cac vi co quyen chuc ---neu khong tai sao dan khong xuong duong bieu tinh va ung ho luc luong dan chu ---TQ danh lan nua la chet tat ---Giao chi dot nay se bi xoa so.

      Xóa
  4. Ấy là Trung tướng!
    Chứ còn Đảng ta
    Bụng dạ, tâm can
    Đã là Chiêu Thống
    Thì sợ! Sao dám!
    Trái ý Bạn Vàng.

    Thế nên sự thật
    Mười bảy tháng hai
    Một chín bảy chín
    Trung Quốc xua quân
    Tràn qua biên giới
    Xâm lược nước ta
    Đảng ta giấu nhẹm
    “Như mèo giấu cứt”.

    Không in sách sử!
    Không dâng hương hoa!
    Không lễ kỷ niệm!
    Không hề nhắc tới!
    Như Máu Liệt sĩ
    Như Máu đồng bào
    Chống Tàu xâm lược
    Là bằng nước lã.

    Câu hỏi đặt ra
    Nếu xưa dân ta?
    Ai cũng giống chúng?
    Hèn như bây giờ!
    Thì liệu rằng giờ
    Chúng có ngồi đó
    Miệng lưỡi ba hoa
    Giơ tay chỉ đạo
    Phải thế… nọ kia.

    Đảng ta thế đấy!
    Khác gì Chiêu Thống
    Bán nước năm xưa?

    Vậy thưa Trung tướng?
    Đảng còn chính danh?
    Lãnh đạo nước này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng ta xứng đáng
      Theo Lê Chiêu Thống
      Xuống ngục A tỳ
      Chôn thây ở đó!

      Xóa
  5. Các Bác này toàn về hưu mới dám lên tiếng thì có ích gì ha ha ha.đương chức như Bộ Trưởng phát biêu đó mới hay.

    Trả lờiXóa
  6. Những phân tich của vị tướng này xem ra rất chí lí ! xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  7. Tụi Tàu thì gọi là cuộc chiến tranh tự vệ, còn báo của ta thì gọi là cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung, gọi như bài báo này mới đúng: cuộc Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam.
    Thực ra cuộc xâm lược này còn vô lý hơn cuộc xâm lược của Mỹ vào miền Nam trước đây, Mỹ còn mang danh là để giúp đồng minh là Việt Nam Cộng hoà để chống cộng sản, còn tụi Tàu thì với lý do là "dạy cho Việt Nam một bài học", thậm chí Đặng T. Bình còn gọi Việt Nam là côn đồ (hooligan), thật là luận điệu của lũ lưu manh đội lốt cộng sản.
    Thế mà bây giờ những kẻ lưu manh cộng sản Việt nam lại vẫn im thin thít không dám hó hé gì động chạm đến tụi Tàu về cuộc chiến tranh xâm lược này. ĐƠN GIẢN LÀ VÌ CHÚNG ĐỀU CÙNG LÀ MỘT LŨ LƯU MANH ĐỘI LỐT CỘNG SẢN CẢ, CÙNG MỘT DUỘC CẢ THÔI, ĐỒNG BÀO Ạ!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính xác, không còn gì để nói thêm

      Xóa
  8. Nhờ bác Bồng chuyển bài viết của ông TS Trần Đình Bá cho ông TBT NPT và BCT CSVN: http://basam.info/2014/02/13/2328-quyet-khong-so-trung-quoc/#more-127123
    Có cho kẹo tụi Tàu cũng không dám gây chiến với Việt nam lần nữa đâu, chúng chỉ là con hổ giấy thôi. Nếu BCT mà nhận định được như ông Bá này thì sẽ có sách lược khác hẳn với tụi Tàu!
    Nếu cuộc chiến tranh của Trung Quốc độc chiếm biển Đông xẩy ra thì trước hết họ phải vượt qua Việt Nam. Cho dù Trung Quốc có quân đông, phương tiện chiến tranh nhiều, nhưng với những vũ khí hiện đại có độ chính xác cao, sức công phá lớn như hiện nay của quân chủ lực Vie5t Nam, cộng với sự lão luyện, kinh nghiệm trận mạc của quân đội và nhân dân Việt Nam hơn hẳn Trung quốc thì quân đông phương tiện chiến tranh nhiều của tụi Tàu chỉ làm mồi cho hỏa lực của quân chủ lực Việt nam và đánh tỉa của dân Việt. Điều đặc biệt họ phải quan tâm là trong hàng ngàn năm lịch sử dân tộc Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có hùng mạnh đến đâu!!!

    Trả lờiXóa
  9. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc VN thì việc vua Quang Trung thần tốc đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược và bọn " rước voi giày mã tổ" Lê chiêu Thống luôn được xem như một chiến công hiển hách của toàn dân tộc VN được lưu danh sử sách , và như thế với chiến tích đánh bại hơn 60 vạn quân Tàu xâm lược từ ngày 17- 02 - 1979 chỉ trong hơn một tháng của ND VN và của các vị lãnh đạo đảng csVN có thể được xem là một chiến công hiển hách chỉ có hơn chứ không kém thời Tây Sơn, thế nhưng các vị lãnh đạo đảng cs ngày nay không biết họ là ai mà họ chẳng những không dám tưởng niệm công trạng của các vị lãnh đạo ,đảng viên tiền bối mà còn
    bài bác ngăn chặn ND tưởng niệm các vị anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân để chống giặc ngoại ngoại xâm năm 1979 , đặc biệt là trong thời gian gần đây tổ quốc và ND VN cần có sự đồng lòng để chống lại việc cưỡng chiếm đất đai biển đảo ngày càng táo tợn của bọn thực dân đế quốc Tàu với mưu đồ Hán hóa VN .

    Trả lờiXóa
  10. Vậy mà Tàu vẫn hô hoán đòi đánh Nhật, Mỹ? qua bài này thấy nó nổ là chính. "Đánh" VN còn không xong.
    Một người am hiểu quân sự nói rằng, 11 tàu sân bay Mỹ sẽ cho TQ "lên đường" sớm khi "có chuyện". Các vũ khí hạt nhân của TQ mới rời khỏi bệ phóng là bị "dập" ngay - gậy ông đập lưng ông, chính bản thân TQ bị nhiễm xạ của họ!

    Trả lờiXóa
  11. Con day la nhan dinh cua linh Tau: http://www.tintuchangngayonline.com/2014/02/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien.html
    "Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.
    Một cựu binh (TQ) viết trên báo điện tử thiết huyết
    Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

    Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

    Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

    Trả lờiXóa
  12. Những kẻ đang bán nươc cầu vinh lai còn lên măt day bảo biết ơn TC, hoc tâp đao đưc... suy thoái này nọ nuôi con gì... thơi mạt vân??? Lich sử sẽ viết rõ giai đoạn nào chế độ chính quyền nao thời gian nao... LÀ VIÊT GIAN BÁN NƯỚC?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  13. Nhận định vừa thẳng thắn vừa sâu sắc !

    Trả lờiXóa
  14. Quân và Dân ta lúc đánh thì thắng nhưng lúc đàm thì đảng ta lại thua bành trướng ! Nghe Trung tướng trả lời phỏng vấn vẫn còn thấy khí phách của người lính VN !

    Trả lờiXóa
  15. Bài viết này đã được đăng lên báo giấy rồi. Đa có một sự tiến bộ.....

    Trả lờiXóa