Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Ngày nào cũng nhớ Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa!


“Đối với người Đà Nẵng, ngày nào cũng là ngày 19 tháng Giêng năm 1974, ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!”
Trước khi tổ chức các hoạt động vào ngày 19/1/2014 nhân 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng đã dành cho báo điện tử Infonet cuộc phỏng vấn với rất nhiều tâm huyết:
- Thưa ông, theo một số thông tin thì vào ngày 19/1/2014 sắp tới, TP Đà Nẵng sẽ tổ chức các hoạt động nhằm ghi dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép (19/1/1974 - 19/1/2014). Ông có thể xác nhận điều này?
Ông Bùi Văn Tiếng: Ghi dấu việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng và của Việt Nam thì đối với người Đà Nẵng, ngày nào cũng là ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Nghĩa là nỗi nhớ khôn nguôi. 40 năm chỉ là cái mốc thời gian trong dòng chảy liên tục của lịch sử. Đối với người Việt Nam, đối với người Đà Nẵng yêu nước thì ngày nào cũng là cái ngày để nhớ Hoàng Sa là của chúng ta.
Chính vì vậy ở Đà Nẵng từ hàng chục năm nay đã có nhiều hoạt động để ghi nhớ, để khắc sâu vào tâm khảm, làm chuyển biến nhận thức về vấn đề khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho nên đối với Đà Nẵng, hoạt động nhân 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa có thể được xem là hoạt động bình thường chứ không phải là sự kiện gì quá đột xuất, quá nổi bật.
- Trong số những “hoạt động bình thường” mà ông vừa đề cập, có hoạt động gì có thể đem lại nhiều thông tin mới làm gia tăng hơn nữa sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, thưa ông?
Ông Bùi Văn Tiếng: Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng sẽ phối hợp với Trung tâm Minh triết Việt (thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) do Giáo sư Nguyễn Khắc Mai làm Giám đốc, tổ chức một cuộc hội thảo khoa học vào chiều 19/1 tại Đà Nẵng để bàn chuyên đề về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa cũng như các vấn đề có liên quan về Trường Sa và biển Đông.
 
Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy,
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng
trả lời phỏng vấn Infonet
(Ảnh: HC)
Dự kiến cuộc hội thảo sẽ có các diễn giả chính được mời đến từ hai đầu đất nước, gồm những người chuyên nghiên cứu về Hoàng Sa trên phương diện lịch sử và những người chuyên nghiên cứu trên phương diện công pháp quốc tế… Hội thảo không hứa hẹn sẽ có nhiều đóng góp mới mẻ về mặt học thuật. Bởi vì thực ra những kết quả nghiên cứu cũng đã được công bố nhiều lần, các diễn giả cũng đã có nhiều dịp trao đổi báo cáo kết quả nghiên cứu của mình.
Thế nhưng điều đáng quan tâm là hội thảo này diễn ra đúng vào dịp 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, và diễn ra ngay tại Đà Nẵng, nơi Tổ quốc đã giao cho sứ mệnh quản lý quần đảo này, nơi có UBND huyện Hoàng Sa, và là nơi mà như tôi đã nói là hằng ngày hằng giờ đều đau đáu về Hoàng Sa, nên chắc là sẽ có ý nghĩa chính trị nhiều hơn.
Đây là một trong những sự kiện để chứng tỏ việc nhớ về 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa không chỉ là việc riêng của người Đà Nẵng mà còn là việc chung của tất cả những ai là người Việt Nam!
Hoạt động thứ hai là Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng sẽ cho ra mắt đặc san số Xuân Giáp Ngọ 2014, với nội dung chuyên đề về Hoàng Sa. Trong đặc san này, những người nghiên cứu lịch sử của Đà Nẵng cũng sẽ công bố một số tư liệu mới, một số cái nhìn mới về vấn đề chủ quyền của Đà Nẵng, của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa và NXB Thông tin - Truyền thông tiến hành chỉnh lý, bổ sung cuốn “Kỷ yếu Hoàng Sa” do UBND huyện Hoàng Sa biên soạn và NXB Thông tin - Truyền thông xuất bản vào tháng 1/2012, nay sẽ tái bản lần thứ nhất và ra mắt nhân dịp 40 năm ngày Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa. Đây cũng là những món quà tinh thần mà người Đà Nẵng muốn dâng lên Tổ quốc, muốn gửi đến huyện đảo Hoàng Sa thân yêu của mình.
- Trong chuỗi  hoạt động nhân 40 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép còn có những hoạt động gì có thể giúp cho đông đảo công chúng hình dung rõ hơn sự kiện này để càng khẳng định hơn nữa quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam?
Ông Bùi Văn Tiếng: Nhân dịp này, UBND TP Đà Nẵng sẽ tổ chức chấm, công bố, trao giải thưởng và trưng bày kết quả cuộc thi tuyển phương án kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa. Đến nay đã có 43 đồ án gửi đến dự thi, trong đó đáng chú ý là có 01 đồ án của Nhật Bản và rất nhiều đồ án của các kiến trúc sư ở Hà Nội, TP.HCM chứ không chỉ là kiến trúc sư ở Đà Nẵng. Có thể giải thưởng không nhiều tiền nhưng với kết quả ban đầu về số lượng tác phẩm dự thi như thế đã chứng tỏ có những cái còn lớn hơn tiền hấp dẫn các kiến trúc sư tham dự cuộc thi. Đó chính là tình yêu đối với Hoàng Sa.
Một khi Nhà trưng bày Hoàng Sa được xây dựng bên bờ biển Đông, trên tuyến đường vừa được HĐND TP Đà Nẵng đặt tên là Võ Nguyên Giáp, nối liền với hai tuyến đường Hoàng Sa và Trường Sa, chắc chắn sẽ góp phần vào công cuộc đấu tranh để khẳng định chủ quyền của nước ta, của Đà Nẵng đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ngoài ra, trong dịp này, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tổ chức tại Đà Nẵng cuộc triển lãm những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Bộ đã tổ chức rất thành công ở Hà Nội, TP.HCM và một số địa phương khác. Về cơ bản, các hiện vật và tư liệu trưng bày trong dịp này cũng đã được TP Đà Nẵng tổ chức 2 lần trong năm 2013, trong đó có một lần dành riêng cho du khách nước ngoài, và rất thành công.
Điều quan trọng là cuộc triển lãm lần này do Bộ Thông tin - Truyền thông trực tiếp tổ chức. Bên cạnh đó, tại cuộc triển lãm này cũng sẽ lần đầu tiên công bố một số tư liệu gốc của chính quyền Việt Nam Cộng hòa về quần đảo Hoàng Sa trên phương diện hành chính công quyền trong khuôn khổ công trình nghiên cứu khoa học “Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam qua các tài liệu lưu trữ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975” do Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng thực hiện.
Đấy là một số hoạt động chính mà như tôi đã nói từ đầu là không phải cái gì quá đột xuất, hoặc là sự kiện gì quá nổi bật. Vì đối với người Đà Nẵng thì tất cả những gì liên quan đến Hoàng Sa đều là những vấn đề đã trở nên máu thịt và đó là việc làm thường xuyên, không ngừng nghỉ!
- Xin ông cho biết những yêu cầu và mục tiêu được đặt ra cho những hoạt động như ông vừa nêu?
Ông Bùi Văn Tiếng: Những hoạt động nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có lẽ không chỉ diễn ra ở Đà Nẵng mà còn ở nhiều nơi trong cả nước cũng như trên thế giới. Tôi nghĩ các hoạt động này đều cùng chung một mục đích là làm sao càng ngày càng có nhiều người trở thành “công dân danh dự của Hoàng Sa”, tức là khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và quyết tâm làm điều gì đó dù lớn, dù nhỏ cho công cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, để đòi lại Hoàng Sa bằng các giải pháp hòa bình!
                           =>Phần tiếp: “Cần “kéo” Hoàng Sa vào với đất liền!”
 HẢI CHÂU (thực hiện) / Infonet

 
----------------

17 nhận xét:

  1. CH năm 1958 nay hiện rõ mồn một! Chúng ta chỉ tự căm phẫn với nhau mà thôi... Người đời đã nói: "Bút sa, gà chết!"

    Trả lờiXóa
  2. Đã có đoảng và nhà nước lo nghen..
    đan mạch, tiêu khá tốn tiền vô cuộc thi kiến trúc nè...

    Trả lờiXóa
  3. CH 1958 Chi Co tinh phap ly tu vi tuyen 17 tro ra. HS&TS Luc ay thuoc VNCH,nen CH do vo gia tri. Vay Chung ta quyet dau tranh gianh lai,khoi ho then mang toi voi TO TIEN.

    Trả lờiXóa
  4. Tôi ủng hộ ý kiến tôn vinh những liệt sĩ VNCH đã hy sinh anh dũng bảo vệ Hoàng Sa năm 74.
    CCB đánh Tàu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đất nước đã thống nhất gần 40 năm , việc hàn gắn và hòa giải đáng lẽ phải làm từ lâu , nhưng vì những suy nghĩ hạn hẹp , vị kỷ , độc đoán , nên điều này vẫn chưa thể diễn ra một cách đàng hoàng , sòng phẳng và mã thượng . Trong chiến tranh là cách biệt bởi chiến tuyến , tuyên truyền chống nhau là bình thường , nay đất nước hòa bình đã quá lâu sao còn không hòa giải nổi anh em trong một nhà , những thân nhân của các quân nhân dưới chế độ cũ còn phải chịu tiếng " Ngụy " đến bao giờ , điều này là phi lý và vô nhân đạo . Có lẽ trên thế giới này chưa ở đâu có lối hành xử phân biệt quá lâu như vậy .

      Anh em trong một nhà thì bị phân biệt đối xử và khinh miệt , Trong khi kẻ thù phương Bắc hàng ngày nhòm ngó , khiêu khích , xâm lấn , đe dọa thì được ôm chầm lấy tung hô Đồng chí 4 tốt , vàng nọ vàng kia . đây có lẽ là dấu ấn kém cỏi và thiển cận nhất của triều đại do ĐCS lãnh đạo .

      Cảm ơn người CCB chống tàu

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  5. Khụ khụ!...
    U19 Việt nam lại "thua trong tự hào" rùi...
    Khụ khụ!...

    Trả lờiXóa
  6. Nhưng người đã hi sinh để bao vệ TQ cân đươc vinh danh bât kỳ ở giai đoan LS nào ? k để ngoai bang chi phối cả viêc vinh danh LS ?có ô nhục k???NGUYÊNLUY

    Trả lờiXóa
  7. Chân thành khuyên các bạn chống cộng chớ nên dùng luận điệu chiến tranh tâm lí cũ rích và dỡ hơi như ngày xưa,vì nó quá hèn hạ như đã thực hiện trước 75.
    Một bức thư phúc đáp không ai lại cho đó là công hàm.12 hải lý đó là qui định chung của quốc tế,và với 12 hải lý chả dính gì đến Hoàng Sa,nhưng cứ xúc phạm,nhằm mục đích xấu xa là dỡ hơi,khi chiến tranh tâm lý ngày nay đã rất hiện đại....quá lạc hậu mà cứ đòi chống cộng.
    Giải phóng Hoàng Sa và một số đảo ở Trường SA do Trung Quốc và Đài Loan xâm lược không khó,chỉ 30 phút là xong,thêm 30 phút là dọn sạch....Và 3 tháng sau đó là đánh nhau dai dẳng.
    Với sách lược và cũng là chiến lược,cứ để như vậy để Dài Loan và Trung Quốc đi đâu trên thế giới này cũng mang sau lưng cái biển to tướng : TÔI LÀ THẰNG ĂN TRỘM mà họ tự tòng vào cổ.
    Và cả thế giới này cũng coi nước Mỹ hùng cường kia cũng thường thường mà thôi,anh chả là cái đinh gì khi để Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa,nó chặn đường anh,còn bao nhiêu cái nhục khác khi anh thề non hẹn biển,dù cho Việt Nam ngậm ngùi khúc hát HOA MƯỜI GIỜ.
    Xâm lược Việt Nam,nhà Nguyên Mông sụp đổ,nhà Minh cuốn chạy khỏi Trung Hoa,nhà Thanh rệu rã dưới gót dày Anh quốc,Nhật Bản,Tưởng Giới Thạch xua quân qua giải giáp quân Nhật,chì hốt mớ vàng do hối lộ để ngày nay chờ ngày tàn lụi trên đảo Đài Loan,Trung quốc khiến dại xâm chiếm Việt Nam,thò lưởi bò để rồi nọi bộ giết nhau như nhóe,và cũng tan lụi tàn mộng ước Trung Hoa.Làm sao có giấc mộng Trung Hoa khi mà chính anh lại phản bội lại chính Đảng Cộng Sản và nhân dân Trung Quốc.ĐCS và nhân dân Trung Hoa làm gì có chuyện xâm chiếm Việt Nam từ thửa ruộng,gốc chuối...đến các hòn đảo của Việt Nam.
    Các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc cũng như Việt Nam nếu đi ngược và phản bội Đảng Cộng Sản thì họ sẽ bị loại dần và các hình thức trừng phạt khác vẫn chờ đợi bất kỳ ai.
    Các bạn cần hiểu rằng Việt Nam do Bác HỒ tổ chức không để cho 1 cá nhân nào có quyền cao nhất,không chức vụ nào là cao tuyệt đối...và chưa chắc Tổng bí thư hiện hành đã hiểu tổ chức của ĐCSVN,nhiều khi họ cứ tưởng mình là cao nhất,nhưng khi bị nhắc nhở mới biết là thấp nhất.
    Vâng,hơn bốn nghìn năm đấu tranh giữ nước không mệt mõi,ĐCSVN và nhất là Bác HỒ đã đúc rút bài học xương máu của dân tộc này : đó là tổ chức và sách lược.
    Mong rằng chớ vì do chính mình gây ra hận thù của quá khứ,lại cứ khăng khăng xúi dại thiên hạ hận thù nhau.Chớ vì những kẻ chui vào ĐCSVN để phá,chôm chỉa...mà cho là ĐCSVN gây ra.
    Công Sơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỗ này thì Công Sơn có lý đấy. 12 hải lý, chứ không hề nói đến HS, TS. Trong khi thời điểm đó, HS, TS thuộc VNCH quản lý, ông Đồng chi gửi thư trao đổi với TTg TQ thôi, Công hàm phải do Bộ ngoại giao đề xuất và Chủ tịch nước ký mới đúng thủ tục ngoại giao và mới có gía trị công hàm .

      Xóa
    2. Ông Công Sơn này nói chuyện lung tung, đọc xong chẳng hiểu gì.

      Xóa
    3. Công Sơn là người 'công' tác ở miền' núi' nên nói chuyện biển lung tung như người cỏi trên .

      Xóa
    4. Y kiến của anh Công Sơn có chất lượng đấy. Nên phát huy. Thanhk.

      Xóa
    5. Công Sơn còn có chút văn hóa xã giiao. Hơn hẳn Em là người Việt.

      Xóa
  8. Thôi các ông đừng ngụy biện nữa mà thêm buồn. Nguyên văn một đoạn trong Công hàm 1958 đây!
    "...
    Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
    ..."
    1. "Chính phủ" đấy! Có dấu Quốc Huy VN đàng hoàng.
    2. Mấy hải lý không quan trọng. Quan trọng là: Tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa khẳng định rằng: TÂY SA VÀ NAM SA (HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA) THUỘC CHỦ QUYỀN TRUNG QUỐC!
    Muốn lấy lại Hoàng Sa? C6àn có sự "đổi mới" đúng nghĩa...

    Trả lờiXóa
  9. Ngài nhớ, đêm nhới, giờ nhớ, phút nhớn......
    Để làm cái gì? khóc hết nước mét rồi.........
    Ngư dân bị bắt, bị đánh, bị đốt...... cia cìa.........
    Tuyên bố chủ quyền chán, giờ ngồi thiền ...nhớ.........

    Trả lờiXóa


  10. Nhưng khi vầng trăng khuyết thoát y ngàn mây
    Nàng Tô Thị ôm con vô vọng chờ chồng vỏ vàng hao gầy
    Sự Chết còn ngọt ngào hơn Sự Sống
    Người lính nhìn vọng lại Người Mẹ Việt Nam bồng con 
    Mắt chờ chồng héo hon 
    Ánh mắt đen huyền mùa biển động 
    Lệ vỡ dòng trên má người lính chai đá 
    Biển Đông tử chiến trùng dương
    Vào sinh ra tử sắt thép chiến trường
    Hoàng Sa - Trường Sa 
    Dòng máu bất khuất Lạc Hồng Ông cha 
    Lệ vỡ dòng trên má người lính chai đá 
    Cuốn theo sóng về chân mây xa 

    * * *

    Người lính hải quân Cộng hòa 
    Người lính biển biên phòng Việt Nam
    Tay súng tay gươm vững chắc thề nguyền 

    « Anh yêu em lắm em biết không ?
    Ba yêu con lắm con biết không ? »
    Tình vợ chồng - Tình cha con 
    Thành tràng súng đạn liên thanh
    Nhắm thẳng quân thù truyền kiếp Vạn lý Trường thành 
    Bên này Thế giới em biết không ? »

    * * *

    Sức mạnh cánh bằng Chim Câu
    Sức mạnh Hòa Bình huyền diệu
    Sức mạnh chim biển hải âu
    Biển Đông sẽ là Bạch Đằng Giang mồ chôn xâm lăng
    Ba đôi mắt hai đôi bờ Âm - Dương 
    Rất gần rất xa rất hiện thực
    Gắn chặt nguyện vọng vĩnh hằng 
    Không ngôn từ nào diễn tả
    Tình yêu Nhân bản thăng hoa
    Vì vậy mỗi đêm máu và hoa 
    Réo gọi Tổ Quốc Việt Nam 

    * * *

    Nàng Tô Thị bồng con vọng thờ chồng 
    Vâng Niềm tin và Hy vọng không bao giờ kết thúc 

    - - « Anh cứ ra đi về miền Miên viễn Vĩnh hằng 
    Yên ngủ cùng sao trăng « 

    - - « Anh yêu em lắm em biết không ?
    Ba yêu con lắm con biết không ? »
    Tình vợ chồng - Tình cha con 
    Thành tràng súng đạn liên thanh
    Nhắm thẳng quân thù truyền kiếp Vạn lý Trường thành 
    Bên này Thế giới em biết không ? »

    - - « Em yêu anh lắm anh biết không ?
    Con yêu bố lắm anh biết không ? »
    Tình vợ chồng - Tình cha con 
    Thành chuỗi khăn sô băng tang 
    Tan loãng thấm vào động mạch chúng mình vợ-con-chồng 
    Bên kia Thế giới anh biết không ? »

    TRIỆU LƯƠNG DÂN Nguyễn Hữu Viện

    PARIS - 29 tháng 03 năm 2009
    Kỷ niệm 34 Năm ngày mất Phố Biển Đà Nẵng 

    http://www.youtube.com/watch?v=4iRraOJy8xU

    1. Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Cộng từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. 

    2. Hải chiến Trường Sa là cuộc xung đột trên biển Đông năm 1988 giữa Hải quân Trung Cộng với Hải quân Nhân dân Việt Nam để chiếm các đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào ngày 14 tháng 3 năm 1988 mà kết quả thắng lợi thuộc về Trung Cộng, phía Việt Nam mất 3 hải vận hạm của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam được ghi nhận đã chết.

    Trả lờiXóa
  11. Từ cách đây có đến 5-7 năm , hồi đó Bolap vẫn còn cho comt , có một bác lính VNCH đã khóc , tôi viết trả lời " anh cứ khóc đi anh, cho nhẹ bớt cõi lòng" . Nhưng thực ra khi đó tôi cũng ngân ngấn nước mắt. Chẳng gì thì cũng là máu đỏ da vàng. Lớp người chúng tôi là người Bắc , nhưng cũng có tự hào là CCB chỉ đánh Tàu , chứ không đánh Pháp, Mỹ. Việc hòa hợp dân tộc phải là thực lòng. Chỉ có thế nước Việt mới lớn lên được.

    Trả lờiXóa