Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Người biểu tình Thái Lan bao vây các công sở

Người biểu tình ở Băng Cốc bắt đầu tuần hành
bao vây công sở ngày 14/1  - 
 (Ảnh TBPS)

             Thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã bước vào ngày thứ 2 bị phong tỏa bởi phe biểu tình, tình hình diễn biến ngày càng xấu đi.
Sáng 14/1, những người tham gia cuộc biểu tình "đóng cửa Bangkok" ở Thái Lan đã tập trung tiến hành bao vây một số công sở của Chính phủ như Cơ quan Cảnh sát quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Công nghiệp, Bộ Lao động, Bộ Thương mại, Cục Hải quan... Một lãnh đạo biểu tình còn tuyên bố sẽ cắt điện, nước ở các công sở để công chức không thể tiếp tục làm việc.
Tuy nhiên, Ban lãnh đạo biểu tình khẳng định sẽ không tiến hành bao vây trụ sở Thị trường chứng khoán Thái Lan, ga tàu điện và sân bay. 
Lãnh đạo biểu tình cũng tuyên bố không tham gia cuộc thảo luận 5 bên do Chính phủ tổ chức về vấn đề hoãn bầu cử Hạ viện. Trong khi đó, Ủy ban bầu cử lại tiếp tục gửi công văn tới Thủ tướng tạm quyền Yingluc đề nghị tạm hoãn bầu cử hạ viện do tình hình chính trị Thái Lan bất ổn.
Quan điểm hiện nay của Chính phủ là Ủy ban bầu cử Thái Lan phải thúc đẩy tiến trình bầu cử theo đúng luật định. Nếu có khó khăn phát sinh, Ủy ban bầu cử có toàn quyền tiến hành điều chỉnh, bổ sung.
Về phía Chính phủ tạm quyền Thái Lan, Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra ngày 14/1 không tiến hành họp Nội các mà tập trung cùng các nhà lãnh đạo chủ chốt của Chính phủ theo dõi và chỉ đạo việc kiểm soát biểu tình.
Trong khi đó, Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia, trung tướng Paradorn cho biết: Chính phủ đã có các biện pháp đối phó với những hoạt động biểu tình, bố trí cảnh sát bảo vệ tất cả các sân bay và các công sở quan trọng, trong đó có Thị trường chứng khoán Thái Lan.
Chính phủ vẫn kiên trì biện pháp mềm dẻo, chú trọng việc thương lượng với biểu tình cả ở cấp cao và cấp thừa hành. Chính phủ sẽ chỉ áp dụng sắc lệnh tình trạng khẩn cấp khi cần thiết./.
Tống Sơn/VOV- Bangkok
-----------------/
----------------

2 nhận xét:

  1. Đ/c thủ tạm quyền TL sao không học đ/c hun sen nhể???

    Trả lờiXóa
  2. Thế nước lúc thịnh , lúc suy . yên ổn rồi sinh ra bất ổn cũng là điều bình thường của một xã hội đang hướng tới nền văn minh cao hơn , trong đó mọi luồng tư tưởng của dân chúng đang vận động , dịch chuyển để tìm xu thế mới , đó là biểu hiện của một xã hội sinh động , nó sẽ tự tìm cho mình hướng đi mà không cần phải mấy ông ngồi một chỗ suốt ngày định hướng , răn dạy nhân dân phải thế nọ phải thế kia , phải học tập người này , người khác , mà cuối cùng những mớ học thuyết cơ bản , “ hòn đá tảng “ , “ kim chỉ Nam “ đó cũng toàn là đồ du nhập lỗi thời , bị loài người ruồng bỏ đã lâu .

    Bản thân những người tự cho mình có quyền dạy bảo nhân dân đó nếu xét về đạo đức , học vấn , trình độ nhận thức xã hội thì nào có hơn được mấy người . sao vẫn xưng xưng giáo điều lên lớp người khác , chỉ biết cố nói lấy được , mà không biết hổ thẹn và nhục nhã

    Một xã hội muốn phát triển rất cần có những va chạm xã hội kiểu này để " Vỡ " ra vấn đề , nhân dân sẽ tự học hỏi , tự điều chỉnh và rút ra những bài học cần thiết . Một xã hội có phản biện cao và ý thức dân chúng ,tính tự giác chính trị cao là một biểu hiện của một nhà nước phát triển .
    Một chính quyền luôn lo sợ sự biểu lộ của dân chúng , kìm hãm mọi luồng tư duy , định hướng mọi ý kiến trái chiều , động tý là “ Quy Vào “ , quy ra , không biết phát huy nguồn lực trí tuệ của nhân dân thì chắc chắn là một xã hội tù đọng và kém phát triển . Xã hội Việt Nam đang ở trong tình trạng này .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa