Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến
thuật nào cũng sẽ không thành công" - một bài viết trên Nationalinterest
phân tích.
Chiến lược
tham vọng
Việc Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không
(ADIZ) trên biển Hoa Đông gần đây và đụng độ tuần dương hạm USS Cowpens của Mỹ
trên biển Đông là hai vấn đề về bản chất liên quan mật thiết với nhau.
Các vấn đề trên hai vùng biển này được mô tả như tranh
chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng tại khu vực giàu tài
nguyên. Tuy nhiên, ở cấp độ cao hơn, sự việc phản ánh một chiến lược tham vọng
của Trung Quốc đẩy
Trước thế kỷ 19, Trung Quốc trong hàng ngàn năm đã là
một cường quốc tiên tiến và uy tín nhất trên toàn thế giới. Lịch sử huy hoàng
này đã dấy lên trong các thế hệ lãnh đạo TQ, từ Tôn Trung Sơn đến Tập Cận Bình
một giấc mơ chung - khôi phục lại vị trí đỉnh cao tại Châu Á. Những gì Trung
Quốc thực hiện phản ánh nỗ lực của các nhà lãnh đạo để đạt được tham vọng đó.
Một nền tảng quan trọng của mục tiêu này là kiểm soát được
khu vực chung. Học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ, Trung Quốc nhận ra điều kiện cần
cho sự trỗi dậy của Trung Quốc là khả năng kiểm soát vùng biển và vùng phòng
không chung tại biển Hoa Đông và biển Đông.
Đây là nhiệm vụ có thể nói rất nặng nề với TQ. Tại thời
điểm hiện tại, Mỹ đang chiếm đóng khu vực này, với vị thế hoàn toàn áp đảo
Trung Quốc.
Tuy
nhiên, nắm trong tay một số lợi thế, Bắc Kinh đang cố biến vùng biển Hoa Đông
và biển Đông thành sân sau của mình. Chẳng hạn việc đòi kiểm soát quần đảo
Senkaku/ Điếu Ngư và vùng hải phận, không phận xung quanh.
Chiến lược này thể hiện rõ ràng qua hai phương sách
Trung Quốc áp dụng. Thứ nhất là đường lưỡi bò (U-shaped line) trên vùng biển
Đông. Sau đó là Vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Hoa Đông. Điều khiến
những ý đồ này hoàn toàn phù hợp với tham vọng kiểm soát hải phận và không phận
tại các vùng biển là sự bành trướng vô lý của Trung Quốc trên những vùng lãnh
thổ tranh chấp.
Không
xuất phát từ đặc điểm địa hình, "đường lưỡi bò" hình chữ U được sử
dụng để phân định vùng biển của Trung Quốc trên toàn bộ vùng biển Đông, bao gồm
cả những khu vực lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Phillipines
và Malaysia. Còn vùng ADIZ, bao gồm hầu như toàn bộ biển Hoa Đông, yêu cầu máy
bay thậm chí không bay đến Trung Quốc cũng phải tuân theo yêu cầu và kiểm soát
c Các kịch bản đều thất bại
Chiến lược
sử dụng yêu sách lãnh thổ để giành quyền kiểm soát khu vực chung chắc chắn sẽ
thất bại.
Có thể xét đến kịch bản đầu tiên khi Trung Quốc lựa
chọn không hành động thái quá để đòi yêu sách. Những hành động trước đây chỉ
chuốc lấy sự lên án từ phía quốc tế, và tạo lý do chính đáng cho các quốc gia
láng giềng tăng cường hoạt động quân sự và bảo vệ bờ biển biên giới với Trung
Quốc. Do vậy, Trung Quốc có thể chờ đợi thời cơ thích hợp hơn, khiến các nước
láng giềng bình tĩnh lại và giảm bớt chỉ trích từ quốc tế.
Tuy nhiên, sức mạnh của các yêu sách lại phụ thuộc vào
thời gian và độ quả quyết của các hành động để đòi hỏi yêu sách đó. Nên sự
ngưng trệ của Trung Quốc sẽ củng cố thêm vị thế thống trị của Hoa Kỳ trong khu
vực, mang lại không ít hậu quả cho nước này.
Khả năng sử dụng vũ lực để thực hiện yêu sách của
Trung Quốc cũng không có dấu hiệu thành công rõ ràng. Dẫu luôn phô trương về
chương trình hiện đại hoá quân sự, nếu thất bại, Trung Quốc sẽ chỉ là một con
hổ giấy. Hào quang của một cường quốc đang trỗi dậy nhờ kết quả tăng trưởng
ngoạn mục tan vỡ, hình ảnh của Bắc Kinh sẽ giảm sút đáng kể.
Kịch bản khác là Trung Quốc hành động quyết liệt. Họ
có thể đạt được mục đích thông qua cả chiến dịch quân sự hoặc chiến thuật
"ăn mảnh tích tiểu thành đại". Nhờ khả năng quân sự ngày càng phát
triển, không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc thắng thế các nước láng giềng
trong khu vực biển Đông, hoặc áp đảo Nhật Bản trong vùng biển Hoa Đông.
Tuy nhiên, phí tổn cho chiến thắng này sẽ rất lớn. Bất
cứ động thái quân sự nào từ Trung Quốc đều đánh động phản ứng quân sự và ngoại
giao từ phía Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác; đồng thời biến Trung Quốc
thành kẻ xâm lược, và kích hoạt các lệnh trừng phạt từ những đối tác thương mại
lớn nhất. Nền kinh tế Trung Quốc sẽ hứng chịu thất thoát lớn khi Hoa Kỳ áp đặt
lệnh trừng phạt kinh tế, cùng sự ủng hộ từ phía Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Việt Nam, Australia, Ấn Độ và EU.
Những nguy cơ tiềm ẩn trên khiến chiến thuật "ăn
mảnh tích tiểu thành đại" (salami slicing) của Bắc Kinh trở thành phương
án hứa hẹn nhất. Tuy nhiên, phương sách này rất dễ thúc đẩy quá trình liên kết
dần dần giữa các quốc gia đang bị tranh chấp lãnh thổ và các quốc gia đang quan
ngại, cùng hỗ trợ lẫn nhau để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là dù Trung Quốc theo đuổi chiến
thuật nào cũng sẽ không thành công. Trong khi Trung Quốc tiếp tục sử dụng các
yêu sách lãnh thổ như một cớ để quấy phá vai trò của Hoa Kỳ tại khu vực Tây
Thái Bình Dương, thực tế phương thức thông minh nhất này lại làm hỏng vị thế
trỗi dậy của Trung Quốc tại Châu Á. Câu hỏi đặt ra cho Bắc Kinh là liệu họ có
chấp nhận nguy hiểm phá hỏng quá trình khôi phục quyền lực để tranh chấp trên
mấy hòn đảo?
Như Nguyệt (theo
Nationalinterest)/VnN.
------------------
* Hai tác giả
bài viết, Jeffrey W. Hornung và Alexander Vuving, là PGS tại Trung tâm
Nghiên cứu An ninh Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu, Hawaii . PGS Hornung còn
là thành viên Văn phòng Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
tại Washington, D.C.
Nói thật, TQ ngu bỏ mẹ! Nếu nó theo CNTB, bảo đảm "rũ bùn đứng dây chói lòa!", đứng đầu thế giới về mọi mặt là cái chắc!
Trả lờiXóaNếu TQ chọn CNTB thì họ đối mặt với rủi ro quốc gia bị chia cắt ngay lập tức. Đó cũng chính là lý thuyết mà họ tuyên truyền để củng cố chủ nghĩa đại Hán.
XóaDm cái chủ nghĩa đuổi tất cả những người Tây Tạng ra khỏi đất của người Tây Tạng. Đả đảo bất kì khu phố người Hoa nào thành lập bởi người Trung Hoa tại Việt Nam.
Cắt hết dái bọn bác sỹ trung quốc đang hành nghề tại Việt Nam .
XóaTRUNG QUỐC, VIỆT NAM, AI NỢ AI?
Trả lờiXóaHOA BẢY
Thứ tư, 22 Tháng 1 2014 00:02
font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Nhà cầm quyền Bắc kinh thường tận dụng các phương tiện tuyên truyền cố tình nhồi sọ làm cho dân TQ và nhân dân thế giới nghĩ rằng trong quá khứ họ đã đơn phương giúp Việt Nam chống xâm lược mà rồi VN “bội bạc”(!) (ngay cả một số giáo sư TQ vẫn hay nói với sinh viên VN du học bên đó rằng VN “vô ơn”).
Sự thật ra sao? ơn ai? ai ơn?
Có phải “ông-anh-đồng-chí” hào phóng và vô tư ban viện trợ một cách “quân tử”, -nói kiểu phương đông truyền thống, hoặc với tinh thần “quốc tế vô sản”, -nói theo ngôn từ cách mạng? Chuyện đâu có đơn giản!
Đã có không ít bài viết đề cập đến chuyện này. Tôi xin mạn phép bổ sung một số ý nhỏ.
Năm 1949, Trung cộng giành được toàn nước Trung Hoa trên đất liền; sau đó chỉ được các nước “xã hội chủ nghĩa” công nhận. Họ rất muốn có được tiếng nói và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dịp may lớn đầu tiên là hội nghị Genève năm 1954 về chiến tranh Đông Dương -trong đó cuộc kháng chiến của VN là chủ đạo, Bắc kinh được tham dự. (Sự nóng lòng tận dụng dịp may đó bộc lộ không mấy tế nhị và vinh dự trong phiên khai mạc: Chu Ân Lai, trưởng đoàn Trung cộng, tươi tỉnh tiến đến để bắt tay trường đoàn Mĩ -nhưng ông này quay lưng lại). Trong suốt quá trình hội nghị, họ qua mặt VN thương lượng trực tiếp với phái đoàn Pháp, áp đặt ý đồ chia cắt VN. Họ chỉ cần một vùng cách li an toàn cho đất nước họ. Nhờ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, và nhân dân Đông Dương nói chung, có cơ hội, họ cố giương ra một vai trò nào đó trên bàn cờ quốc tế và đã đạt được phần nào.
Việc ra sức hoạt động để vượt ra thế giới không từ bất cứ thủ đoạn nào, tất nhiên có việc lợi dụng VN. Chuyện nhỏ sau đây chứng tỏ họ vừa thâm hiểm và xảo trá, vừa trơ tráo. Năm 1956, trong đêm tối một tàu hàng của Pháp trên đường vào một cảng biển VN để nhận than (do VN trả, nằm trong chi phí mua lại mỏ than ở Hồng Quảng -Quảng Ninh sau này) đâm phải một tàu đánh cá của người TQ chường ra trên luồng tàu đi. Người Pháp vớt các ngư dân lên chăm sóc, đối đãi tử tế, lập biên bản trong đó ngư dân TQ thừa nhận họ đã sai, vi phạm luật đường biển. Thuyền trưởng tàu Pháp mời nhà chức trách VN đến trao trả người và đưa cả biên bản. Phía VN cảm ơn, rồi trao lại cho phía TQ. Bắc kinh nhận người, ỉm luôn biên bản, và lớn tiếng kết tội tàu Pháp đã ngang nhiên hiếp đáp ngư dân TQ(!), đòi công khai xin lỗi và bồi thường. Họ tìm cách để buộc chính phủ Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với họ. Vì mưu đồ thâm hiểm của mình, họ đẩy VN vào thế rất khó xử. Chiếc tàu Pháp bị giữ lại mấy tháng trời. Người thuyền trưởng Pháp cay đắng nói với phía VN: Tôi biết các ông đang phải làm vừa lòng TQ, đằng sau việc này là những toan tính chính trị của họ.
.....
Trong cuộc “mua bán chính trị” này, Mĩ chỉ được lợi là thêm “đồng minh” chống Liên xô (xưa); còn “chiến lợi phẩm” của Bắc kinh thì chẳng ít, nhưng rõ ràng nhất là việc Mĩ làm ngơ cho TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1974, và không lâu sau để ngỏ cửa cho họ giành chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an LHQ của Trung hoa dân quốc (Đài Loan).
.....................
Đã đến lúc, dẫu khí muộn, cần phải cho nhân dân VN, nhân dân TQ, nhân dân toàn thế giới thấy rõ sự thật trắng đen, không để cho Bắc kinh quen lối “vừa la làng, vừa ăn cướp” đầu độc dân nước họ vốn đang bị nhồi sọ chính sách ngu dân và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đại Hán, đầu độc dư luận quốc tế. Mà làm việc này trách nhiệm chính là của các phương tiện thông tin chính qui của ta.
Nguồn http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-quanh-ta46/ai-no-ai
Bác nói dại, theo bọn dãy chết đề bọn em mất chỗ ngồi chỗ ăn chỗ chơi hả...hả....?
Trả lờiXóaBài của anh khựa thoy.
Trả lờiXóaTrong nước đang rối ren, bí bách thì anh í lại đi gây hấn xung quanh......
Chỉ có theo CNXH thì con ông,cháu cha mới làm cha thiên hại .Theo CNTB ,đội ngũ 4c- trí tệ đất nước đứng ở đâu?
Trả lờiXóaTQ đang dùng tiền để mua ảnh hưởng trong khu vực và đã có một số thành công nhất định , ngón đòn này nguy hiểm hơn là dùng súng đạn .
Trả lờiXóaSam Rainsy: "Trung Quốc là tương lai"?
Trả lờiXóaThế giới này đang đầy rẫy những tên đần độn!
Hãy để Sam Rainsy đó . Việt Nam sẽ sử sự với hắn khi cần .
XóaTại sao thế giới chúng ta đang sống là hỗn hợp của Thiên Đàng và Điạ Ngục? Do có một số nước kiểu Trung Cộng tồn tại.
Trả lờiXóa