Tỉnh nào được đầu tư là có GDP, có thành tích. Chủ đầu
tư nào kiếm được dự án thì có phần trăm. Các cơ quan được quyền phân bổ đầu tư
sẽ có quyền năng rất lớn, TS Tự Anh phân tích.
Bàn về tái cơ
cấu đầu tư công, Tiến sĩ Tự Anh phân tích:
Giằng
co lợi ích
Nếu như số "đầu mối" của chương trình tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng thương mại chủ yếu giới hạn trong khoảng 40 ngân hàng
nội địa thì chương trình tái cơ cấu đầu tư công liên quan tới 124 bộ - ngành -
địa phương - tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, cùng nhau làm chủ đầu
tư của gần 40.000 dự án trong năm 2012 với cơ man nào là quyền và lợi.
Cho đến thời điểm này, Chính phủ vẫn chưa phê duyệt Đề
án Tái cấu trúc đầu tư công. Riêng thực tế này cũng đủ để cho thấy việc tái cơ
cấu đầu tư công khó khăn đến nhường nào. Bên cạnh số lượng 124 đầu mối và gần
40.000 dự án như đã nói, bản thân tính chất của đầu tư công cũng tạo ra nhiều
khó khăn trong quản lý và giám sát.
Thứ nhất, đầu tư công - cũng như chính sách tài khóa nói chung
- thường kém minh bạch. Trong chính sách tiền tệ, dù sao chúng ta cũng quan sát
được gần như ngay lập tức chính sách lãi suất, tín dụng, cung tiền... của Ngân
hàng Nhà nước. Còn các quyết định đầu tư công thường chỉ được quan sát khi
chúng thực sự được triển khai. Bên cạnh đó, cơ chế phân bổ ngân sách đầu tư
công cũng không rõ ràng, thiếu minh bạch nên rất khó nếu công chúng muốn giám
sát.
Thứ hai, thời gian triển khai cũng như tác động của đầu tư
công bao giờ cũng kéo dài. Vì vậy, mọi dự án đầu tư công - cả ngắn, trung, và
dài hạn - đều có đủ lập luận để chứng minh rằng mình cần phải được phân bổ vốn
và triển khai ở ngay thời điểm hiện tại, rằng có thể cắt dự án khác chứ không
thể cắt dự án của mình được.
Thứ ba, có quá nhiều mối quan hệ và lợi ích chằng chịt. Tỉnh
nào được đầu tư là có GDP, có thành tích. Chủ đầu tư nào kiếm được dự án thì có
phần trăm. Các cơ quan được quyền phân bổ đầu tư sẽ có quyền năng rất lớn...
Điều này có nghĩa là chương trình tái cơ cấu đầu tư công - thực chất là phân bổ
lại nguồn lực đầu tư công một cách hiệu quả - sẽ động chạm đến lợi ích của hằng
hà sa số các tác nhân có liên quan. Có lẽ chính vì vậy cho tới thời điểm này
vẫn chưa có quyết định phê duyệt tái cơ cấu đầu tư công.
Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề kỹ thuật - thực ra
là một số khái niệm cơ bản - cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Chẳng hạn
ngay khái niệm "đầu tư công" cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau trong
quá trình soạn thảo Luật Đầu tư công. Có ý kiến cho rằng đầu tư công là đầu tư
sử dụng vốn nhà nước cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không
nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng đã gọi là đầu
tư công thì phải bao gồm mọi hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước - đặc biệt
là bao gồm cả vốn đầu tư của DNNN.
Nói tóm lại, sự giằng co về lợi ích trong đầu tư công,
bản chất kém minh bạch và có độ trễ dài cùng với sự thiếu mạch lạc ngay từ
những khái niệm cơ bản nhất khiến cho chương trình tái cơ cấu đầu tư công
chậm ra đời, và ngay cả khi ra đời thì tôi tin là tốc độ và hiệu lực triển khai
cũng sẽ rất hạn chế.
Đơn cử, trong năm 2012, do "sốt ruột" về kết
quả tăng trưởng rất thấp - chỉ ở mức 4,4% - trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã
quyết định đẩy mạnh đầu tư công trong 6 tháng cuối năm. Nếu như tốc độ giải
ngân đầu tư công trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 13.000 tỉ đồng/tháng thì
trong 6 tháng cuối năm, tốc độ này lên tới trên 20.000 tỉ đồng/tháng.
Đáng lưu ý là để đẩy được khối lượng đầu tư công rất
lớn này ra nền kinh tế một cách nhanh nhất - không nhất thiết là hiệu quả nhất
- một số thủ tục, quy trình giải ngân đã được bỏ qua. Đây có thể coi là một sự
tháo khoán về đầu tư công và đi ngược lại mục tiêu nâng cao hiệu quả đầu tư
công của Chương trình tái cơ cấu.
- Thưa tiến
sĩ Tự Anh, tình trạng DN đóng cửa, ngưng hoạt động hoặc
phá sản đang là nỗi lo và nguy cơ rất
lớn đã được báo động trong năm 2012, hình như chưa
có "thuốc" cứu họ?
- Những vấn đề của DN trong năm 2012 vẫn còn
nguyên vẹn. Không những thế, cần lưu ý là sức chịu đựng của các DN cũng chỉ có
hạn. Liên tục trong 5 năm trở lại đây, DN loay hoay hết xoay sở với bất ổn vĩ
mô lại chuyển sang chống chọi với suy giảm kinh tế. Mà đến hơn 95% DN của ta là
vừa và nhỏ, tuy sức chịu đựng bền bỉ nhưng không phải vô hạn. Số lượng DN ngừng
hoạt động, giải thể, thu hẹp là rất lớn.
Sức khỏe của DN được phản ảnh chính xác nhất qua tình
trạng nộp thuế thu nhập của họ. Ở một số địa phương chúng tôi làm nghiên cứu,
tỷ lệ doanh nghiệp không còn nộp thuế nữa lên tới 30% - 40%, thậm chí có
nơi tới 50%. Điều đó chứng tỏ một bộ phận rất lớn DN đã bị suy kiệt. Đấy là kết
cục vô cùng tai hại đối với nền kinh tế không chỉ trong ngắn hạn mà còn cho khả
năng hồi phục trong trung và dài hạn.
Cần động cơ
để giải quyết các tồn đọng
- Trên một
nền hiện trạng đầy khó khăn đan xen, giằng kéo nhau của năm
2012 để lại chưa được giải quyết, theo tiến sĩ, cần phải bắt đầu
từ đâu, bứt phá như thế nào để thoát ra, đưa nền kinh
tế trở lại quỹ đạo phát tiển?
- Tôi không nghĩ chúng ta có khả năng bứt phá trong
năm 2013. Như đã phân tích, tốc độ triển khai các Đề án tái cơ cấu đã được phê
duyệt rất chậm chạp. Đề án Tái cầu trúc đầu tư công thậm chí còn chưa được phê
duyệt. Đây là biểu hiện của thực trạng là hệ thống thiết kế và triển khai chính
sách của ta có vấn đề nghiêm trọng. Ra được chính sách đúng đã khó, nhưng với
bộ máy chính sách hiện nay, đảm bảo chính sách đúng được triển khai một cách
hiệu quả, không bị biến dạng có khi còn khó hơn.
Đầu tiên là thiếu động cơ. Thường thì trong các hệ
thống quan liêu, làm nhiều lại đi đôi với rủi ro lớn. Lấy ví dụ như trường hợp
của công ty mua bán nợ xấu. Muốn xử lý được khối nợ xấu khổng lồ hiện nay, công
ty mua bán nợ sẽ phải định giá và mua nợ xấu theo giá thị trường. Nhưng nếu như
giá thị trường chỉ bằng 50% giá trị sổ sách thì 50% mất mát kia ai chịu? Đây là
một mâu thuẫn lợi ích cơ bản. Không những thế, một tỷ lệ lớn nợ xấu là của
DNNN. Thế nên một khi thiếu động cơ thì một chính sách đúng và cần thiết cũng
khó được triển khai.
Nguyên nhân thứ hai được nói rất nhiều, đó là các
"nhóm lợi ích", mà ở Việt Nam phải gọi đúng bản chất là các
"nhóm đặc quyền, đặc lợi". Động đến quyền lợi của các nhóm này sẽ vấp
phải sự chống đối quyết liệt bằng mọi cách và từ mọi hướng.
Thứ ba là hiệu lực của bộ máy chính sách rất thấp. Đây
là một khiếm khuyết rất cơ bản. Nếu chúng ta có bộ máy tốt thì ngay cả khi
chính sách dù có không hoàn hảo thì vẫn có thể triển khai vào thực tế. Còn với
bộ máy như hiện nay, một chính sách dù đúng cũng có thể trở nên bị biến dạng
khi vào thực tế.
- Chắc tiến
sĩ cũng rất đồng tình với lịch sử của người Việt Nam , khi
bị "đẩy đến chân tường" thì sẽ trở nên
mạnh mẽ, kiên cường và sáng tạo để tồn tại và vượt qua,
như trong lịch sử chống ngoại xâm hay thời kỳ Đổi mới?
- Đúng là trong nhiều trường hợp, khi bị dồn đến chân
tường, người Việt Nam
chúng ta đã tìm ra lối thoát dù trong gang tấc. Tuy nhiên, những người để đến
lúc không còn đường lùi nữa mới chịu tiến thường là những người thiếu tầm nhìn
và/hoặc bản lĩnh chính trị. Việc để hoàn cảnh chi phối tới mức gần như chỉ còn
một đường thoát hiểm duy nhất một mặt có nghĩa là những lựa chọn khả dĩ hơn đã
bị bỏ lỡ từ trước, mặt khác chắc chắn sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề và tốn
kém.
Cũng phải nói thêm là ngay cả khi điều kiện bức bách
mà muốn đột phá thì cũng phải có điều kiện. Ngoài sự chín muồi của hoàn cảnh,
sự thúc ép của tình thế đến mức nhận thức của hệ thống - đặc biệt là những nhà
lãnh đạo cao nhất - thay đổi, thì một điều kiện tối quan trọng nữa là quyết tâm
chính trị phải đủ lớn để chiến thắng lực cản của các nhóm đặc quyền - đặc lợi.
Điều này đã được GS. Đặng Phong - sử gia kinh tế đáng kính - phân tích một cách
thấm thía trong rất nhiều tác phẩm của mình. Rõ ràng thế-lực và quyền-lợi của
các nhóm đặc quyền - đặc lợi ở Việt Nam hiện nay khác rất xa so với thời kỳ đầu
thập niên 1980 về cả tính chất và quy mô, vì vậy lực cản đối với cải cách cũng
như quán tính giữ nguyên trạng thái hiện tại là vô cùng lớn. Điều này có nghĩa
là sẽ không có đột phá.
- Vậy theo
tiến sĩ, phải tháo gỡ như thế nào, bắt đầu từ đâu?
- Có lẽ sẽ không quá đáng khi khái quát hóa rằng những
thành công lớn nhất có tính đột phá kể từ thời kỳ Đổi mới đều gắn liền với việc
nhà nước trả lại quyền tự do sản xuất - kinh doanh cho người dân và quyền định
giá cho thị trường. Những ví dụ tiêu biểu là Chỉ thị 100 (1981) và Nghị quyết
10 (1988) trả lại đất đai và quyền tự chủ sản xuất của hộ gia đình trong nông
nghiệp; là Nghị quyết 25-CP (1981) và Quyết định 217-HĐBT (1987) đưa đến quyền
tự chủ sản xuất - kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh; là Luật Công ty
(1990) và Luật Doanh nghiệp (1999) công nhận quyền tự do kinh doanh của người
dân; là những quyết định sử dụng chế độ một giá trong giao dịch thương mại và
ngoại tệ.
Đồng thời, có lẽ cũng không quá đáng khi phát biểu
rằng hầu hết những thất bại kinh tế kể từ Đổi mới đều liên quan đến sự can
thiệp duy ý chí hay quá sâu của nhà nước vào nền kinh tế hoặc là hệ quả của
việc nhà nước không áp đặt được kỷ luật đối với các nhóm đặc quyền đặc lợi. Một
số ví dụ tiêu biểu là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện trước Đổi mới, là các
chương trình duy ý chí như xi-măng lò đứng, một triệu tấn mía đường, đánh bắt
xa bờ, là bất ổn kinh tế vĩ mô liên miên trong những năm trở lại đây, là sự sụp
đổ và thua lỗ của một loạt tập đoàn kinh tế nhà nước.
Nếu những quan sát này là chính xác thì điều cần làm
đầu tiên là cần thật khách quan nhìn nhận lại vai trò kinh tế của nhà nước
trong mối quan hệ với thị trường, của khu vực DNNN trong mối quan hệ với khu
vực DN dân doanh và đầu tư nước ngoài. Nói cụ thể hơn, trước khi nghĩ đến những
đề án mới thì nên bắt đầu với việc sửa những sai lầm cũ. Để làm được điều này,
quan trọng nhất là phải nhìn thẳng vào sự thật để nhận ra những khuyết tật cơ
bản của nền kinh tế và của hoạt động quản lý kinh tế để từng bước khắc phục,
qua đó xây dựng lại nền tảng vững chắc hơn cho nền kinh tế trong dài hạn.
Duy Chiến (thực hiện) / TuanVN
----------------
Khi "lý tưởng" là cướp ngày, cuộc sống chỉ là bẩn thỉu như vậy mà thôi. Lạ cái là, trên các phương tiện truyền thông, người ta vẫn ca ngợi cái tốt trên... thế giới!
Trả lờiXóaLàm cái cầu 7 tỉ tham ô tới 2 tỉ thì quá béo bở.Chỉ nhìn mức sống một số người nhận được công trình ở ngành giao thông thì biết.Sếp gíám sát cũng ăn cục tiền to rồi nên có anh giám sát nào thẳng thắn quá thì bị đổi ngay.Cho nên không lạ gì chuyện bê tông cốt tre,đường mới làm xong đã hư.Không lạ gì một cán bộ ngành giao thông chưa đầy 40 tuổi,cách đây 10 năm còn đang rách đã có tài sản hàng chục tỉ Nước ngoài cho vay mấy chục năm sau mới phải trả,cứ vơ vét dùng mấy đời chả hết.Sau này con cháu thiên hạ trả.
Trả lờiXóaNếu như làm cái cầu 7 tỉ mà chỉ bị mất 2 tỉ thì đất nước này có phúc lớn.
XóaNghĩ mà thương cho những người không phải là dân Việt.
Nói tóm lại cái gì nhà nước quản lý, cái đó hỏng. Vì sao vậy ? Vì "thiếu tầm nhìn", bản lĩnh chính trị lệch lạc, năng lực kém và đương lối, chính sách xa thực tế. Có sửa được không ? Được, với điều kiện là lãnh đạo muốn sửa. Tiếc là lãnh đạo lại chưa muốn sửa chỉ vì chưa bị dồn đến chân tường và sợ ảnh hưởng đến quyền lợi. Đơn giản vậy thôi.
Trả lờiXóaCó những nơi, những thứ còn kinh khủng gấp nhiều lần hơn so với những cái đã bị lộ nhưng rất khó bị phanh phui.
Trả lờiXóa1. Chưa động chân động tay, mới ý tưởng- mới trên giấy đã nghĩ chuyện "ăn"...
Trả lờiXóa2. Trong việc làm ăn tại VN - không phải “điều” anh biết mà là “người” anh biết???
Đúng là có ý tưởng thì có "ăn", nhưng có "ăn" thì phải nghĩ tới "ông anh, bà chị" nếu không thì khó mà bền vững.
XóaChao ôi, đầu tư công hiệu quả thực sự có ít phần trăm lắm, nhân dân ạ. Bao nhiêu các ông, các bà ở đủ mọi cơ quan từ trên xuống chia nhau gói bánh đầu tư công cùng với các nhà thầu cũng là anh em chiến hữu của họ. Chỉ có ăn thôi. Cộng sản ơi, sao mà đốn mạt thế!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóahttp://www.youtube.com/watch?v=IFcE2LhGqDI
Bố già Trung Quốc Ôn Gia Bảo, diễn viên Phường chèo Tàu hay nhất bên Ngô Cẩu !
****************************************
"Tôi chưa bao giờ liên quan và cũng không bao giờ liên
quan tới việc lạm dụng quyền lực nhằm thu lợi cá nhân
vì các mối lợi như vậy đi ngược lại những gì tôi vẫn tin
tưởng. Tôi sinh ra với hai bàn tay trắng và tôi muốn sau
này ra đi một cách trong sạch."
Ôn Gia Bảo - Giả « Tâm » thư
Nguyên Bố già Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Đóng kịch gửi tâm thư viết tào lao
"Không lợi dụng chức quyền riêng thu lợi"
Mong bảo vệ thanh danh dư luận lao xao
Gia đình tích lũy tài sản khổng lồ hàng tỉ
Thời gian lão ác Ôn làm Tể tướng chức cao
"Tôi muốn đi đoạn đường cuối cùng trần thế
Một cách đàng hoàng để ra đi thanh cao
Tôi từng sinh ra với hai bàn tay trắng
Tôi muốn ra đi « TAY ĐẦY kim cương đắt sao » (1) ! "
Lão ác Ôn sợ cuộc chiến chống tham nhũng
« Ruồi lẫn hổ » không trật lấy con nào
Lão Tập Cận Bình như Tử thần bên cửa
Trùm Chu Vĩnh Khang ngã nặng trèo cao !
TỶ LƯƠNG DÂN
(1) Tháng 10/2012, báo New York Times của Mỹ đăng
bài cáo buộc gia đình ông Ôn Gia Bảo đã tích lũy tài sản
lên tới 2,7 tỷ đôla trong thời gian ông cầm quyền. Vợ
của Lão ác Ôn Gia Bảo nắm trọn ngành khai thác KIM
CƯƠNG (1) hột xoàn tại HOA LỤC ! ! .. ..
"Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống", đó là phương châm hành xử và là nguyên tắc ăn chia Win -Win trong giao dịch xã hội VN hiện nay, đặc biệt trong giao dịch, quan hệ kinh tế "nhiều màu" có nguồn tiền đầu tư từ Ngân sách và ODA. Các nhóm đặc quyền, đặc lợi nằm sâu và cao trong bộ máy nhà nước VN là thành trì bất khả xâm phạm. Bộ và các tập đoàn, TCty NN bắt tay với nhau,với địa phương và với CTy sân sau của quan chức nhà nước là mạng nhện kết cấu chặt chẽ. Mục tiêu là xà xẻo , moi tiền từ đầu tư của ngân sách nhà nước hoặc trái phiếu chính phủ và ODA do chính phủ bảo hộ. Mạng lưới nhện này muốn phá bỏ nó chỉ có cách dùng lửa Tam muội quạt ba tiêu mới thiêu cháy được . Hoặc chặt một phần thân thể bị bị hoại tử để cứu mạng mà thôi.
Trả lờiXóa