* LÊ TRÍ
Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa
thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh
Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển
Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
Trung Quốc
từng muốn thuê Cam Ranh
Trong bài viết mới đây trên nhật báo “Sankei Express”
của Nhật Bản, chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi đã thẳng thắn
vạch ra âm mưu đen tối của Bắc Kinh khi đơn phương vẽ ra cái gọi là “đường chín
đoạn” (đường lưỡi bò) bao trùm tới 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, để tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.
“Cái “lưỡi bò” tham lam ấy muốn liếm sạch tài nguyên
biển đi kèm với những tuyên bố chủ quyền đối với nhiều quần đảo trên Biển Đông.
Đây rõ ràng là hiện tượng bất bình thường và là hành động trái với lẽ thường
bởi không có bất kỳ nước nào chấp nhận hành động này của Bắc Kinh”, chuyên gia
Hiroyuki Noguchi viết, “Đáng chú ý là nếu dùng một cái que xiên lưỡi bò này từ
Đông sang Tây, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Trung Quốc đang có ý đồ nhòm ngó
hai quân cảng quan trọng là Cam Ranh của Việt Nam và Subic của Philippines”.
Thực tế là từ giữa những năm 1980 đến nửa đầu những
năm 1990, Trung Quốc cũng nhiều lần ngỏ ý muốn thuê vịnh Cam Ranh, thậm chí còn
hăm dọa Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam từ chối đề nghị này và tiếp tục
cho Liên Xô và sau đó là hạm đội Thái Bình Dương của Nga thuê. “Việt Nam, vốn
luôn có thái độ cảnh giác trước Trung Quốc, không đời nào có thể chấp nhận cho
Trung Quốc thuê Vịnh Cam Ranh trong khi Trung Quốc đang ngày càng nhận thức sâu
sắc tầm quan trọng của quân cảng này”, ông Hiroyuki Noguchi nhận xét.
Sự thèm khát
của hải quân Mỹ
Hơn ai hết, người Mỹ rất hiểu sự “đắc địa” của vịnh và
quân cảng Cam Ranh bởi trong chiến tranh họ đã từng đóng quân ở đó và
Washington cũng đã rất tích cực “làm lành” với Việt Nam để được trở lại Cam
Ranh sớm nhất.
Năm 1995, Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ.
Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam . Năm 2003,
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam
thăm Mỹ và tàu Hải quân Mỹ ghé hải cảng Việt Nam . Năm 2005, Thủ tướng Việt Nam
thăm Mỹ. Năm 2006, tại cuộc Hội đàm cấp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ- Việt, hai nước
quyết định cử sĩ quan Việt Nam sang học tập tại Mỹ. Năm 2007, Mỹ sửa đổi quy
chế buôn bán vũ khí quốc tế (ITAR) cho phép bán vũ khí không gây sát thương cho
Việt Nam như radar tuần duyên và máy bay tuần tra trên không. Năm 2009, hai bên
đạt thoả thuận sửa chữa tàu chiến của Hải quân Mỹ. Năm 2010, tàu sân bay của Mỹ
ghé thăm một hải cảng của Việt Nam và sĩ quan quân đội Việt Nam lên thăm tàu.
Năm 2012, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ và một tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Cam Ranh… Có thể nói, Cam Ranh đã góp phần cải thiện quan
hệ Việt – Mỹ nhanh một cách đáng kinh ngạc.
Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã nhấn
mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt-Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của
Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Tuyên bố trên của ông
Panetta là nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam tuyên bố chính thức mở cửa
cảng Cam Ranh cho các tàu quân sự như tàu sân bay và tàu ngầm nước ngoài neo
đậu. Năm 2012, Việt Nam
cũng cho biết sẽ chấp nhận để tàu chiến Nga neo đậu ở Cam Ranh. Một khi cả Nga
và Mỹ đều sửa chữa và tiếp vận ở vịnh Cam Ranh thì hiệu quả kiềm chế Trung Quốc
là rất lớn.
Trong khi Ấn Độ đang cảnh giác trước sự hiện diện của
Hải quân Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, Indonesia và Malaysia thì tuần tra ở vùng
biển xa nhằm đối phó với Trung Quốc, còn Australia thì chuẩn bị nguy cơ Hải
quân Trung Quốc tiến vào Nam Thái Bình Dương… hải quân các nước trong khu vực
cũng đã bắt đầu để mắt đến Cam Ranh.
Cam Ranh và Subic – 2 cánh kéo trên Biển Đông
Theo “gợi ý” của ông Hiroyuki Noguchi, nếu kết hợp với
vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống
chế sự bành trướng của đường lưỡi bò.
Vịnh Subic, nơi đã từng là căn cứ lớn nhất của Hải
quân Mỹ ở châu Á. Năm 1991, Philippines đã quyết định đóng cửa vịnh Subic và
nhân cơ hội này, năm 1995, Trung Quốc bắt đầu tăng cường chiến lược bành trướng
hải dương với việc cho xây dựng cơ sở quân sự trên đảo Vành Khăn thuộc quần đảo
Trường Sa. Giật mình trước động thái này của Bắc Kinh ,
Philippines đã nối lại các
cuộc tập trận chung quy mô lớn với Mỹ và hoàn toàn ngả theo Mỹ. Trong năm 2011,
Mỹ đã đồng ý viện trợ tăng cường trang bị cho quân đội Philippines .
Chính vì thế Bộ Quốc phòng Philippines
đang tỏ ý muốn mời Mỹ nối lại hoạt động của Subic
với tư cách một căn cứ quân sự. Manila cũng đang nhất trí với phương án sử dụng
vịnh Subic làm nơi neo đậu, tiếp nhiên liệu và
sửa chữa tàu của Hải quân Mỹ.
Năm 2010, Việt Nam
và Philippines
đã ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2012,
Philippines đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự bành trướng trên biển của Trung
Quốc khi yêu cầu Trung Quốc phải giải thích rõ những căn cứ pháp lý và mốc giới
cụ thể của “đường lưỡi bò” đồng thời yêu cầu nước này phải “giải quyết một cách
hoà bình” tranh chấp chủ quyền trong khu vực.
“Khi
cả Hà Nội và Manila cùng tăng cường thế trận “chung chiến hào” để phản đối
đường lưỡi bò của Trung Quốc, các cường quốc ở Thái Bình Dương như Mỹ, Nhật Bản
và Australia sẽ phải tính chuyện sử dụng sao cho hiệu quả nhất cả hai quân cảng
Cam Ranh và Subic trong thế trận này”, ông Hiroyuki Noguchi kết luận.
L.T / Infonet
-----------------
Nếu cho TQ thuê quân cảng Cam Ranh thì bác Sang họ Trương sẽ được làm . . . . Tỉnh trưởng !!!
Trả lờiXóaGọi là "Hồn Trương S., Da hàng Việt"?
XóaBác Japan này mộc mạc thế. Bác tính "ý Nhật lòng Việt" à? Khó lắm...
Trả lờiXóaSao ông "đế quốc, tư bổn, giẩy chết, ..." lại nghĩ xấu "đồng chí CS anh em 16 vàng 4 tốt, môi hở, răng lạnh, cùng chung ý thức hệ của đảng ta, ..." vậy nhẩy.
Trả lờiXóaXuân Giáp ngọ,tổng Trọng mù chữ,gọi điện mừng hòa bình ổn định ở biển đông
Trả lờiXóaTết bạch mã, tổng Bình gian giảo,dáp lại liền lưỡi bò liếm sạch không phát súng
Các bác cứ từ từ rồi......bọn em tính.
Trả lờiXóaĐể bọn em lo cái Tết cổ triền này cái hẵng, khách khứa đối tác biếu xén, bọn em bận lắm....
Cho Tàu nuôi cá bè trong vịnh Cam Ranh - cũng là một cách cho thuê nhưng không tốn nhiều tiền . Đây là " Nhận thức chung của hai đảng , hai chính phủ Việt Trung " hay sao , hãy trả lời cho dân biết
Trả lờiXóaViệt Nam vẫn là nước còn yếu,yếu toàn diện...nhưng vì là đường cùng rồi,nên hễ giặc đến là đánh cho bằng thắng là mới thôi,và thắng ngay cả từng trận nhỏ lẻ đến cả một chiến dịch.Nếu xét không thắng là rút về ngủ cho khỏe.
Trả lờiXóaNgày nay,căn cứ quân sự Cam Ranh chả là gì,chỉ là nơi an toàn tuyệt đối chỉ để cho lính về ngủ nghỉ,tàu bè về tân trang,RỜ -TÚT cho đẹp.Từ Đà Nẵng đến Hà Tiên xinh đẹp,nhiều nơi còn là cứ địa khủng khiếp....Nếu Nhật,Mỹ thích thì chúng tôi hô biến là không còn một bóng lính hải quân Trung Quốc và Đài Loan đang xâm lược các đảo của Việt Nam.
Nhưng Mỹ và Nhật có dám cam kết với nhân dân Việt Nam rằng sẽ bán gạo cho Việt Nam,mà không phải ăn củ sắn và bo-bo đến suốt 3 năm như xưa không?Và rất quan trọng là không chơi vẻ trên nóc nhà của hầu hết gia đình cái giẻ màu vàng và 3 sọc đỏ,bắt ớn.
Trung Quốc chắc chắc mãi mãi là kẻ thù cùng đội trời chung,cùng ngồi chung mâm nhậu nhẹt linh đình,nhưng được cái hối lộ vài tạ vàng SJC là cười hề hề,không bắn nhau,lủi thỉ lên tàu về Bắc kinh,hay Nam kinh.
Suy cho cùng Trung Quốc chả có gì đáng sợ,chỉ một chiếc thúng của ngư dân dùng dể cứu hộ cũng thừa cho cái Liêu Ninh,hay cái gì đó chứa máy bay cũng thành VE CHAI.
Ông bố của em NHân và Định,hiện ở đường Phan Đình Phùng,TP Quảng Ngãi là người sáng tạo ra hợp chất nổ,mà nay Mỹ và Nga đã có,còn vấn đề là cách đánh...điều này TÀU TẶC nó quá rõ,và quá sợ rồi...nên hai bên đều hối lộ nhau phải nói là "đẹp",đẹp vì xét ra có vẻ rất văn hóa.còn bên ruột thì thực là cực xấu...nhưng vẫn phải ôm hôn thắm thiết.
Thưa bác Nhật Bổn,nhớ dạo xưa Bác cắt lốp ô tô cũ khi bán cho Bắc Việt XHCN,em cũng ngán bác lắm,mua võ bao xi măng cho Xi măng Hải Phòng,Bác "chém" cũng ngọt.Nay Bác làm ngầm Thủ Thiêm,chả nên,và em mang nợ của Bác,và chơi xỏ Chúng Em mất tuốt tên con đường Chương Dương,Hàm Tử anh hùng,tưởng nhớ hàng van chiến sĩ anh hùng cực oanh liệt,mà ngày nay cũng không thể nào sánh được.... Đời người sao lại vì chỉ có cái chức mà phủ định một thế hệ anh hùng,một đội quân anh hùng đã hy sinh sạch trơn để cho DÂN TỘC chiến thắng....
Thôi,xúi dại chúng em làm chi,lưởi BÒ dài lòng thòng liếm cả xứ ÚC của vương quốc Anh,đâu chỉ liếm ao đìa nhà em.
Cả dân tộc EM ăn bo-bo,củ sắn suốt 3 năm trời...Đó là bài học muôn đời chua xót,mấy chiếc xe CÚP mà các bác Nhật Bổn thải ra,đám cò gom bán cho Việt Nam,giá thì cắt cổ,lại dùng nó hối lộ lẫn nhau đến mức mà 2 ông phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa "đánh nhau " đến bật,vui là cả 2 ông đều học đến tiến sĩ,2 cái xe đều được hối lộ cả,nhưng khác nhau cái màu xanh rêu.
Khi nào bác Nhật gõ anh bán MỲ GÕ,em cũng gõ theo chỉ lấy lại cái của EM mà thôi.
Em Công Sơn xin gởi chuyện vui,trong những ngày buồn đưa tiễn ông bạn già LÊ HIẾU ĐẰNG,bà con với Em về với non sông.
Công Sơn.
với Đảng ta Hoàng Sa nó chỉ là "bãi chim ỉa";
Trả lờiXóavịnh Cam Ranh chẳng có ý nghĩa gì cả, nó chỉ là nơi để "người TQ thuê nuôi cá lồng" mà thôi
Phải chăng Bắc thuộc lần thứ 2 được xem là "công lao to lớn "của Đảng?
Hoàng sa chỉ là bãi chim ỉa?câu này của lãnh tụ Việt nam nào nhỉ?
XóaChiến trường trong nay mai của chúng ta , phải được các nhà hoạch định chính sách xác định rõ – Đó chính là Biển Đông . Biển đông không đơn thuần chỉ là nơi để phát triển du lịch , nó còn là vùng trọng điểm trong không gian sinh tồn của người Việt hôm nay và tương lai ( Dầu mỏ , thủy – hải sản , các nguồn năng lượng mới chưa khai thác , con đường giao thương với thế giới …….).
Trả lờiXóaKhông thể chấp nhận được một điều rằng một sớm mai trở dậy khi muốn ngắm ánh bình minh , đi tắm biển , đi đánh cá ……..Chúng ta phải cậy cục xin phép nhà đương cục Bắc Kinh và phải trả tiền mua “ Vé Vào Cửa “ để có được điều này . Tổ tiên và truyền thống quật cường của người Việt không dạy chúng ta phải nhẫn nhục và hèn hạ đến như vậy .
Nhưng chỉ Quyết tâm , đoàn kết , chừng đó dường như chưa đủ , chính phủ VN cần biết vận dụng một cách linh hoạt và khôn khéo trong chiến lược lâu dài và trong các chiến thuật tác chiến trên biển .
Nhìn một cách thực tế quân sự thuần túy , Cam Ranh không quá mức quan trọng như được kỳ vọng . Người Mỹ đã có CR nhưng vẫn thua , người Nga chẳng khấm khá hơn là mấy từ đây và chúng ta cũng “ Chẳng được nhờ “ chút nào từ họ ( Mất các đảo tại Trường Sa 1988 khi LX đang có mặt tại đây ) , và Việt Nam cũng mới chỉ dừng ở mức cung cấp hậu cần cho Trường Sa .
Ngày nay hình thái tiến hành chiến tranh đã có nhiều thay đổi , việc phát triển mạnh mẽ các phương tiện đánh biển xa là một trong những ưu tiên hàng đầu của TQ , họ đã có tàu sân bay , các hạm đội biển xa , tàu ngầm . Chiến tranh công nghệ cao ( vệ tinh quân sự , tên lửa hành trình tầm xa , máy bay …….) đã thế chỗ cho những chiến hạm chậm chạp và phạm vi tác chiến hẹp .
Nếu chiến tranh cục bộ xảy ra trên biển , nhiều khả năng máy bay và tên lửa hành trình sẽ lĩnh ấn tiên phong để đè bẹp và đập nát khả năng phòng ngự của Việt Nam từ phía bờ biển và trên các đảo ở Trường Sa . Với độ chính xác cao của tên lửa , độ dày đặc của tàu chiến và máy bay mà TQ hiện có liệu CR có đứng vững trước những đợt tấn công phủ đầu hay không , sợ rằng những Moliya , Gepard , thậm chí Kilo sẽ trở nên ngờ nghệch như những con vịt đạp nước trong công viên , vùng vẫy trong chiếc ao CR mà thôi , bảo vệ mình còn chưa nổi thì làm sao bảo vệ nổi Trường Sa và Biển Đông .
Phân tích như vậy để thấy rằng việc giữ nước nói chung và giữ TS và Biển Đông nói riêng , nhiều khi phải ở tầm mức cao hơn , đó là : Thế ( Thế nước mạnh , yếu và hình thế quân sự ) .
Nếu so sánh cán cân quân sự Việt – Trung trên Biển Đông thì ưu thế luôn nghiêng về TQ ( so sánh về số lượng tàu nổi và tàu ngầm , khả năng sản xuất tàu , về quân số hải quân , về khả năng hậu cần trên biển , về vũ khí tấn công … …..) . và như vậy nếu chiến tranh xảy ra , nhiều khả năng VN sẽ mất nốt TS , và đương nhiên là cả Biển Đông . Như vậy một cuộc đấu “ Tay Bo “ là hoàn toàn không cân sức và hết sức bất lợi cho chúng ta . Và cũng cần nhớ rằng các cuộc tấn công trên biển thường diễn ra rất chóng vánh , bên nào đã yếu , lại thua thì cực khó có thể lật lại thế cờ .
Nếu coi cuộc tranh dành Biển Đông là trận bóng đá dài , thì dù rất đau đớn cũng phải thừa nhận rằng chúng ta đã thua 0 – 2 tính từ 1974 đến nay ( Mất Hs và một phần TS ) và chưa biết đến bao giờ mới có cơ gỡ lại . Do trang bị lạc hậu , thiếu kinh nghiệm tác chiến trên biển , và quan trọng là luôn ở thế yếu , và thiếu quyết tâm đã để lại hậu quả đau đớn cho hôm nay .
Để gió cuốn đi
( Còn nữa )
( Tiếp theo )
Trả lờiXóaNhư vậy bài toán đặt ra cho VN từ bây giờ là phải tăng cường hải quân và không quân , tên lửa bờ biển , và điều tối quan trọng để giữ thế , đó là phải lập tức tạo thế liên minh .với các nước có cùng “ Chí hướng “ . Đó có thể là Nhật , Mỹ , Ấn , Nga . Các tàu quân sự của các nước trên có thể vào CR một cách tự do , đang là một hướng đi đúng , nhưng phải có “ Trọng điểm “ , và nếu tình huống bắt buộc phải lựa chọn thì đó chắc chắn nên là Mỹ chứ không phải Nga .
Việc tập trận hải quân với Nhật , Mỹ , Ấn phải được tiến hành vừa để răn đe ( Đa số các nước đe nhau bằng cách này ) , vừa để nâng cao khả năng ứng phó dày dạn cho hải quân VN . Các cuộc tập trận thường xuyên và đều đặn , vừa để củng cố sự tin cậy giữa các đối tác , vừa là lý do để Mỹ , Nga , Nhật , Pháp có mặt thường xuyên ở đây ( Trung Quốc rất ngán đòn hội đồng kiểu này ) , tất nhiên để đổi lại VN cần biết chia sẻ lợi ích với các nước đó ( Không ai cho không ai điều gì )
Với những gì mình có trong tay . Qua các cuộc giao lưu quân sự ấy , các mối liên hệ sẽ hình thành , và Việt Nam nên quyết đoán , chớ bỏ lỡ cơ hội , nếu Mỹ , hoặc Nhật ngỏ ý muốn thành lập một liên minh với mình . Tuyệt đối không được bỏ lỡ . Nếu điều này xảy ra mà Việt Nam bỏ lỡ , thì chúng ta sẽ mãi mãi ôm hận trước Trung Quốc , Và như vậy Hoàng Sa và Trường Sa sẽ chỉ mãi mãi còn trong ký ức , trong phim ảnh , và trong ………Bản tin dự báo thời tiết mà thôi . Nó sẽ chính thức bị “ tuyệt chủng “ .
Trung Quốc đang nổi lên như một thế lực lớn mạnh không ngừng , đủ sức thách thức , muốn tranh hùng với Mỹ và phần còn lại của TG . Mỹ đương nhiên không thể hài lòng với trò lấn sân này , dù sự thể hiện chưa lộ liễu , nhưng thế giới đã dự cảm được về điều mà TQ sẽ tiến hành , và như vậy Việt Nam cần tuyên truyền mạnh mẽ về điều này , vừa có lợi cho mình , các nước khác sẽ ủng hộ và liên minh , giúp đỡ khi hữu sự . Đó là phương sách phòng thủ từ xa .
Hãy học hỏi kinh nghiệm từ các nước láng giềng của mình như Indonesia , Malaysia , sinhgapo …..khi họ vừa Kharaxo với Nga , nhưng cũng Oke với Mỹ , ý nghĩa của điều này là bất kể điều gì có lợi cho dân tộc , thì phải được nghiên cứu thấu đáo và quyết đoán khi lựa chọn . trong bao nhiêu năm nay đã cho thấy rằng chính sách đó là đúng . Từ những điều trên Việt Nam hãy nhạy bén và nên lấy Mỹ làm “ Trục “ cho quyết sách giữ Biển Đông của mình , tất nhiên bằng sự khôn khéo trong ngoại giao , chúng ta đừng nên quên nước Nhật , Ấn , Nga , Pháp và dĩ nhiên các nước Asean .
Với tất cả những điều trên không đồng nghĩa rằng VN sẽ dựa dẫm và cậy nhờ Mỹ , Nhật , Nga …..giúp mình chiếm lại Hoàng Sa và giúp bảo vệ Trường Sa , mà VN phải tự mình tăng cường tiềm lực về mọi mặt và tự chiến đấu , các nước chỉ đóng vai trò yểm trợ , răn đe và trợ giúp chúng ta về chính trị , hậu cần và phương tiện chiến tranh mà thôi . Đừng nên quên rằng TQ là một cường quốc hạt nhân , và Nga hay Mỹ chỉ tham chiến khi và chỉ khi quyền lợi quốc gia của họ bị thách thức nghiêm trọng . Đừng mơ tưởng những điều không có thật và không thực tế .
Mỹ chưa từng có ý định giành lại quần đảo Kurin bị Nga chiếm , trả lại cho Nhật – Dù Nhật là đồng minh cực kỳ thân cận . Đó là ví dụ thực tế và khó bác bỏ .
Để gió cuốn đi
( Còn nữa )
Đọc nhưng điều ND 20:44 VÀ 2:46 nói thì đúng là Hoàng sa,Trương sa đã,đang và sẽ chỉ còn trong bản tin dự báo thời tiết mà thôi.Hu hu!
Xóa( Tiếp theo )
Trả lờiXóaTừ đó có thể thấy rằng Nếu giữ nước không bằng quyết tâm cao của toàn dân tộc ( Bao gồm sự nhất trí của toàn dân , và quyết tâm , sáng suốt và mưu trí của người lãnh đạo ) thì e rằng dẫu có 100 Cam Ranh cũng không thể giữ nổi nước . Nếu ví Cam Ranh như cánh cổng gỗ Lim rất bền , chắc , nhưng xung quanh nhà là tường phên vách nứa , mái nhà mục nát , và những người trong căn nhà đó co rúm sợ hãi thì hỏi rằng khi kẻ cướp đến liệu có giữ nổi căn nhà ấy hay không , cánh cửa lim vững chắc kia liệu có ích gì , hay cũng chẳng hơn là bao những đồ vật trang trí xoàng xĩnh , chỉ để ngắm nghía , nhưng không có mấy giá trị thực tế .
Để gió cuốn đi
Luật đất đai VN chỉ rõ đất đai được quyền chuyển nhượng. Vì thế Đảng - Nhà nước chuyển nhượng Hoàng Sa - Trường Sa- Thác Bản Dốc và hơn 320 nghìn ha rừng đặc dụng đầu nguồn của VN cho TQ thì đâu có phạm luật.
Trả lờiXóaKhi lãnh đạo cần tiền xây cung điện, ăn chơi và gửi ra ngân hàng nước ngoài thì họ sẽ bán, bán tuốt