Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

2014: Số phận nhiều tiêm kích thế hệ 5 sẽ được quyết định



(Soha.vn) - Phương tiện truyền thông Trung Quốc mới đây đã đưa ra một số dự đoán về xu hướng phát triển của không quân các nước trên thế giới trong năm 2014.
Máy bay chiến đấu thế hệ 5
Mỹ
Tháng 6/2013, Bộ quốc phòng Mỹ quy định rõ thời gian công bố khả năng hoạt động ban đầu (IOC) của F-35B (cho Thủy quân lục chiến), F-35A (Không quân) và F-35C (Hải quân).
Mặc dù việc đánh giá của Bộ quốc phòng Mỹ đối với máy bay F-35 bị trì hoãn mấy năm so với kế hoạch, nhưng kế hoạch trang bị số lượng lớn cho quân đội Mỹ cuối cùng cũng được đưa vào chương trình nghị sự.

F-35 thử nghiệm cất/hạ cánh trên tàu đổ bộ USS Wasp (LHD1)
F-35 thử nghiệm cất/hạ cánh trên tàu đổ bộ USS Wasp (LHD1)
Chi phí cao và sự chậm trễ trong thời gian qua không chỉ làm cho F-35 bị chỉ trích mà còn khiến các nước tham gia nghiên cứu khác bỏ cuộc. Dễ dàng nhận thấy, quyết định lần này sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với năm 2014, trở thành năm chạy nước rút để kết thúc việc nghiên cứu F-35.
Nga
Sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố, máy bay T-50 sẽ được trang bị cho Không quân Nga vào năm 2016. Tháng 8/2013, Tổng tư lệnh Không quân Nga cho biết, T-50 sẽ trang bị cho Không quân trước năm 2017.
Nguyên mẫu thứ năm của T-50 bay thử nghiệm tháng 11/2013
Nguyên mẫu thứ năm của T-50 bay thử nghiệm tháng 11/2013
 Nguyên mẫu tiêm kích thế hệ năm T-50 đã thực hiện bay thử nghiệm kể từ tháng 1/2010. Ban đầu, Không quân Nga lên kế hoạch bắt đầu triển khai loại máy bay này vào phục vụ từ năm 2015 nhưng quá trình nghiên cứu gặp nhiều khó khăn, các vấn đề như thiết bị điện tử trên máy bay không hiện đại, đồng thời sự chậm trễ của tiến độ cũng đồng nghĩa với việc giá thành cao. Vì vậy, năm 2014, máy bay chiến đấu T-50 mới bắt đầu tiến hành thử nghiệm quốc gia.

Nhật Bản:
Công tác nghiên cứu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Shinshin của Nhật Bản cũng đang được tiến hành, căn cứ vào kế hoạch, năm 2014 sẽ thực hiện bay lần đầu tiên. Máy bay Shinshin do Nhật Bản tự nghiên cứu chế tạo, sử dụng các công nghệ tiên tiến như radar mạng pha chủ động, đối kháng điện từ, có khả năng “phát hiện hàng đầu”, “tấn công hàng đầu” và “đánh chặn hàng đầu”.
Máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới

Mỹ
Mỹ đã tuyên bố khởi động lại kế hoạch máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo vào năm 2011. Tới tháng 4/2013, Không quân Mỹ tiết lộ, máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo sẽ bắt đầu sự phát triển của máy bay không người lái.
Không quân Mỹ có kế hoạch đến khoảng năm 2018 sẽ cho ra mắt nguyên mẫu loại máy bay ném bom chiến lược, năm 2025 sẽ trang bị 80 đến 100 máy bay loại này. Hiện nay, chưa có thay đổi nào được đưa ra nên có thể dự đoán rằng quân đội Mỹ vẫn sẽ căn cứ vào kế hoạch để thúc đẩy dự án. Ngân sách của dự án này trong năm 2014 đạt 379 triệu USD.

Nga
Tháng 3/2013, Cục thiết kế Tupolev Nga giành được hợp đồng phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo cho Không quân Nga. Căn cứ vào hợp đồng, năm 2020 bắt đầu tiến hành sản xuất với số lượng lớn, trong khoảng từ năm 2025 – 2030 sẽ trang bị 100 máy bay ném bom chiến lược cho quân đội Nga.
Một mô hình máy bay được cho là PAK-DA thử nghiệm trong đường hầm gió.
Một mô hình máy bay được cho là PAK-DA thử nghiệm trong đường hầm gió.
Loại máy bay này sử dụng cách bố trí động cơ phản lực với tốc độ bay siêu âm và tàng hình trở thành lựa chọn ưu thế nhất, có thể tiến hành răn đe hạt nhân, tấn công hạt nhân, có tầm bay xa và phạm vi tác chiến lớn, có khả năng tác chiến tầm xa, rất thích hợp với chiến tranh cục bộ công nghệ cao.
Việc nghiên cứu loại máy bay này sẽ trở thành một vũ khí quan trọng của Nga để ứng phó với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ. Năm 2014, việc phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Nga sẽ được đẩy nhanh hơn.
Máy bay không người lái
Mỹ:
Tháng 5/2013, máy bay X-47B của Mỹ lần đầu tiên cất cánh thành công từ tàu sân bay, tháng 11/2013, X-47B tiếp tục kiểm chứng tính năng hạ cánh trên tàu sân bay trong điều kiện phức tạp. Theo kế hoạch, năm 2014, máy bay không người lái X-47B tiếp tục được thử nghiệm.
X-47B cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tháng 5/2013
X-47B cất cánh từ tàu sân bay USS George H.W. Bush tháng 5/2013
Sau khi máy bay không người lái RQ-170 ra mắt không lâu, Mỹ bắt đầu tạo ra một loại máy bay không người lái RQ-180 có trọng tải lớn và khả năng tàng hình mạnh. Máy bay sử dụng cách bố trí cánh sải, có thể bay liên tục 24 giờ, dự kiến năm 2015 đưa vào sử dụng. Vì vậy, năm 2014 sẽ là năm quan trọng trong quá trình phát triển của RQ-180.
Bên cạnh đó, máy bay trinh sát SR-72 trở thành thế hệ tiếp theo của SR-71. Ngoài khả năng tàng hình và không người lái ra, đặc điểm lớn nhất của máy bay này là sử dụng tổ hợp động cơ phản lực thông thường và Scramjet. Năm 2014 sẽ là sự khởi đầu quan trọng của SR-72.
Đáng chú ý, năm 2013 Mỹ đã giới thiệu nhiều loại thiết bị không người lái phóng từ ngầm, tạo bước đột phá trong lĩnh vực này.

Nga
Dự án phát triển máy bay không người lái của Nga sẽ tiếp tục được tăng cường, đáng chú ý là máy bay không người lái Skat lấy mô hình từ máy bay X-47B, X-45C của Mỹ, sử dụng cách bố trí động cơ phản lực, trọng lượng rỗng 10 tấn, trang bị 2 buồng vũ khí bên trong thân, mang được 2 tấn bom, có thể mang vũ khí dẫn đường không đối đất chính xác, tầm hoạt động 4.000 km. Ngoài ra, hàng loạt máy bay không người lái do thám mới cũng sẽ được phát triển.

Iran
Hai năm gần đây, Iran có nhiều tiến bộ trong việc phát triển máy bay không người lái, đặc biệt, năm 2013 nước này đã công bố một loạt máy bay không người lái kiểu mới như Shahed-129, Rad-85, Yasseer, Fotros.

Anh
Máy bay chiến đấu không người lái Taranis
Máy bay chiến đấu không người lái Taranis
Trong khi đó, năm 2013 máy bay không người lái siêu âm Taranis của Anh cũng bắt đầu bay thử nghiệm và việc phát triển trong năm 2014 vẫn được quan tâm.--------------

7 nhận xét:

  1. Vủ khí hiện đại của CHXHCNVN đang làm khiếp sợ... người ngoài hành tinh?!

    Trả lờiXóa
  2. Cứ dùng phép biện chứng thì sẽ vô hiệu hóa mọi loại vũ khí, nên Việt nam chẳng cần sản xuất vũ khí gì! Trong mọi cuộc chiến tranh, đối phương thường tìm thấy ý tưởng lớn của nhau để quyết đinh khi hành động! còn Việt nam thì họ không thể tìm thấy "Ý tưởng lớn được" Vì ta là đỉnh cao trí tuệ!!! Nên ta mãi mãi là "bách chiến bách thắng"!
    uyen-hanoi

    Trả lờiXóa
  3. Nếu Mỹ vẫn dùng B52 thì cớ gì VN phải thay MIG19, Phạm Tuân vẫn còn đó, những chiến tích năm 72 vẫn được ca ngợi hết lời vẫn còn đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực tế phi công Bắc Việt chết hơn 50% (con số khiêm tốn). Anh tôi, phi công MIG-21 cho biết. Ở Ấn Độ, MIG-21 được gọi là "quan tài bay". Vũ khí của Nga thuộc loại "tiền nào của ấy" (khá rẻ so với của NATO).

      Xóa
  4. Ủng hộ anh mẽo.
    Vì thằng nào theo anh í đều khấm khá, cứ ngẫm mà xem....
    Theo thằng khựa hay i van thì ai cũng biết rồi.....
    Cứ xem tàu i van mắc kẹt, thằng khựa hăm hở lên cứu cũng....mắc kẹt lun.
    Lại phải anh mẽo lên kéo về.........

    Trả lờiXóa

  5. United States Ice Breaker Trying To Help Stranded Ships In Antarctica



    http://www.youtube.com/watch?v=hpjxsgNWF_k




    Tầu phá băng cũ kỹ của Mỹ - tầu phá băng của Tàu - tầu nghiên cứu của Nga
    *************************************




    Tầu nghiên cứu Nga mắc cạn Nam cực
    Tầu phá băng Tàu vội rời « Bắc cực » ! ! !
    Vội vội vàng vàng giải cứu tầu Nga
    Giờ đây chính tầu Tàu lại lâm nạn ! ! !
    Hai tầu đồng chí ngáp ngắn ngáp dài bên nhau
    Đang chờ dài cổ tầu phá băng cũ của Mỹ
    Đến cứu rỗi cứu mạng cho hai con tầu .. ..
    Tầu nghiên cứu Nga về lại Sông Volga
    Tầu phá băng Tàu lại vội về « Bắc cực » ! ! !
    Như Giang Thanh « B..ắc c.. ực » Bác MAO ta ! ! !


    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  6. Phô diễn cơ bắp một tí cho thiên hạ lạnh gáy, thế hệ 5 còn lâu mới hoàn thiện, F22 ngạt mũi, nhức đầu hoài, thỉnh thoảng các " Bác sĩ " lại cho nghỉ vì sức khỏe có vấn đề . Nếu thực sự " Tàng hình ", " Bách chiến, bách thắng " thì Siria bị " Thịt " từ lâu rồi ! Không biết thằng cha này hắn có " cái gì " mà thiên hạ ngại không giám " Đớp " ?.

    Trả lờiXóa