Năm
2014 đã tới. Năm 2013 qua đi và đã chứng kiến nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp
những khó khăn, thách thức lớn lao. Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng: nền
nông nghiệp nước ta vẫn tăng trưởng, trở thành “trụ đỡ”, là “bình phong trú ẩn
chắc chắn” cho cả nền kinh tế đang gặp “cơn bão” suy thoái trầm trọng. Tôi nghi
ngờ nhận định này.
Sản xuất nông nghiệp không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh, khiến họ phải sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ trở thành công dân hạng 2, sống trong các khu nhà ổ chuột,làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, không được hưởng các phúc lợi và tiện ích công cộng, dù với mức tối thiểu, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng văn hóa, cung cấp điện sinh hoạt và nước sạch… so với cư dân thành thị. Khi “cơn bão kinh tế” ập đến,hàng ngàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh, họ mất việc làm, đành trở về quê hương bản quán với hy vọng tìm được nơi trú ẩn tạm bợ. Nông thôn vốn đã thiếu việc làm, nay lại càng thiếu việc làm trầm trọng hơn. Người vô cảm, theo kiểu “điều gì không thấy tức là không có”, cho rằng nhờ vậy mà tỷ lệ người thất nghiệp giảm đi. Mức sống thấp, khiến họ không dám và không có tiền chi tiêu cho những nhu cầu dưới mức tối thiểu để tồn tại, làm cho chỉ số giá cả (CPI) gia tăng thấp (trên 6% trong năm 2013). Thế là người ta xướng lên thành tích đã kiềm chế được lạm phát! Thống kê nhà nước nói chỉ số giá cả tăng thấp, nhưng các bà nội trợ lại kêu giá cả tăng cao thường xuyên, liên tục, làm teo tóp túi tiền vốn đã eo hẹp của họ. Như vậy, nông nghiệp chỉ là “trụ đỡ” cho những thành tích ảo, là “bức bình phong” che khuất những nỗi cơ cực của người nông dân trước con mắt của những người vô cảm, thích tự sướng!
Sản xuất nông nghiệp không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh, khiến họ phải sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ trở thành công dân hạng 2, sống trong các khu nhà ổ chuột,làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, không được hưởng các phúc lợi và tiện ích công cộng, dù với mức tối thiểu, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng văn hóa, cung cấp điện sinh hoạt và nước sạch… so với cư dân thành thị. Khi “cơn bão kinh tế” ập đến,hàng ngàn doanh nghiệp ngưng kinh doanh, họ mất việc làm, đành trở về quê hương bản quán với hy vọng tìm được nơi trú ẩn tạm bợ. Nông thôn vốn đã thiếu việc làm, nay lại càng thiếu việc làm trầm trọng hơn. Người vô cảm, theo kiểu “điều gì không thấy tức là không có”, cho rằng nhờ vậy mà tỷ lệ người thất nghiệp giảm đi. Mức sống thấp, khiến họ không dám và không có tiền chi tiêu cho những nhu cầu dưới mức tối thiểu để tồn tại, làm cho chỉ số giá cả (CPI) gia tăng thấp (trên 6% trong năm 2013). Thế là người ta xướng lên thành tích đã kiềm chế được lạm phát! Thống kê nhà nước nói chỉ số giá cả tăng thấp, nhưng các bà nội trợ lại kêu giá cả tăng cao thường xuyên, liên tục, làm teo tóp túi tiền vốn đã eo hẹp của họ. Như vậy, nông nghiệp chỉ là “trụ đỡ” cho những thành tích ảo, là “bức bình phong” che khuất những nỗi cơ cực của người nông dân trước con mắt của những người vô cảm, thích tự sướng!
Nhưng mặt
khác, người ta vẫn hô hào phải tái cơ cấu
nông nghiệp, từ bỏ mô hình tăng trưởng nhờ tăng đầu tư, khai thác kiệt quệ tài
nguyên thiên nhiên, sử dụng sức lao động giá rẻ, xuất khẩu nông sản thô với giá
trị gia tăng thấp, chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư theo chiều
sâu, áp dụng công nghệ mới, làm gia tăng giá trị nông sản, tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, sản xuất thân thiện
với môi trường…
Vì vậy,
trước khi bàn đến giải pháp cụ thể, cần có sự đồng thuận, nhất quán về những
khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản để xây dựng lại nông nghiệp.
1 1- Xây dựng lại (Reengineering, Perestroika)
và cấu trúc (hay cơ cấu) lại (Restructuring)
1.1.
Cấu
trúc (hay cơ cấu) lại chỉ là sự sắp xếp lại một cách hợp lý hơn những
yếu tố cấu thành vốn có, đang tồn tại của một chỉnh thể (ở đây là nền nông nghiệp)
theo một kiểu nào đó để đạt được những mục tiêu cao hơn hiện tại. Vì thế, nó
không làm thay đổi về chất của thực thể nền nông nghiệp đang hiện hữu. Cho nên,
nền nông nghiệp nước ta hiện nay đã gần như hết “dư địa” để tăng trưởng và phát
triển, càng không còn “dư địa” để phát triển bền vững và toàn diện, khắc phục
triệt để và căn bản những yếu kém của nó trong thời gian qua.
1.2.
Xây dựng
lại
là tạo ra những yếu tố mới và kết hợp chúng lại với nhau theo một kiểu cấu trúc
nào đó trong một chỉnh thể mới, được vận hành theo một cơ chế quản lý phù hợp với
cấu trúc của nó, để tạo ra những thuộc tính khác hẳn về chất, vốn không tìm thấy
ở chỉnh thể cũ, cũng như trong mỗi yếu tố cấu thành nên chỉnh thể mới. Chất lượng
của chỉnh thể mới sau khi được xây dựng lại, được thể hiện bằng những tiêu chí
phản ánh mục tiêu của nó. Đó chính là tiêu chí nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân cả về vật chất và văn hóa, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường
sinh thái tự nhiên và nhân văn.
2.
Những
khái niệm và quan điểm khoa học cơ bản với tư tách là cơ sở của việc hoạch định
các giải phápxây dựnglại nền nông nghiệp.
2.1.
Việc xây dựng lại nền nông nghiệp phải được coi
là một bộ phận căn bản của sự nghiệp phát triển nông thôn, hay là xây dựng nông
thôn mới, theo cách thường gọi. Phát triển nông thôn mới lại là nội dung cơ bản
của cả quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam một cách toàn diện và bền
vững, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Như vậy, xây dựng lại nền nông nghiệp
cũng như phát triển nông thôn mới là một quá trình dài, cần đầu tư lớn về “chất
xám” và tiền vốn, không thể nóng vội, chạy theo thành tích để đạt các danh hiệu
thi đua, như chúng ta đã thấy trong thời gian qua.
2.2.
Thực chất của việc xây dựng nông thôn mới là một
quá trình phát triển bền vững và toàn diện cả kinh tế, xã hội và môi trường, để
nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Do vậy, nội dung phát triển nông
thôn mới bao gồm 4 quá trình:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và
kinh tế nông thôn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, vừa giảm bớt sức
lao động trong nông nghiệp, vừa gia tăng khả năng thu hút, sử dụng sức lao động
dôi dư từ nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
- Đô thị hóa nông thôn, tạo ra những đô thị nhỏ
văn minh, bố trí rộng khắp ở các vùng nông nghiệp sinh thái, vừa để tạo ra các
cơ sở kinh tế, phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, thu hút sử dụng sức lao
động nông nghiệp dôi dư nhờ công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất, vừa du nhập
lối sống văn minh đô thị vào nông thôn. Nhờ đó, người ta có thể hạn chế tối đa
quá trình tự phát tạo ra các siêu đô thị cực lớn với đầy rẫy những vấn đề kinh
tế, xã hội và môi trường, khó khắc phục, như hiện nay.
- Kiểm soát dân số cả về số lượng lẫn chất lượng,
cũng như quá trình di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả
nước và mỗi vùng.
- Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn
trong sản xuất và đời sống.
2.3.
Xét
riêng về xây dựng lại ngành nông nghiệp.
- Phải xây dựng lại chiến lược sản phẩm trên phạm
vi quốc gia, từng vùng, tiểu vùng nông nghiệp sinh thái, căn cứ vào dự báo thị
trường trong và ngoài nước, dựa vào lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của
quốc gia và của mỗi vùng, không theo đơn vị hành chính tỉnh (thành phố), huyện,
xã.
- Trên cơ sở đó, xây dựng lại quy hoạch và kế hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng, từ thủy lợi, giao thông, bến cảng, kho bãi, các cơ
sở logistic (hậu cần)… trên phạm vi cả nước và mỗi vùng, tiểu vùng nông nghiệp
sinh thái, để phục vụ việc thực hiện chiến lược sản phẩm nói trên.
- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các
khu đô thị nhỏ ở các vùng và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái để tạo ra các cơ sở
dịch vụ đầu vào – đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
-
Thiết lập chiến lược phát triển khoa học – công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm và
xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị nông thôn theo quy hoạch.
2.4.
Xây dựng
nền nông nghiệp thể chế
2.4.1.
Áp dụng phổ biến mô hình quản lý theo chuỗi giá
trị ngành hàng nông sản, từ trang trại đến bàn ăn hay xuất khẩu đến mạn tàu, tổ
chức lại nền sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng (Contract farming) ở mỗi vùng
và tiểu vùng nông nghiệp sinh thái. Trong đó, doanh nghiệp cung ứng đầu vào – đầu
ra cho sản xuất nông nghiệp và các trang trại sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy
mô lớn cùng với các hợp tác xã đích thực của họ là những chủ thể quan trọng nhất
trong chuỗi giá trị ngành hàng và mối liên kết sản xuất nông sản. Doanh nghiệp
phải là “nhạc trưởng” trong việc tổ chức lại sản xuất theo hợp đồng, quản lý
chuỗi giá trị ngành hàng và cùng với các trang trại và các hợp tác xã của họ
thiết lập cơ chế phân chia trách nhiệm và lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham
gia chuỗi giá trị ngành hàng. Đó chính là cơ sở kinh tế tạo ra tính bền vững của
mối liên kết này.
2.4.2.
Trang trại là một tổ chức kinh doanh nông sản tự
chủ, thực hiện các khâu sản xuất mang tính sinh học, trong nền kinh tế thị trường.
Do đó, luật pháp phải thừa nhận trang trại cũng tồn tại theo các hình thức tổ
chức kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Nhưng do sản xuất nông nghiệp mang tính
sinh học, loại hình trang trại tồn tại phổ biến, là lực lượng sản xuất nông sản
hàng hóa chủ yếu, ngay cả ở những nước phát triển nhất, là trang trại gia đình
(kinh tế nông hộ - farmhouse) và trang trại cá nhân không có cấp quản lý trung
gian (doanh nghiệp cá nhân trong nông nghiệp, luật Việt Nam gọi nhầm là doanh
nghiệp tư nhân). Quy mô kinh doanh của chúng ngày càng mở rộng nhờ cơ giới hóa,
hiện đại hóa, tin học hóa, chứ không phải nhờ gia tăng sức lao động trong mỗi
trang trại đến mức phải thiết lập cấp quản lý trung gian như các doanh nghiệp
trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
2.4.3.
Hợp tác xã đích thực theo luật hợp tác xã 2012
chỉ được hình thành và phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, khi các thành
viên chủ yếu của nó là các chủ trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo
GAP. Trong chuỗi gía trị ngành hàng, hợp tác xã vừa là chủ thể tham gia hợp tác
với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra cho nông nghiệp nghiệp, vừa
là đối trọng cạnh tranh của các doanh nghiệp ấy. Trong giai đoạn phát triển
cao, nhiều hợp tác xã sẽ trở thành “nhạc trưởng” của chuỗi giá trị ngành hàng,
cạnh tranh với các doanh nghiệp này.
2.4.4.
Các doanh nghiệp nông, lâm ngư nghiệp nhà nước,
đang được gọi với các tên khác nhau, cần được đổi mới theo hướng sau:
- Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước này thành
các công ty cổ phần, chuyên thực hiện dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp của các hộ công nhân nhận khoán và các trang trại khác trên địa bàn, thực
hiện ngay việc quản lý theo chuỗi giá trị ngành hàng, áp dụng công nghệ cao, thực
hiện GAP trên diện tích đất nông nghiệp và chuồng trại, ao nuôi của mình. Tuyệt
đối không chia nhỏ diện tích đất nông nghiệp, ao nuôi của các doanh nghiệp này
để biến công nhân nông nghiệp thành nông dân sản xuất quy mô nhỏ.
- Các hộ công nhân nhận khoán của các doanh nghiệp
này trở thành chủ thể của các trang trại dự phần (affiliated farm) hay công ty
dự phần (affiliated company) trong nông nghiệp, chuyên thực
hiện các khâu nông nghiệp mang tính sinh học, theo GAP,dưới sự chỉ đạo của
doanh nghiệp, đồng thời có thể là cổ đông của công ty cổ phần nói trên.
Như
vậy, về mặt pháp lý, doanh nghiệp là một pháp nhân kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường thực hiện quản lý toàn bộ chuỗi giá trị ngành hàng diễn ra trên diện
tích đất nông nghiệp, ao nuôi, được nhà nước giao quyền sử dụng. Nhưng trên từng
thửa ruộng, vườn cây, chuồng trại, ao nuôi được giao khoán cho hộ công nhân,
doanh nghiệp có vai trò cung ứng dịch vụ đầu vào – đầu ra, buộc họ thực hiện sản
xuất theo GAP; còn hộ công nhân nhận khoán có toàn quyền chủ động, kể cả đầu tư
thêm vật tư và lao động ngoài mức nhận khoán để thực hiện các khâu sản xuất
mang tính sinh học trong khuôn khổ hợp đồng liên kết với doanh nghiệp. Do đó, họ
trở thành chủ thể dự phần trong các khâu sản xuất này của chuỗi giá trị ngành
hàng. Quan hệ giữa các hộ nhận khoán – chủ trang trại dự phần,với doanh nghiệp
là quan hệ thị trường, bình đẳng trong giao dịch mua bán dịch vụ đầu vào – đầu
ra. Mô hình này đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả cao qua các điển hình
nông trường Sông Hậu trước đây và công ty giống bò sữa và chế biến sữa Mộc Châu
hiện nay.
2.4.5.
Nhà nước phải xóa bỏ các tổ chức kinh doanh
không theo luật doanh nghiệp hiện hành.
- Tổng công ty và các công ty thành viên của nó hiện
đều được coi là doanh nghiệp, nên đã tạo ra cơ cấu doanh nghiệp cấp trên, doanh
nghiệp cấp dưới theo kiểu hành chính, làm triệt tiêu tính tự chủ kinh doanh vốn
có khách quan của doanh nghiệp. Ví dụ như Tổng công ty Lương thực Miền Nam
(Vinafood 2), bao gồm hàng chục công ty thành viên, trong đó tổng công ty hay
công ty thành viên, tổ chức nào có đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh mới được luật
pháp thừa nhân là doanh nghiệp. Mặt khác, cần xóa bỏ các hình thức tổ chức có
những tên gọi bất bình thường như “công ty cổ phầnhay công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên - tổng công ty X” (ví dụ: Công ty cổ phần - Tổng công ty xây dựng Thủy lợi 4).
- Tập đoàn là một thực thể kinh tế không có tư
cách pháp nhân, nhưng hiện nay lại tồn tại với tư các là cấp trên của các doanh
nghiệp thành viên. Do đó, cần xóa bỏ các tổ chức có tên gọi bất bình thường, như
công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên – tập đoàn Y (ví
dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên – Tập đoàn công nghiệp Cao
su Việt Nam).
- Công ty mẹ - công ty con là một cơ cấu được hình
thành theo quan hệ sở hữu vốn, không theo cơ cấu hành chính cấp trên – cấp dưới.
Công ty mẹ phải là công ty tài chính hay ngân hàng thương mại, đầu tư vốn của
mình để tạo ra các doanh nghiệp con với các hình thức khác nhau, theo luật
doanh nghiệp. Nếu ngược lại như tình trạng hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất
hàng hóa vật phẩm và hàng hóa dịch vụ lại lập ra các công ty tài chính hay ngân
hàng thương mại với tư cách là công ty con, để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tế, rồi cho công ty mẹ vay lại. Điều đó đã tạo ra khả năng tài chính để các
doanh nghiệp này (công ty mẹ) đầu tư ngoài ngành, không thuộc lợi thế của mình,
nên đã gây ra khối nợ xấu khổng lồ và bong bóng bất động sản cực lớn trong nên
kinh tế quốc dân.
- Xóa bỏ các loại hiệp hội doanh nghiệp đang tồn tại
như là cánh tay nối dài của các cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như hiệp hội
lương thực Việt Nam VFA.
-
Chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển của
nhà nước chỉ theo ngành hàng và vùng sinh thái, tuyệt đối không theo chủ thể
kinh doanh. Các tổ chức kinh doanh dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, hợp
tác xã và trang trại, đều được bình đẳng trong kinh doanh, cùng hưởng các chính
sách ưu đãi của nhà nước, nếu kinh doanh cùng ngành hàng trong cùng một vùng
nông nghiệp sinh thái. Phải kiên quyết xóa bỏ sự độc quyền kinh doanh và các
chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nướchiện nay.
2.4.6.
Để tạo khung pháp lý bảo đảm việc cạnh tranh
lành mạnh và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp theo chiến lược và quy hoạch
của nhà nước, cần có những chính sách như sau:
- Xây dựng khung pháp lý để thị trường mua bán quyền
sử dụng đất diễn ra lành mạnh, tạo ra những trang trại gản xuất nông sản hàng
hóa quy mô lớn, theo GAP, áp dụng công nghệ cao, cơ giới hóa và hiện đại hóa sản
xuất, làm giảm sức lao động trong nông nghiệp, chứ không phải chỉ làm giảm số
công đầu tư cho sản xuất, tính trên một đơn vị đất nông nghiệp hay đầu gia súc,
gia cầm, tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn
thực phẩm.
- Nhà nước cần đầu tư đào tạo miễn phí để tạo ra một
đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng phù hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về tài chính
(đầu tư, tín dụng, thuế…) đối với các doanh nghiệp, các trang trại và hợp tác
xã, tham gia chuỗi giá trị ngành hàng nông sản, thực hiện sản xuất nông nghiệp
theo GAP ở các vùng nông nghiệp sinh thái, theo chiến lược và quy hoạch phát
triển của nhà nước.
- Nhà nước cần gia tăng đầu tư cho khoa học công
nghệ để có nền nông nghiệp công nghệ cao, chứ không phải chỉ tạo ra những khu nông
nghiệp công nghệ cao như hiện nay, gia tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản
phẩm của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Các
khái niệm và căn cứ khoa học nêu trên phải là cơ sở đề ra các giải pháp xây dựng
lại nền nông nghiệp ngay trong năm 2014 và trong suốt quá trình phát triển của
nó,thì mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn về kinh tế, xã hội cũng như môi
trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
V.T.K (Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và PTNT)
V.T.K (Chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và PTNT)
------------------
(Bài đăng theo yêu cầu của tác giả)
..."Sản xuất nông nghiệp không đủ sống, nông dân bỏ ruộng, ra thành phố làm bất cứ việc gì cần ít hay thậm chí không cần đến kỹ năng, mà chỉ cần cơ bắp, vẫn có thu nhập cao hơn, mặc dù rất bấp bênh, khiến họ phải sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chuẩn quốc tế. Họ trở thành công dân hạng 2, sống trong các khu nhà ổ chuột,làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, không được hưởng các phúc lợi và tiện ích công cộng, dù với mức tối thiểu, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thụ hưởng văn hóa, cung cấp điện sinh hoạt và nước sạch… so với cư dân thành thị."...
Trả lờiXóa> Chính xác, thực trạng này bác Khải phân tích đúng !
-- Cái này lâu này Nghị quyết cũng nói vậy, nhấn mạnh nữa, nghe cứ ra rả, nhưng không làm. Nhà khoa học 'thất nghiệp', lương còi cọc, kiến thức mai một dần, đói.
nhà khoa học không bằng giáo viên cấp 1,học trung cấp ra trường 10 năm,học thêm cái tại chức là lương 4-5 triệu,day thêm ở trường tháng 2 triệu.Lương chuyên viên,nghiên cứu viên sau gần 3 năm công tác với hàng chục lần lên lương là bậc 9 nhân 5 phảy hệ số cũng chỉ 5 triệu.Chưa so với công an,quânđội.Một người ở cơ quan đảng cấp tỉnh đã có thêm 50% lương,cấp huyện thêm 30% thì chỉ làm dăm năm ở đó đã có lương cao hơn nhà khoa học có hàng chục năm công tác.Đã có bảng lương mà Đảng,nhà nước còn bày trò thêm nếm cho những bộ phận này nọ thì quá bất công.
Trả lờiXóa"Cách mạng KHKT là then chốt"...Cho nên bị cài then và chốt hết rồi. Nhà khoa học đành loanh quanh lượn giữa mấy đồng lương ba cọc ba đồng, kiến thức cùn đi mà đời sống ngày càng túng bấn. Công trình khoa học, các đề xuất đều bị nhét đáy ngăn kéo lãnh đạo, Họ phải tự bươn chải và làm cả đủ thứ dịch vụ để sống. Hu...hu...
XóaThôi, thôi... bạn Hải nín đi, đừng buồn nữa, làm tôi muốn khóc theo luôn. Hãy nhìn tới phía trước, khi sạch bóng bọn đần độn, nham hiểm, lấy chuyện vơ vét làm lẽ sống.
XóaXin lỗi,tôi viết nhầm,không phải SAU GẦN 3 NĂM CÔNG TÁC mà là:sau gần 30 năm công tác.
Xóacám ơn bác Vũ Thái đính chính, chứ cháu đây sau 15 năm công tác chỉ có ngoài 3 "chiệu"/tháng. cuối tháng đi làm có bữa nhịn ăn sáng tới 10 giờ là đói hoa mắt rồi còn gì nữa mà nghiên với cứu...dzọt thôi
XóaTôi không nói bi quan nhưng tôi hình dung 2014 là năm mà nông nghiệp sẽ lên đàn, nối gót trong cơn khủng hoảng.
Trả lờiXóaNăm vừa qua công việc cổ động cho công đoàn, liên đoàn, ... dành cho công nhân xem ra rất xôm tụ nhưng thực ra trong nền kinh tế như thế này thì trông giống như trang trí trên các báo là chính. Đồng thời không chỉ nông dân bỏ đất trồng lúa mà còn các loại cây trồng khác nếu không mất mùa thì cũng xin phá sản vì không có tiền trả nợ. Chưa kể việc quản lý, quy hoạc quan liêu nên luôn chậm chân trước thương lái từ Trung Quốc hoặc các nước Thái, Miến, ... (nhưng vòng vòng cũng bắt nguồn từ thương nhân TQ).
2014 sẽ lại là 1 năm tập trung tiếp tục hỗn loạn cho không chỉ nông mà còn cả ngư nghiệp. Nhất là các vấn đề liên quan tới vốn, ngân hàng, ... nói thẳng ra là loạn. Ta nói, nếu không có nguồn lực, chính là ngoại lực cùng kiên quyết trảm toàn bộ những cỗ máy ăn hại và thiết chế những con người làm được việc + sự thất thường của khí hậu ngày càng phức tạp, thì 2014 15 đừng mong có điểm sáng, thậm chí có thể tồn tệ hơn những gì thấy bằng mắt.
Bác Khải ơi!
Trả lờiXóaNói bác đừng giận, bài viết y chang ba cái nghị quyết.... nghe boong..boong...........
Cần là cần giải pháp.... mà giải pháp là phải KH cụ thể từng bước thực hiện-đọc tới đâu làm được đến đó- có người thực hiện- nguwoif hỗ trợ- có thời gian hoàn thành- có kết quả mong đợi- có chỉ số chỉ báo cụ thể....
Khuyến mại thêm cho bác: Với cơ chế-thể chế này, đừng mong đợi điều gì hay ho hơn.....
Không dám thay đổi thể chế quan liêu. độc đoán, khô cứng và cũ rích như hiện nay thì đừng nói đến "tái cấu trúc" cái gì nữa, vô ích thôi, và ì ạch tiếp.
Trả lờiXóaCác ông "Cảo đinh" chán lắm! HTX nông nghiệp bên Israel vẫn tồn tại và thu được kết quả tốt. Do họ nói ít, làm nhiều và không nhấn mạnh vụ "Tao phải nãnh đạo!".
Trả lờiXóaMột người Đức nói đại ý: "Chúng tôi luôn bắt tay vào làm việc. Còn các ông luôn chủ yếu ra Nghị quyết"?!
Đã đạt 'Năng suất Nghị quyết ' cao rồi, mỗi năm một cao hơn, cần gì những năng suất khác. Ở ta, nhất thế giới là Năng suất Nghị quyết và Sản lượng luật, Nghị định, van bản, thông tri, chỉ thị.
XóaGỬi các bạn 1 bài trên báo thanhnien.com.vn : http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140116/nong-dan-viet-nam-kho-den-bao-gio.aspx
Trả lờiXóaNgày xưa, triều đình tích gạo, nếu có thiên tai, hạn hán mất mùa thì phát gạo ra cứu chẩn. Ngày nay thì gạo thừa chạy lòng vòng nhưng người dân vẫn không có an tâm về lương thực.
Nông nghiệp là của nông dân, của nông thôn, đâu phải là ngành công nghiệp mà tái cấu trúc!!! Nói thì hay như anh 3X, bác Khải coi chừng sa vào luận điệu này đó.
Trả lờiXóaLuận điệu này của 3X đưa ra sau khi Vinashin và Vinalines bị vỡ nợ và 3X dùng thủ đoạn tái cấu trúc nhưng thực tế tìm cách xoá nợ, câu nợ và dãn nợ cho 2 đại công ty thu lỗ này, qua đó xoá tội luôn cho 3X. Vinashin, từng nợ đầm đìa và mới đây đã đổi tên sau đề án tái cơ cấu, xác nhận có lãi 7.900 tỉ đồng (371 triệu USD) trong năm 2013. Thật là nực cười, con số lãi này là nhờ tái cơ cấu tài chính, không phải nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh.
xem: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/01/140113_vinashin_sbic_profit_2013.shtml
Cái chính là phải trả lại ruộng đất một cách thật sự cho nông dân và có chế độ ưu đãi cho nông dân và nông nghiệp, như Bác Hồ viết trong di chúc là sẽ miễn thuế cho nông dân.
Thế mà nông dân bây giờ 1 cổ 4-5 tròng, sao họ chịu nổi được!!!
Thế cho nên họ đàng bỏ ruộng đất mà tha phương thành phố, trong khi Việt nam 70% dân số là nông dân, kinh tế Việt Nam đi xuống cũng phần lớn do chính sách của nhà nước quá ép buộc nông dân nên mới ra nông nỗi này.
THời phong kiến, nông dân ngoài những khoảng thuế phải chịu của triều đình còn phải chịu các loại thuế tự đặt ra của quan địa phương, rồi thuế của quản lý tự đặt trong khu vực của họ, ...
Trả lờiXóaTôi không nghĩ hiện giờ có thay đổi bao nhiêu. Các loại hình kiềm hãm cuộc sống của nông dân chỉ chuyển từ dạng này, hình thức này sang hình thức khác. Hãy đổi những người quản lý nhà nước. Bắt buộc tất cả những ai ứng cử phải có hồ sơ biện pháp cho tình hình hiện tại nếu muốn ngồi ghế đó. Lương thưởng phải tính theo thỏa thuận dựa trên thành quả kiểm toán của 1 bên thứ ba. Tôi chả còn chút tin tưởng nào đối với bất cứ cái viện, cái cục thống kê, thanh tra, kiểm tra gì hết. Con số của họ nghe bố láo, cứ như dân ngu .*** hiểu cái gì hết hay sao mà dám công bố.