Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Phát triển đất nước không thẻ 'ăn xổi'...

"Không thể nào tiếp tục phát triển đất nước theo tư duy “phong trào”, "ăn xổi" được...".
Trên đây là quan điểm của ông Trần Đức Cảnh (thành viên sáng lập Trường Đại học Phan Châu Trinh, đồng thời là người có nhiều năm làm công tác tư vấn tuyển sinh cho Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ), khi nói về khát vọng của người Việt.
Nguồn nhân lực chưa xứng với sự đầu tư
Trong điều kiện thế giới mở hiện nay, việc đưa nguồn nhân lực đi đào tạo tại các nước tiên tiến là việc cần phải làm và làm thường xuyên. Ở Việt Nam, từ năm 2006 khi gia nhập WTO đã xác định “hội nhập nhưng không hòa tan”, học tập, đúc rút những kinh nghiệm hay, có chọn lọc của thế giới để áp dụng linh hoạt trong điều kiện Việt Nam. 
         Theo Bộ GD&ĐT, với Đề án 322 (nay là Đề án 911) từ năm 2000 đến năm 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho gần 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập, và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Và thời gian đào tạo cho một thạc sĩ ước tính trung bình là 2 năm, chi 44.000 USD, và tiến sĩ là 4 năm, chi 88.000 USD. 
Không chỉ vậy, số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng: Năm học 2010 – 2011 có 98.536 người, năm học 2011 – 2012 có 106.104 người. Nếu tính trung bình mỗi suất học trị giá 15.000 USD thì mỗi năm Việt Nam chuyển ra nước ngoài trên 1,5 tỉ USD.  
Tuy nhiên, nếu so với các nước phát triển, con số đầu tư đào tạo nguồn nhân lực này của chúng ta vẫn chưa là bao. Điều đáng nói, rất nhiều người sau khi được đào tạo ở nước ngoài lại không trở về nước làm việc hoặc khi về nước công việc lại không phù hợp.
Có nhiều lý do nhưng cơ bản trong nước chưa đủ điều kiện để họ có thể cống hiến. 
Tại Mỹ, hàng năm số du học sinh tự túc (không nhận học bổng) chiếm 97 - 98% (khoảng 16.000 du học sinh). Chi tiêu trung bình ước tính khoảng 35.000 USD/năm cho 1 du học sinh, thì số tiền phải chi ở Mỹ mỗi năm khoảng 543.000 USD.
Nói về vai trò của giáo dục trong thời kỳ hội nhập, ông Trần Đức Cảnh cho biết, giáo dục đóng vai trò thiết yếu. Việc đưa sinh viên theo chương trình học bổng của nhà nước, học bổng nước ngoài hay du học tự túc tại các nước phát triển là điều cần phải làm, song song với việc đầu tư xây dựng và đổi mới hệ thống giáo dục hiệu quả trong nước. Một trong những mục tiêu quan trọng là sử dụng tốt nguồn nhân lực được đào tạo nước ngoài cho việc tiếp nhận và chuyển đổi hệ thống giáo dục trong nước thời hội nhập.
Riêng về Đề án 322, ông Cảnh cho rằng, học bổng do ngân sách nhà nước cấp, nếu chúng ta có mục tiêu đào tạo thiết thực, rõ ràng; kế hoạch tuyển chọn, sử dụng nguồn tài chính và sử dụng nguồn nhân lực tốt sau khi đào tạo nước ngoài về, thì tính hiệu quả của chương trình chắc chắn sẽ rất lớn. Nhưng “những gì tôi biết được qua các thông tin báo chí thì sự thành công của chương trình này trong thập niên trước còn giới hạn”, ông Cảnh nói.
Cũng theo thông tin từ ông Trần Đức Cảnh, hai chương trình học bổng của Mỹ được đánh giá là rất tốt từ cả phía Mỹ lẫn Việt Nam mà ông có may mắn đóng góp ít nhiều trong giai đoạn khởi đầu: Chương trình Fulbright và Vietnam Education Fund (VEF).
Dù chương trình Fulbright-Việt Nam, bắt đầu năm 1991, đứng hàng thứ 2 so với các nước trên thế giới về số lượng học bổng nhưng con số cũng chỉ giới hạn ở mức trên dưới 25 học bổng mỗi năm. Chương trình học bổng VEF, bắt đầu năm 2001, chỉ cấp khoảng trên dưới 40 suất mỗi năm, tập trung vào các ngành khoa học tự nhiên, y khoa và kỹ thuật. Đến nay 2 chương trình này đã đạo tạo trên 1 ngàn người, không ít người hiện nay đóng vai trò quan trọng trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học kỹ thuật trong nước.
Không thể phát triển đất nước theo tư duy "phong trào"...
Quan sát của ông Cảnh cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực là để canh tân đất nước. Bài học mà người Trung Quốc cuối thập niên 70 của thế kỷ trước là, Trung Quốc đã có kế hoạch đưa hơn một vạn sinh viên ưu tú mỗi năm sang du học ở Mỹ theo chương trình học bổng quốc gia, tập trung vào các ngành khoa học - kỹ thuật.  Lực lượng này đã đóng góp không nhỏ vào sự đổi mới và phát triển kỹ nghệ của Trung Quốc. Một số chọn ở lại làm việc tại Mỹ, cũng đã đóng vai trò rất lớn trong việc nối kết giáo dục, khoa học - kỹ thuật, kinh doanh giữa 2 nước trong hơn 3 thập niên qua. 
Ngày nay, hầu như tất cả các trường đại học tên tuổi lớn của Mỹ đều có mặt các Giáo sư người gốc Trung Quốc, một số đóng vai trò chủ chốt trong các khoa, trường. Họ tận dụng tối đa lực lượng này để vận động, tuyển chọn sinh viên từ Trung Quốc, cho học bổng và đào tạo bậc Tiến sĩ ở các trường lớn tại Mỹ.  Họ xây dựng một mạng lưới qua 2-3 thế hệ, và rất mạnh, hiệu quả.  Nói chung, Trung Quốc mạnh dạn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ở nước ngoài để phát triển đất nước, và họ đã thành công.    
“Nếu chúng ta có con người, có ước vọng, có kế hoạch, cộng với tinh thần dân tộc và nắm bắt cơ hội trước mắt... thì sẽ thực hiện được. Hiện nay chúng ta có gần 1,8 triệu người Việt hay gốc Việt sinh sống ở Mỹ, trong đó có gần 400 ngàn người có trình độ từ đại học trở lên, chưa kể đến số người ở các nước khác, một nguồn lực rất tốt để kết nối và phát triển. Nhưng sự kết nối phải đến từ 2 chiều và thanh niên là nguồn lực tốt nhất để làm được điều đó”, ông Cảnh khẳng định.
          Ông Cảnh cũng cho biết, hơn 15 năm trước ông đã cùng với một số bạn bè đang giảng dạy tại các đại học lớn ở Mỹ khởi động chương trình học bổng mang tính cá nhân, đào tạo bậc tiến sĩ ngành khoa học - kỹ thuật cho sinh viên Việt Nam, sau đó chương trình VEF ra đời, có cùng mục đích.
Thực tế, nếu chúng ta có mục tiêu và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực rõ ràng cho một hay nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành khoa học kỹ thuật, thì việc tổ chức, sắp xếp tài chính cho chương trình học bổng với quy mô lớn ở cấp hội đoàn hay chính phủ, có sự liên kết và sự hỗ trợ của nhiều trường đại học lớn ở Mỹ là chuyện hoàn toàn có thể làm được.  
         “Chúng ta có thể đưa vài trăm đến cả ngàn sinh viên du học Mỹ ở bậc tiến sĩ mỗi năm, nếu có quyết tâm”. Quan trọng là đầu tư đào tạo với mục đích gì? Kế hoạch phát triển sẽ như thế nào? Khi đã có câu trả lời vững vàng về việc sử dụng đầu ra hiệu quả, thì làm quy trình ngược là điều không khó.
Phong trào có vai trò của nó, có thể là tác nhân tốt sự khởi động ban đầu, nhưng phải nhanh chóng xây dựng được một mục tiêu ổn định, bền vững và lâu dài cho mọi lĩnh vực của xã hội. Ông Trần Đức Cảnh cũng cho rằng, không thể nào tiếp tục phát triển đất nước theo tư duy “phong trào”, "ăn xổi"... được.  
          “Có nhiều điều để nói về “Khát vọng trẻ và các vấn đề liên quan”, nhưng quan trọng là tuổi trẻ sống có mục đích, chuyển mục đích thành kế hoạch hành động cụ thể, cần có thời gian chuẩn bị, thực hiện và sự kiên trì. Không có chuyện đi tắc đón đầu, vừa chạy vừa sắp hàng... mà xây dựng một cái gì bền vững và lâu dài được. 
May mắn lớn nhất của đất nước hiện nay là “khát vọng” của tuổi trẻ còn rất lớn, nhưng "nếu không khai thác sự khát vọng để vực dậy tiềm năng đất nước, là bỏ qua thêm một cơ hội vô cùng lớn”, ông Trần Đức Cảnh khẳng định. 
(Theo GDVN)       
 
-------------------


20 nhận xét:

  1. Òy. bạn Cảnh ờy!
    Cái lĩnh vực này có khá nhều người viết về nó lắm lắm, tâm huyết và hay hơn bạn nhều.
    Gãi ghẻ thoai- đến h này cả cái bộ dục còn đang loay hoay cãi nhau ỏm tỏi đi tìm mục tiêu GD cia cìa.......
    Còn đay mới là cốt lõi của v/đề:
    1 XH mà người giáo viên được trả mức lương thấp hơn mức sống tối thiểu, thấp hơn cả lương của một công nhân nhà máy, thì chúng ta cũng không thể mong chờ gì nhiều hơn ở người thầy. Một XH mà trong đó người lao động không kiếm đủ cái để ăn đã là một xã hội tệ.
    Một XH mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật vật lo cho cuộc sống của mình là một xã hội còn tệ hơn nhiều. Một XH như thế không thể tiến bộ được.

    Trả lờiXóa
  2. "Phát triển" kiểu vay nợ để sắm đồ cho gia đình, chỉ có nước sập tiệm!

    Trả lờiXóa
  3. Đầu tư nhân lực như ta hiện nay mới sản sinh ra những Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ, Huyền Như... Còn những kẻ trong bộ máy thì tuyệt đại đa số bất tài, ngu dốt, tham lam, hống hách và tàn ác với dân. Bên TQ đang tiến hành xử lý thằng Cốc Tuấn Sơn trung tướng, phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần quân đội Trung Quốc, còn VN mới chỉ cấp Cục trưởng mà đã gọi là đại án rồi, vậy nếu đụng tới thằng Ngọ thì gọi là đại gì

    Trả lờiXóa
  4. Chết cười với mấy ông ngoại cộng sản tỉnh Tiền Giang, nước CHXHCNVN!!!
    Đọc bài "Tượng Thánh cũng không yên" (trang 15 báo Thanh Niên ngày 10/1/2014: Có nói tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo đứng trước Văn phòng Tỉnh Ủy Tiền Giang, có trước năm 1975, tay chỉ ra sông "đít quay vào Văn phòng Tỉnh Ủy Tiền Giang" là không ổn. Tượng bị quay lại, đít quay ra sông. Nhưng mấy ông ngoại cán bộ thấy Đức thánh Trần Hưng Đạo luôn chỉ thẳng vào mặt mấy ông ngoại, đâm ra nhột? Kiểu có tật giật mình. Vậy là lại xoay Ngài ra, chênh chếch một chút, cho nó không "bất cập"?!
    Khùng, dở hơi cám heo! Xoay kiểu gì cũng như ngồi trên đống lửa, nếu sống không đành hoàng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DKM. Đặc trưng cho thế hệ cán bộ sống, chiến đấu, học tập và làm việc theo gương bác tiền.

      Xóa
  5. Việt Nam vẫn còn trốn tránh hiện thực thì phát triển kiểu gì. Cái tay cần vật lý trị liệu nhưng được đưa vào máy tập chạy bộ thì chắc không biết đời thuở nào mới chữa lành cái tay !
    Thời gian gần đây khẩu hiệu " Đi tắt đón đầu" không còn được nhắc tới nữa. Có lẽ các cụ đang suy nghĩ nên mở rộng thêm vốn từ thế nào để đỡ nhàm chán và để cho 70% lực lượng nông dân hoan hô....

    Trả lờiXóa
  6. Quarter The Singing Manicurist

    http://www.youtube.com/watch?v=JLB5kJyfyMI#t=22


    Đinh Khắc Đam (giữa) sau khi cố trà trộn, được đặc cách cho tham dự thi American Idol.




    Anh thợ nail gốc Việt mê hát 'trà trộn' thi CA HÁT American Idol
    Wednesday, January 15, 2014


    DETROIT, Michigan (NV) -

    Đinh Khắc Đam, một chủ tiệm nail 43 tuổi, còn có biệt hiệu “The Singing Manicurist”- tạm dịch là “anh thợ móng tay hay hát,” vừa "trà trộn" vào đám đông thí sinh American Idol để được tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ hàng đầu Hoa Kỳ này.

    Sau khi bị khám phá, Đam không những không bị đuổi về mà còn được mời vào trình diễn xong phần thi do đài Fox News thu hình và phát sóng vào tối Thứ Tư, ngày 22 sắp tới.



    http://www.youtube.com/watch?v=_Vj_MH3uYAI


    Vì sao người chủ tiệm nail 43 tuổi có ba mặt con này lại qua được mức tuổi 28 giới hạn để dự thi?


    Ngoài việc khai “28+”, có lẽ đó là do bộ trang phục sặc sỡ với bộ đồ nghề làm nail dắt bên túi áo thu hút trí tò mò của người đối diện,

    cũng có do các bài hát về nails nghe vui tai do chính Đam sáng tác…



    Liệu anh thợ nail tên Đam với giọng hát vẫn còn rất rõ chất “Bắc 54” có thể thắng một cuộc thi tuyển lựa ca sĩ danh tiếng khắp nước Mỹ?

    “Vui là được rồi,” Đam vừa cười lớn vừa trả lời Nhật Báo Người Việt.


    “Họ mời vào phòng thi là mình bắt đầu ca liền (Đam lập tức “bật đài” ca lại bản nhạc vui nhộn hôm đó cho phóng viên nghe).

    Mình bước vào là cả phòng giám khảo náo động theo.”

    “Người ta thu hình hết ba ngày. Quay phim kỹ lắm, nhưng khi lên tivi người ta cho mình thành nhân vật thế nào nữa, chẳng biết là khùng, ngớ ngẩn hay vui nhộn... Mà kệ, vui lắm, vui là được rồi.” Anh Đam liên tục cười vang qua điện thoại, vô tư không câu nệ.


    Chẳng biết anh sẽ thắng thua thế nào trong cuộc thi này, chỉ biết rằng với hàng chục triệu khán giả theo dõi American Idol, rồi nay tiệm nails của anh sẽ lại thu hút thêm nhiều vị khách hiếu kỳ.

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/180855-DP-Tho-Nail-Hay-Hat-2-4.jpg


    Biệt hiệu “The Singing Manicurist” “Anh thợ móng tay hay hát”


    Biệt hiệu “The Singing Manicurist” hay “anh thợ móng tay hay hát” mới xuất hiện từ khoảng 4 năm trước đây, và nhanh chóng hàng triệu cư dân thành phố Detroit biết đến.

    Trả lờiXóa


  7. Phong cách vui nhộn, lúc nào cũng cười vang, chương trình phát thanh hài hước Mojo In The Morning Show liên tục mời Đam cộng tác, ca hát mỗi dịp lễ đặc biệt. Cũng nhờ mối quan hệ công việc này mà Đam có dịp gặp thêm nhiều người nổi tiếng, để... làm móng tay. Chương trình anh Đam làm móng tay cho các ngôi sao ngay tại lễ trao giải Grammy hấp dẫn được hơn 2 triệu người nghe có thể cho thấy sức thu hút của “anh thợ móng tay hay hát.”




    Một đoạn nhạc Đam thu hình riêng cho chương trình Oprah. (Nguồn: Youtube)

    Trà trộn, thi American Idol


    Vào buổi sơ tuyển ca sĩ American Idol vừa qua, anh Đinh Khắc Đam, tuy phải giữ vai trò cộng tác viên của đài Mojo In The Morning Show để tường thuật chương trình, “cả gan” trà trộn vào đám đông, tranh thủ được dự thi.

    Nói là trà trộn chứ người ta khó lòng mà không nhận ra anh Đam với bộ trang phục khá buồn cười với chiếc nón to trên đầu, bộ nút áo là các chai sơn xanh đỏ tím vàng, cùng bộ dũa móng tay trong túi áo. Đam trông nổi bật giữa hàng ngàn người xếp hàng đợi vào thi. Anh lại chẳng lén lút gì, mà còn cứ gặp ai cũng cất vang giọng hát chào mời làm nails.


    http://www.youtube.com/watch?v=wgmf3YBN958


    “Bảo vệ nhìn thấy ồn ào, mời vào hỏi chuyện.” Anh Đam kể lại. “Sau khi nghe mình nói muốn thi hát, họ mời mình vào tham dự như một thí sinh đặc biệt, dù cũng nói trước là khó mà thay đổi được quy định thi tuyển và trao giải thưởng.”

    “Bước vào phòng thi là mình ca liền. Ban giám khảo náo động theo luôn.” Anh cười thích thú. “Chẳng biết mấy bữa lên tivi nhìn có ngớ ngẩn lắm không. Nhưng vậy là vui rồi, mình muốn được lên tivi cho vui thôi.”

    Cứ thế, lúc nào cũng cười và cất cao giọng hát chẳng lấy gì là chuyên nghiệp, anh Đam mang thương hiệu “The Singing Manicurist” đi khắp nơi.


    http://www.youtube.com/watch?v=IKWhteLUHIc



    Những ai muốn cùng Đinh Khắc Đam theo dõi kết quả anh thi vòng sơ tuyển American Idol thế nào có thể đón xem chương trình được Fox News công chiếu trên toàn Hoa Kỳ vào tối Thứ Tư, 22 Tháng Một, khoảng 8 giờ, tùy địa phương.

    Về việc kinh doanh, anh Đam cho biết: “Thợ từ bốn người giờ là mười người rồi, cũng toàn người nhà làm chung với nhau thôi. Tuy ít khi tỏ ra bên ngoài, Việt Nam mà, nhưng mình biết chắc họ sẽ ủng hộ mình.” Ông chủ tiệm nail mê hát này lại cười lớn, tiếng cười rộn ràng cũng như giọng nói lúc nào cũng rôm rả, vui vẻ của anh.

    Trả lờiXóa
  8. khong co minh quan, thi khong co dat cho hien than dung vo.

    Trả lờiXóa
  9. Thể chế chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội VN hiện nay không đủ tâm, đủ tầm để lo cho dân cho nước đâu . Dân chúng đừng có mơ.
    Phải chăng "Dương Chí Dũng, Dương tự Trọng, Phạm Quý Ngọ, Huyền Như..." là tiêu biểu cho con người mới VN xã hội chủ nghĩa? là con người do ĐCSVN dày công giáo dục và rèn luyện???
    Phải chăng "Một XH mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật vật lo cho cuộc sống " hàng ngày là một xã hội ưu việt?
    20% GDP của VN chi cho GD hàng năm chảy đi đâu?

    Trả lờiXóa
  10. Thể chế chính trị, lãnh đạo Nhà nước và xã hội VN hiện nay không đủ tâm, đủ tầm để lo cho dân cho nước đâu . Dân chúng đừng có mơ.
    Phải chăng "Dương Chí Dũng, Dương tự Trọng, Phạm Quý Ngọ, Huyền Như..." là tiêu biểu cho con người mới VN xã hội chủ nghĩa? là con người do ĐCSVN dày công giáo dục và rèn luyện???
    Phải chăng "Một XH mà trong đó người giáo viên vừa là nô lệ của thành tích vừa phải chật vật lo cho cuộc sống " hàng ngày là một xã hội ưu việt?
    20% GDP của VN chi cho GD hàng năm chảy đi đâu?

    Trả lờiXóa
  11. Hiện nay công chức làm việc tuần 40 h; nhưng hầu hết học sinh VN cả học thêm các em phải làm việc 55 h / tuần. Các cháu của tôi không có hứng thú học mà rất đều sợ học
    Dân VN đều biết nhà nước đã ký công ước quyền trẻ em và đã có luật bảo vệ bà mẹ trẻ em từ lâu? "Gia tài của mẹ là nước Việt buồn"!

    Trả lờiXóa
  12. Hiện nay công chức làm việc tuần 40 h; nhưng hầu hết học sinh VN cả học thêm các em phải làm việc 55 h / tuần. Các cháu của tôi không có hứng thú học mà rất đều sợ học
    Dân VN đều biết nhà nước đã ký công ước quyền trẻ em và đã có luật bảo vệ bà mẹ trẻ em từ lâu? "Gia tài của mẹ là nước Việt buồn"!

    Trả lờiXóa
  13. Hiện nay công chức làm việc tuần 40 h; nhưng hầu hết học sinh VN cả học thêm các em phải làm việc 55 h / tuần. Các cháu của tôi không có hứng thú học mà rất đều sợ học
    Dân VN đều biết nhà nước đã ký công ước quyền trẻ em và đã có luật bảo vệ bà mẹ trẻ em từ lâu? "Gia tài của mẹ là nước Việt buồn"!

    Trả lờiXóa
  14. Đọc bài này xong thì càng củng cố ý nghĩ trong tôi: Từ trước tới nay đất nước mình được lãnh đạo bởi một phong cách:" ăn xổi ở thì" và bởi mội lối :"tư duy theo phong trào" .
    Ủa!
    Cái gốc rễ của đạo đức văn minh đâu?
    Cái gốc rễ của sự có học đâu?

    Trả lờiXóa
  15. VN xây dựng CNXH trên nền bùn độc tài, quan liêu, tham nhũng, hách dịch là chống lại chủ nghĩa Mac - Le nin, là phạm tội ác chống lại loài người. Dân Việt còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
  16. VN xây dựng CNXH trên nền bùn độc tài, quan liêu, tham nhũng, hách dịch là chống lại chủ nghĩa Mac - Le nin, là phạm tội ác chống lại loài người. Dân Việt còn khổ dài dài

    Trả lờiXóa
  17. Quê em, chạy chức Hiệu trưởng trường Mầm non, tiểu học, THCS cấp xã phường ngoài quỳ gối nịnh hót thì cũng phải chi ít nhất 100 triệu đồng. chạy vào công chức ngành GD 150 triệu đồng mà nay cũng rất khó. Học thêm tràn lan ... Du học thành du hý
    20% GDP của VN chi cho GD hàng năm chảy đi đâu ư? Phục vụ du lịch - ăn chơi và thành nhà lầu xe hơi của các quan cả
    Cán bộ QL giáo dục bây giờ cũng là lưu manh cả thôi. VN Nhà dột từ nóc từ lâu rồi

    Trả lờiXóa
  18. Quê em, chạy chức Hiệu trưởng trường Mầm non, tiểu học, THCS cấp xã phường ngoài quỳ gối nịnh hót thì cũng phải chi ít nhất 100 triệu đồng. chạy vào công chức ngành GD 150 triệu đồng mà nay cũng rất khó. Học thêm tràn lan ... Du học thành du hý
    20% GDP của VN chi cho GD hàng năm chảy đi đâu ư? Phục vụ du lịch - ăn chơi và thành nhà lầu xe hơi của các quan cả
    Cán bộ QL giáo dục bây giờ cũng là lưu manh cả thôi. VN Nhà dột từ nóc từ lâu rồi

    Trả lờiXóa
  19. Đừng lo, sắp đến CNXH rùi, chờ lúc đó cùng sướng một thể.

    Trả lờiXóa