Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

BÀI TOÁN GIỮ ĐẤT TRỒNG LUA

* HÔ HÙNG
Diện tích đất trồng lúa ngày càng thu hẹp, trong khi an ninh lương thực vẫn là nhu cầu bức bách trong những năm tới. Nhưng để bảo đảm an ninh lương thực, không đơn thuần chỉ là giữ đất mà còn phải giải quyết hài hòa lợi ích của người chủ đất.
Đất lúa đang mất dần
Theo một báo cáo năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm có bình quân khoảng 73.000 héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi để làm khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf... Trong năm năm qua, đời sống của 627.495 hộ dân với khoảng 950.000 lao động đã bị tác động do bị thu hồi đất nông nghiệp, kéo theo khoảng 2,5 triệu người cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Số hộ nông dân bị mất đất ngày càng tăng, trong khi các ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển để giải quyết số lao động dôi ra, đã tạo nhiều nguy cơ xấu trong tương lai. Nhưng đáng lo nhất là an ninh lương thực có thể bị ảnh hưởng do diện tích trồng lúa giảm.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, cán bộ Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, đa số diện tích bị quy hoạch, thu hồi đều là đất tốt, thuộc đất ven lộ; trong đó có xã mất đến 80% đất canh tác. Diện tích đất trồng lúa đã giảm chỉ còn khoảng 4,2 triệu héc ta trên phạm vi cả nước. Những năm qua, năng suất lúa tăng nhờ nông dân áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiên tiến đã bù đắp phần sản lượng lúa bị mất do giảm diện tích.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, việc tiếp tục tăng năng suất trong những năm tới là rất khó và mặc dù Chính phủ đã có chủ trương hạn chế việc chuyển đổi, thu hồi đất lúa, nhưng xem ra diện tích lúa vẫn khó có thể ổn định.
Chẳng hạn ở Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, ven các tuyến đường mới mở như quốc lộ 91B, đường Nam Sông Hậu... nhiều mảnh ruộng ven đường đang dần bị san lấp cát để xây nhà, xưởng. Những chủ ruộng, dù có thể không muốn, nhưng vẫn phải san lấp để cất nhà hoặc bán cho người khác xây dựng. Đường mở đến đâu, đất nông nghiệp mất theo đến đấy.
Theo Tiến sĩ Chu Tiến Quang, cán bộ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kết quả điều tra hồi năm 2009 cho thấy thị trường mua bán đất nông nghiệp ở miền Nam diễn ra mạnh hơn so với miền Bắc nhưng “nóng” nhất là vùng Tây Nguyên. Đáng chú ý, kết quả điều tra đã phát hiện ra rằng, các giao dịch đất nông nghiệp không theo hướng chuyển dịch tư liệu sản xuất, tức không nhằm mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất, mà theo hướng chuyển dịch tài sản!
Làm sao để giữ đất lúa?
Theo một số nhà khoa học, để giữ vững diện tích lúa không đơn thuần là bằng mọi cách giữ đất mà phải tiến hành nhiều biện pháp sao cho người trồng lúa làm giàu được thì tự họ sẽ giữ đất. Thế nhưng thực tế hiện nay người trồng lúa vẫn nghèo! Theo Tiến sĩ Chu Tiến Quang, một trong những nguyên nhân chính là do tình trạng sử dụng đất nông nghiệp quá manh mún, phân tán. Điều này làm cản trở việc áp dụng máy móc, thiết bị cơ giới và ảnh hưởng lớn đến việc hạ giá thành sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm lợi nhuận của nông dân.
Theo Niên giám thống kê năm 2008, bình quân một hộ nông dân trên cả nước chỉ có 5.769,95 mét vuông đất nông nghiệp, trong đó thấp nhất là ở đồng bằng sông Hồng khi một hộ chỉ sở hữu bình quân 2.057,96 mét vuông đất. Những hộ có quy mô đất sản xuất trên một héc ta, có thể đạt giá trị sản xuất cao chỉ chiếm khoảng 17,8%.
Với quy mô như vậy thì khó tính đến chuyện chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn và tính chuyên nghiệp cao để làm giàu. Muốn tăng quy mô sử dụng đất của hộ nông dân thì phải tăng quỹ đất, nhưng điều này không thực tế vì quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp đã cạn kiệt.
Vì vậy, chỉ còn cách chuyển đất nông nghiệp từ hộ này sang hộ khác, nghĩa là giảm số lượng hộ dân làm nông nghiệp. Nhưng nếu vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách giải quyết việc làm dành cho số lao động dôi ra. Theo một số nhà khoa học, trong khi ở nhiều nước, số lao động nông nghiệp đã giảm ở mức tối đa có thể thì Việt Nam vẫn có xu hướng tăng thêm! Nếu lấy mốc thời điểm những năm 1980, Thái Lan chỉ mất một thập niên để đạt được điểm “bước ngoặt” trong việc giảm lực lượng lao động nông nghiệp thì Việt Nam sau hơn hai thập niên vẫn chưa làm được điều này.
Mặt khác, theo ông Quang, chính những quy định về hạn mức sử dụng đất cũng làm giảm động lực và khả năng tích tụ ruộng đất. Chẳng hạn, Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 năm 2004 quy định, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm... cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 2 héc ta đối với các tỉnh phía Bắc và không quá 3 héc ta đối với các tỉnh phía Nam...
H.H 
-----------------

8 nhận xét:

  1. Xã hội chúng ta đang rất cần những bài toán và những lời giải như bài viết của tác giả Hồ Hùng về mọi lĩnh vực của đời sống dân sinh và sự nghiệp giữ Nước, Biển, Đảo.
    Mọi lời kêu ca, phàn nàn, bực bội, chỉ thêm "Đau lòng con Quốc Quốc" mà thôi.
    Cảm ơn tác giả Hồ Hùng.
    Mọi người chúng ta đều có trách nhiệm đề xuất những giải pháp tốt nhất vì lợi ích của Người Dân. Người Dân là chính mỗi người chúng ta. Trong đất nước Việt này, không có ai từ hành tinh khác xuống. Ta là Dân.

    Trả lờiXóa
  2. Theo Mác, nông dân là giai cấp lạc hậu nhất, vì thế chúng ta bắt buộc phải dùng biện pháp mạnh để biến nông dân -giai cấp lạc hậu nhất- thành công nhân -giai cấp có nhận thức tiến bộ- hoặc/và vô sản . Đảng và Nhà nước đã sử dụng cách có lợi nhất để nâng cao nhận thức vốn dĩ đã kém cỏi của nông dân, tức là tước đất của họ để họ không còn con đường nào khác ngoài việc gia nhập đội ngũ vô sản, và hy vọng, biến mình thành công nhân có tầm nhận thức giai cấp tiên tiến .

    Chúng ta, những người Cộng Sản chân chính, nên giữ vững tinh thần tiến công cách mạng, nhất quyết không cho nông dân trở lại con đường lạc hậu, mà hãy tìm mọi cách giải phóng/cưỡng chế họ khỏi đất đai, và nghề làm nông . Chúng ta phải kiên quyết xóa sổ giai cấp nông dân lạc hậu, để tiến lên chủ nghĩa Cộng Sản, như lời bác Ỉn nói . Chủ Nghĩa Cộng Sản là Chủ Nghĩa Xã Hội + bom nguyên tử .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Theo Mác, nông dân là giai cấp lạc hậu nhất". Theo chúng tôi, Marx là người ăn nói lung tung nhất!

      Xóa
  3. Bài viết rất hay và rg]cj tế. Chứng tỏ tác giả có tầm nhìn xa không giống như những qua tham chuyên ăn đất trong ngành Tài nguyên môi trường...Chỉ chăm chăm thiết kế "vẽ" ra những chiếc bánh từ đất để cho đám quan tham địa chính và xây dựng làm đường rồi san lấp ruộng đồng chia lô bán đất kiếm lời khủng.
    Chúng ta có thể sống mà không cần ô tô xe máy, có thể không cần xem ty vi.
    Có thế sống thiếu điều hòa không khí...Nhưng không ai có thể nhịn ăn được trên hai tuần. Qua đó cho thấy nhu cầu thực phẩm lương thực là thiết yếu không có đủ nguồn cung cấp sẽ sảy ra chết đói cục bộ và nghiêm trọng hơn là chết đói hàng loạt kéo theo bản năng sinh tồn tiêu diệt lẫn nhau. Nếu là động vật sẽ cắn chết nhau để tranh mồi. Thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Khi con người tranh ăn có lẽ sẽ tàn khốc hơn con vật rất nhiều lần.
    Thế gioí bước sang ngưỡng 7 tỷ người. nhu câu lương thực thực phẩm là rất lớn, đất đai cho sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp. khí hâu. môi trường ngày càng khắc nghiệt sản xcangfnoong nghiệp ngày càng khó khăn. Việt Nam được thiên nhiên yêu đã về môi trường khí hậu thuận lợi, đồng ruông tốt tươi nhưng không biết sử dụng khai thác có hiệu quả thì quả thực là quá ngu lâu.
    Hãy sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm và không nên hủy hoại đất. Hãy để giành cho con cháu chúng ta...Đừng bán dần cho ngoại quốc mà tương lai con cháu sẽ phải tha phương cầu thực.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất hay và rất thực tế. Chứng tỏ tác giả có tầm nhìn xa không giống như những quan tham chuyên ăcjn chỉ lo cái lợi trước mắt. Như trong ngành Tài nguyên môi trường...Chỉ chăm chăm thiết kế "vẽ" ra những chiếc bánh từ đất để cho đám quan tham địa chính và xây dựng làm đường rồi san lấp ruộng đồng chia lô bán đất kiếm lời khủng.
    Chúng ta có thể sống mà không cần ô tô, xe máy, có thể không cần xem ty vi.
    Có thế sống thiếu điều hòa không khí và một số hàng hóa công nghiệp khác...Nhưng không ai có thể nhịn ăn được trên hai tuần. Qua đó cho thấy nhu cầu thực phẩm lương thực là thiết yếu không có đủ nguồn cung cấp sẽ sảy ra chết đói cục bộ và nghiêm trọng hơn là chết đói hàng loạt kéo theo bản năng sinh tồn tiêu diệt lẫn nhau. Nếu là động vật sẽ cắn chết nhau để tranh mồi. Thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Khi con người tranh ăn có lẽ sẽ tàn khốc hơn con vật rất nhiều lần.
    Thế gioí bước sang ngưỡng 7 tỷ người. nhu câu lương thực thực phẩm là rất lớn, đất đai cho sản xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp. khí hâu. môi trường ngày càng khắc nghiệt sản xcangfnoong nghiệp ngày càng khó khăn. Việt Nam được thiên nhiên yêu đã về môi trường khí hậu thuận lợi, đồng ruông tốt tươi nhưng không biết sử dụng khai thác có hiệu quả thì quả thực là quá ngu lâu dốt dai...
    Hãy sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, tiết kiệm và không nên hủy hoại đất. Hãy để giành cho con cháu chúng ta...Đừng bán dần cho ngoại quốc mà tương lai con cháu sẽ phải tha phương cầu thực.

    Trả lờiXóa
  5. "Cha mẹ dìu nhau về nhận đất / Tóc bạc thương từ những gốc cau" (Núi Đôi - Vũ Cao)

    Trả lờiXóa
  6. Cung cách làm việc "hiệu quả" là để mọi việc tới đáy ảnh hưởng tới xương cốt mới lo "thổi lửa" nấu thuốc "chữa bệnh". Thế mà thuế phí lại phải đi nuôi 3 tổ chức không làm ra tiền cho quốc gia.

    Trả lờiXóa
  7. Chính phủ có uỷ ban chống tham nhũng Đảng không tin lập Ban nội chính . Bên đây uỷ ban - bên kia tỉnh uỷ -thành uỷ - huyện uỷ coi nhau vẫ không xong - Luật hôn nhân gia đình một vợ một chồng , ông đi đánh .. bà thuê tây đen ... đất đai sở hữu toàn dân của chung ai coi ai giữ được .Lòng tham thì không có điểm dừng .Chúng ta đang tử tử dần dần thôi .Cho các ông bà làm địa chính xem mình có giữ được không?

    Trả lờiXóa