Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

CHUYỆN ĐỜI VÀ TÌNH NGƯỜI

Cảnh vất vưởng đầu đường xó chợ
của những người dân đi khiếu kiện đất đai
         * Nghệ sĩ KIM CHI                            
            BVB - Tôi sống gần Tây Hồ. Mỗi khi cần đi đến các khu trung tâm ở Hoàn Kiếm, Ba Đình tôi thường đi trên đường Thanh Niên. Mấy năm gần đây, tôi thấy góc đường Thanh Niên nơi khuôn viên trước đền Quán Thánh, tôi thường thấy những đoàn  người đi khiếu kiện, đi biểu tình đòi lại ruộng đất. Họ ở tận miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam ra.
Cách đó không xa là Lăng Bác Hồ, là Trung tâm hành chính của các cơ quân Trung ương, nghiêm cẩn, yên tĩnh, nhiều lính gác.Tôi không biết giữa những ngày đông giá rét, sắp Tết tới nơi mà họ phải rời xa gia đình để ra đó đứng, ngồi ở một nơi không mái che trên đầu, gió Đông từ  hồ thổi lại lạnh thấu xương thì họ chịu đựng thế nào! Ăn thì coi như có những người từ tâm giúp. Nhưng họ ngủ, nghỉ thế nào và chuyện tắm rửa, đi vệ sinh đâu có dễ...Tôi biết, có nhiều người ở những khu phố gần đó, những bà quẩy gánh đi chợ thường ghé tặng những người đi biểu tình đòi đất trong cảnh “sẩy nhà ra thân thất nghiệp” những món ăn thường nhật. Thấy vậy, tôi ngẫm nghĩ về chuyện đời và tình người. Đầy đủ các cơ quan Trung ương, nhưng người dân kêu oan, kêu thiệt thòi đi khiếu  kiện không dễ được họ nhiệt tình tiếp dón, nhận đơn, nghe trình bày. Nhiều vị dù biết trong chức trách của cơ quan, của bộ, ngành mình nhưng vẫn mặt lạnh như tiền. Dân oan phải nhiều ngày chịu đói rét sống trong  cảnh vất vưởng chờ đợi  nơi vỉa hè, xó chợ.
               Tôi cũng có đọc một số thông tin, được biết Vườn hoa Mai Xuân Thưởng còn được gọi là 'Vườn hoa Dân Oan’. Vì dân khiếu kiện trên mọi miền đất nước tụ họp về đây để xin Chính phủ và Nhà nước giải quyết quyền lợi hợp pháp về đất đai.  Có nhiều dân oan suốt gần chục năm chợ chực nơi đây, thuộc từng vệ cỏ, góc phố mà chưa được giải quyết. Thậm chí, còn có vụ công an đánh chết dân oan tại đây (Bà Nhung 76 tuổi, lão thành cách mạng, được Huân chương Kháng chiến Hạng 1. Ngày 17 tháng 11 năm 2012, chị Ngọc Anh, một dân oan bị an ninh bắt cóc tại ‘Vườn hoa Dân Oan’, bị đánh đập dã man phải đưa đi điều trị tại Bệnh viện Saint Paul Hà Nội. Bác sĩ Tân, vị bác sĩ "Lương y như ác mẫu" đã phán "không tiền không trị bệnh" cho chị Ngọc Anh). Ôi, họ đã vì đồng tiền và chức vị mà sinh ra vô cảm, thậm chí tàn ác đến vậy! Trong số quan chức và cảnh sát ấy, ho cũng xuất thân từ nông thôn mà ra. Mỗi ngày, họ ăn sản phẩm của ai? Nếu không có nông dân, họ lấy gạo và thực phẩm, trái cây ở đâu để sống?
            Dừng lại nơi đó, hỏi thăm hoàn ảnh của họ, tôi thấy ai cũng là nông dân nghèo khổ, bị chính quyền và đại gia lấy mất đất, không bồi thường hoặc chỉ bồi thường với giá rẻ mạt. Họ bị oan ức, mất quyền lợi và bị o ép. Không riêng tôi, dân Hà Thành nhiều người cảm cảnh cho họ. Tôi gom nhặt được những câu hỏi đau lòng ở đầu đường Quán Thánh:
-         Ai? Ai đẩy họ ra đường vậy ?
-         Ruộng đất mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của họ, sao mà khi có quyền trong tay cướp dễ thế?
-         Chính là bọn quan tham nhũng chứ còn ai vào đây nữa ?
-         Nhóm lợi ích hoàn toàn vô cảm trước nỗi đau của muôn dân...
            Chính vì lẽ đó mà tôi đọc trên mạng gọi là “lề trái” lại thấy họ “rất phải” đã không quản ngại khi đưa lên những bài viết hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng, bảo vệ dân nghèo, cổ vũ cho dân chủ, bênh vực cho những người dân mất đất oan ức như các trang mà tôi thường đọc và tâm đắc: Trang của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập, Tễu của TS. Nguyễn Xuân Diện, trang của Đại tá Bùi Văn Bồng và nhiều trang khác… Mặc du biết rằng nhiều chuyện phiền toái sẽ đến với họ, nhưng họ không MACKENO, vô cảm, mà đã thấu hiểu chuyện đời và thể hiện rõ tình người viết ra trong lúc này rất cần thiết, nó động viên, an ủi  cho những người lương thiện biết sống an nhiên trong mọi hoàn cảnh. Còn đối với  kẻ ác cũng sẽ giúp chúng biết dừng lại chăng? Điều này tôi  hy vọng thôi chứ không dám chắc lắm. Bọn tham nhũng gần như để ngoài tai mọi đóng góp, phê phán. 
Họ không biết gửi gắm những tình những chuyện đời và tình người nơi dâu, khi mà các biện pháp quản lý thông tin của Nhà nước quá chặt chẽ. Họ phải dùng “sóng trời cho” trong thời @ bùng nỏ thông tin, thế giới phẳng hiện nay để cái tâm sự, nỗi lòng của họ đến được với công luận, với cộng đồng. Dù nhiều người sợ, né tránh, ngăn cản. Nhưng với tình người, họ vẫn bỏ công mỗi ngày cần mẫn, kiên trì lo “căn nhà mạng” của mình mà không được đồng nhuận bút nào. Nhiều khi “nhà” bị phá phải vat vả là lại. Và cho dù họ biết rằng nhiều chuyên nêu lên với “bộ phận không nhỏ có chức có quyền” hiện nay chỉ như "Đàn khẩy tai trâu", "Nước đổ đầu vịt", "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi"...Tuy nhiên, điều sâu xa và gía trị nhân văn là họ cần có tiếng nói để bảo vẹ công lý, bênh vực lẽ phải, phê phán cái sai, cái xấu.   
            Chính vì lẽ đó mà những người lương thiện, tử tế luôn day dứt, khổ tâm, canh cánh những nỗi đau trước hiện trạng xuống cấp của đất nước hôm nay, theo đó là xuống cấp vệ đạo đức, lối sống, bệnh vô cảm phát  sinh. Tôi vẫn tin chắc một điều rằng chỉ có kẻ ngu muội mới tham, kẻ tham luôn luôn  đi kèm cái ác. Người hiểu rõ lẽ đời thì chẳng ai tham để làm gì. Trên đời, người nghèo thường giàu tâm đức, giàu tình người, hiểu chuyện đời và biết  sống đúng, sống đẹp. Còn kẻ giàu sang lại thiếu tâm, thiếu đức, sống co lại chỉ biết cá nhân minh, mặc kệ thiên hạ, “mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng”.
           Bâng khuâng nghĩ chuyện đời, nghĩ về tình người, tôi lại nhớ một kỷ niệm chiến trường năm xưa khi đến thăm nhà chị Út Tịch. Trong những năm tháng đi văn công ở chiến trường, tôi đã chứng kiến rất nhiều những gương sống đẹp. Chị út Tịch là một ví dụ.
            Năm đó, đoàn Văn công Giải Phóng được lệnh  đi diễn  phục vụ cho đại hội anh hùng ở tận An Phước -Bình Dương. Anh em văn công  phải mang vác hành lý và phục trang biểu diễn đi bộ đúng một tuần mới tới nơi. Ở đó chúng tôi đã may mắn gặp được tất cả những anh hùng và chiến sĩ thi đua của lưc lượng vũ trang quân Giải phóng Miền Nam. Người tôi gặp sau cùng là chị Út Tịch. Người đàn bà bé nhỏ có đôi mắt tròn sáng như sao đã khiến tôi  nể phục. Chị đến trễ vì trên đường đến đại hội thì bị lính ngụy nghi là Việt cộng nên bắt giam vào đồn. Ở trong đồn có mấy ngày mà chị đã binh vận và phát động những người bị bắt cùng nhau chống lại bọn lính ... Cuối cùng mọi người đã đánh lấy được cái bốt đó. Chị lại tiếp tục tới đại hội. Vì thế nên khi người ta sắp bế mạc chị mới tới nơi. Văn công diễn xong là phải đi ngay. Tôi được ban tổ chức cho phép ở lại chờ để gặp người đồng hương là chị Út Tịch. Chuyện chị gan dạ, thông minh, dũng cảm thì trong quyển " Người mẹ cầm súng", nhà văn Nguyễn Thi đã kể rất đầy đủ, tôi không cần kể thêm Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe về tình đồng đội của chị .
            Vợ chồng chị rất nghèo mà lại đông con. Một lần có tốp cán bộ đi công tác, lỡ bữa, họ ghé vào nhà chị . Chẳng có gì đãi bạn, chị lén ra sau nhà lấy súc vải đem ra chợ bán để mua thức ăn về đãi đồng đội.Súc vải đó chị được tỉnh tặng để may quần áo cho con. Chị giấu không cho khách biết. Bọn trẻ thiếu thốn, rách rưới chỉ mong chờ mẹ may cho bộ quần áo mới. Khi khách về, bọn nhỏ  mếu máo khi biết chuyện mẹ chúng đã bán đi súc vải (miền Nam gọi là ‘cây’ vải). Chị giải thích với con: "Các cô chú ấy trên đường công tác, mọi người  đang đói, cần một bữa ăn và ít lương thực mang theo đường... Nhà mình hết tiền, không có gì đáng giá, không bán cây vải đi thì má làm sao để giúp được các cô chú đó đây?..."
            Câu chuyện chị Út Tịch bán súc vải để lấy tiền lo cho đồng đội trên đường công tác đã khiến tôi xúc động và ghi nhớ suốt đời. Câu chuyện đó giúp tôi ngộ ra nhiều điều trong cuộc sống. Mà người đàn bà bé nhỏ đó học vấn có cao siêu gì đâu, ngày đó trình đô văn hóa của chị chưa hết cấp 2.
          Tôi cũng ngộ thêm một diều rằng: Khi con người sống trong cảnh nghèo khó thì tình người thường sâu sắc, bao dung. Do vất vả mưu sinh, họ hiểu giá trị cuộc sống; và cùng do chạy vạy không đủ tiền tiêu, đồng tiền không mê muội, tha hóa được họ. Họ không bo bo chỉ biết riêng cá nhân, gia đình mình mà quan tâm đến những người khác, trân trọng sự đùm bọc trong tình cộng đồng. Chị Út Tịch là như thế, nghèo mà rộng rải, cao thượng...
            Câu chuyện cư  xử của chị Út Tịch với bạn bè đã khiến cho hình ảnh chị ấy sống  rực rỡ mãi mãi trong trái tim tôi.
            Tôi thầm nghĩ "Giá như các quan chức Việt Nam hôm nay có được tấm lòng như chị Út Tịch với đồng đội thì cuộc sống này tốt đẹp biết bao!".
K.C
---------------                                                

22 nhận xét:

  1. Chuyện của bà Kim Chi luôn đượm vẻ tiếc nuối. Chẳng ai ngờ có một ngày mọi thứ đều "lộn tùng phèo"! Tiền chính là thứ tạo ra tình trạng cực xấu hiện nay khi nó được coi là "Chuẩn"! Làm cho điên đảo chẳng qua vì tiền! Nhưng máy móc cũng phải đại tu thôi. Mọi thứ luôn phải trở lại chuẩn mực tốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhờ bác Bồng sưu tra xem thử trong HỆ THỐNG CÁC NƯỚC TƯ BẢN ĐẦU SỎ GIÃY CHẾT có hiện tượng người dân kiện cáo vạ vật ngày này qua tháng khác như ở thiên đường XHCN Vn ta không?
      Có phải là XHCNVN dân chủ gấp vạn lần bọn "giãy chết" nên nhân dân mới được cơ hội vạ vật thoải mái?
      Hay là ở bọn tư bản thối nát không có thế lực thù địch xúi giục?
      Nếu do thế lực thù địch xúi giục, thì tại sao VN ta thế lực thù địch nhiều hơn tại các quốc gia bọn thối nát?

      Xóa
    2. Ba Hèn - bí danh X1lúc 08:39 19 tháng 7, 2013

      Ba Hèn xin phép được trả lời thay bác Bòng nhé: Trả lời Nặc danh 08:07 --
      > Vì Tư bản giẫy chết cho nên từ chính quyền đến người dân không ai còn có sức để đi khiếu kiện, họ chỉ còn chút sức lực ..chờ chết. Chính quyền của họ cũng biết sắp chết, nên lo thuốc thang, không lo chiếm đất, cướp đất của dân. Họ nhìn đồng tiền cũng giống đơn thuốc, không quá me muội, ham hố vì tiền mà sinh tội ác. Hơn nữa, ho giẫy chết, nằm trong phòng cấp cứu cả, đất chôn có người còn sống lo cho rồi. Họ cũng không còn sức để ức hiếp dân, truy bắt các "blog bôi nhọ, nói xấu đảng, nhà nước". Thế lực thù địch của họ thây shọ đang giẫy chết còn xúi dục được ai. Chỉ có ở ta đang béo phây phây, mặt ông lãnh đạo nào cùng chảy mỡ, rửng mỡ mới lo dẹp biểu tình, dẹp khiếu kiện, vênh mặt lên với người dân nghèo đói da khô, xương thiếu can-xi, tàn héo. Éo...Éo ..Cái con nhẹ ló!.

      Xóa
  2. Đọc xong tôi thấy nỗi buồn thật sâu thẳm, nhưng cũng không có gì ngạc nhiên. Người dân bây giờ lâm vào cảnh khốn cùng vì cái chế độ tham nhũng thối nát này, tàn ác như Đỗ Hữu Ca mà còn được phong tướng, thử đọc lại báo chí trước đây, thấy hình ảnh y chỉ huy đạo quân đông đảo, trang bị tận răng, súng lăm lăm trên tay nhắm thẳng vào người dân mà tấn công, chúng tôi hết sức căm giận. Khi bắt đầu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chính những người nộng dân này là nòng cốt của lực lượng cách mạng. Khi cách mạng thành công, thì những người nắm quyền đã vong ơn bội nghĩa, ăn cháo đá bát, quay sang áp bức lại người dân mà đặc biệt là nông dân khiến người tự thiêu, người khỏa thân chịu nhục, người uống thuốc tự tử, người cầm súng hoa cải, người người khiếu nại, biểu tình kêu oan không thể nào mà kể hết ở đây được. Mong sao đất nước sớm thoát khỏi cảnh lầm than ngang trái này.

    Trả lờiXóa
  3. "Các cô chú ấy trên đường công tác, mọi người đang đói, cần một bữa ăn và ít lương thực mang theo đường... Nhà mình hết tiền, không có gì đáng giá, không bán cây vải đi thì má làm sao để giúp được các cô chú đó đây?...".....Và rồi, con cái của Chị vẫn nghèo đến bây giờ. Anh Hùng mà làm chi hở trời.

    Trả lờiXóa
  4. Chuyện "thu hồi đất cho các dự án phát triển KT-XH", trong đó không ít chuyện lợi dụng để "cướp đất" vì thỏa mãn túi tham của một số ít có chức có quyền. Ai bao che cho những kẻ ngang nhiên "cướp" đất để người dân phải "lang thang đầu đường, xó chợ..." để kêu oan? Chẳng lẽ là những "công bộc của dân"?

    Trả lờiXóa


  5. Ai cũng thấy đây là hậu quả của những chính sách bất cập về đất đai. Muốn giải quyết phải có thay đổi cơ bản về quyền SHDĐ. Ai làm được điều này ? Đảng, vì Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối. Nhưng Đảng lại chưa muốn sửa đổi. Thế là khiếu kiện cứ kéo dài, chính quyền, đoàn thể cứ làm ngơ, bà con cứ chịu khổ dài dài.
    Lãnh đạo có "bức xúc" không, chắc là có ít nhiều vì "biểu tình làm xấu hình ảnh thủ đô". Xấu, bức xúc sao không giải quyết đi. Biết giải quyết thế nào khi mà 80% nội dung khiếu kiện là đúng, giải quyết thì lòi ra cái sai của công chức,của chính sách à.
    Thôi thì thượng sách là ngó lơ, coi đây là mặt trái của "mở cửa kinh tế", của thời kì quá độ lên CNXH.
    Biết vậy nhưng đừng xem bà con đi khiếu kiện là gây rối, là làm xấu thủ đô và đừng làm khó những ai có tấm lòng hỗ trợ bà con ít nhiều về điều kiện sinh hoạt ăn, ở.
    Suy cho cùng khiếu kiện cũng từ chính quyền, từ chính sách mà ra.
    Thấy sai mà không chịu sửa thì khiếu kiện sẽ ngày càng đông, càng dài ngày. Lãnh đạo kiểu này nghĩ cũng lạ.

    Trả lờiXóa
  6. lại 1 câu "giá như"
    Quan chức bây giờ không còn biết Yêu thương đồng bào như trước nũa đâu Cô Kim Chi ạ

    Trả lờiXóa
  7. Những kẻ tán tận lương tâm không coi nỗi đau của bà con dân oan là thứ đáng để ho quan tâm giải quyết là một chuyện, lại còn lắm kẻ tuyên truyền viên cho rằng bà con nhận tiền của kẻ xấu đi khiếu kiện cũng đáng khinh bỉ không kém. Không tin các bác cứ lên các báo lề dân mà xem hội này còm thế nào

    Không lẽ chúng ta cứ ngồi tiếc, chấp nhận những gì đang xảy ra cho dân mình, cho gia đình và với đát nước này

    Trả lờiXóa
  8. Vừa post bài nầy về gotphieudu.blogspot.com và có thêm mấy câu thơ. Nghệ sĩ Kim Chi xem và cho xin ý kiến nhé !

    Trả lờiXóa
  9. Còn trường hợp của tôi, Quan cướp đất không vì dự án nào cả mà chỉ để giao cho đồng bọn của Quan (BỌN CƯỚP). Cướp không đền bù. Có đi khiếu kiện cũng chẳng được gì vì họ cùng một giuột ...

    Trả lờiXóa
  10. Đấy là cái chuyện của ngày xưa
    ngày nay toàn khác...có quan chưa từng
    gian nan đói khác trong bưng
    sống trong nhung lụa sáng trưng quan trường
    dân đen đói rách thảm thương
    Đầy tớ kiểu mới ....ai thương bây chừ..?
    Quan to quan nhỏ đều...hư
    Nói như rồng leo...làm như mèo ...mửa
    cứ thế này khổ nữa dân ta
    Dân khổ dân chửi...tổ cha chúng mày....
    làm sai làm ẩu...ai hay
    trơ mặt như nớ...nói day như...như ..đìa ( đĩa)
    Công dành hết...tội thì chia
    tranh thủ chộp giật....mai kia ta ....chuồn ....



    Trả lờiXóa
  11. Neu biet duoc che do cua ta no tot dep the nay toi tin chi Ut Tich se khong theo cach mang.

    Trả lờiXóa
  12. Cảnh vất vuõng đầu đường xó chợ.
    Của những người khiếu kiện đất đai .
    Đi ngang thấy cảnh ai hoài .
    Ngọc Hoàng ngó xuống : việc nầy biết chăng ?
    Đã biết rồi sao Ngài ậm ự .
    Có chi không ? tư lự làm gì !
    Khổ nhiều, nghệ sĩ KIM CHI .
    Đã lên tiếng, Ngài thì quyết (định) cho .

    Trả lờiXóa
  13. gia nhu chi UT TICH con song ngay nay ma di thi DAI HOC thi duoc + 2 diem .
    co phai khong bac BVB ?

    Trả lờiXóa
  14. Mấy đời bánh đúc có xương .
    Mấy đời những kẻ giầu sang thương người

    Trả lờiXóa
  15. TIÊN LÃNG – VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐÃ ĐI VÀO LịCH SỬ!
    1. Lần đầu tiên trong lịch sử, người nông dân dùng súng bắn vào lực lượng cưỡng chế để giữ đất (vụ “Đồng Nọc Nạn” thời Pháp thuộc tuy làm chết nhiều người, nhưng người nông dân chỉ dùng dao và kiếm; Vụ Văn Giang tuy quy mô lớn hơn, nhưng không có viên đạn nào được bắn ra…).
    2. Quân đội được điều động (vụ Văn Giang không có quân đội tham chiến).
    3. Vụ cưỡng chế này đã gây tổn thất cho quân đội ta: 6 chiến sỹ bị thương (vụ Văn Giang không đổ giọt máu nào, chỉ có vài người bị bỏng tay do… đốt pháo mà thôi).
    4. Vụ “Tiên Lãng” đã, đang và sẽ gây chấn động mạnh mẽ dư luận trong và ngoài nước. Theo thống kê của cục báo chí, chỉ tính từ 5- 1- 2012 đến 10 – 3 – 2012 đã có trên 1.200 bài viết về vụ này – kỷ lục về 1 vụ cưỡng chế (vụ Văn Giang thấp hơn nhiều, cho dù tính cả các bài viết về 2 phóng viên của VOV bị đánh… nhầm ).
    5. Vụ cưỡng chế này được chính quyền tính toán kỹ lưỡng nhất, bài bản nhất và 1 kế hoạch hợp đồng tác chiến giữa bộ binh và thủy binh phức tạp nhất trong các vụ cưỡng chế từ trước đến nay.
    6. Vụ cưỡng chế này, chính quyền đã vi phạm pháp luật một cách rõ ràng nhất (các vụ khác đến nay vẫn chưa… rõ ràng).
    7. Vụ “Tiên Lãng” được xem là “lá cờ đầu”, ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giữ đất.của các địa phương sau này.
    8. Vụ “Tiên Lãng” có tính nghiêm trọng đặc biết: Chưa bao giờ trong lịch sử, “Báo chí cách mạng” đồng loạt đứng về phía “tội phạm”, công kích chính quyền một cách trực diện và mạnh mẽ như vậy!… và đích thân thủ tướng phải đứng ra giải quyết (vụ Văn Giang, thủ tướng… không nói gì!?)
    9. Vụ “Tiên Lãng” để lại nhiều huyền thoại nhất:
    - Câu nói: “Trận đánh đẹp” của tư lệnh trận đánh này – Đỗ Hữu Ca
    - Câu nói: “Gu gồ chấm Tiên Lãng” của bí thư Hải Phòng – Nguyễn Văn Thành
    - Nhân vật chính của vụ cưỡng chế: Anh Đoàn Văn Vươn đã trở thành biểu tượng của khí phách ngang tàng và dũng cảm trong mắt người dân Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  16. Tôi cũng rất thương họ! Nhưng tôi lại nghĩ tại họ cả thôi vì ngày xưa theo công sản đánh Pháp, đánh Mỹ , đánh địa chủ phong kiến để đòi ruộng đất. Pháp cút, địa chủ phong kiến bị diệt, có tý ruộng đất nào thi đem nộp vào hợp tác xã! Nhà tôi có 8 mẫu ruông đưa vào HTX, bố tôi gia không làm ruộng được nữa ruông đất không cánh mà bay mất; rồi đến Mỹ cũng ra đi thì chỉ con Công sản va dân nười anh hùng chiến thắng, thực hiện thống nhất đất nước. Nay ruộng đất cộng sản lây hết với cái thuật ngữ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân ( sở hữu ảo) do nhà nước quản lý ( thực chất là đang cộng sản chiếm giữ bằng điều 4 Hiến pháp đấy thôi) Còn người dân chỉ là no lệ sử dụng đất ( trông coi tận dụng đất nhàn dỗi khi công sản chưa dùng đến) và khi cộng sản dùng đến thì họ thu hồi, nô lệ được bồi dưỡng công trông coi đất được thay bằng quyền sử dụng đất.một bát phở trên một mét vuông đất. Như thế là công bằng quá, đất đai có phải của dân đâu mà kiện với cáo? thật là buồn cho các vị đã tự mang cái thòng lọng xiết vào cổ! kêu gì nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" phải để dân sở hữu chứ? Đâu phải "Đất đai thuộc sở hữu toàn quan" đâu! Vậy là vi phạm chính lời của mình rồi!

      Xóa
    2. Quá đúng ! lỗi là dân ta đã tin và theo nhầm

      Xóa
  17. Đặng Quốc Bảolúc 09:19 21 tháng 7, 2013

    Nếu tôi là Tổng Bí thư, tôi sẽ lệnh quan chức hữu trách hàng ngày bưng bô đến để bà con đang vạ vật khiếu kiện ỉa, đái, bỏ rác sinh hoạt vào, rồi tự tay họ phải bưng đi đổ. Bất công, cướp đoạt trắng trợn của nhân dân là cặn bã do thể chế này tạo ra. Quan chức chế độ phải tự tay hót đi. Có vậy mới nhớ họ chỉ là công bộc của dân như Hồ Chí Minh xác định.

    Trả lờiXóa