Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 20 tháng 7, 2013

TÒA TRẢ HỒ SƠ LÀ CỐ TÌNH KÉO DÀI VỤ ÁN !?

 
* Ls. NGÔ NGỌC TRAI
Khởi tố từ tháng 1/2012 nhưng hơn một năm sau tới tháng 4/2013 tòa án mới xét xử sơ thẩm trong khi sự việc xảy ra cơ bản khá rõ ràng. Theo quy định của luật thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, song vấn đề ở đây là dù ông Vươn có tội hay không thì với tư cách công dân chúng ta đòi hỏi vụ án cần được kết thúc sớm.
Thực sự thì vụ án kéo dài không đem lại ích cho cả người dân lẫn chính quyền, chỉ khiến người bị giam hãm chịu khổ sở thay vì nhanh chóng được trả tự do nếu vô tội hoặc được thành án ra ngoài lao động cải tạo nếu có tội.
Một thực tế ít người biết là tình trạng bị giam hãm tù túng trong giai đoạn điều tra truy tố hoặc xét xử là rất khó chịu so với cuộc sống khi đã thành án chịu tù. Điều này thì những người đã kinh qua hai giai đoạn tạm giam và thi hành án phạt tù biết rõ. Khi đang tạm giam bị cáo không được ra ngoài lao động cải tạo như đã thành án phạt tù cho nên tình trạng bị giam trong phòng kín suốt nhiều tháng sẽ rất khổ sở.
Trong quá trình bị giam giữ chỉ những người được ưu ái đặc biệt mới được cho ra ngoài làm những việc như quét dọn vệ sinh sân vườn, giặt rũ quần áo cho người khác, hay chia cơm cho các phạm nhân…
Cho nên có tình huống là khi cán bộ điều tra trích xuất bị cáo ra ngoài để lấy lời khai thì bị cáo vui mừng như là được gặp người thân thiết.
Quy định của luật
Điều tra, truy tố và xét xử là các giai đoạn được quy định rõ thời hạn để hết thời gian đó thì phải chấm dứt, nhằm mục đích không cho việc xử lý tội phạm biến tướng thành công cụ đàn áp hành hạ, xâm phạm quyền lợi nhân dân. Thời gian giải quyết kéo dài vừa gây lãng phí thời gian công vụ của nhiều cơ quan tổ chức cá nhân, vừa gây khốn khổ cho bị can bị cáo và làm mất đi ý nghĩa tích cực của việc xử lý tội phạm. Tuy vậy quy định của luật hiện tại cho phép thời gian điều tra xử lý án quá dài lại cho nhiều lần được gia hạn cho nên có vụ vài năm có vụ hàng chục năm vẫn không kết thúc.
Ví dụ điển hình như vụ án Hàn Đức Long bị TAND tỉnh Bắc Giang tuyên tử hình về tội giết người và hiếp dâm trẻ em kéo dài từ năm 2005 đến 2012, hiện bị cáo đã thành án và đang chờ tiêm thuốc độc. Đây là vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng mà thời gian kéo dài đã đọa đày cuộc sống của rất nhiều gia đình.
Nếu coi việc xử lý tội phạm như công việc của bác sỹ chữa lành vết thương cho xã hội thì việc kéo dài thời gian tố tụng sẽ kéo dài nỗi đau cho nạn nhân. Việc xử lý tội phạm mất đi ý nghĩa hàn gắn vết thương, xoa dịu nỗi đau cho xã hội.
Nếu coi việc xử lý tội phạm là giữ gìn sự bình yên cho nhân dân thì việc kéo dài nó lại gây hại cho sự bình yên của nhân dân, bởi vì kéo dài thời gian xử lý tội phạm là kéo dài môi trường dung dưỡng cho bạo lực.
Kéo dài thời gian tố tụng bất luận vì lý do gì đều cho thấy sự yếu kém của cơ quan tiến hành tố tụng và gây ra nhiều tổn hại cho xã hội. Đầu tiên đó là sự lãng phí về thời gian công vụ, sau đó là gây mất niềm tin vào sự đứng đắn nghiêm minh của pháp luật.
Trong vụ ông Vươn các cơ quan tư pháp kéo dài thời gian giải quyết án không cần thiết và cũng là kéo dài thời gian khó chịu cho bị cáo.
Làm sao tuyên ông Vươn vô tội?
Một thực tế lâu nay khi tòa án tiếp nhận hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang, sau khi nghiên cứu mà thấy chứng cứ kết tội yếu, thay vì mở phiên tòa để tuyên vô tội, tòa lại trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung củng cố chứng cứ kết tội. Như thế đồng nghĩa với việc mở phiên tòa chỉ là làm nốt phần việc kết tội, diễn biến phiên tòa chỉ còn hình thức vì phán quyết đã được định trước. Điều này đi ngược lại nguyên lý suy đoán vô tội và xét xử theo tranh tụng của luật pháp tiến bộ.
Nếu những người có chuyên môn nghiệp vụ sau khi sử dụng mọi biện pháp kỹ thuật mà vẫn không chứng minh thuyết phục được một người phạm tội thì rất có thể và cần nhận định là người đó không phạm tội. Khi đó cần tuyên vô tội và trả lại mọi quyền tự do cho bị cáo, đó là bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội.
Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là kết tội cho bằng được, như thế là coi trọng việc trả thù tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền công dân. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đi ngược lại nguyên lý xét xử theo tranh tụng, bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận với nhau còn tòa ở giữa xem xét và phán quyết. Tranh tụng làm sao được khi luật sư tìm ra được kẽ hở và đưa ra luận điểm bào chữa bị cáo vô tội thì tòa án lại căn cứ vào đó trả hồ sơ yêu cầu làm rõ và khỏa lấp kẽ hở đó?
Cho phép tòa trả hồ sơ chính là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết án, điều này gây ra những tai hại lớn cho xã hội, ví dụ như vụ kỳ án Vườn Mít cả chục năm xử lên xử xuống không xong.
Lâu nay các luật sư rất khó làm cách nào để thúc các cơ quan tiến hành tố tụng khẩn trương giải quyết án, nhiều khi làm lợi cho thân chủ chính là ở chỗ này.
Vụ ông Vươn khi đã mở phiên tòa thì có nghĩa rằng tòa nhận định hồ sơ đã đủ để kết tội ông Vươn. Như thế việc mong ước ông Vươn được tuyên vô tội và trả tự do tại tòa là không khả thi với các quy định luật hiện nay.
Pháp luật cần khai triển nguyên tắc suy đoán vô tội một sản phẩm của pháp luật văn minh tiến bộ, sửa luật bỏ đi quy định cho phép tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung, nếu hồ sơ điều tra không đủ căn cứ kết tội thì mạnh dạn tuyên bị cáo vô tội. Có như thế mới nâng cao trách nhiệm trong hoạt động điều tra và truy tố, cũng như tạo sân chơi để các luật sư trau dồi và phô bày khả năng hùng biện thuyết phục.
Bằng cách đó sẽ giúp phân loại được luật sư giỏi hay dở và minh chứng được hiệu quả làm việc trước thân chủ. Khi đó các phiên tòa mới có được niềm vui vỡ òa khi tòa án tuyên bị cáo vô tội, tạo kịch tính hấp dẫn cho sân khấu xét xử, như lâu nay thì phiên tòa rất nhàm chán vì khi ra tòa là cầm chắc án có tội.
Ls.N.N.T
------------------

12 nhận xét:

  1. Cái khó cho phiên tòa phúc thẩm là do bị cáo phản đối cáo buộc của cơ quan tố tụng...Tòa ná và Viện kiểm sát đuối lý nên buộc phải cho hoãn phiên xét xử;
    Theo cáo trạng ông Vươn phạm tội giết người. Ông Vươn trước sau vẫn thừa nhận ra lệnh bắn bằng đạn hoa cải ở cự ly 18-20m. Với khoảng cách này ông vươn khẳng định là đạn bắn chim không gây ra chết người và thương tích nặng...Nhưng Viện khoa học hình sự Bộ Công an cho rằng ở cự li 20 - 30 mét đạn bắn chim bắn ra từ súng hoa cải có thể gây chết người để cơ quan điều tra truy tố làm căn cứ buộc tội anh em Đoàn Văn Vươn giết người..Ông Vươn đã cam đoan là ở cự ly như kết luận của Viện KHHS Bộ Công an là hoàn toàn không có căn cứ...Ông Vươn đề nghị cho thực nghiệm lại trên người và ông Vươn sẵn sàng làm bia sống cho việc thực nghiệm điều tra, ông Vươn yêu cầu giao cho cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng thực nghiệm điều tra cho khách quan, Tránh tình trạng các cơ quan thi hành tố tụng của dân sự thông đồng bảo vệ cái sai cho nhau để chống lại anh em ông Vươn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cãi được à? Bắn trúng "chim" thì cũng chết đấy. Họ lý luận vậy.

      Xóa
  2. Một thực tế lâu nay khi tòa án tiếp nhận hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang, sau khi nghiên cứu mà thấy chứng cứ kết tội yếu, thay vì mở phiên tòa để tuyên vô tội, tòa lại trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung củng cố chứng cứ kết tội. Như thế đồng nghĩa với việc mở phiên tòa chỉ là làm nốt phần việc kết tội, diễn biến phiên tòa chỉ còn hình thức vì phán quyết đã được định trước. Điều này đi ngược lại nguyên lý suy đoán vô tội và xét xử theo tranh tụng của luật pháp tiến bộ.
    Nếu những người có chuyên môn nghiệp vụ sau khi sử dụng mọi biện pháp kỹ thuật mà vẫn không chứng minh thuyết phục được một người phạm tội thì rất có thể và cần nhận định là người đó không phạm tội. Khi đó cần tuyên vô tội và trả lại mọi quyền tự do cho bị cáo, đó là bản chất của nguyên tắc suy đoán vô tội.
    Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là kết tội cho bằng được, như thế là coi trọng việc trả thù tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền công dân. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đi ngược lại nguyên lý xét xử theo tranh tụng, bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận với nhau còn tòa ở giữa xem xét và phán quyết. Tranh tụng làm sao được khi luật sư tìm ra được kẽ hở và đưa ra luận điểm bào chữa bị cáo vô tội thì tòa án lại căn cứ vào đó trả hồ sơ yêu cầu làm rõ và khỏa lấp kẽ hở đó?
    Cho phép tòa trả hồ sơ chính là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết án, điều này gây ra những tai hại lớn cho xã hội...Quá chuẩn!

    Trả lờiXóa
  3. Lão thành cách mạnglúc 18:10 21 tháng 7, 2013

    Theo quy định của luật thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, song vấn đề ở đây là dù có tội hay không thì với tư cách công dân chúng ta đòi hỏi tất cả các vụ án cần được kết thúc sớm.
    Thực sự thì vụ án kéo dài không đem lại ích cho cả người dân lẫn chính quyền, chỉ khiến người bị giam hãm chịu khổ sở thay vì nhanh chóng được trả tự do nếu vô tội hoặc được thành án ra ngoài lao động cải tạo nếu có tội.
    Một thực tế ít người biết là tình trạng bị giam hãm tù túng trong giai đoạn điều tra truy tố hoặc xét xử là rất khó chịu so với cuộc sống khi đã thành án chịu tù. Điều này thì những người đã kinh qua hai giai đoạn tạm giam và thi hành án phạt tù biết rõ. Khi đang tạm giam bị cáo không được ra ngoài lao động cải tạo như đã thành án phạt tù cho nên tình trạng bị giam trong phòng kín suốt nhiều tháng sẽ rất khổ sở.
    Trong quá trình bị giam giữ chỉ những người được ưu ái đặc biệt mới được cho ra ngoài làm những việc như quét dọn vệ sinh sân vườn, giặt rũ quần áo cho người khác, hay chia cơm cho các phạm nhân…
    Cho nên có tình huống là khi cán bộ điều tra trích xuất bị cáo ra ngoài để lấy lời khai thì bị cáo vui mừng như là được gặp người thân thiết.Quá chuẩn! Yêu cầu lãnh đạo các cơ quan công quyền tích cực chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật của cấp dưới, tránh để các sự việc kéo dài gây bất bình lớn trong nhân dân và gây bất ổn xã hội. Cầm trên tay những đồng tiền lương, từ tiền thuế của người dân sao cho xứng đáng...Hoan nghênh bác Bồng và LS Trai, mong rằng xã hội ngày càng có nhiều người có tấm lòng như các bác!!!

    Trả lờiXóa
  4. Điều tra, truy tố và xét xử là các giai đoạn được quy định rõ thời hạn để hết thời gian đó thì phải chấm dứt, nhằm mục đích không cho việc xử lý tội phạm biến tướng thành công cụ đàn áp hành hạ, xâm phạm quyền lợi nhân dân. Thời gian giải quyết kéo dài vừa gây lãng phí thời gian công vụ của nhiều cơ quan tổ chức cá nhân, vừa gây khốn khổ cho bị can bị cáo và làm mất đi ý nghĩa tích cực của việc xử lý tội phạm...Việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thực chất là kết tội cho bằng được, như thế là coi trọng việc trả thù tội phạm mà xem nhẹ việc bảo vệ quyền công dân. Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đi ngược lại nguyên lý xét xử theo tranh tụng, bên buộc tội và bên gỡ tội tranh luận với nhau còn tòa ở giữa xem xét và phán quyết. Tranh tụng làm sao được khi luật sư tìm ra được kẽ hở và đưa ra luận điểm bào chữa bị cáo vô tội thì tòa án lại căn cứ vào đó trả hồ sơ yêu cầu làm rõ và khỏa lấp kẽ hở đó?
    Cho phép tòa trả hồ sơ chính là nguyên nhân kéo dài thời gian giải quyết án, điều này gây ra những tai hại lớn cho xã hội...Cần loại bỏ những kẻ cơ hội chuyên kiếm tiền trên nỗi đau của người khác...kéo dài thời gian điều tra nhiều khi không hẳn là vấn đề chuyên môn mà còn vì mục đích vụ lợi, tìm cách moi tiền ở cả bị cáo và bị hại, một cách bỉ ổi vô cùng trắng trợn, vô nhân đạo. Xã hội cần lắm những con người có đủ TẦM & TÂM để xã hội phát triển tốt đẹp hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có những vụ kéo dài cả chục năm trời, nhưng khi xử: 18 tháng án treo! Người ta hành hạ tinh thần, thân xác và phá đời người khác, kể cả vô tội!

      Xóa
  5. Ở chế độ cũ có câu : Không đánh cho có, có đánh cho chừa. Nay có câu : Không tiền, không thành có. Có tiền, có thành không. Ngày xưa "nén bạc" đâm toạc tờ giấy, ngày nay "tờ bạc" đâm toạc mồm quan. Nhưng ở đời luôn có luật nhân quả công bằng, những kẻ dựa vào công quyền bằng mọi giá để ăn tiền một cách hèn hạ, bẩn thỉu ắt sẽ gặp quả báo truyền đời. Các bác cứ theo dõi xem bọn chúng không bao giờ được thanh thản, không bao giờ có hậu đâu...

    Trả lờiXóa
  6. Không tiền, không thành có. Có tiền, có thành không. Ngày xưa "nén bạc" đâm toạc tờ giấy, ngày nay "tờ bạc" đâm toạc mồm quan. Nhưng ở đời luôn có luật nhân quả công bằng, những kẻ dựa vào công quyền bằng mọi giá để ăn tiền một cách hèn hạ, bẩn thỉu ắt sẽ gặp quả báo truyền đời

    Trả lờiXóa
  7. Nhiều vụ hoãn vì chuyến đi Mỹ sắp tới... Xong sẽ tính tiếp.

    Trả lờiXóa
  8. Cán bộ tiền khởi nghĩa.lúc 08:24 22 tháng 7, 2013

    Bác Hồ dạy chúng ta: sai thì sửa mới là một Đảng chân chính! Sợ mất ghế mà xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân thì thật sự không thể là cán cân công lý nữa, hơn thế nữa là dân không tin vào Tòa án có công lý tức là Đảng ta mất niềm tin, nó có liên quan đến tồn vong của chế độ! Sao có lắm kẻ lừa dân, dối Đảng vậy? Sự thật rõ như ban ngày mà họ vẫn lừa dân, dối Đảng? Một xã hội mà từ Trung ương đến địa phương ai cũng có thể làm trái pháp luật mà không bị xử lý, như vậy thì người dân sống sao nổi? Còn gì lòng tin của dân? không hiểu luật hay cố ý làm trái luật để dân lo lót? Tòa án thì xét xử theo quyền lực chính trị chứ không tuân theo luật pháp là trái Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, đúng là vô nhân đạo! Nay thấy sai thì sửa mới là một Đảng chân chính! Từ trước khi Nghị quyết Trung ương IV, chúng ta mắc nhiều sai lầm, đã mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai! Đảng ta quen nghe khen rồi, nay nghe chê xem sao? Ai chê đúng thì mới yêu chế độ và tin vào Đảng! đừng bắt bỏ tù họ! Chúng ta phải khai thác hết tiềm năng về tinh thần và đạo đức của 87 triệu dân đất Việt, đừng áp đặt ý chí của mình lên người khác. Tôi chắc chắn một điều là Đảng ta không cho phép làm như vậy nhưng những kẻ ăn cơm dân, khoác áo công quyền, cố tình làm sai pháp luật để dân chạy lo lót. những kẻ có chức có quyền cố tình làm trái pháp luật, làm mất niềm tin của những cán bộ hy sinh cả cuộc đời cho cách mạng mới có ngày hôm nay? cứ để ngâm kéo dài… không rõ lý do? Cho ngâm lâu như vậy nhằm mục đích gì vậy? Để dân chạy lo lót?... Nên dùng pháp luật để điều chỉnh quyền lợi của công dân, không nên dùng quyền lực chính trị sẽ tạo ra tại hoạ khó lường đấy!

    Trả lờiXóa
  9. Công Bộc của dânlúc 08:24 22 tháng 7, 2013

    Tôi có chỉ cho họ cách làm: trên đất có tài sản nên tìm mọi cách để bảo vệ tài sản hợp pháp của mình, nếu kẻ nào xâm hại thì phải bảo vệ trong phạm vi phòng vệ chính đáng... bọn làm sai không dám xuất đầu lộ diện đâu vì sẽ như vụ Đoàn Văn Vươn! Có lẽ người dân trên toàn quốc bị thu hồi đất trái pháp luật phải đứng lên tự vệ chính đáng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, nếu cứ trông chờ vào pháp luật, vào cấp trên thì cũng sẽ như 2 cựu chiến binh Hoàng Tiến Ích, Nguyễn Thành Lộc .. Toà án nhân dân tối cao còn báo cáo sai!
    (Xin xem hồ sơ vụ việc này trong hồ sơ vụ án hình sự Nguyễn Văn Tuấn).
    Đúng là bọn quan lại thời nay hành hạ, đàn áp dân đến ghê tởm!
    Chúng ta đang học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vậy Bộ Chính trị hãy nhìn rõ sự thật với trách nhiệm của mình trên tinh thần thượng tôn pháp luật, sai đâu sửa đó để lấy lại niềm tin của dân, đây là sự tồn vong của chế độ ta!

    Trả lờiXóa
  10. Hiện nay chỉ còn cơ quan quân sự là có thể tin tưởng được...Còn lại các cơ quan Công quyền gồm : Công an - Tòa án - Viện Kiểm sát (Nhân dân) hầu như không còn lòng tin đối với nhân dân.. Theo tôi vụ này yêu cầu Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra tay điều tra lại....Nếu cứ để tình trạng Công an Tòa án cấp dưới làm sai, Cấp trên giải quyết sẽ có sự bao che thiên vị không vô tư khách quan.

    Trả lờiXóa