Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

VIỆT NAM MẮC KẸT GIỮA “TRỤC XOAY” VÀ “TRỖI DẬY”

 * BÙI VĂN BỒNG 
            BVB - Kê hoạch mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ lần này được thiết định ngay sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama với ông Tập Cận Bình, Trung Quốc. Có một sự trung hợp: Ngay sau khi ông Tập từ Hoa Kỳ về nước, Trung Quốc đã lên ngay kế hoạch mời CT nước Việt Nam thăm Bắc Kinh. Sự ‘tới tấp’ các cuộc thăm, hội đàm và tiếp xúc ngoại giao này, khiến cho dư luận cho rằng: Việt Nam đang đặt vào một ván chơi mới trên ‘bàn cờ thế’ Mỹ-Việt-Trung. Xem ra, trên bàn cờ đó, Việt bị kẹt ở giữa, hai siêu cường co kéo, có khi bị làm con cờ, mà không có cái thế gì cả, ngoại trừ việc coi trọng và biết sức mạnh đoàn kết hiệp lực của toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của toàn đảng toàn dân, của cả hệ thống chính trị là nội lực chủ yếu của chính mình, biết vượt lên chính mình. ...
Tác giả David Brown, một  nhà báo tự do và là nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu, đã từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam, nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào dáng kể có lợi cho Việt Nam,  ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, mặc dù vậy vẫn hoàn toàn nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.
Các nhà bình luận thời cuộc đã không quá vội vàng, khi cho rằng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ lần này là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến cho lãnh dạo Việt Nam sốt sắng, trong tư thế sẵn sàng hơn nhằm cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington, trực tiếp là vấn đề trên Biển Đông”.
Người ta cùng đặt lại vấn đề, phải chăng những gây hấn đối với tàu cá Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng sa ngay sau khi Tuyên bố chung chưa ráo mực, là cách bài binh bố trận để thúc đẩy Việt Nam tỏ rõ thái độ? Và liệu rằng đây có phải là màn kịch đã được thống nhất kịch bản ngày trong hội đàm Trung-Mỹ hồi đầu tháng 6?  Những sự kiện dồn dập như vậy khiến cho Việt Nam lâm vào tình cảnh như đứng ở ngã ba đường, mắc kẹt ở giữa, bởi chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vã, đã là cái cớ cho truyền thông quốc tế chú ý tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam., dù về mặt danh  nghĩa nhằm mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.

Tin trên Vietnamnet đã trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông  Lương Thanh Nghị đã nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam. Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết có nêu lên nhận định về vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhà báo David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Mặc du không ngừng gia tăng trong chiến lược ‘trục xoay’ sang Chấu Á-Thái Bình Dương,  nhưng cư xử bề ngoài và tuyên bố theo cách ngoại giao, Hoa Kỳ vẫn tỏ ra cảnh giác sợ bị lôi kéo vào việc bảo vệ các đảo của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhắc đi nhắc lại là “không đứng về phía nào” trong các tranh chấp lãnh thổ. Cũng do lo ngại rằng siêu cường đang "trỗi dậy" sẽ trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết những nước ASEAN đã tránh né thách thức trực tiếp tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm giữa Hong Kong và Singapore. Về phía Trung Quốc, nhà cầm quyền Trung Nam Hải vẫn nhanh chóng đẩy mạnh “hành chính hóa” cái gọi là thành phố Tam Sa, tiếp tục lên gân, bôi trơn cho “đường lưỡi bò”, đồng thời thêm nhiều thủ đoạn bởi chiến lược “xâm lược mềm” trong sách lược “trỗi dậy hòa bình”.
 Trung Quốc vẫn gia tăng yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi chép trong sử sách về các chuyến đi lại trên biển của ngư dân nhiều thế kỷ trước. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và luật lệ quốc tế khác. Các chuyên gia chính sách ở Washington đồng ý rằng các yêu sách rối rắm đó phải được tháo gỡ bằng cách quy về những quy tắc pháp lý. Nhưng lập trường này bị suy yếu vì Mỹ đã lần lữa không chịu phê chuẩn UNCLOS và bốn nước ASEAN tuyến đầu vẫn chưa dàn xếp được các yêu sách mâu thuẫn giữa họ với nhau. Lập trường đó khiến khó thấy đâu là lối mà Washington sẽ theo nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểu gặm nhắm từng chút một, tạo thành việc đã rồi.
Những động thài “ngoắc tay”, “thỏa thuận ngầm” hai bên cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc từ giữa thế kỷ trước đến nay cũng không còn ai lạ gì. Cuộc hội đàm bất thường tại Califonia hồi đầu tháng 6 mới rồi của hai nguyên thủ Ô-Tập càng thể hiện “nguyên tắc giao hòa” và tránh giao chiến ấy. Nhìn lại từ 2-9-1945 thành lập nước đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong “thế kẹt” giữa hai cường quốc Mỹ -Trung. Và hiện tại, Việt Na vãn rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, quẫn bạch giữa hai siêu cường Mỹ-Trung: Một bên “Xoaỵ trục” và một bên “Trỗi dậy”. Trong mối quan hệ song phương, người ta có thẻ thỏa hiệp với những âm mưu ngầm để hai bên cùng có lợi, kể cả sự bàn định đẻ đưa ra những kịch bản. Nhưng những bí mật và thủ đoạn giấu kín bên trong của mỗi bên thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thỏa hiệp. Khi hai siêu cường bên ngoài như kình chống nhau, nhưng bên trong luôn luôn thỏa hiệp, ngấm ngầm bàn cách "song hành bá chủ toàn cầu", phân chia quyền lực và “ăn chia” lợi ích Biển Đông và cả Đông Nam Á, thì Việt Nam khó mà ổn định bền vững; mặc dù thực tâm toàn dân nước Việt đã quá chán ngán với chiến tranh, đã nhiều nỗ lực để được sống trong hòa bình, độc lập-tự do, đã "muốn làm bạn với tất cả các nược" và cũng ký kết được nhiều "đối tác chiến lược"... Ôi, một đất nước nhỏ, nghèo mà thật là gian nan, cơ cực, không bao giờ được yên, nguy cơ chiến tranh, giành xé luôn luôn rình rập hết đời này đến đời khác. Phải chăng là do vị trí chiến lược quan trọng và "rừng vàng biển bạc"?  
            Cách mạng của nước này không thể xuất khẩu nguyên xi mẫu mã sang nước khác, và cũng không đơn thuần đi 'nhập khẩu cách mạng' những thứ quá đát, chỉ đáng phế liệu, những thứ kiểu như hàng gian, hàng giả, hàng độc hại. Trong thời đại toàn cầu hóa, mọi nỗ lực và cả những 'cú hích' ngoại giao là cần thiết, nhưng nó cũng chỉ là sự cân bằng, cân đối các mối quan hệ, có thêm sức mạnh bổ trợ, không thể thay thế được các chính sách tại chính quốc về nhân quyền, dân sinh, dân chủ, phát huy tối đa nội lực từ lòng dân cả nước. 
BVB
---------------
Ta với mình - tuy hai mà một
Mình với ta - tuy một mà hai
Dẫu khác lý tưởng, nhưng chung "Mục tiêu"!

39 nhận xét:

  1. Quá đúng. Nhưng nếu có làm tay sai thì làm tay sai cho Mỹ vẫn sướng hơn, đôi khi còn đổi đời tươi đẹp lên, chứ the Tầu thì chỉ có lụn bại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái chỗ này viết trúng quá: "Trong mối quan hệ song phương, người ta có thẻ thỏa hiệp với những âm mưu ngầm để hai bên cùng có lợi, kể cả sự bàn định đẻ đưa ra những kịch bản. Nhưng những bí mật và thủ đoạn giấu kín bên trong của mỗi bên thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thỏa hiệp. Khi hai siêu cường bên ngoài như kình chống nhau, nhưng bên trong luôn luôn thỏa hiệp, ngấm ngầm bàn cách "song hành bá chủ toàn cầu", phân chia quyền lực và “ăn chia” lợi ích Biển Đông và cả Đông Nam Á, thì Việt Nam khó mà ổn định bền vững..."

      Xóa
    2. Mình đồng ý. Trong lịch sử "quân xâm lược" (như trong sách của đảng cộng sản VN) Mỹ, quân Mỹ, ở khắp nơi, nhưng sao Mỹ không chiếm một cm2 đất của nước nào đó cho mình ?

      Thế là "quân xâm lược" kiểu gì ?

      Xóa
  2. Từ LSVN cận - hiện đại, ta thấy số phận của dân tộc VN đều do các cường quốc định đoạt cả: Pháp - Tàu (Mãn Thanh, Tàu QDĐ, Tàu CS) - Nhật - Anh - Liên Xô - Mỹ tha hồ cả lợi ích quốc gia mình trên lưng VN.
    Chỉ tiếc nước mình không có những nhà cải cách vĩ đại như Pie Đại đế, Minh trị Thiên hoàng hay cỡ vĩ đại vừa vừa như Pak Chung Hi, Tưởng Kính Quốc, Lý Quang Diệu nên vị thế của mình mới lép vế như vầy!
    Mình "muốn" thực hiện “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế”, nhưng ai cho ngồi cùng chiếu mà bàn. Cứ thế này e rằng đây chỉ là ...ước muốn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tán thành với Gai Tre

      Xóa
    2. VN không có vĩ nhân đó là do VN ta đánh đuổi giặc xâm lược thì giỏi, giặc di rồi thì các quan xa dân và ăn chơi thu vén sống trên lưng người dân khi xưa theo mình đánh giặc, sống trên lưng người dân lại sống rất tàn bạo độc ác, tàn bạo độc ác hơn cả kẻ đi xâm lược( giặc ngoại xâm) Cái tàn bao độc ác nhất là chia rẽ lòng dân ( chống diễn biến hòa bình - bọn phản động - kẻ tiêu cực...) tạo cho xã hội nghi kỵ lẫn nhau và sông gấp, sống vô cảm để các quan đục nước béo cò.

      Xóa
    3. Có chứ sao lại không hả bác ?
      Nhưng khổ nổi là những người như Tưởng G.Thạch,
      Lý Q.Diệu,Phác Ch.Hy...đều là phản dộng,bù nhìn,
      bán nước v.v.cho nên nước ta mới phải rơi vào bi
      kịch như thế này !

      Xóa
  3. Bài viết có sự nghiên cứu suy ngẫm sâu, đi vào bản chất vấn đề, phân tích, dẫn liệu và diễn giải rất sâu sắc. Tôi thích đoạn: "Xem ra, trên bàn cờ đó, Việt bị kẹt ở giữa, hai siêu cường co kéo, có khi bị làm con cờ, mà không có cái thế gì cả, ngoại trừ sức mạnh đoàn kết hiệp lực của toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của toàn đảng toàn dân, của cả hệ thống chính trị là nội lực chủ yếu của chính mình, biết vượt lên chính mình..."

    Trả lờiXóa
  4. ... "Cách mạng của nước này không thể xuất khẩu nguyên xi mẫu mã sang nước khác, và cũng không đơn thuần đi 'nhập khẩu cách mạng'. Và "ngoại giao là cần thiết, nhưng nó cũng chỉ là sự cân bằng, cân đối các mối quan hệ, có thêm sức mạnh bổ trợ, không thể thay thế được các chính sách tại chính quốc về nhân quyền, dân sinh, dân chủ, phát huy tối đa nội lực từ lòng dân cả nước".
    -- Bác Bồng viết chí lý quá, cho em chép đoạn này vào sổ tay. Cảm ơn bác!

    Trả lờiXóa
  5. Hai nước lớn giành giật Việt Nam ,nhưng nhìn vào tình hình thế giới Mỹ vẫn là anh cao bồi hào phóng và tử tế( quá nhân hậu đối với nhân dân miền Nam Việt Nam)Còn anh Tàu thì xấu không sao kể hết(đấu tố, cải cách ruộng đất,Pol pot của Miên)toàn những mưu đồ thâm độc,tàn sát hết tinh hoa của các nước láng giềng hầu xâm lăng dễ dàng!
    Nếu giờ này Việt Nam ngả theo Mỹ cũng chỉ theo chân các nước xung quanh,Sấm Trạng Trình đãcó một bài thơ ca ngợi việc Mỹ đến Việt Nam sau này:


    Ô hô thế sự tự bềnh bồng.
    Nam bắc hà thời thiết lộ thông.
    Hồ ẩn sơn trung mao tận bạch.
    Kình cư hải ngoại huyết lưu hồng.
    Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc.
    Ngưu xuất lam điền nhật chính đông.
    nhược đãi ưng lai sư tử thương.
    Tứ phương thiên hạ thái bình phong.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thấy nhiều nhiệm kỳ, cứ Đại hội Đảng thành công tốt dẹp là lãnh đạo ta (mới cóng) sang 'báo cáo' với Trung Quốc. Đi thăm, đón tiếp trọng thể, tốn kém, trống rong cờ mở, đại bác nổ vang, báo chí làm rùm beng, Tuyên bố chung. Nhưng Tuyên bố xong thì bỏ ngăn kéo, nhét vào tủ. TBT Nguyễn Phú Trong thăm TQ, Tuyên bố chung 10-2011. Thế mà cũng nhiệm kỳ Khóa XI này, chỉ hơn một năm sau CT nước TTS lại sang thăm, ôm hôn, bắt tay, hữu hảo, lại cũng Tuyên bố chung. Hy vọng ai? Ngoại bang có dầu tư làm ăn đàng hoàng thì được, giúp cái gì. Tự mình vẫn là quan trọng nhất. Dân chán, sản xuất trong nước đình đốn, mọi sự trì trệ, có mà Trời cứu!

    Trả lờiXóa
  7. Một bài tổng hợp rất hay và mang tới nhiều gợi mở cho người đọc của nhà báo, Đại tá Bùi Văn Bồng . Xin cảm ơn Bác .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa


  8. Ngã về phương Bắc hay Quay lại với phương Tây ? ? ? ? 

    ************************************ 



    Từ Thượng đỉnh Mỹ-Trung nơi Cali

    Con thoi Hà Nội giữa Bắc Kinh – Hoa Thịnh Đốn ly kỳ 

    Cuộc đu dây đi dây khéo chừng rồi cũng ngã ngũ 

    Kiên nhẫn nóng lòng sôi động lẫn vội vã hoài nghi

    Quay lại với phương Tây hay Ngã về phương Bắc ?

    Cám ơn Giá trị Nhân bản : Hoa Kỳ bảo trì

    Tự do – Dân chủ mong cho cả Dân tộc Việt 

    Vận hội thoát Hán Trung ngàn vàng ghi mốc Sử Thi 

    Toàn Dân 90 Triệu con Người thật sự giải phóng 

    Hòa giải – Canh tân vào nhập cuộc Hẹn Diệu kỳ 

    Nhân quyền giải phóng toàn bộ Tiềm năng Dân Việt

    Hộp nhập Thế giới Loài Người tiến bộ chúng ta đi .. ..

    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    TẠI SAO VÌ SAO Hà L..ội lại co cụm trước Lựa chọn Cao cả lúc Khó khăn ? ? ? 

    ****************************************


    « Thế giới này không có Bạn bè hay Kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có Lợi ích Quốc gia là Vĩnh viễn lâu dài »

    Cựu thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965)



    Dù trước muôn ngàn lựa chọn khó khăn !

    Chẳng có gì là khó cả khi tự dặn căn 

    Tổ Quốc là Tối thượng trên Tất cả !

    Dù trước muôn ngàn lựa chọn khó khăn !

    Chẳng có gì là khó cả khi tự phân vân 

    Đồng bào 90 Triệu Người là Tối thượng !

    Dù trước muôn ngàn lựa chọn khó khăn !

    Tàu đang trỗi dậy cuồng vọng tham tàn 

    Nếu vì Tổ Quốc - Đồng bào là Tối thượng !

    Thì Quyết định như trở bàn tay dễ dàng

    Toàn Dân lại chẳng đồng lòng không nhẽ ?

    Khi Chính nghĩa trong tay Dân tộc ta đày tràn 

    Loài Người Tiến bộ chắn chắn tất giúp !

    Chắc không cảm thấy cô đơn đơn độc

    Đồng minh chiến lược chắc sẽ hỏi thăm

    Vì cuộc chiến đấu cho Giá trị Nhân bản :

    Tự do - Dân chủ - Nhân quyền – Dân tâm 

    Chắc Việt Nam không cô đơn đơn độc !

    Chắc Việt Nam đang hiện diện trong tầm

    Chắc Vinh thân phì gia thành phản bội !

    Vì Quyền lực – bạc tiền hóa chuột dơi

    Hại Dân bán Nước cầu vinh tủi nhục

    Tệ hơn « phân » vì còn bón được Cây Đời !

    Đúng là lũ Siêu vi trùng tàn bạo độc hại 

    Muôn đời bị nguyền rủa kết án không thôi !

    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    Nhờ qua Lăng kính « Đỗ Thị Minh Hạnh » yêu Nước thương Dân nhìn thấy rõ chuyến đi Mỹ của Anh Tư sâu lớn ! 

    **************************************


    Chớ ngây thơ cụ như GS TƯƠNG LAI 

    Đầy Quá khứ bảo thủ chính là Ngài !

    Mở mồm trích toàn R(d)anh ngôn Bác 

    Nay mới thấy chút mầm cấp tiến lai rai !

    Dù Sang hay Trọng, Hùng, Dũng đi Mỹ

    Chúng lo cho Đảng cho chúng giữ ngai !

    Đâu phải vì Tự do cho Toàn Dân Việt 

    Chẳng phải vì Nhà báo Tự do trong ngục bi ai

    Tư bản Xanh đến làm ăn nhà nước tư bản 

    Thì dân nơi đấy sẽ hưởng lợi vô vàn 

    Tư bản Xanh đến nhà nước nửa tư bản nửa cộng sản

    Thì dân nơi đó chỉ biết kêu trời không thấu than van !

    Anh thư Đỗ Thị Minh Hạnh đã từng cắt nghĩa rất rõ

    Doanh nhân thừa biết làm ăn với độc tài rủi ro nhưng ngắn hạn lợi lộc vô hạn vô vàn

    Một khi phụ thuộc Tàu rồi chúng chọn bọn ngu tham dễ sai khiến

    Ai chống Tàu, Khựa từng bước mua chuộc quyền vàng !

    Hoặc dùngVịt gian hoặc trực tiếp hãm hại ám sát…

    Ma quỷ cà rồng hút máu Dân lành tụi Tư bản Đỏ vịt gian 

    Mỹ chỉ giúp khi Toàn Dân thật sự muốn và can đảm vùng dậy vùng lên

    Như Lybia – Tunisia – Syria – Ai Cập !

    Khi thật sự muốn Dân chủ – Tự do và hành động cứu mình

    Chắc chắn Người khác sẽ tới giúp cùng diệt Quỷ Đỏ yêu tinh ! 

    TRIỆU LƯƠNG DÂN 

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cùng làng mạng với nhau, góp ý với hàng xóm TRIỆU LƯƠNG DÂN, còm dài quá, đọc mệt, nói có khi lan man, lấp lửng, nhưng dù sao thấy cũng có ý chấp nhận được. Viết ngắn thôi, nói cái gì thì tập trung vào. Đừng để bác Bồng và bạn đọc thêm toét mắt. Mấy lần tôi đã thấy nhiều bạn đọc nói về 'còm sĩ' này, rút kinh nghiệm đi thôi!

      Xóa
    2. Còn đỡ hơn ông Công Sơn. Có cảm tưởng rằng ông này quất một xị đế rồi mới lôi keyboard ra gõ túi bụi! Thiên hạ đọc xong đầu choáng mắt hoa!

      Xóa
    3. Đúng thế, TRIỆU LƯƠNG DÂN và Công Sơn tâm thần bất an, suy tư bất ỏn, não bộ hình như có méo xẹo, nhưng được cái ham đọc, khoái phát ngôn.

      Xóa
    4. Đọc những gì hai 'CÒM sĩ' Triệu-Công viết, hình như não trạng có vấn đề!

      Xóa
    5. Cứ kệ 2 ông Triệu-Công đó đi. Thế mới là XH dân chủ chứ , ai không thích thì kiềng 2 cái tên ấy ra không đọc nữa. Vả lại, 2 bác ấy cũng ủng hộ đổi mới đấy chứ, chỉ mỗi tội"2 xị đế" thôi! He , he...

      Xóa
    6. Ông Mafiovi cũng khó hiểu. Cứ dụ bà con vào links? À, nghe đồn chúng ta sắp phải chia tay vì nghị định nghị điếc gì đấy? Trời Đất lại xoay vần, mọi việc vẫn tiến tới.

      Xóa
  9. Thực tế không nói gì nhiều Việt nam đang kẹt giữa DÂN TỘC và Ý THỨC HỆ chứ không vì nhỏ yếu hay nghèo nàn. Bạn có làm luật sư không? Bảo vệ một thân chủ khi lập trường của họ không rõ ràng thì thế nào?Tôi nghĩ không đến mức to tát là ý thức hệ và dân tộc đâu. Là quyền lợi cá nhân kiểu phong kiến và nhân dân.Nếu giải quyết được vấn đề này thì là chìa khóa của mội vấn đề.Bạn thử hình dung : vừa làm chủ lại vừa ăn cắp thì tình trạng sẽ thế nào?. Có nghĩa là chính anh cũng không tin bản thân anh đối với tương lai anh đề ra vậy. Chỉ khi anh tin vào tương lai anh mới dám hi sinh cho mục tiêu của nó. mới biết lắng nghe nhiều ý kiến, anh mới sáng suốt xử thế... còn không cứ chờ đấy.Người Việt giờ đây nếu không minh bạch bàn cải thì sẽ trở thành VĂN HÓA là nhiều người vừa tham lam vật chất của chung nhưng lại muốn được tôn vinh là anh hùng, vĩ nhân...Nhìn kỹ mới thấy các nhà kỹ trị chỉ cần vượt qua giai đoạn trách nhiệm là được nên bịt mồm, bắt nhốt là tối ưu./.

    Trả lờiXóa
  10. Về đối nội: Tham nhũng, quan liêu, cửaa quyền, mất dân chủ, hống hách với dân, để dân đói, tiền đi vay nước ngoài mà chia nhau làm giàu, chi tiêu vung tay quá trán...
    Về đối ngoại: Tăng cường, lại tăng cường...nhưng biểu hiện tham lam, bắt cá hai tay, người ta tiếp đón theo thể thức ngoại giao, nhưng mấy ai nhiệt tình.
    Ai cũng phải lo cho chính mình cái đã. Cái thời Liên Xô bao cấp cho không nay hết rồi. Không gì mạnh bằng sức mạnh chính nội lực. Biết thương dân, lo cho dân, tự bồi bổ bên trong, tất sẽ manh, bớt phải đi cầu cạnh nhờ vả. Người ta cho vay tiền để làm giàu, nhưng lại đem về xài găm nợ cho con cháu mai sau, giỏi giang cái gì? Chỉ lo bung mở đối ngoại, vênh vang với thế giới, ta đây "nói có mấy cau mà 'phân hóa được nội bộ Obama', đem kinh nghiệm dạy Cu Ba...nhưng quên đối nội-cái căn bản, đúng như tác giả viết: ..." không thể thay thế được các chính sách tại chính quốc về nhân quyền, dân sinh, dân chủ, phát huy tối đa nội lực từ lòng dân cả nước. "
    > Bài viết trên cả tuyệt vời! Cảm ơn tác giả cho giao lưu mở tầm nhìn.

    Trả lờiXóa
  11. Trong nước dân kêu ca
    Lãnh đạo chỉ "lo ra"
    Hết Tập đến Obama
    Han Quốc lại Mianma
    Nhật, Thái, Nga...
    Mong sao các vị về nhà
    Tận tình phục tâm lo cho dân nước

    Trả lờiXóa
  12. Với tìng trạng "Não-trạng-có-vấn-đề" thì ta ý kiến gì cũng như nói vào hư không.

    Trả lờiXóa
  13. Trương Mạnh Khươnglúc 08:08 25 tháng 7, 2013

    Tôi đã thử thăm dò nhiều người, giai tầng khác nhau, trình độ khác nhau...Họ đều có chung quan niệm rằng: Kết với Mỹ thì như dựa vào trái núi lớn, khá là vững chái; Kết với Nga thì như đứng trên cái bè lớn, tuy chao đảo, bấp bênh - nhưng không bị chìm; Còn như cứ tiếp tục kết với Tàu thì như đúng dưới con thác hung dữ khó lường, bị cuốn phăng đi bất cứ lúc nào!

    Trả lờiXóa
  14. Có một tay nhà nghèo, ích kỷ, tham lam, xấu nết, nhậu xỉn chửi vợ đánh con suốt ngày, cứ lê la, kề cà sang hai ông hàng xóm giàu sang, nói ngon ngọt rồi ngửa tay tay vay tiền. Một hôm, hai thằng cha nhà giàu nói với nhau: Cái thứ ngu và lười nhác, tôi cũng như ông, nói cho nó bùi tai nó ra về, chứ... đéo thèm giúp nó Nếu nợ ông mà không trả, ông sang đốt nhà ngay!

    Trả lờiXóa
  15. US-Vietnam? - Blah. What I need is Vietnam relation with Japan, India, who - I know - never say: China! I love you. http://viet-studies.info/kinhte/KichBanMyViet_BBC.htm
    I'll back ...

    Trả lờiXóa
  16. Đâu khó để quyết định vì có thể dựa trên bảng so sánh:
    1. Kinh tế: Việt nam đang nhập siêu từ Trung quốc với nguyên vật liệu và máy móc công nghệ lạc hậu (tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng môi trường) và xuất siêu sang Mỹ với những nông hải sản, may mặc-thế mạnh của mình.
    2. Chủ quyền lãnh thổ: thường xuyên bị gây chiến và chèn ép đòi chủ quyền.
    3. Nhân lực: nhân dân biết sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Tàu.
    4. Tương lai: hãy so sánh Bắc Triều tiên và Nam Triều tiên.
    5. Môi trường sống: cũng giống số 4.

    Trả lờiXóa
  17. Nhiều siêu cường đều muốn chinh phục VN, không những M-T mà có Nga, Nhật, Ấn.... Nga đã yếu hơn trước rồi, đánh mất vị trí siêu cường, nhưng nay có vẻ đang hồi phục. Nhật thì mạnh, như ngon đồi dài dựa vào Mỹ là trái núi lớn.

    Trả lờiXóa
  18. Nguyễn Dũng Oanhlúc 12:36 25 tháng 7, 2013

    Phải có bản lĩnh, lập trường rõ ràng, biết tận dụng cơ hội. Đừng có chới kiểu nước đôi, bắt cá hai tay thì nguy. "Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước / Chọn một donhf hay để nước trôi? Mỹ là nước mạnh, văn minh. Còn Tàu đang trỗi dậy nhưng máu bành trướng, tham lam, thủ đoạn, lăm le chiếm trọn Đông Dương, chiếm hết Biển Đông và nhiều nước ĐNA. Mỹ có thể duy trì song phương làm ăn hai bên cùng có lợi và không chiếm tấc đất, hòn đảo nào của VN. Chọn đi, đừng có tự mình kéo dài thế kẹt, góc chẹt!

    Trả lờiXóa
  19. Trung Quốc đâu có cùng "Ý thức hệ"? Nó trương cờ Cộng sản, nhưg lại xây dựng CNXH theo kiểu Tàu, còn hành động thì quản lý, điều hành kinh tê-xã hội theo kiểu tư bản, đế quốc còn nặng hơn nhiều nước TB-ĐQ khác. Mà "Ý tức hệ" là cái qoái gì mà cứ dính, cứ lép về phụ thuộc nó hoài>

    Trả lờiXóa
  20. mỹ bị lê đức thọ chửi như con, trung quốc bị lê duẩn chửi như chó ,không hiểu sau lại có mấy thằng hở ra là dựa mỹ dựa tàu,mấy người này chắc lai miên.

    Trả lờiXóa
  21. Đừng theo đuôi ai hết. Nước VN có nhiều tài nguyên không lẽ không tự sống được? Hãy hoàn hồn, đứng dậy và bước tới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không tự biết và cùng không tự hào với dân tọc Việt, biết bo máu ương nay mới có nền độc lập tự chủ, nhưng vì "trình độ lùn" cái gì cũng cắp gói đi hỏi ngoại bang, vùa nhục vừa nguy. Không gì bằng dồn sức phát huy nội lực chính mình, sức mạnh lòng dân và ý chí người Việt. Như bác Bồng đã viết: "sức mạnh đoàn kết hiệp lực của toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của toàn đảng toàn dân, của cả hệ thống chính trị là nội lực chủ yếu của chính mình, biết vượt lên chính mình"... "ngoại giao là cần thiết, nhưng nó cũng chỉ là sự cân bằng, cân đối các mối quan hệ, có thêm sức mạnh bổ trợ, không thể thay thế được các chính sách tại chính quốc về nhân quyền, dân sinh, dân chủ, phát huy tối đa nội lực từ lòng dân cả nước.".

      Xóa
  22. Nguyễn Thanh Minhlúc 16:16 25 tháng 7, 2013

    Tuyên bố chung Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký với Tổng thống Bush năm 2008 nêu rõ: "Hai nhà lãnh đạo ghi nhận lợi ích của đối thoại thẳng thắn, cởi mở về các vấn đề liên quan tới nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về vai trò quan trọng của pháp quyền trong các xã hội hiện đại. Tổng thống Bush nêu lên tầm quan trọng của việc thúc đẩy cải thiện nhân quyền và các điều kiện cho giáo dân và người dân tộc thiểu số"...
    Thế nhưng từ khi ký Tuyên bố chung Lịch sử đó, 8 năm qua VN thực hiện Nhân quyền thế nào? Ôi, thăm, ký, hứa hen, nói hùng hồn, bắt tay chặt...cười hết cỡ, rồi đâu lại vào dó, VN khó mà Văn Minh và Dân Chủ như các nước lớn mong đợi!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích "Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về vai trò quan trọng của PHÁP QUYỀN trong các xã hội hiện đại".

      Về pháp quyền, trong điều 4 hiến pháp, đã ghi rõ: "đảng cộng sản VN... là lực lương LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC và xã hội".
      Nhà nước = cơ quan hành pháp (các bộ, tỉnh, huyện,... phường), lập pháp (quốc hội) và tư pháp (viện kiểm sát + tòa án).

      Vậy dân ta, theo điều 4, đảng bảo gì, nghe nấy! Còn đảng, thì đứng trên pháp luật!

      Xóa
  23. Cu cho may em hoc sinh trung hoc co so tap vai tiet hoc quan su di la vua, biet dau sau nay lai can dung day

    Trả lờiXóa
  24. Ngoại giao - thi cứ ngoại giao
    Mấy câu đầu lưỡi ra chào, bắt tay
    Có gì mà phải gắt gay
    Hai ngày 'loáng thoáng' bên mày-bên tao
    Vỗ tay, chiêu đãi tầm phào
    Cuối cùng đất nước thằng nào nấy lo...
    Đã là Độc lập - Tự do
    Đối nội cho tốt...nhóm lò mãi sao?

    Trả lờiXóa
  25. Có lẽ tư tưởng phải dành được độc lập bằng mọi giá đã ngấm vào máu của người Viêt Nam , nên chúng ta đã có lúc quên rằng xung quanh chúng ta , hoặc rộng hơn là trên phạm vi toàn cầu , liệu có được bao nhiêu quốc gia hay vùng lãnh thổ cùng chung cảnh ngộ như chúng ta mà không chịu sự ràng buộc dù ít hay nhiều của các cường quốc . Hãy nêu tên hai cường quốc đương đại là Đức và Nhật để thấy rõ hơn :
    Trong quá khứ hai quốc gia này từng làm khuynh đảo thế giới qua thế chiến 2 , bản thân hai nước này đã là một cường quốc thực sự cả về kinh tế và quân sự , nhưng cho đến nay họ vẫn chịu sự ràng buộc nhất định của người Mỹ . Các nước khác như Hàn , Úc , các nước đông âu , phần lớn các nước Asean ..V…v…đều gặp cảnh tương tự .
    Qua những dẫn chứng trên chúng ta có thể nhận ra một điều rằng khai niệm về “ Độc Lập – Tự chủ “ sẽ mãi mãi là …….Khái niệm nếu nó không phải là thực chất, một đất nước kiệt quệ , nghèo đói và hèn yếu sẽ chẳng làm ai nể sợ . Và như vậy việc ưu tiên cho con đường phát triển của dân tộc phải được đặt lên hàng đầu , bởi khi đất nước trở nên hùng mạnh và phát triển về mọi mặt thì khái niệm “ Độc Lập – Tự Chủ “ sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tế hơn . Khi nhận ra rằng tự mình không thể độc lập phát triển nếu thiếu những mối liên minh , liên kết với các nước khác làm động lực cho sự phát triển , thì đó cũng là thời điểm của sự lựa chọn .

    Nhưng ở đây lại đặt ra vấn đề là .lựa chọn như thế nào , chọn ai để liên minh và hỗ trợ cho mình , bao giờ và ở thời điểm nào ?. Đó là những câu hỏi cực khó dành cho ban lãnh đạo tối cao của đất nước , đôi khi nó được dành thời gian , nhưng đôi khi nó chỉ ở trong khoảnh khắc ngặt nghèo , bởi nếu lựa chọn đúng , đất nước sẽ phát triển hùng mạnh và đi lên , nhưng nếu chọn lựa sai đó sẽ là thảm họa khôn lường , điều này đôi khi dựa trên những phân tích có tính chiến lược với sự trợ giúp của lịch sử , nhưng đôi khi nó được chọn nhờ những bộ óc thông minh , tỉnh táo và quyết đoán – những lãnh đạo nhà nước có “ cặp mắt xanh “.
    .
    . Một Nước Nhật sẽ đi về đâu sau thất bại đau đớn tại thế chiến 2 , khi bên cạnh họ là hai nước cộng sản đang lên sau khí thế chiến thắng – Liên bang xô viết của xittalin và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông . Hai nước lớn ở ngay bên sườn , Một nước đang bừng bừng khí thế sau chiến thắng ( Liên Xô ), và một nước đang chờ dịp để trả hận ( Trung Quốc ) . Nhưng trong gian khó và sự hiểm nguy cận kề , khi buộc phải có sự lựa chọn khắc nghiệt , nước Nhật đã đưa ra sự lựa chọn , và sau hơn 60 năm tính đến nay , sự lự chọn đó đã được chứng minh là đúng khi họ chọn Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ là người mà họ tin tưởng , muốn gửi gắm và hợp tác để phát triển .

    Khi viết đến những dòng này tôi đã nhận được thông tin Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức ký hiệp định đối tác chiến lược toàn diện – Một quyết định đúng lúc , hợp thời và hợp lòng người , một quyết định sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho đất nước ta trong hoàn cảnh hiện nay .

    Tuy nhiên phần phản hồi đã dài hình như nó đã vượt quá tiêu chuẩn của cho phép , tôi sẽ trở lại ở một phản hồi khác với những nhận định của cá nhân tôi .
    Xin chúc Bác Bùi Văn Bồng ,cùng các quý vị mạnh khỏe và bình an .
    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  26. Sự kiện ông Sang thăm Mỹ lần này có người thì ngợi ca...thành công, có người nghi ngờ gì đó, có người còn thấy mù mờ...Nhưng bài phân tích này của Đại tá BV-Bồng theo tôi là đúng bản chất vấn đề, sự kiện trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam đang làm theo kịch bản "ăn chia" khu vực ảnh hưởng đối với Mỹ-Trung. Không khéo thành con rối ho hai hai siêu cường ở hai bên bờ Thái Bình Dương giật dây. Ta chẳng được gì, ngoài sự đối phó với những thủ đoạn, kịch bản của lòng tham các siêu cường.

    Trả lờiXóa