Thi Lang (tên cũ là Varyag, vốn là tàu sân bay thời Liên Xô mua lại của Ukraine rồi “mông má” lại thành tàu sân bay) |
* BÙI VĂN BỒNG - NGUYỄN CAO
Trên thế giới không ai phủ nhận về trình độ khoa học
đã có từ rất sớm ở Trung Quốc trong nền văn minh nhân loại. Nhưng trong mấy
thiên niên kỷ, khoa học Trung Quốc chỉ phát triển mạnh về lý số, về thiên văn,
y học đông phương, về các học thuyết mang tính đạo dức-xã hội như
Khổng-Trang-Mạnh-Lão tử. So với các nước
Âu-Mỹ thì Trung Quốc phát triển chậm về khoa học tự nhiên, nhất là số học và
lạc hậu về khoa học công nghệ. Đến tận đời nhà Thanh mà vua còn lẫm, thán phục
chiếc xe đạp và khẩu súng nổ từ xa đã làm chết người của Anh quốc. Riêng về
thương gia, doanh nhân, buôn bán luồn lách ngang ngửa để kiếm lời, làm hàng
nhái, hàng giả ở Trung Quốc thì ít có quốc gia nào sánh kịp.
Từ giữa thế kỷ thứ 20, Trung Quốc mới bắt đầu ăn nhập
vào khoa học công nghệ. Đầu tiên là ăn cắp các kỹ thuật công nghệ hàng hải và
hải quân của Nga. Năm 1949, Mao Trạch
Đông tuyên bố "để chống bọn đế quốc xâm lược, ta cần có một hải quân hùng
mạnh". Năm sau, vào tháng 3 năm 1950, trường Sĩ quan Hải
quân được thành lập tại Đại Liên với đa số huấn luyện viên người
Nga. Tháng 9 cùng năm, Hải quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc chính thức
thành lập, quân số khởi đầu chọn từ các lực lượng hải quân địa phương trực
thuộc Bộ Tổng Tham mưu tại Khương Yến (nay đặt tại Thái Châu, thuộc tỉnh Giang
Tô). Lực lượng này thoạt đầu chỉ là một nhóm chiến hạm ô hợp tịch thu của Trung
Hoa Quốc Dân đảng, và hai năm sau tăng cường thêm lực lượng không chiến. Giống
như tổ chức quân đội chung, các chính ủy đều được đưa vào mỗi chiến hạm để nắm
chắc các hạm trưởng.
Đến năm 1954, số cố vấn hải quân Liên Xô tăng lên đến 2.500 người – tỉ lệ
một cố vấn Liên Xô cho 30 quân nhân hải quân Trung Quốc – và Liên Xô bắt đầu
viện trợ các loại chiến hạm tối tân hơn. Với viện trợ của Liên Xô, năm
1954-1955, Hải quân Trung Quốc tổ chức lại thành ba hạm đội. Các chức vụ và cấp
bậc sĩ quan hải quân cũng được thành lập từ đội ngũ sĩ quan lục quân. Ban đầu,
việc chế tạo các chiến hạm nhờ vào sự giúp đỡ của Liên Xô, nhưng về sau, Trung
Quốc tiến dần từ việc bắt chước chế tạo theo mẫu thiết kế các chiến hạm Liên
Xô, đến có thể tự thiết kế và chế tạo chiến hạm các loại. Từng có một thời,
quan hệ hai bên mật thiết đến độ có cả bàn tính dự định tổ chức một hạm đội
chung cho cả hai hải quân Xô-Trung.
Tuy cũng trải qua những biến động chính trị của thập
niên 1950 và 1960, Hải quân Trung Quốc không bị ảnh hưởng nặng nề như Lục quân
hoặc Không quân. Dưới thời lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Lâm Bưu, Hải quân
vẫn được đầu tư khá nhiều trong những năm nghèo đói sau “Đại nhảy vọt”. Trong Các mạng văn hóa, tuy một số chính ủy,
tư lệnh đầu não bị truất quyền, và một số lực lượng hải quân được sử dụng để
đàn áp cuộc bạo loạn tại Vũ Hán tháng 7 năm 1967, nhưng nói chung Hải quân
Trung Quốc ít bị dính líu vào các biến động đang xảy ra trên toàn quốc vào thời
điểm đó. Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục công việc đóng thêm chiến hạm, huấn
luyện thủy thủ và tu bổ các hạm đội.
Hải quân Trung Quốc đã bước vọt trong những năm gần
đây khi họ quyết định mua loại khu trục hạm hạng Sovremenny và mua tàu ngầm hạng
Lilo của Nga. Hai khu trục hạm hạng Sovremenny đầu tiên được trang bị tên lửa
chống chiến hạm loại SS-N-22, còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc
vượt âm 3M-80E. Theo các nhà nghiên cứu quốc phòng Tây phương, loại tên lửa này
có khả năng tiêu diệt hàng không mẫu hạm. Hai khu-trục hạm kế tiếp sau đó được
trang bị loại SS-N-26 Yakhont tối tân hơn, và nhiều chiến hạm trang bị loại tên
lửa này đang được xây thêm.
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc cũng có những
bước tiến lớn. Các tàu ngầm hạng Kilo có khả năng hoạt động rất im lặng, và
được trang bị hai loại vũ khí mới nhất: tên lửa chống chiến hạm loại Klub,
còn gọi là Tên lửa chống chiến hạm vận tốc dưới âm 3M-54E1, và tên lửa thủy lôi
loại VA-11 Shkval có tốc độ trên 320 km/giờ và tầm hoạt động 7,5 km. Tất cả các
tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, kể cả loại Kilo, đều được trang bị loại máy hoạt động không cần không khí, có
nằm chờ rất lâu dưới biển để đột kích kẻ thù.
Kỹ
thuật đóng tàu của hải quân Trung Quốc nay cũng tiến rất xa qua sự giúp đỡ của
Nga, và các khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc sử dụng trang bị nội hóa có
chất lượng không kém so với tiêu chuẩn phương Tây, với ra đa loại AEGIS và sườn
tàu thiết kế kiểu chống ra đa.
Những năm đó, Liên Xô hăng hái giúp Trung Quốc vì cũng
tưởng nhầm là Đảng cộng sản chân chính, nhưng rồi bị đau điếng vì thủ đoạn thâm
hiểm, tinh vi của Trung Quốc mà không “kêu” vào đâu được. Bởi vì lúc đầu Trung
Quốc nhờ Liên Xô giúp đỡ, viện trợ, đưa nhiêu fhcuyene gia đầu ngành nhiệt tình
sang giúp Trung Quốc. Nhưng Nga không ngờ rằng Trung Quốc lại ăn cắp công nghệ
nhanh đến thế, cứ theo mẫu y chang của Liên Xô, lại nhờ hướng dẫn kỹ thuật rồi
ăn cắp luôn, chế tạo các loại chiến hạm, tàu chiến, tàu ngầm giống hệt của Liên
Xô nhưng mang tến Trung Quốc. Sau khi đã ăn cắp thành công, Trung Quốc “mời”
các chuyên gia, cố vẫn Liên Xô về nước.
Những thủ đoạn và sự tráo trở đó dần
dần đã biến Trung Quốc trở thành một nước siêu cường về ăn cắp công nghệ. Ngày
13/5, Strategypage đưa tin, Nga đang tỏ ra lo lắng và tức giận trước việc Trung
Quốc sử dụng một cách bất hợp pháp công nghệ quốc phòng của mình. Vụ “scandal”
gần đây nhất liên quan đến thiết kế tàu ngầm diesel mới của Trung Quốc, Type
39A (Yuan).
Theo
Chinese Military Aviation: Sau 3 thập kỷ gắn bó với loại tàu ngầm hạng Romeo và
Ming đã lỗi thời, hải quân Trung Quốc đang dần hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
của mình, bằng cách đưa vào SSK hạng Kilo của Nga và SSG hạng Song nội địa.
Ngoài ra, nước này còn tìm cách phát triển các thế hệ tiếp theo của tàu ngầm
hạng Han SSN và Xia SSBN.
Đây là loại tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân đầu
tiên của nước này. Hiện Trung Quốc có 5 chiếc. Han 404 SSN (loại 091/09 I,
trọng lượng nước rẽ khi lặn là 5.500 tấn) được đưa vào sử dụng đầu những năm
90. Hai chiếc đầu tiên (401 và 402) gặp trục trặc trong khâu tỏa nhiệt. Vấn đề
này về sau đã được giải quyết. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 90, chúng hoạt
động không được hiệu quả. Từ chiếc 403 trở đi, thân tàu được mở rộng thêm 8 m ở
phần thăng bằng phía đuôi. Ngoài ra, nó còn mang thêm một loại ngư lôi điều
khiển bằng dây dẫn mới. Nó có khả năng phóng các tên lửa chống tàu YJ-8 SSM từ
ống phóng ngư lôi 533 mm.
Hồi
tháng 10/1994, ngoài bờ biển CHDCND Triều Tiên, máy bay USN S-3B ASW thuộc nhóm
tàu sân bay Kitty Hawk đã lần theo một chiếc
tàu ngầm hạng Han. Trung Quốc phải phái 2 máy bay chiến đấu chặn chiếc phi cơ
này.
Gần đây, các tàu hạng Han đã được sơn đen (màu phổ
biến ở hải quân các nước) thay cho màu xanh lam trước kia. Loại tàu hạng Han
được nâng cấp tiếp theo là 093/09 III (trọng lượng của khối nước bị chiếm chỗ
khi lặn là 8.000 tấn, tương tự như tàu ngầm hạng Victor III của Nga cuối những
năm 70). Người ta cho rằng chiếc đầu tiên đã được hạ thủy cuối năm 2000. Dự
kiến Trung Quốc sẽ có 6-8 chiếc 093 SSN như vậy.
Tàu Xia loại 092 ăn cắp hoàn toàn công nghệ của Nga, sau
khi được phủ hạng sơn mới màu đen. Đây là tàu ngầm lắp tên lửa đạn đạo và sử
dụng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc có duy nhất 1 chiếc. Tàu ngầm hạng Xia
SSBN (loại 092/09 II, trọng lượng nước bị chiếm chỗ khi lặn là 6.500 tấn) gần
đây mới ra khơi trở lại sau 3 năm tu sửa. Giờ đây, nó có hạng sơn mới màu đen,
một thiết bị định vị bằng âm thanh lắp ở phần trước thân (giống như tàu Song
SSG), một gian được thiết kế lại để chứa những ống phóng tên lửa dài hơn, hệ
thống kiểm soát đã qua nâng cấp để phóng các tên lửa SLBM loại mới. Nếu như ban
đầu, tàu này được trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (CSS-N-3) (tầm bắn 1.700 km,
sử dụng hệ thống chỉ dẫn nhờ quán tính và mang một đầu đạn hạn nhân nặng 1,25
tấn) thì giờ đây nó mang 12 tên lửa JL-2 SLBM (CSS-NX-4, tầm bắn 8.000 km). Từ
nhiều năm nay, hải quân Trung Quốc chỉ có một chiếc Xia 406. Mặc dù có tin đồn
là họ đã lắp thêm chiếc thứ hai, nhưng thông tin này chưa được xác nhận. Điều
này cho thấy thiết kế tàu ngầm có vấn đề, nên người ta không đưa nó vào sản
xuất hàng loạt.
Bù vào khiếm khuyết đó, Xia là một nơi thử tên lửa lý
tưởng, nhất là từ sau vụ phóng thành công tên lửa JL-1 năm 1988. Mẫu thiết kế
mới là loại 094/09 IV (trọng lượng nước bị chiếm chỗ khi lặn: 12.000 tấn).
Chiếc đầu tiên thuộc loại này đã được hạ thủy năm 2002. Dự kiến sẽ có tổng cộng
3-4 tàu 094 được sản xuất, mỗi chiếc trang bị 16 tên lửa JL-2 SLBM.
Tàu ngầm động cơ diesel, Trung Quốc hiện có 4 chiếc và
chuẩn bị mua thêm 8 chiếc. Mặc dù đội tàu hạng Kilo của Trung Quốc hãy còn thua
xa Nga, đây là một bước tiến lớn trong tiến trình phát triển tàu ngầm truyền
thống của hải quân Trung Quốc. Tàu ngầm này có thể mang tới 18 ngư lôi TEST-71,
TEST-96 hay 53-65 điều khiển bằng dây dẫn, khi bắn sẽ sử dụng 6 ống phóng.
Chiếc thứ 3 và thứ 4 (366 và 367) thuộc dự án 636 là một trong những loại tàu
ngầm truyền thống chạy êm nhất thế giới.
Tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên được chuyển về Trung Quốc
hồi tháng 11/1997, còn chiếc thứ hai cuối năm 1998. Hiện cả 4 tàu ngầm hạng
Kilo đều ở căn cứ Xiangshan thuộc Hạm đội Hoa Đông.
Hai
tàu ngầm đầu tiên - loại 877EKM (364, 365) - có gặp một số trục trặc về máy móc
(ắc quy và máy phát điện bị hỏng hóc) do thủy thủ thiếu kinh nghiệm, nên không
được sử dụng trong mấy tháng. Theo thông tin mới nhất thì Trung Quốc đã đặt mua
của Nga thêm 8 chiếc 636 , được trang bị tên lửa
Club có tầm bắn 300 km. Đây được coi là biện pháp nhằm đối phó với việc Đài
Loan đặt mua 8 tàu ngầm động cơ diesel của Mỹ.
Tàu ngầm mới nội địa hạng SSG (loại 039, trọng lượng
nước rẽ khi lặn 2.250 tấn) hạ thủy hồi tháng 5/1994, nhưng đến năm 1998 mới
được trang bị vũ khí. Mặc dù vẫn giữ lại tháp chỉ huy có bậc thang giống như
tàu ngầm loại cũ (hạng Ming/Romeo), đây là bước tiến lớn so với tàu ngầm hạng
Ming. Nó hoạt động tốt hơn về mặt thủy động lực học, các thiết bị định vị bằng
âm thanh (sonar) hình trụ lắp ở phần trước tàu, và nó sử dụng động cơ diesel
MTU 12V 493 của Đức. Nhờ một chân vịt 7 cánh không đối xứng, tàu ngầm hạng Song
chạy êm hơn nhiều so với đàn anh của nó. Người ta từng suy đoán là tàu ngầm này
có thể được sử dụng để phóng tên lửa YJ-8/C-801 và ngư lôi điều khiển bằng dây
dẫn (có lẽ là Yu-6/Mk-48) từ ống phóng ngư lôi 533 mm.
Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc đã bỏ ý định phát triển
tàu ngầm loại 039, sau khi con tàu đầu tiên gặp một loạt rắc rối trầm trọng. Họ
tìm đến một loại tàu cải tiến gọi là 039A. Chiếc đầu tiên (321) đã qua thử
nghiệm trên biển và được đưa vào sử dụng hồi cuối năm 2001. Ở đây, người ta giữ
lại bộ thăng bằng truyền thống của tàu, nhưng loại bỏ tháp chỉ huy có bậc
thang. 039A có thể được trang bị hệ thống AIP (một hệ thống giúp tàu ngầm chìm
sâu trong nước và không bị phát hiện trong một khoảng thời gian dài), từng qua
thử nghiệm trên một con tàu hạng Ming SS.
Nhưng việc Bắc Kinh đặt hàng tới 8 chiếc hạng Kilo của
Nga cho thấy hải quân Trung Quốc có thể đã bỏ kế hoạch phát triển tàu hạng Song
và tìm đến một mẫu thiết kế hoàn toàn mới.
Song
hành với các thủ đoạn trắng trợn ăn cắp công nghệ quốc phòng của Nga, Trung
Quốc đang gia tăng ăn cắp công nghệ quốc phòng của Mỹ. Thời điểm hải quân Trung
Quốc cho chạy thử tàu khu trục Lan Châu trang bị hệ thống tên lửa điều khiển có
thể tấn công đồng thời các mục tiêu trên đất liền, trên không và trên biển là
vào tháng 6-2005.
Khác với các tàu khu trục lớp Lộ Dương I, tàu Lan Châu
có giàn radar định pha, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tên lửa tầm xa và hệ
thống chỉ huy kiểm soát, nghĩa là giống y chang hệ thống chiến đấu Aegis của
Mỹ. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc làm thế nào để đạt được trình độ đó trong một
thời gian ngắn?
Sau sự kiện tàu Lan Châu vài ngày, nhật báo Mỹ The
Washington Times (WT) dẫn lời một quan chức ngành hải quan và di trú (ICE) Mỹ
báo động “công nghệ ăn cắp của Trung Quốc đang gia tăng theo đường xuất khẩu”.
Phương thức ăn cắp phổ biến nhất là thông qua một nước thứ ba nhập khẩu công
nghệ tiên tiến của Mỹ.
Việc ăn cắp này không mấy khó khăn nhờ lòng tham của
các doanh nghiệp Mỹ như nhận định của ICE: “Một số công ty Mỹ quan tâm đến lợi
nhuận hơn là bảo vệ an ninh quốc gia”. 6.000 công ty Mỹ nằm trong tầm ngắm của
Trung Quốc nhằm ăn cắp công nghệ và thiết bị Mỹ qua đường xuất khẩu.
Trung Quốc chủ trương đi tắt bằng chiêu “lấy của người
làm của ta”. Chiêu này bao gồm tình báo công nghiệp và nhập khẩu bất hợp pháp
công nghệ tiên tiến của Mỹ và châu Âu. Mỹ là nước có nền công nghiệp quốc phòng
tiên tiến nhất thế giới nên quân đội Trung Quốc nhắm vào nước này là lẽ đương
nhiên.
Phạm vi ăn cắp công nghệ quốc phòng Mỹ rất rộng. Tờ WT
cho biết Trung Quốc đã mua được một cách trái phép hoặc bị bắt quả tang ăn cắp
công nghệ dạ thị (nhìn xuyên bóng đêm), linh kiện điện tử quân dụng, linh kiện
tên lửa điều khiển chính xác, phần mềm tin học phát triển tên lửa...
Một
quan chức FBI than thở trên tờ WT: “Trung Quốc biết về quân đội chúng ta nhiều
hơn những gì ta biết về nước này”. Ngày 24-3-2008, Chi Mak bị tuyên án 24 năm 6
tháng tù.
Trung Quốc từng tìm cách mua linh kiện máy bay cường
kích F-4 và F-5, tên lửa Hawk mà Mỹ cung cấp cho Iran bằng đường biển. ICE cho
biết vụ xuất khẩu trái phép nghiêm trọng nhất công nghệ bí mật của Mỹ cho Trung
Quốc xảy ra hồi cuối thập niên 1990. Trong vụ này, FBI (Cảnh sát Liên bang Mỹ)
đã phá vỡ một ổ gián điệp Trung Quốc ở Los Angeles thu thập thông tin chi tiết
hệ thống chiến đấu Aegis trang bị cho các tàu khu trục và tuần dương hiện đại
nhất của Mỹ.
Vụ
án gián điệp trên được tường thuật chi tiết hồi tháng 10-2005, tức sau sự kiện
Lan Châu 4 tháng, phần nào đã giải đáp được câu hỏi nhờ đâu hải quân Trung Quốc
sớm có được phiên bản hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ.
Nhân vật chính trong vụ án là Chi Mak, kỹ sư điện
người Mỹ gốc Hoa làm việc ở Công ty Power Paragon, chi nhánh của Tập đoàn Power
Systems, ở Anaheim, bang California, chuyên nhận thầu các hợp đồng quân sự. Chi
Mak được phép tiếp cận các tài liệu đã được giải mật nhưng không được phép tiết
lộ ra nước ngoài và tham gia thực hiện hơn 200 hợp đồng quân sự và quốc phòng
Mỹ. Chi từng làm việc trên tàu sân bay USS Stennis và có 15 năm công tác trong
ngành chế tạo các hệ thống vũ khí hiện đại của Mỹ, bao gồm tàu ngầm và tàu
chiến.
Trong báo cáo thường niên với Quốc hội Mỹ công bố vào
thứ sáu tuần rồi (18-5), Lầu Năm Góc bày tỏ quan ngại về tốc độ và quy mô hiện
đại hóa quân đội của Trung Quốc đồng thời tố cáo nước này ăn cắp thông tin công
nghệ và kinh tế phương Tây, nhất là Mỹ, “tích cực và bền bỉ nhất thế giới”. Báo
cáo cho biết thêm “những nỗ lực thu thập thông tin công nghệ và kinh tế Mỹ sẽ
tiếp tục ở mức cao và trở thành mối đe dọa dai dẳng ngày càng phát triển đối
với nền kinh tế Mỹ”. Phương pháp thu thập thông tin này có hai dạng: hợp pháp
và bất hợp pháp. Như đã nói, hợp pháp là nhập khẩu hàng hóa lưỡng dụng dân sự
và quân sự, còn bất hợp pháp là ăn cắp qua mạng hoặc mạng lưới gián điệp ở Mỹ.
Cũng theo Chinese Military Aviation: Phương thức thu
thập thông tin tình báo của Trung Quốc có thể gói gọn trong câu “năng nhặt chặt
bị”. Tất cả mọi phương tiện đều được tận dụng, từ tình báo mạng đến tình báo
con người. Ai cũng có thể trở thành điệp viên Trung Quốc vì lòng ái quốc hoặc
vì tiền.
Về tình báo mạng, Mike Rogers, Chủ nhiệm Ủy ban Tình
báo Thường trực Hạ viện Mỹ, mô tả: “Mỗi buổi sáng ở Trung Quốc có hàng ngàn tin
tặc có trình độ cao thức dậy với một nhiệm vụ: “Ăn cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ để
Trung Quốc tăng trưởng kinh tế”. Theo Lầu Năm Góc, thông tin kinh tế và công
nghệ nhạy cảm của Mỹ đã bị các cơ quan tình báo, công ty tư nhân, các tổ chức
nghiên cứu và hàn lâm, công dân của hàng chục nước săn tìm ráo riết nhưng tin
tặc Trung Quốc thuộc loại năng động và tích cực nhất.
Về tình báo con người, Trung Quốc không đi theo đường
mòn cài thật sâu một vài điệp viên lớn “nằm vùng” lâu năm hoặc tuyển mộ điệp
viên hai mang như Liên Xô trước đây. Họ áp dụng chiến thuật một cá nhân thu
thập một ít thông tin nhưng cả ngàn người sẽ đem lại một lượng thông tin khổng
lồ. Chiến thuật này tỏ ra rất thành công ở Mỹ - nơi có nhiều người Mỹ gốc Hoa
được trọng dụng trong các ngành khoa học và kỹ thuật, kể cả công nghiệp quốc
phòng với tư cách là kỹ sư, khoa học gia.
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) cho biết có đến 98%
điệp viên không chuyên (từ sinh viên đến các khoa học gia) nhận lời làm việc
cho tình báo Trung Quốc thuộc cộng đồng người Hoa ở Mỹ. Vụ án gia đình kỹ sư
Chi Mak tuồn tài liệu về hệ thống chiến đấu Aegis của Mỹ giúp Trung Quốc có
được một phiên bản ứng dụng vào tàu khu trục Lan Châu là một điển hình.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng đề cập chiến đấu cơ tàng
hình J-20 và tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc. Mẫu thứ 2 của J-20 có tên
Mãnh Long 2 vừa thực hiện một chuyến bay thử hồi tuần rồi, còn chiếc Thi Lang
(tên cũ là Varyag, vốn là tàu sân bay thời Liên Xô mua lại của Ukraine rồi
“mông má” lại thành tàu sân bay) cũng mới cập cảng Đại Liên hôm 15-5 sau 9 ngày
chạy thử. Đây là chuyến chạy thử lần 6.
Từ công nghệ gôc của Mỹ, nay J-20 và Thi Lang có phải
là địch thủ của Mỹ trong tương lai gần? Một số chuyên gia Mỹ không tin rằng năm
2020, Trung Quốc có được một phi đội chiến đấu cơ tàng hình J-20 ngang ngửa với
F-22 hoặc F-35 của Mỹ. Tàu sân bay Thi Lang càng không có khả năng chiến đấu
như các tàu sân bay Mỹ chạy bằng động cơ diesel chứ đừng nói gì USS Enterprise
chạy bằng động cơ hạt nhân. Tuy nhiên,
một số chuyên gia Mỹ lưu ý rằng không quân Trung Quốc đang học tập cách làm
“cuốn chiếu” của Nga, ít mất thời gian hơn Mỹ. Đó là sau vài chuyến bay thử cơ
bản, chế tạo một vài chiếc trang bị phương tiện chiến đấu thông thường rồi đưa
vào các phi đội chiến đấu. Sau vài năm hoạt động thực tế, kỹ sư sẽ chế tạo một
phiên bản mới trang bị hiện đại hơn. Và cứ như thế, tiếp tục hoàn thiện máy
bay.
Trung Quốc cũng đang làm y như vậy. Họ vừa cho bay thử
vừa sản xuất một số lượng nhỏ J-20. Cách làm này có cái lợi là đưa J-20 vào
hoạt động nhanh hơn Mỹ tưởng. Tướng không quân Trung Quốc Hà Vĩ Vinh tuyên bố
J-20 sẽ sẵn sàng chiến đấu vào năm 2017 hoặc chậm nhất năm 2019. Nhưng nó cũng
dễ gặp trục trặc.
Chiếc F-22 của Mỹ sau 7 năm bay thử mới đưa vào hoạt
động, giờ đây buồng lái đang có vấn đề, phi công rất sợ hãi vì hay bị ngất bất
ngờ do thiếu ôxy. Chiếc J-20 chắc chắn cũng gặp vấn đề tương tự. Nó không thể
sánh bằng F-22 hay F-35 có hơn 10.000 chuyến bay thử. Hơn nữa, chừng nào J-20
vẫn dùng động cơ AL-31 của Nga không thuộc thế hệ 5 thì càng không thể. Trung
Quốc chưa thể chế tạo động cơ cho thế hệ này.
Không riêng lĩnh vực quân sự mà Trung Quốc đang là
siêu cường về ăn cắp công nghệ, thương hiệu của nhiiều nước tiên tiến. Hàng
Trung Quốc tràn ngập khắp nơi, giá rẻ, nhưng người tiêu dùng rất ngán ngại.
Hàng nhái, hàng dỏm khá nhiều. Người tiêu dùng đã tẩy chay các loại hàng công
nghệ điện tử vi mạch, đồ bán dẫn, xe máy của Trung Quốc. Nhìn về thực chất,
Trung Quốc giàu nhưng không mạnh. Quân đội Trung Quốc đông, vũ khí trang bị
hiện đại, nhưng chắc chắn là hiệu suất chiến đấu và sự bảo đảm an toàn phương
tiện, trạng bị không cao. Trong tác chiến, hơn nhau về trình độ, kinh nghiệm,
mưu lược, sáng tạo và lòng gan dạ, không ai đem sự đồ sộ về trang bị kỹ thuật
ra mà dọa đối phương để mong giành được chiến thắng. Như năm xưa cũng vậy, Mỹ
dốc hết hầu bao quốc phòng của một nước lừng danh trang bị, vũ khí hiện đại
cũng phải thua Việt Nam .
Nay Trung Quốc có tàu chiến và máy bay chiến đầu các loại được sản xuất hàng
loạt, rất nhiều, nhưng công nghệ ăn cắp chắp vá nên khó hoàn thiện và ít phát
huy tính năng. Cái lối dùng chiến thuật “biển người” trong chiến tranh bây giờ
đã hêt sthowif, lạc hậu rồi, mà nếu dùng “biển người” thì kèm theo đó phải
chuốc lấy biển máu. Trình độ kỹ thuật tác chiến hện đại cũng như khả năng sử
dụng, vận hành trong tác chiến kỹ thuật của quân đội Trung Quốc chưa phải là mạnh,
và không hề có kinh nghiệm.
BVB-NC
---------------
Các loại hàng điện tử, điện lạnh, ô tô, xe máy ...Trung Quốc ăn cắp công nghệ các nước nhái lại hoặc làm hàng giả Madein Nhật, Mỹ tung sang các thị trường rất nhiều, thu lời lớn.
Trả lờiXóaTiêu biểu là Việt Nam, nhập hàng rẻ TQ về để "giết" bớt dân ta. TQ tìm mọi cách để kéo tụt hậu các nước xung quanh về cả kinh tế lẫn nòi giống của dân tộc. Tôi không nghĩ mình nói quá hoặc nghĩ quá, tôi cho rằng các tướng lĩnh TQ còn nghĩ thâm gấp mấy lần. Vì ngay từ những năm trước Tùy Đường, người TQ đã ghi ra giấy lưu truyền trong giới quan lại tinh hoa và Tân Cương là một ví dụ. Sẽ không còn người Tây Tạng ngay tại Tây Tạng. Nhìn Hạ Long đầy những biển hiệu tiếng tàu thì hãy nghĩ tới lúc nào đó đất Việt Nam sẽ không còn người Việt Nam nếu tiếp tục dẫn hổ vào nhà, sói chặn cửa sau. Một dân tộc mạnh sẽ không run sợ hổ và thuần hóa sói.
XóaCòn một sách lược nguy hiểm khác của Trung Cộng là xuất khuẩu lao động nam sang Việt Nam, lấy phụ nữ Việt làm vợ, sanh con đẻ cái bên nước ta. Cứ chừng mươi thế hệ nữa là tràn ngập dân Tàu khắp nơi ngay. Bây giờ đã có đầy rẫy phố Taù, hàng quán Taù sách vở tiếng Tàu....Nguy cơ bị đồng hoá không xa đâu. Họ chẳng cần đánh chiếm nước ta bằng quân sự đâu, mà bằng sự di dân cuả đám đàn ông thanh niên Tàu và văn hóa Tàu.
XóaNhiều người Trung Quốc nói rằng người đánh bom ở sân bay Bắc Kinh vì "mất hy vọng vào xã hội" Trung Quốc. Sao ta lại phải "hy vọng vào Trung Quốc" nhỉ? Trớ trêu!
Trả lờiXóaIt is well known today that whatever is made in china including chinese history must be reexamined.
Trả lờiXóaNgười Trung Quốc tin vào Đạo (Khổng, Lão...) lắm mà? Sao nay lại trở nên đổ đốn vậy? Tin vào Trung Quốc chỉ có ăn cám!
Trả lờiXóaThi Lang cùi bắp này - chỉ một "quả" (của Mỹ, Nhật, Israel hay Nga...) là banh xác ngay.
Trả lờiXóa