* TÔ VĂN
TRƯỜNG
Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng,
có cơ sở đặt trên khát vọng tự nhiên của con người bất kể họ thuộc văn hóa
phương Đông hay phương Tây. Mọi luận điệu bôi nhọ phong trào sinh viên và người
dân đòi dân chủ ở Hồng Kông cho rằng đây là bị phương Tây
lôi kéo, giật dây ...đều chỉ là vu cáo trơ trẽn.
Cách đây gần 150 năm, nhà triết học và kinh tế học nổi
tiếng người Anh John Stuart Mill đã viết trong cuốn sách “On Liberty” (Bàn về
tự do): “Con người phải được tự do hình thành ý kiến và trình bày quan điểm của
mình.
Quyền tự do chính là điều kiện văn hóa cần thiết cho sự phát triển và bộc
lộ tài năng của con người không chỉ vì lợi ích của cá nhân con người
mà còn vì lợi ích lâu dài và phát triển bền vững toàn xã hội. Điều mong muốn
bây giờ là người cầm quyền phải được thống nhất với nhân dân, quyền lợi và ý
chí của họ phải là quyền lợi và ý chí của quốc gia”.
Cuộc đấu
tranh đòi dân chủ ở Hồng Kông
Nhà báo Kỳ Duyên bình luận: “Thế giới đang theo
dõi cuộc đấu tranh đòi dân chủ của giới trẻ Hồng Kông, một trong ba trung tâm
tài chính lớn của thế giới, với rất nhiều khâm phục: Khâm phục ý thức về cuộc
sống tự do, dân chủ trong một xã hội tôn ty luật pháp. Khâm phục sự khẳng định
khí phách tuổi trẻ. Khâm phục về tính chuyên nghiệp và văn minh của một cuộc
đấu tranh.Cuộc đấu tranh của giới trẻ Hồng Kông làm rung chuyển Bắc Kinh. Và
thế giới đang theo dõi xem, cách ứng xử, giải pháp thế nào của nhà cầm quyền có
tính cách “bá quyền” này trước đòi hỏi dân chủ của giới trẻ, cũng là của những
thế hệ tương lai với vận mệnh của mình, ở một thể chế một quốc gia hai chế độ.”
Trong các quyền con người thì tự do là một quyền tự
nhiên và là quyền cơ bản của con người. Một nhóm nhỏ phản đối thì có thể chỉ là
bất đồng chính kiến nhưng khi đông đảo dân chúng đã lên tiếng thì chính sách
chắc chắn có vấn đề, và tự do chắc chắn bị vi phạm. Nhà đương cục khôn ngoan
thì lắng nghe, đàm thoại, tháo gỡ. Còn liều lĩnh đàn áp thì có nghĩa coi dân
chúng là thù địch. Khi biểu tình ôn hòa mà dùng vũ lực thì là hạ sách, không
khác gì lửa đổ thêm dầu.
Ngay từ năm 2005, người dân Hồng Kông đã biểu
tình phản đối chính sách của Trưởng đại diện Hồng Kông khiến Đổng
Kiến Hoa phải từ chức. Cuộc biểu tình lần này nổ ra là do nhà cầm quyền Trung
Quốc muốn chỉ định việc bầu cử Trưởng đại diện Hồng Kông theo danh sách đã “duyệt
trước” và thông báo sẽ thẩm tra những người muốn tham gia ứng cử vào vị trí nói
trên.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không thể chịu thua người
Hồng Kông, tất nhiên họ sẽ, và đã phản ứng bằng mọi thủ đoạn. Trên công luận
cho biết là đã có những nhóm côn đồ chửi bới sinh viên nhóm "chiếm trung
tâm", giật, xé các biểu ngữ của họ, cảnh sát không làm gì được.
Nga ủng hộ nhà cầm quyền Bắc Kinh, dễ hiểu thôi,
nhưng điều này chứng tỏ là một Nhà nước có thể đổi tên nhưng nếu không thay đổi
được thể chế toàn trị thì đâu vẫn hoàn đấy. Nhà nước Trung Quốc có thể vẫn ứng
xử như họ vẫn làm vì bản chất họ là như vậy, nhưng họ phải thấy rằng toàn trị
không được hoan nghênh ở Hông Kông.
Qua thông tin đại chúng thì thấy lực lượng biểu tình
cố giữ trong khuôn khổ ôn hòa và hợp pháp. Liệu giới cầm quyền có đàn áp không. Cách
nào đó thì chúng ta chưa biết và không thể võ đoán – nhưng chắc có lẽ
là Trung Quốc sẽ không dễ, và dám lặp lại sự kiện đàn áp đẫm máu như ở Thiên An
Môn 1989.
Về lý, chắc chắn thua rồi vì người biểu tình chỉ đòi
bầu cử tự do còn chính quyền chỉ cho bầu theo danh sách ứng cử do mình đề ra
(kiểu như “Đảng cử dân bầu” ở ta) thì không thể được dư luận đồng tình. Nghe
nói, tuy phong trào biểu tình được đông đảo các tầng lớp nhân dân Hồng Kông ủng
hộ, nhưng giới kinh doanh bị thất bát (do nhiều hoạt động bị trở ngại) có phản
ứng và đã có những cuộc "phản biểu tình" nhưng lực lượng không đáng
kể.
Lãnh đạo Trung Quốc đang rất đau đầu vì rõ ràng chính
sách “một nước, hai chế độ” của Đặng Tiểu Bình đang phá sản, hay nói đúng hơn
là Trung Quốc đang ẵm gọn “một món di sản tẩm thuốc độc” và nguy cơ lan truyền
tấm gương đòi dân chủ của Hồng Kông sẽ lan ra ở nhiều nơi và
đặc biệt là Đài Loan đã kịp thời rút ra được bài học đắt giá về sự lừa bịp của
“một nhà nước , hai chế độ”!
Nhìn ra Thế
giới và Việt Nam
Nhìn ra thế giới, các cuộc nổi dậy của dân chúng làm
cách mạng có nhiều sự kiện trong lịch sử như cách mạng Pháp năm 1789 chiếm nhà
tù Bastille. Người Nga đánh chiếm lâu đài mùa Đông, mở đầu là những phát đại
bác bắn đi từ pháo hạm Potemkine, trong cách mạng tháng mười năm 1917. Đến năm
1989 có cuộc lật chính quyền Xô Viết từ tay Gorbachev của Eltsin năm 1989,
chính thức xoá bỏ chế độ cộng sản của Liên xô. Ở Đức, có sự kiện phá đổ bức
tường Brandenburg ngăn cách Đông và Tây Berlin năm 1990, và thống nhất 2 nước
Đức sau đó vv...
Đất nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm
1945, đã trải qua các cuộc chiến để lại biết bao di chứng tàn phá
của chiến tranh. Đất nước được thống nhất từ năm 1975 nhưng kinh tế
xã hội vẫn còn nhiều tụt hậu so với các nước trong khu vực. Lòng dân vẫn chưa
yên, và quyền tự do của người dân vẫn còn nhiều hạn chế.
Khi bàn về dân chủ, thường người ta lại chạnh nhớ tới
Quốc hiệu cũ và mới, về cái tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” mộc mạc
và chẳng “viển vông”. Ngày đó, khi đổi Quốc hiệu thì cũng là lúc ông
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có câu nói nổi tiếng: “hãy tự cứu mình trước
khi trời cứu”. Vế trên đã đổi thì vế dưới … đổi luôn thành độc
lập – “tự lo” – hạnh phúc ! Qủa nhiên, bây giờ ứng nghiệm .
Cả nội tình và quan hệ quốc tế, chúng ta đều đang phải trần lực ra … “tự
lo” ! Ở phạm trù nhỏ nhoi của từng cá nhân cũng cứ phải bo bo, vun vén,
đắp điếm cho mình !
Thể chế dân chủ chỉ là một trong những khía cạnh của
tư do. Khi mất dân chủ, người ta có thể cấm đoán, áp đặt nhiều thứ . Nhưng, với
quyền tự do thì có một phạm trù mà không thời nào có thể cấm đoán, áp đặt
nổi – đó là TỰ DO TƯ TƯỞNG! Không thể có thứ luật lệ, cảnh sát nào có
thể len lỏi vào trong đầu từng con người để mà chỉ đường vẽ lối được. Cái quyền
thiêng liêng mà tạo hóa trao cho đó, nó xuyên suốt lịch sử loài người. Và, từ
đó, nó chuyển thành hai hình thái ứng xử : với một số người có đủ năng lực,
điều kiện thì phản bác, phản kháng. Số còn lại là những người không đủ năng lực
và điều kiện để phản ứng, hở miệng ra là người ta “suỵt !”, đành âm ỉ,
ngấm ngầm dạng “bằng mặt mà chẳng bằng lòng” , mà số này lại rất
đông , và đó chính là nguyên nhân để nẩy nòi cái sự “nghĩ một đằng,
làm một nẻo” mà ngày nay nhan nhản khắp đất nước !
Việt Nam
là nước đi sau, phải biết cái lợi và cái bất lợi của nước đi sau. Biểu tình
Hồng Kông cho thấy dân chủ là điều bất khả diệt, song làm được như Hồng Kông
chắc thế giới này chỉ có một, dù rằng không thể 100% đảm bảo biểu tình Hồng
Kông sẽ thành công.
Vậy nước đi sau như Việt Nam nên rút ra bài học gì? Bài học
số 1 và sẽ là phúc lớn cho đất nước là người cầm quyền cần phải hiểu dân chủ là
bất khả diệt và bất khả kháng , vì lẽ này nên chủ động mở đường và dẫn dắt đất
nước vào con đường dân chủ: “Cải cách từ trên xuống và từ trong đảng ra”. Nhà
nghiên cứu Nguyễn Trung đã nhiều lần phân tích kiến nghị làm được như thế tất
cả đều thắng, trong đó có cả Đảng cộng sản Việt Nam
trở thành đảng của dân tộc, với chung cuộc là đất nước Việt Nam yêu dấu của
chúng ta toàn thắng. Riêng đối với Đảng cộng sản Việt Nam chủ động
cải cách như thế sẽ là thắng lợi "kép" đối với đảng.
1.Đảng trở thành đảng của dân tộc.
2.Đảng tranh thủ được cả đất nước về phía mình.
Thay cho lời
kết
Dân chủ là bất khả diệt và bất khả kháng. Cuộc đấu
tranh của Hồng Kông vừa làm bộc lộ những "tử huyệt"
của giới cầm quyền Bắc Kinh nói riêng và thể chế toàn trị nói chung, vừa có tác
dụng tích cực đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Trung Quốc vừa cung cấp những kinh nghiệm quý báu về chuyển đổi
thể chế không đổ máu.
Thực hiện dân chủ là thống nhất được lòng dân tạo nên
sức mạnh vô địch để xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự kiện Thiên An Môn 1989 là
cuộc tập dượt đấu tranh cho dân chủ đã trả giá đẫm máu bằng tính mạng của hàng
nghìn người dân và sinh viên vô tội. Chúng ta hãy theo dõi sát
sao tình hình diễn biến ở Hồng Kông.
TVT/quechoa
--------------
Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh ( sắp tới sẽ đến VN)đúng đấy dân chủ là bất diệt
Trả lờiXóaPhong trào dân chủ ở Hồng Kông hiện nay không cô đơn như SVTQ tại Thiên An Môn năm 1989 đâu. Chúng ta hãy cảm nhận các thần Titan có thật của thế giới tự do đứng sẵn sàng sau lưng họ.
Trả lờiXóaNgười Hồng Kông dũng cảm và thông minh, đủ sức vượt qua khó khăn. Cảnh sát Hồng Kông cũng không phải lũ quá đểu giả. Thậm chí, nếu quân TC có tràn vào, lực lượng quân sự Hồng Kông sẽ đứng ngay về phía nhân dân Hồng Kông!
Công an Hồng Kông còn giúp người biểu tình khi anh này bị té ngã.
Trả lờiXóaDân chủ là ánh sáng
Trả lờiXóaChỉ đường ta đi tới
Xả hôi được công bằng
Chính quyền luôn trong sáng
Thực thi đúng nghiêm minh
Trên tinh thần trách nhiêm
Với dân cùng với nước
Để nước nhà đi lên
Không mập mờ u lụng
Không lấn áp chuyên quyên
Không cha truyền con nối
Cương lỉnh đả đề ra
Tổ Quốc là trên hết
Lấy danh dự làm đầu
Trách nhiệm được dân giao
Thi hành luôn nâng cao
Hạnh phúc của toàn dân
Có mình trong xả hội
Mọi người đều bình đẳng
Không phân biệt giàu nghèo
Không lý lịch hờn căm
Ai làm người ấy chịu
Không vơ đủa cả nắm
Không ngậm máu phun người
Vì đả là dân chủ
Mọi việc được dân bàng
Dân bầu dân giám sát
Người đức độ tài năng
Được giao gánh trách nhiệm
Nếu làm vì tư lợi
Bè phái hại quốc gia
Toàn dân không thiết tha
Xin mời anh từ chức
Dân chủ có kỷ cương
Toàn dân tuân phép nước
Tham luận những điều hay
Ngày ngày luôn đổi mới
Dân chủ là dân chủ
Không độc tai đảng trị
Không mộng mị với dân
Việt Nam Ta Việt Nam
Đứng lên đòi Dân Chủ
ĐVK
ĐVK thường có những vần thơ dung dị , và sát thực tế . Cảm ơn bạn .
XóaĐể gió cuốn đi
Cũng là người thế giới năm châu
XóaCũng nhân sinh ai oán phận mình
Cũng Tổ Quốc con dân Đất Việt
Cũng một dòng con cháu Lạc Long
Sao oằnmình sống chẳn tự do
Sao không nói nên lời muốn nói
Sao dửng dưng nằm im chịu trận
Sao hửng hờ để gió cuốn đi
ĐVH
Trên mạng, có thông tin nói thời đế quốc Anh cai quản, vị trí trưởng đặc khu HK vẫn do người Anh chỉ định. Vậy khác gì bây giờ BK cử cho dân HK bầu ?
Trả lờiXóaBác nào biết rõ xin giải thích dùm, khác nhau chỗ nào mà sao dân HK phản đối ?
Khi không có dân chủ và phản biện xã hội thì như xe không có phanh vậy, hậu quả là một xã hội ngày càng tha hóa và sự dối trá ngày càng trắng trợn.
Trả lờiXóaBiết bao giờ tới VN . Mong lắm thay
Trả lờiXóaTôi cũng chưa thấy... Bị nhồi sọ nặng nề quá... Nhiều vấn đề đơn giản trong cuộc sống người Việt còn không phân biệt đúng sai - đi ẩu nhưng... gân cổ chửi người đi đúng luật?!
XóaTình hình ở Hồng Kông diễn ra kiểu bầu cử theo kiểu "bỏ túi" chỉ định trước đúng như bên ta có khi chỉ 1 ứng cử viên cho nên họ biểu tình là phải vì dân ytris họ cao, có ý thức đòi quyền dân chủ cho chính mình. Bài viết phân tích hợp lý thuyết phục
Trả lờiXóaKhông chỉ riêng mâu thuẫn đòi hỏi dân chủ có thể còn là mâu thuẫn về quyền lợi giữa chính quyền Hongkong với lãnh đạo Trung Quốc. Nước ta xã hội dân sự còn yếu lắm, đến bao giờ mới có luật biểu tính và phổ thông đầu phiếu để người dân có quyền lựa chọn lãnh đạo đất nước thưa các ông bà đại biểu Quốc hội?
Trả lờiXóaKhi dat cau hoi tha-thiet nay, Ban phai nho dai-bieu cua cai quoc-hoi nay dang toan-bo la dang-vien (97,98%), chu khong phai duoc bau ra tu trong thanh-phan dan-chung !
XóaTôi thích nhất 2 câu trong bài tình hình ở Hồng Kông cũng giống như "Đảng cử dân bầu" ở ta và tụ do biến thành tự lo khi đổi quốc hiệu.
Trả lờiXóaNói Hồng công bị phương tây "lôi kéo" cũng chẳng sai. Những khái niệm, dân chủ , tự do đều có nguồn gốc ở phương tây, nhưng đó không phải sở hữu riêng của phương tây mà của nhân loại. Một giá trị đích thực thì bao giờ cũng được thừa nhận, phổ biến và lôi kéo được nhiều người tham gia hưởng ứng; thể chế cộng hòa, mà biểu hiện cụ thể bằng quyền tự do dân chủ đã và đang thay thế thể chế độc tài, đó là xu thế không thể đảo ngược. Hướng về phía ánh sáng là bản năng, là cái đích con người đi đến. Bác Hồ đã nói :Không có gì quý hơn độc lập tự do", mục tiêu đó không chỉ riêng người phương tây, ngwuowf Hồng công mà người Việt nam phải giành lấy.
Trả lờiXóaDân chủ là chất " người " - Độc tài đảng trị là chất " quỷ " // Người và quỷ không thể sống chung với nhau được !
Trả lờiXóaBọn trộm cướp dù đứng trên danh nghĩa nào cũng sợ sự thật...một cô gái vô tình buột miệng hô "móc túi kìa" ai hay cô bị chúng bám theo dánh cho chí chết cũng hệt như Phương Uyên vậy...
Trả lờiXóaKhông có tự do thì không có dân chủ
Trả lờiXóaKhông có độc tài thì không có cộng sản
Tiếc thay , đa số người VN không biết dân chủ thực chất là gì ! Cả đến biểu tình đòi dân chủ cũng bị xem như cướp chính quyền , gây rối loạn xã hội hay xâm phạm nhân quyền người khác , chà đạp lên quyền người khác .
Ban đầu mình cũng thấy lạ , vì mình là người miền nam sinh ra và lớn lên trước 75 . Trong thỏi gian ở trường học mình học được tự do dân chủ qua môn công dân giáo dục , nên cái nhìn về quyền tự do & tinh thần dân chủ rất bình thường như sinh hoạt hằng ngày phải có . Nói thế này không phải là chê các bạn lớn lên trong môi trường XHCN.
Nhưng nhiều lần tìm hiểu về lich sử giáo dục , mình cảm thông được một điều . Người VN sau nghìn năm bị Tàu đô hộ , xã hội VN là xã hội phong kiến vua tôi , tiếp theo là thực dân Pháp rồi kế đến là ĐẢNG cai trị với XHCN . Cả ba chế độ nối tiếp nhau cho đến tận hôm nay không có một chế độ nào chú trọng giáo dục về tinh thần tự do & dân chủ khiến cho ý thức về tự do dân chủ bị thui chột , nếu không cũng bị méo mó hoặc bị cắt xén , ví dụ như ĐẢNG CỬ , DÂN BẦU .
Do đó , muốn có được tinh thần tự do dân chủ thật sự , đẻ làm nền tảng cho dân tộc phát triển như các nước tiên tiến Anh , Pháp , Đức , Mỹ , Nhật , Singapore , Nam hàn , Ấn độ ..vv . Chúng ta cần phải đưa giáo trình TỰ DO , DÂN CHỦ , BẦU CỬ và các chế độ DÂN CỬ vào giáo dục . Không có giáo dục , chỉ lấy cái ngọn hình thức để thay cho cái gốc rễ , thì kiến thức sẽ mù mờ nhìn vào chính phủ khác chi một bức tranh vẽ . Quyền gì cũng có mà thực ra chẳng có được gì cả .