Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Báo Mỹ kêu gọi hợp tác với Việt Nam

Báo Mỹ khuyến nghị nên bỏ qua những bất đồng với Việt Nam để xây dựng quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi cho cả hai nước.
Hợp tác cùng có lợi
Trong bài báo mang tựa đề "Đã đến lúc xây dựng một liên minh với Việt Nam?" được trang "National Interest" của Mỹ đăng tải ngày 14/10, tờ báo Mỹ cho rằng Mỹ Việc chính quyền của Tổng thống Barack Obama quyết định bán vũ khí sát thương cho Việt Nam ở mức hạn chế là một bước đi đúng đắn, mặc dù vẫn còn những vấn đề bất đồng giữa hai bên.
Theo tờ báo này, các quan chức chính quyền Mỹ lưu ý rằng mọi thương vụ bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam, cùng các quan hệ chặt chẽ hơn với chính quyền và quân đội Việt Nam, sẽ còn phụ thuộc vào phía Việt Nam.
Washington cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, bất kể những vấn đề còn tồn tại, bởi chính sách thực dụng nhất thời sẽ mang lại hiệu quả.
Báo Mỹ còn nhận định việc tăng cường bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam có thể giúp xu hướng ủng hộ Mỹ giành được lợi thế so với xu hướng gần Trung Quốc. Theo đó, xu hướng gần Trung Quốc bị yếu đi sự gia tăng xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Bài báo khuyến nghị Mỹ nên xây dựng một quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam và có những bước đi hướng tới một liên minh với hiệp ước chính thức.
Bên cạnh việc chấm dứt một phần lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương cho Việt Nam, Mỹ nên tăng cường cho các tàu hải quân của Mỹ tiếp cận Vịnh Cam Ranh, mở rộng các chương trình đào tạo cho các cán bộ cao cấp của Việt Nam, thể chế hóa đối thoại chiến lược Mỹ-Việt hàng năm ở mức cao hơn, đồng thời đảm bảo rằng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam sẽ tham dự cuộc đối thoại chiến lược hàng năm này.
Theo đánh giá của bài báo, việc hướng tới một liên minh có hiệp ước với Việt Nam phải là trung tâm trong chiến lược duy trì sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á, bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời tìm kiếm các hải cảng mới và tiềm năng mới cho các căn cứ của quân đội Mỹ vì quan hệ quân sự của Mỹ với Thái Lan, Nhật Bản có thể bị đe dọa bởi tình hình chính trị ở những nước này.
Đối với Việt Nam, một quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ sẽ cho phép quân đội Việt Nam nhanh chóng nâng cấp hệ thống trang thiết bị quân sự, duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Washington, hình thành một dạng “liên minh chống Trung Quốc” ngày một quyết đoán mà ASEAN không thể mang lại.
Bài báo kết luật rằng (Mỹ) hãy bỏ qua những vấn đề còn tồn tại với Việt Nam và gọi mối quan hệ này theo đúng tên của nó: quan hệ đối tác chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích của cả hai nước.
Cơ hội cho cả hai
Sau chuyến thăm chính thức Mỹ trong hai ngày 1-2/10 của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, theo lời mời của Ngoại trưởng John Kerry, giới phân tích Mỹ đánh giá "3 không" (không tham gia liên minh quân sự hay là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, và không dựa vào nước này để chống nước kia) là chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia nhất quán của Việt Nam.
Dù vậy, chính sách "3 không" này vẫn tạo ra nhiều cơ hội cho Washington và có thể giúp tiến đến bình thường hóa quan hệ giữa quân đội hai nước.
Lý do là Mỹ sẽ cảm thấy dễ dàng khi làm việc với chính sách "3 không" mà Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nêu lên trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS).
Theo chuyên gia Mỹ Bower của CSIS, hai nước Việt-Mỹ đang tiến tới một mối quan hệ Đối tác chiến lược. Việt Nam không muốn bị ràng buộc bởi một đối tác nào.
Mỹ cũng không kỳ vọng điều đó, không muốn đặt căn cứ ở Việt Nam. Mỹ không muốn và cũng không cần một liên minh quân sự với Việt Nam.
Chuyên gia Bower cho rằng sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, hai bên sẽ tiến tới việc xây nền móng cho một mối quan hệ Đối tác chiến lược.
Ông này nhận định rằng Tổng thống Obama sẽ sang thăm Việt Nam vào năm 2015 nhân dịp tới PhilippinesMalaysia, coi đây là thời khắc quan trọng cho quan hệ Việt-Mỹ.
Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn loại trừ khả năng hai nước sẽ tiến tới quan hệ đồng minh quân sự trong tương lai.
             Đông Triều (Tổng hợp)/Đất Việt
-------------

15 nhận xét:

  1. Tin mới:
    - Nuớc Đức im ắng về chuyến thăm của guyễn tấn Dũng tới họ
    - Bạo loạn ở tây nam Trung Quốc
    - Thủy thủ VN nhảy khỏi tàu cá Đài Loan để trốn lại Nhật Bản, dù cách bờ biển Nhật 20km. 7 thủy thủ náy hiện mất tích, không biết tính mạng ra sao.
    -

    Trả lờiXóa
  2. Người VN xem và ngưỡng mộ người Mỹ về tính thực dụng và thực tế VN cũng là dân tộc có truyền thống thực dụng ở Á đông,trong đó chữ viết ,tập tục và ngôn ngữ vốn ảnh hưởng rất lớn bởi người Hán nhưng người VN đã chuyển đổi trong thời gian ngắn .

    Lãnh tụ Hồ Chí Minh của VN từng khuyên nhủ những người cộng sự rằng :Dĩ bất biến ứng vạn biến .Có thể hiểu câu này là mục tiêu thì không đổi nhưng biện pháp thì phải có sự thay đổi cho phù hợp thực tiễn.

    Mục tiêu nhất quán của người VN là xây dựng một nước VN dân chủ độc lập tự do và hạnh phúc cho nhân dân .mục tiêu này là bất biến còn thể chế nhà nước chẳng hạn thì cũng chỉ là phương tiện,biện pháp thì khi cần thiết phải được đổi mới để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội ,phù hợp thực tiễn.

    Hiện tại đang là thời điểm rất thuận lợi để một VN độc lập hội nhập với thế giới văn minh dân chủ bởi đa số người dân VN đã thấy rõ thể chế XHCN ở VN còn lại chỉ là hình thức ,là định hướng của những cá nhân bảo thủ (đang đi vào dĩ vãng ) và nó đã và đang cản trở sự phát triển của VN.

    VN Với vị trí địa chính trị đặc thù,Mỹ là quốc gia có tiềm năng lớn nhất có thể giúp Vn đẩy nhanh tiến độ dân chủ hóa xã hội.

    Việc báo chí,dư luận Mỹ ủng hộ chính quyền Mỹ tăng cường,mở rộng hợp tác toàn diện kinh tế ,an ninh quốc phòng với VN là rất phù hợp thực tiễn ,tạo cơ hội tốt cho việc VN cải thiện nhân quyền,dân chủ chủ hóa xã hội , đổi mới thể chế,sớm đạt mục tiêu phát triển bền vững và hội nhập thành công.Đồng đây thời cũng là cơ hội tốt để Mỹ thực hiện được sự tái cân bằng lực lượng đảm bảo an ninh chung ởchâu Á - Thái bình dương .

    Trả lờiXóa
  3. VN do không có người tài giỏi lãnh đạo đang lơ ngơ, không biết làm sao để tự chủ... Bây giờ tin Mỹ là thánh thiện 100%! Những ngày tháng nguy hiểm đang diễn ra... Dữ nhiều hơn lành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lãnh đạo việt mà lơ mơ?
      nhầm nhọt sang chồng chọt rùi

      Xóa
  4. Những người có nhận thức bình thường đều hiểu rằng : Trung quốc và Việt nam không còn là cộng sản nữa! Việc họ bám lấy hai từ CỘNG SẢN chỉ là chiêu bài mà thôi. Giới cầm quyền họ sẽ tìm cách duy trị quyền lực độc đoán theo cách có thể gọi là PHONG KIẾN TRÁ HÌNH..Nhất là một thời gian dài họ chia nhau vật chất hoặc là tài sản quốc gia bằng nhiều hình thức thì không bao giờ họ lại tâm huyết với CNCS. Hông những thế họ còn sợ và ghét công sản đích thực. việc họ lúc nào cũng ĐẢNG ĐẢNG, BÁC HỒ là vì tuyệt đại bộ phận dân chúng mông muội tưởng họ thật lòng.
    Người Mỹ nên hiểu rằng khi do một quan hệ quốc té nào đó để yên cho quyền độc tài của họ thì lãnh đạo hiện tại sẽ sẵn sàng sổ toẹt cái BA KHÔNG . Vấn đề là họ cần quyenf thống trị để vơ vét chứ không phải nắm quyền để lo cho dân tộc họ hay cụ thể là lo cho toàn dân.
    người tinh ý có thể nhận ra rằng các đại sứ quán bây giờ chỉ là cái cơ quan đấu nối cho các nhà cầm quyền CÔNG DU mà thôi. Đến nước này hay nước kia nói : các ngài nên đầu tư vào nước tôi, chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của các ngài làm ăn thuận lợi... thì một anh chủ tịch xã nó cũng làm được! thì đấy cứ nghĩ xem tại sao gần hết nhiệm kỳ các vị chia nhau đi CÔNG DU nhiều thế.... sao không dành thời gian nghĩ kế sách làm cho nước mình tự lực , tự cường để dân giàu nước mạnh rồi kết hợp với cải đỏi hệ thống kêu gọi các nước giúp đỡ đầu tư... chao ôi ngày nay anh nào luôn nặng óc vì dân vì nước không khéo lại bị gọi là hâm cũng nên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không nghĩ đảng CSVN , lãnh đạo Nhà nước VN hay bất kỳ một đảng cầm quyền nào khác trên thế giới lại đặt mục tiêu giành quyền lãnh đạo để tham nhũng hay làm giầu cá nhân.

      Một đảng cầm quyền hay lãnh đạo một quốc gia được xem là kém cỏi ,tham nhũng chỉ bởi khi đã nắm quyền,đã cưỡi trên lưng con cọp quyền lực họ đã không đủ bản lĩnh để tránh được sự cám dỗ của quyền lực hoặc giả họ không đủ tầm ,đủ tài ,chọn sai đường lối,phương thức lãnh đạo mà vô tình tạo ra tình trạng vô chính phủ hoặc không thể kiểm soát được quyền lực do đó lọng quyền tham nhũng và hàng loạt tệ nạn khác nảy sinh làm băng hoại xã hội,lụn bại kinh tế.


      Đảng CSVN cũng đang rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan ,một bên là ý thức hệ CS mà trong cương lĩnh sự độc tôn lãnh đạo của giai cấp công nhân ,một bên là thực tế kinh tế thị trường đòi hỏi dân chủ để kiểm soát quyền lực,trí tuệ và trách nhiệm pháp lý đầy đủ của người lãnh đạo để quốc gia tồn tại được trong hội nhập, cạnh tranh gay gắt .

      Sự lúng túng được phơi bầy khá rõ trong quá trình chuyển đổi cơ chế ở VN ,tuy nhiên,phải nên ủng hộ chủ chương quan hệ đa phương và sự tích cực vận động của lãnh đạo Nhà nước VN để đổi lại ,VN sẽ có được sự ủng hộ đa phương từ phía quốc tế và điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự đổi mới , phát triển của VN cũng đa phương cả về kinh tế lẫn chính trị.

      Xóa
    2. Vừa chơi bời bằng tiền nhà nước , vừa có huân chương lao động , anh hùng LĐ thì thằng nào không ham . Tôi đồng ý với bác , ngoài ra , cái này cũng nhiều chuyện đây , rửa tiền hay hết tiền phải vay cả lão này đây .

      http://www.trinhanmedia.com/2014/10/thu-tuong-nuoc-vanuatu-thien-uong-rua.html

      Xóa
    3. Bi kịch là hai nước này vẫn vỗ ngực "Tao là cộng sản!" Vậy là bị chúng (thế giới) ghét!
      "Mặc kệ! Độc đảng để vơ vét dễ dàng! Chứ từ bỏ cộng sản phải đa đảng, sao dễ tham nhũng?"

      Xóa
  5. Triết học Marx đã chia các loại mâu thuẫn (MT) thành các cặp như sau:
    - MT bên trong/bên ngoài
    - MT cơ bản/không cơ bản
    - MT chủ yếu/thứ yếu
    - MT đối kháng/không đối kháng
    Xét lịch sử quan hệ Việt - Trung thì MT đối kháng là MT cơ bản và chủ yếu. Còn quan hệ Việt - Mỹ thì cái thời (hầu như) có MT đối kháng đã qua rồi.
    Chắc khái niệm "thế lực thù địch" hiện nay mà ám chỉ Mỹ thì rất hiếm người tin, mà Đảng thì chẳng chỉ rõ ra cái thằng "thế lực thù địch" là cái thàng nào để QĐ/CA ra tay trấn áp; vậy nó là ai?
    Quan hệ Mỹ - Việt hiện nay có nồng ấm lên thì lợi cả đôi đàng (chưa biết anh nào lợi hơn), nhưng vấn đề cơ bản là mỗi bên xác định lại quan hệ giữa mình và đối tác là cái thứ quan hệ gì, và có thực sự cần nhau không?
    Ồn ào về "vấn đề nhân quyền" hay "thế lực thù địch" đều là những trò nhảm nhí!
    Xin cáo lỗi các vị "cây đa cây đề" Triết nhé!

    Trả lờiXóa
  6. Nghèo hèn thì phải làm đồ đệ, tay sai cho các nước lớn là quy luật.
    Nhưng chấp nhận nước MỸ vẫn là khôn ngoan hơn cả.
    Đừng để VN mãi mãi đứng sau cùng của các nước nghèo nhất thế giới.
    Mong tổng lú và 16 con sâu lớn sớm nhận ra

    Trả lờiXóa
  7. Bàn chuyện quan hệ Mỹ-CSVN, chúng ta giống như khán giả coi một trận đá bóng cuội...

    Trả lờiXóa
  8. Vấn đề chỉ là thời gian mà thôi, đã thuộc quy luật phát triển thì không thể cưỡng lại được đâu. Làm gì còn thời kỳ nhồi sọ một chiều kiểu "Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng Mỹ/ Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ" nữa!

    Trả lờiXóa
  9. Không phải Việt Nam không có lãnh đạo tài năng, nhưng do cơ chế "vua tập thể" nên ai cũng giữ kẽ, không ai dám quyết đoán và thể hiện hết tài năng của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do vậy, Việt Nam hiện nay không có lãnh đạo tài năng!
      (Suy luận theo mệnh đề đầu tiên)

      Xóa
  10. đảng ta tài tình, mẽo đang muốn chơi, ứ cho mẽo chơi cùng nha

    Trả lờiXóa