Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Thăm Nghĩa trang Trường Sơn


Cách đây đúng nửa tháng, ngày 12/07/2011,  vợ chồng tôi và hai cháu đã có chuyến thăm Nghĩa trang Trường Sơn và thành cổ Quảng Trị.
Tuần đó cán bộ FPT nghỉ mát ở Đà Nẵng. Tối 12/07/2011 nhóm nhạc Trịnh FPT có đêm diễn ở thị xã Quảng Trị, phối hợp cùng Hành trình Xanh đi bộ xuyên Việt. Hôm 12/07, đoàn Hành trình Xanh dừng ở Quảng Trị, còn nhóm chúng tôi đi từ Đà Nẵng lên.
Bia giới thiệu lịch sử hình thành nghĩa trang
Xuất phát từ buổi sáng, đến trưa đoàn chúng tôi gồm 13 người đã đến thị xã Quảng Trị. Sau khi ăn trưa chúng tôi ngược đường số 9 lịch sử rồi rẽ vào đường Hồ Chi Minh để đến Nghĩa trang Trường Sơn.
Con đường lịch sử nổi tiếng trong chiến tranh đã không còn dấu vết gì của chiến tranh. Đường nhựa to và phẳng, cây cối xanh ven đường, xen lẫn các khu dân cư. Chiến tranh đã đi vào dĩ vãng. Hồi tôi còn nhỏ, trong thời gian chiến tranh, đài, báo thường xuyên đưa tin chiến sự ở đường 9. Đường 9 gắn liến với căn cứ Khe Sanh, nơi quân Mỹ đã rút chạy trong chiến dịch năm 1968 dưới sức ép bao vây của bộ đội ta. Cũng nơi đây với trận Làng Vây, quân chủng tăng thiết giáp đã có trận đánh đầu tiên. Còn chiến dịch đường 9 Nam Lào năm 1971 là trong một chiến dịch lớn nhất trong chiến tranh chống Mỹ.
Đài tưởng niệm chính
Đường Hồ Chí Minh khá tốt nhưng rất vắng xe. Sau chừng 1h đồng hồ, chúng tôi đến Nghĩa trang Trường Sơn, được tọa trên một ngọn đồi lớn. Nơi đây chính Tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh bộ đội Trường Sơn đã chọn địa điểm này làm nghĩa trang cho nơi an nghỉ cho 10 nghìn bộ đội, thanh niên xung phong đã hy sinh trên tuyến đường Hồ Chí Minh, con đường huyết mạch từ miền Bắc tiếp tế cho miền Nam. Và khi đến thăm, tôi được biết Nghĩa trang Trường Sơn được khởi công vào tháng 2/1975, trước khi quân ta mở chiến dịch Ban Mê Thuột (trước đó tôi vẫn nghĩ là nghĩa trang được xây dựng sau khi chiến tranh đã kết thúc). Chúng tôi lần lượt đi thắp hương và dâng hoa ở các đài ghi công, các nhà tưởng niệm. Bạt ngàn những nấm mồ. Nếu để ý, đa phần các anh chị hy sinh khi tuổi chưa tròn đôi mươi. Chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Các anh chị ngã xuống để có chiến thắng, để có sự thống nhất Việt Nam sau hơn 30 năm của 2 cuộc chiến tranh.
Bạt ngàn mộ chí
Chúng tôi, những người may mắn không phải tham gia chiến tranh, càng hiểu được những mất mát khi đến đây, Nghĩa trang Trường Sơn. Cái giá cho độc lập tự do sao lớn vậy? Và phải làm sao đây để xứng với cái giá đó. Các anh chị ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc, còn chúng tôi và lớp con cháu, phải dựng xây Tổ quốc sao cho xứng với các anh chị. Tôi đã nói điều đó với con trai tôi. Tháng sau cháu sẽ đi du học ở xa.
Nghĩa trang có bố cục rộng rãi và thoáng đạt, cây cối xanh tươi bao trùm các khu mộ, vốn được chia theo các tỉnh. Có nhiều công trình điêu khắc khá đẹp. Nếu để ý, tên các tỉnh được lấy vào thời kỳ những năm 70 thế kỷ trước, những cái tên như Hà Bắc, hay Hải Hưng, những tỉnh được ghép lại, mà sau này lại được tách ra. Đi viếng cùng chúng tôi là đoàn khá đông của hội Cựu chiến binh tỉnh Thái Nguyên. Trong bộ trang phục với nhiều huy trương trước ngực, họ đến viếng khu nghĩa trang của tỉnh Bắc Thái (nay là Bắc Kạn và Thái Nguyên). Có nhiều đoàn lẻ nhỏ như đoàn chúng tôi. Ai ai cũng kính cẩn, trang nghiêm trước anh linh của thế hệ trước. Có một nhận xét nhỏ, Nghĩa trang Trường Sơn thực ra là nghĩa trang cho các chiến sỹ chủ yếu quê ở miền Bắc, mà mỗi tỉnh đều có khu mộ riêng.
Rời Nghĩa trang Trường Sơn chúng tôi về thăm Thành cổ Quảng Trị, bây giờ chỉ còn giữ lại cái cổng nhỏ, đài tưởng niệm và một chút vài ba mét bờ thành cổ. Nơi đây đã nổi tiếng với trận chiến giữ thành 81 ngày đêm của bộ đội ta trong những ngày hè đỏ lửa năm 1972. Đây là trận chiến ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bộ binh quân đội Sài Gòn, với lính dù và thủy quân lục chiến làm nòng cốt, những lực lượng tinh nhuệ nhất của VNCH, đã mở chiến dịch tái chiếm thành cổ (được giải phòng vào ngày 1/5/1972) với sự yểm trợ hỏa lực rất mạnh của không quân và hải quân Mỹ (thị xã Quảng Trị rất gấn biển). Nhiều ngày quân ta đã hy sinh cả một đại đội mỗi ngày. Cả thế giới theo dõi trận chiến này. Hội nghị Paris về hòa bình của VN luôn đợi tin của trận đánh. Vừa đánh vừa đàm, đó là chiến thuật mà mỗi bên đều áp dụng theo cách riêng của mình.
Cầu Thạch Hãn và Đài tưởng niệm
Chúng tôi đi ngang cầu Thạch Hãn, nơi có đài tưởng niệm ghi công tiểu đội anh hùng đã chốt chặn không cho quân VNCH tràn sang bên này sông. Và từ bên này sông, hàng ngày bộ đội ta vượt sông để bổ sung lực lượng cho thành cổ. Biết bao chiễn sỹ đã hy sinh khi vượt sông dưới hỏa lực của Mỹ ngụy. Chúng tôi dừng ở bờ sông Thạch Hãn. Ai cũng có cảm nhận sự âm u của dòng sông này, không giống như những con sông khác. Hình như cần phải có một lễ đại cầu siêu ở nơi đây. Hai bên bờ sông đã có nhà tưởng niệm mới được xây khá bề thế. Có khá nhiều hoa tưởng niệm trôi trên sông. Nhân dân vẫn thả hoa trên sông vào những ngày rằm, ngày giêng. Có một tấm bia của nhà tưởng niệm ghi lại 4 câu thơ của nhà thơ Lê Bá Dương:
Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
Cổng thành cổ Quảng Trị
Chúng tôi quay lại thị xã Quảng Trị. Tối 12/7 đã có một đêm hát thành công nhạc Trịnh cho bà con Quảng Trị. Tôi thay mặt FPT lên trao 100 suất học bổng trị giá 120 triệu đồng cho các trẻ em bị nhiễm chất độc dioxin của Quảng Trị. Chúng tôi cũng trao 600 đĩa Ru đời đi nhé của người FPT hát nhạc Trịnh cho đoàn Hành trình Xanh để đoàn bán quyên góp cho các công việc phục vụ trẻ em bị nhiễm dioxin, một trong 4 mục tiêu của đoàn.
Trao học bổng cho trẻ em nhiễm dioxin Quảng Trị
Một ngày ý nghĩa với mỗi người chúng tôi. Càng ý nghĩa hơn khi các con tôi đã hiểu được phần nào sự ác liệt của cuộc chiến tranh tại mảnh đất tuyến đầu miền Nam này, hiểu được sự thiêng liêng của Nghĩa trang Trường Sơn, của Thành cổ Quảng Trị.
(Viết nhân ngày 27/7)
T,S
---------------

21 nhận xét:

  1. Sự hy sinh của nhân dân và các chiến sỉ của cả 2 miền Nam-Bắc thật là quá lớn - Nhìn lại lịch sử sau 1954 nếu 2 miền Nam Bắc ta sống giống như Đông Đức - Tây Đức / Nam Hàn - Bắc Hàn họ đâu có tón xương máu như ta . Vì đâu nên nỗi như vậy - Thời gian lịch sử sẽ nói lên sự thật một sự thật quá đau cho Dân Tộc Việt Nam .

    Trả lờiXóa
  2. Sự hy sinh của nhân dân và các chiến sỉ của cả 2 miền Nam-Bắc thật là quá lớn - Nhìn lại lịch sử sau 1954 nếu 2 miền Nam Bắc ta sống giống như Đông Đức - Tây Đức / Nam Hàn - Bắc Hàn họ đâu có tón xương máu như ta . Vì đâu nên nỗi như vậy - Thời gian lịch sử sẽ nói lên sự thật một sự thật quá đau cho Dân Tộc Việt Nam .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 1. Đông Đức không có ý đồ xâm lược Tây Đức.
      2. Nam Hàn quá mạnh, toàn dân Nam Hàn tỉnh táo, không nghe cộng sản dụ dỗ - Bắc Hàn không thể xâm lược Nam Hàn trong cuộc chiến 1950-1953.

      Xóa
    2. Lòng yêu nước bị một nhóm người lợi dụng !
      Một nhóm người tham quyên với ý đồ nhuộm đỏ thế giới với một chính sách hủ lậu, vien vong mơ hồ và tàn ác . Một chế độ đã gây ra hàng chục triệu nạn nhân trên thế giới và đa số là chính là dân của họ. Một khi nắm được chính quyền họ ôm cứng lấy quyền lực và tự cho mình độc quyền lãnh đạo đời đời.

      Xóa
    3. Đến hôm ai ta phải đặt lại câu hỏi danh từ '' NGUỴ'' : Ai là nguỵ ? chính quyền nào là nguỵ? Thế ta có nên gọi quân đội Nam Hàn , Tây Đức là '' NGUỴ'' không ? phải chăng những người chiến đấu và chết cho một lý tưởng khác Cộng sản thì ta gọi là nguỵ ?

      Xóa
    4. Trung Quốc xúi dục ta đánh để 2 miền Nam - Bắc đánh nhau - huynh đệ tương tàn - Dù cho miền Bắc chiến thắng nhưng Tổ Quốc Việt Nam đau thương - Dù thống nhất nhưng sức tàn lực kiệt - Trung Quốc trở mặt đánh ta - Đả quá rỏ không thể tin vào 4 tốt 16 chử vàng để chúng mưu mô bằng nhiều thủ đoạn để thôn tính nước Ta - Nhân dân VN đòi hỏi ĐCSVN - Các vị lảnh đao Đảng phải nhanh chóng thoát Trung- Đừng để mất Nước xấu hổ với tiền nhân - Nhục cho con cháu đời sau không rữa sạch .

      Xóa
    5. Lịch sử hiện đại VN giống như một cuộc biến đổi sinh học: Thoạt đầu những người cộng sản có ý đồ tốt - đánh đuổi thực dân Pháp, họ cũng đề cao cuộc sống liêm khiết. Nhưng khi đạt được mục đích, họ trở nên thay đổi và chạy theo bản năng tự nhiên của loài người - của cải vật chất. Do không bị đối trọng kiểm soát (bởi tình trạng độc đảng) nên họ cứ lao vào vực thẳm, không có điểm dừng trong sự thoái hóa này. Sự kết thúc của họ là chắc chắn, nhưng chưa biết theo kiểu nào, vì hiện nay người dân VN (may cho họ) là rất thụ động, còn bó tay chịu đựng trước các bất công xã hội, chỉ biết âm thầm ly khai cộng sản trong tư tưởng. Nhưng đến lúc nào đó bạo lực nhân dân sẽ nổ ra. Đây là điều khó thấy hiện nay, nhưng xét về quy luật cuộc sống, nó sẽ phải xảy ra khi hội đủ điều kiện - dù người ta tin hay không tin.

      Xóa
    6. Trả lời 2218:
      Có cách gọi khác mà cả hai bên đều chấp nhận - hai phe "Cộng sản" và "Quốc gia".
      "Quốc gia" nghe có vẻ chính danh.

      Xóa
  3. Đánh Pháp, đuổi Nhật, Mỹ cút, Ngụy nhào......
    Xong Ta lại đánh Ta.......

    Trả lờiXóa
  4. Trường Sơn trong chiến tranh , hôm nay là tưởng niệm , hôm xưa là địa ngục của đạo đức nhân loại , tang thương , thù hận , đạn bom ...! Ngày ấy lúc xa xưa chưa tàn máu lửa , có người mơ rằng ...Nếu mai sau ....!

    Nếu mai ai nhắc ngày tây tiến
    Tôi chỉ rưng rưng cuối mặt buồn
    Chư Pao ai oán hờn trong gió
    Mỗi tấc khăn tang , một tấc đường .
    .................

    Bởi thế ...có lời nhắn lại cho mai sau ...

    Nếu mai ...!
    Có ai về thăm lại Trường sơn
    Nhớ thăm loài hoa Tang Trắng
    Tuổi hổ phận người
    Chỉ nỡ về đêm .....!
    ...............................

    Về thăm lại lại Trường sơn , tất cả người Việt hôm nay , có lẽ ít ai thoát được cái cảm giác anh hùng và tủi nhục , nếu biết đớn đau cho một định mệnh chung của dân tộc ...

    Thương thay gốc thông già
    Trên ngọn đồi ô trọc
    Anh hùng và cô độc
    Tủi hờn không dám khóc
    ....................

    Đúng thế vì quanh đây trên mảnh đất Trường sơn này , có xương cốt của bao người Việt Bắc Nam anh em , cùng chung máu đỏ da vàng ...!!!



    Trả lờiXóa
  5. Sự hy sinh đau buồn của dân tộc hai miền Nam Bắc. Đánh Mỹ để đón Tàu nên nay đất nước ra nông nổi này.
    Nhìn những nước khong theo chủ nghĩa Công sản trên thế giới xem họ ngày nay dân chủ, văn minh như thế nào. Nam Hàn trước 1975 không hơn gì miền Nam, luc đ1 họ đang ráng gầy dựng lại sau chiến tranh xâm lấn của Bắc Hàn Cộng Sản nhưng ngày nay họ hơn ta cả thế kỷ. Nước Nhật bị Mỹ đánh bai trong thế chiến thế mà ngày nay họ độc lập tự do không mất một tất đất và một cường quốc thế giới.

    Chiến tranh Nam Bắc, một sai lầm lịch sữ!

    Trả lờiXóa
  6. Năm 1976 tôi đang ở Cục Công Binh, BTL 559 ngay ven bờ sông Bến Hải. Chúng tôi được giao nhiệm vụ tham gia xây dựng nghĩa trang Trường Sơn.
    Trong trí nhớ tôi, mặc dù vẫn còn hoang vu nhưng Bến Tắt (nơi đặt nghĩa trang) bấy giờ đã có vẻ của một thị trấn nhờ cây cầu treo, mấy cây số đường nhựa do Cu Ba xây dựng và các doanh trại của các đơn vị bộ đội. Ban ngày bộ đội đi lại khá tấp nập, thoảng có bóng dáng của bà con dân tộc Pa Cô, Vân Kiều với những gùi măng, gùi củi v.v. Ban đêm các đơn vị đều chạy máy phát, tiếng máy nổ, đèn điện sáng, đây đó một vài bãi chiếu bóng của quân đội xua tan biến vẻ cô tịch của rừng núi, thình thoảng lại gặp các cô chú bộ đội từng cặp đứng tình tứ nơi đèn không sáng tới. Cũng phải thôi, hòa bình mà, thanh niên mà!
    Nhiệm vụ của chúng tôi là tham gia đào hố để an táng hài cốt liệt sĩ. Ai từng ở đây đều biết "Xương chất thành đống" là từ hoàn toàn đúng theo nghĩa đen. Hàng ngày từ các nơi, hài cốt liệt sĩ do các xe vận tải của các đội quy tập chở về được tập kết tại một vị trí. Mỗi bộ đều được gói trong túi nilon xanh, dày, tại nơi đây, một đội chuyên mở túi, căn cứ vào dấu tích, di vật để phân loại tỉnh nào ra tỉnh ấy, vô danh hay hữu danh, có bộ chỉ còn ít mùn đen cùng với có thể là chiếc cặp tóc hay cái lược nhôm, chiếc ống nghe điện thoại hay cái bi đông có khắc tên tuổi quê quán v.v. Sau đó các anh các chị được lau rửa, sắp xếp, gói lại bằng vải trắng, sức nước hoa, đưa vào tiểu sành đoạn mang đi an táng.
    Cả một công trường, đất đồi rắn những sỏi đá, một nhát xà beng, một nhát cuốc chim là một tia lửa lóe lên, bàn tay phòng rộp, nắng chang chang. Dần dần toàn cảnh nghĩa trang hiện lên như ta thấy bây giờ. Các anh các chị vẫn ngay ngắn hàng lối tại thượng nguồn Bến Hải, nơi bắt nguồn con sông cắt chia Tổ Quốc mà vì xóa bỏ nó mà các anh chị nằm lại nơi này.
    Chúng tôi, những người còn sống xin lại nghiêng mình trước Anh Linh của các Anh Chị nhân 27/07 năm này.
    Khôn thiêng, xin các Anh Chị phù hộ cho dân tộc chân cứng đá mềm trên vạn lý trường chinh tìm Tự Do, Dân Chủ đích thực, tìm đường cho đất nước đi lên đặng đuổi kịp nhân loại trên con đường phát triển.
    CCB Đoàn 559.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn

      Thay mặt chú tôi: Cựu đại tá Vũ Như Th
      Cựu trung đoàn trưởng, trung đoàn công binh độc lập (vừa đánh vừa mở đường)
      Đoàn 559

      Xóa
  7. su hy sinh cua ben nay hay ben kia cung deu vo nghia het.chi nhung bon khat mau la duoc loi!

    Trả lờiXóa
  8. Cộng sản vn đã dạy như vây đây!
    Nhưng nhân dân ta rất mong muốn hoà giải, hoà hợp dân tộc trong và ngoài nước tạo nên sức mạnh xây dựng đất nước.
    Chỉ khi nào đa đảng mới thực sự làm được!

    Trả lờiXóa
  9. Sự hy sinh của đồng bào VN.qủa là cực độ,là đỉnh điểm
    nhưng họ bị phản bội hết sức trắng trợn mà không ai có
    thể tưởng tượng ra được !
    Chế độ CS.là chế độ phong kiến trá hình,được ngụy trang
    bằng những chiêu bài tốt đẹp nhất nhằm lừa bịp cả dân tộc.
    Sở dĩ "Vạn lý trường thành" đã được xây dựng lên (với cái
    giá là hàng vạn người Tàu phải tử vong) là vì nhà vua có toàn
    quyền sinh sát và nhân dân phải tuân lệnh.Vua thời xưa là
    đảng CS.thời nay vậy !

    Trả lờiXóa
  10. Tự do hay là chết mỗi ngày!

    Trần Mạnh Hảo - Viếng em trai con bà cô và đồng đội trong nghĩa trang quân đội Việt Nam cộng hòa Biên Hòa

    Hình như anh đã nhìn rõ em qua đầu ruồi súng AK bang gấp
    Bóp cò nhanh
    Viên đạn xuyên tim bà cô anh
    Em chết!

    Trận đánh Bù Đăng năm 1969 ác liệt
    Anh em mình chĩa súng vào nhau
    Hôm nay mẹ em dắt cháu trai đi viếng mộ con mình
    Nghĩa trang quân đội Biên Hòa 16 nghìn ngôi mộ

    Tôi làm sao có đủ nhang
    Thắp cho các anh một đời chưa đủ

    Anh quỳ trước mộ em đẫm cỏ
    Chưa dám nói thật với cô
    Anh em mình bắn vào nhau đêm đó

    Quân mình bắn giết quân ta
    Núi xương sông máu mới là quê hương
    Đưa dân tộc tới chân tường
    Vào địa ngục ngỡ thiên đường quắt quay

    Em nằm đây hóa đất này
    Chết cho điều có thật
    Là đất nước đắng cay
    Anh cầm súng cho điều hoang tưởng

    Cỏ như chợt khóc sương dày
    Tàn tro nhang bật máu
    Những nấm mồ trùng trùng đồi núi

    Từng bia mộ
    Nhú một bàn tay
    Một vạn sáu trăm nghìn bàn tay
    Giơ lên mặt đất này xin nói:
    Tự do hay là chết mỗi ngày!

    (Bài thơ rút trong sổ tay, viết tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa ngày 19-6-1990)



    Trần Mạnh Hảo

    Trả lờiXóa
  11. Cha TS này tự đánh bóng để ăn mày dĩ vãng ? Bài viết nhạt nhẽo ko có ý nghĩa gì cả,chỉ thấy vẫn còn cách viết cụm từ "Mỹ-Ngụy" ? đã thế còn khoe sắp cho con sang xứ "địch" du học ? thật ko hiểu nổi loại người này ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dẫn con đi viếng nơi tôn nghiêm mà cho ăn mặc: quần đùi áo thun đủ biết nhân cách như thế nào.

      Xóa
  12. Thành xưa đất - gạch ngát danh hương
    Tám Mốt ngày đêm nức bốn phương
    Hoành tráng tượng đài thời đánh Mỹ
    Nghìn thu tỏa sang, tạc Vô Thường!

    Trả lờiXóa
  13. Đồi cao tọa lạc, vạn an lành
    Liệt sĩ Trường Sơn nức sử xanh
    Quần thể tượng đài, long quả cảm
    Anh linh muôn thuở, tạc thanh danh!

    Trả lờiXóa